Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Thảo luận về thu ngân sách nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.01 KB, 20 trang )

Lời mở đầu
Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và là phạm trù
lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước"
được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia.
Từ đòi hỏi của xã hội về việc đảm bảo ổn định xã hội và giải quyết những mâu thuẫn,
xung đột giai cấp, tầng lớp, Nhà nước đã hình thành với vai trò là cơ quan quản lí xã hội.
Để có được những phương tiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại và hoạt động của mình,
Nhà nước đã đặt ra các hình thức thu khác nhau trong đó chủ yếu thuế để bắt buộc dân cư
phải đóng góp hình thành quỹ tiền tệ của Nhà nước. Ban đầu, Nhà nước sử dụng quỹ tiền
tệ này chủ yếu để đảm bảo sự tồn tại của bộ máy Nhà nước, sau đó phạm vi sử dụng được
mở rộng dần theo sự mở rộng và phát triển các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Chính vì vậy, thu Ngân sách Nhà nước ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu chi
tiêu ngày càng lớn của Ngân sách Nhà nước.
Đối với mỗi nước, việc thu ngân sách nhà nước là rất quan trọng.
Hiện nay, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO không chỉ có một vài nước
tham gia, mà rất nhiều quốc gia trên thế giới đã gia nhập, trong đó có cả Việt Nam. Việc
gia nhập WTO đối với Việt Nam có rất nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó Việt Nam phải
đối mặt với nhiều thách thức. Việt Nam đã có nhiều cố gắng để sử đổi và xây dựng. Cơ
cấu thu Ngân sách Nhà nước cũng chịu ảnh hưởng của tổ chức này. Do vậy, Việt Nam
cũng đã có các chính sách về thu Ngân sách Nhà nước dựa vào tổ chức này.


I.LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1.Khái niệm


Ngân sách Nhà nước:

Ngân sách Nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát sinh gắn
liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi
Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm đảm bảo cho việc thực


hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.


Thu ngân sách Nhà nước:

Thu ngân sách Nhà nước là việc Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để huy động, tập
trung một phần nguồn lực tài chính quốc gia để hình thành quỹ tiền tệ cần thiết nhằm đáp
ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
1.2.Đặc điểm:
Một là, thu ngân sách Nhà nước là một hình thức phân phối nguồn tài chính quốc
gia giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội dựa trên quyền lực của Nhà nước
nhằm giải quyết hài hòa các mối quan hệ về lợi ích kinh tế. Sự phân phối này là
một tất yếu khách quan xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy Nhà
nước cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng của Nhà nước.
• Hai là, thu ngân sách Nhà nước gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của
các phạm trù giá trị khác như giá cả, thu nhập, lãi suất… trong đó, chỉ tiêu quan
trọng biểu hiện thực trạng của nền kinh tế có ảnh hưởng đến quy mô và mức độ
động viên của thu Ngân sách Nhà nước là tổng sản phẩm quốc nội. Sự vận động
của các phạm trù giá trị này vừa tác động đến sự tăng giảm mức thu, vừa đặt ra
yêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết của các công cụ thu Ngân sách Nhà nước.


1.3. Vai trò của thu ngân sách nhà nước:
Thu NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Nhà nước và nền kinh
tế - xã hội, cụ thể là:


Thu NSNN bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước,
các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Vì NSNN được xem là quỹ
tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước và được dùng để giải quyết những

nhu cầu chung của Nhà nước về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội, hành
chính, an ninh và quốc phòng.

Xuất phát từ vai trò này, việc tăng thu NSNN là rất cần thiết, được xem là một nhiệm vụ
hàng đầu của hoạt động tài chính vĩ mô.


Các khoản thu của NSNN chủ yếu bắt nguồn từ khu vực sản xuất kinh doanh dịch vụ
dưới hình thức thuế. Do vậy, về lâu dài để tăng nguồn thu NSNN phải tăng sản phẩm
quốc dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.


Thông qua thu NSNN, Nhà nước thực hiện việc quản lý và điều tiết vĩ mô nền
kinh tế - xã hội nhằm hạn chế những mặt khuyết tật, phát huy những mặt tích cực
của nó và làm cho nó hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

Với công cụ thuế, Nhà nước có thể can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế nhằm định
hướng cơ cấu kinh tế, định hướng tiêu dùng. Ví dụ, đối với các ngành nghề cần ưu tiên
phát triển thì Nhà nước sẽ có chế độ thuế ưu đãi, giảm nhẹ hoặc miễn thuế và ngược lại.
Hoặc để định hướng tiêu dùng cho toàn xã hội theo hướng kích cầu hay hạn chế cầu tiêu
dùng thì Nhà nước sẽ giảm thuế hoặc đánh thuế cao đối với loại hàng hóa đó.


Thu NSNN còn đóng vai trò quan trọng trong vấn đề điều tiết thu nhập của các cá
nhân trong xã hội. Thông qua công cụ thuế, Nhà nước đánh thuế thu nhập đối với
người có thu nhập cao hoặc đánh thuế cao đối với các hàng hóa xa xỉ, hàng hóa
không khuyến khích tiêu dùng…

1.4.Phân loại:
 Căn cứ vào nội dung kinh tế của các khoản thu:

• Thu thuế:

Thuế là một hình thức đóng góp của các tổ chức và cá nhân cho Nhà nước mang tính
nghĩa vụ theo luật định nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
Thuế có các đặc trưng cơ bản: là một hình thức động viên mang tính bắt buộc và không
hoàn trả trực tiếp; được thiết lập dựa trên nguyên tắc luật định; làm chuyển đổi quyền sở
hữu nguồn tài chính từ sở hữu tập thể và cá nhân thành sở hữu Nhà nước; được sử dụng
làm công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.


Thu phí, lệ phí:

Lệ phí là khoản thu của Ngân sách Nhà nước vừa mang tính chất bù đắp chi phí cho việc
thực hiện một số thủ tục hành chính của Nhà nước, vừa mang tính chất động viên đóng
góp cho Ngân sách Nhà nước.
Lệ phí là những khoản thu của Ngân sách Nhà nươc mang tính bắt buộc, cơ quan ban
hành văn bản quy định lệ phí là cơ quan hành pháp; lệ phí có tính chất đối giá; mang tính
chất hoàn trả trực tiếp.


Thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước:


Thu từ lợi tức từ hoạt động đóng góp vốn liên doanh, cổ phần của Nhà nước, thu hồi tiền
cho vay (cả gốc lẫn lãi) của Nhà nước, thu hồi vốn đầu tư của Nhà nước tại cơ sở kinh tế
- bán hoặc đấu giá doanh nghiệp Nhà nước.















Thu từ hoạt động sự nghiệp: thu từ bán sản phẩm sản xuất thử nghiệm của đơn vị,
bán sách do trường in ấn…
Thu từ bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước
Thu từ vay nợ và viện trợ không hoàn lại: Để bù đắp thiếu hụt Ngân sách Nhà
nước và đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển.
Thu khác: phạt, tích thu, tích biên tài sản, két dư Ngân sách…
Căn cứ vào tính chất phát sinh của các khoản thu:
Thu thường xuyên: là những khoản thu của Ngân sách Nhà nước phát sinh có tính
chất thường xuyên trong đó chủ yếu nhất là các khoản thu thuế và lệ phí. Ngoài ra,
thu thường xuyên của Ngân sách Nhà nước còn bao gồm các khoản thu từ hoạt
động sự nghiệp, một số khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước như tiền cho
thuê tài sản, thu lãi cho vay, thu tiền phạt, tịch biên…
Thu không thường xuyên: là những khoản thu phát sinh có tính chất không thường
xuyên hay bất thường như tiền bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, bán cổ phần thuộc
sở hữu Nhà nước, thu viện trợ, vay nợ,…
Căn cứ vào tính chất cân đối Ngân sách Nhà nước:
Thu trong cân đối Ngân sách Nhà nước: là các khoản thu được xác định và thực
hiện trong mối quan hệ cân đối với chi Ngân sách Nhà nước. Thuộc khoản thu này
bao gồm các khoản thu thường xuyên và thu không thường xuyên.
Thu ngoài cân đối Ngân sách Nhà nước ( thu bù đắp thiếu hụt Ngân sách Nhà

nước ): khi lập dự toán Ngân sách Nhà nước, nếu số thu Ngân sách Nhà nước
không đủ đáp ứng nhu cầu chi Ngân sách Nhà nước trong một năm nào đó thi Nhà
nước phải huy động thêm các nguồn khác mà chủ yếu là đi vay.

1.5.Các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu Ngân sách Nhà nước
Ở Việt Nam, trong quá trình cải cách và hoàn thiện hệ thống thu Ngân sách Nhà nước,
đặc biệt là đối với hệ thống thuế, cần tôn trọng và chấp hành các nguyên tắc căn bản sau:
Nguyên tắc ổn định lâu dài: Nguyên tắc này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công
tác kế hoạch hóa Ngân sách, vừa kích thích người nộp thuế cải tiến đẩy mạnh hoạt
động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi trong những điều kiện hoạt động kinh tế bình
thường thì phải ổn định mức thu, ổn định các sắc thuế, không được gây xáo trộn
lớn trong hệ thống thuế; đồng thời tỷ lệ động viên của Ngân sách Nhà nước phải
thích hơp, đảm bảo kích thích nền kinh tế tăng trưởng, nuôi dưỡng và phát triển
nguồn thu.
 Nguyên tắc đảm bảo sự công bằng: Nguyên tắc này đòi hỏi việc thiết lập hệ thống
thuế phải có quan điểm công bằng đối với mọi người chịu thuế, không phân biệt
địa vị xã hội, thành phần kinh tế. Việc thiết kế hệ thống thuế chủ yếu dựa trên khả
năng thu nhập của người chịu thuế. Để đảm bảo được nguyên tắc này thì cần phải
kết hợp giữa các sắc thuế trực thu với các thuế gián thu.



Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn: Nguyên tắc này đòi hỏi các điều khoản quy định
của các sắc thuế phải rõ ràng, cụ thể ở từng mức thuế, cơ sở đánh thuế,…để tránh
tình trạng lách luật, trốn thuế. Hơn nưa, việc sửa đổi bổ sung các điều khoản trong
các sắc thuế không phải lúc nào cũng thực hiện được, cho nên các điều khoản
trong luật phải bao quát và phù hợp với hoạt động của nền kinh tế - xã hội.
 Nguyên tắc đơn giản: Nguyên tắc này đòi hỏi trong mỗi sắc thuế cần hạn chế số
lượng thuế suất, xác định rõ mục tiêu chính, không đề ra quá nhiều mục tiêu trong
một sắc thuế. Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai luật thuế

vào thực tiễn, tạo thuân lợi cho cả người nộp thuế và cơ quan thu thuế, tránh được
những hiện tượng tiêu cực như trốn, lậu thuế, hối lộ,…


1.6.Các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách.
1.6.1.GDP bình quân đầu người:
GDP bình quân đầu người là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến thu ngân sách của một quốc
gia.GDP (Gross Domestic Product) tức tổng sản phẩm quốc nội là giá trị thị trường của
tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc
gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
GDP phản ánh mức độ phát triển nền kinh tế và phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng
và đầu tư của một nước. Mức độ phát triển nền kinh tế hàng hóa tiền tệ luôn là nhân tố
quan trọng nhất đối với sự phát triển của mọi khâu tài chính. GDP bình quân đầu người là
một yếu tố khách quan quyết định mức động viên của NSNN. Do đó, khi xác định mức
độ động viên thu nhập vào NSNN mà thoát ly chỉ tiêu này thì sẽ có những ảnh hưởng tiêu
cực đến các vấn đề tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của nền kinh tế.
1.6.2.Tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế:
Tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đầu tư
phát triển nền kinh tế nói chung và hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng. Tỷ suất lợi
nhuận bình quân càng lớn sẽ phản ánh khả năng tái tạo và mở rộng các nguồn thu nhập
trong nền kinh tế càng lớn, từ đó đưa tới khả năng huy động cho NSNN. Đây là yếu tố
quyết định đến việc nâng cao tỷ suất thu NSNN. Do vậy, khi xác định tỷ suất thu Ngân
sách cần căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế để đảm bảo việc huy
động của Ngân sách Nhà nước không gây khó khăn về mặt tài chính cho các hoạt động
kinh tế.
Nền kinh tế càng phát triển thì tỷ suất doanh lợi càng lớn (tức thu NS càng lớn hơn chi
NS) làm cho ngồn tài chính càng lớn, nâng cao tỷ suất thu cho NSNN và ngược lại, khi
kinh tế chậm phát triển, tỷ suất doanh lợi thấp làm giảm nguồn thu cho ngân sách nhà
nước. Khi tỷ suất doanh lợi nhỏ hơn 1, ngân sách nhà nước sẽ bị thâm hụt.
1.6.3.Khả năng khai thác và xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên:



Khả năng khai thác và xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên (dầu mỏ và khoáng sản) là
nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách nhà nước.
Đối với các nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phong phú thì việc khai thác
và xuất khẩu tài nguyên sẽ đem lại nguồn thu to lớn cho Ngân sách Nhà nước. Kinh
nghiệm của các nước cho thấy, nếu tỷ trọng xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản chiếm trên
20% tổng kim ngạch xuất khẩu thì tỷ suất thu Ngân sách sẽ cao và có khả năng tăng
nhanh. Với cùng một điều kiện phát triển kinh tế, quốc gia nào có tỷ trọng xuất khẩu dầu
mỏ và khoáng sản lớn thì tỷ lệ động viên vào NSNN cũng lớn hơn.
Việt Nam được coi là một nước giàu tài nguyên hydro-carbon (dầu mỏ và than đá)
1.6.4.Mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước.
Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy
mô tổ chức của bộ máy Nhà nước và hiệu quả hoạt động của bộ máy đó, những nhiệm vụ
kinh tế – xã hội mà Nhà nước đảm nhận trong từng giai đoạn lịch sử, chính sách sử dụng
kinh phí của Nhà nước. Khi các nguồn tài trợ khác cho chi phí hoạt động của Nhà nước
không có khả năng tăng lên, việc tăng mức độ chi phí của Nhà nước sẽ đòi hỏi tỷ suất thu
của Ngân sách cũng tăng lên. Các nước đang phát triển thường rơi vào tình trạng nhu cầu
chi tiêu của NSNN vượt quá khả năng thu, nên các Chính phủ thường phải vay nợ để bù
đắp bội chi.
Từ mức độ trang trải này, Nhà nước có thể dự toán các khoản thu vào năm tới,giảm bớt
được bội chi ngân ,kiểm soát được mức chi ra.
1.6.5.Tổ chức bộ máy thu nộp.
Nhân tố tiếp theo có tác động trực tiếp đến thu ngân sách nhà nước là tổ chức bộ máy thu
nộp.
Tổ chức bộ máy thu nộp có ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả hoạt động của bộ máy
này. Nếu tổ chức hệ thống cơ quan thuế, hải quan, kho bạc Nhà nước gọn nhẹ, đạt hiệu
quả cao, chống lại thất thu do trốn, lậu thuế thì đây sẽ là yếu tố tích cực làm giảm tỷ suất
thu NSNN mà vẫn thỏa mãn được các nhu cầu chi tiêu của NSNN.
Hiện nay, thu NSNN Việt Nam đang đứng trước vấn đề thâm hụt trầm trọng, nhiều yếu tố

giảm thu NSNN đang xuất hiện làm cho khả năng mất cân đối thu chi NSNN cả năm trở
thành thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế.
1.7.Nhân tố khác.
Một trong số những nhân tố có tác động không nhỏ đến nguồn thu ngân sách nhà nước đó
là việc Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO.


Nhìn chung, khi gia nhập WTO nguồn thu từ thuế cụ thể là thuế nhập khẩu sẽ giảm đi.
Tuy nhiên, mức độ giảm không đáng kể so với nguồn thu tăng thêm cho ngân sách nhà
nước do quá trình hội nhập WTO mang lại.
II. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN THU NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.
2.1.Thực trạng thu ngân sách các năm từ 2000-2014.
Bảng thu ngân sách nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000-2014.(ĐV:tỷ đồng)
Năm
Tổng thu nhập
2000
90.749
2001
103.888
2002
123.860
2003
152.274
2004
190.928
2005
228.287
2006
279.472

2007
293,400
(Nguồn :theo tổng cục thống kê)

Năm
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

Tổng thu nhập
339,400
417,899
461,476
632.000
805,879
816,000
831,190

Bảng số liệu nhìn trung từ năm 2000-2014 thu ngân sách nhà nước việt nam tăng mạnh
từ 90, 749 tỷ đồng đến 831,190 tăng gấp 9,156 lần.
Trong các giai đoạn trước đó đến năm 2002 thu nhập tăng nhẹ giữa các năm là 2-21 tỷ
đồng ,khi đó nền kinh tế nước ta chưa phát triển mạnh,các khoản thu vào chưa nhiều.
Mặc dù có nhiều chính sách áp dụng phát triển kinh tế,nhưng chưa đạt hiệu quả cao, nền
kinh tế tăng chậm.
Giai đoạn từ 2002-2007, trung bình mỗi năm tăng 20-40 tỷ đồng ,đã có sự tăng vọt đáng
kể gấp đôi so với thời gian trước đó, tốc độ tăng trưởng đạt mức bình quân 7,9% từ

.Trong giai đoạn này ,nhà nước thực hiện nhiều chính sách và thành công đưa nền kinh tế
thành nền kinh tế xuất khẩu.Hiệu ứng tích cực từ những biện pháp cải cách kinh tế được
thực hiện trong thập niên 1990 đã kiệt cạn. Nhưng thay vào đó, trong điều kiện nền kinh
tế thế giới tăng trưởng nóng, xuất khẩu và chính sách kinh tế (chính sách tiền tệ và chính
sách tài khóa) mở rộng, đặc biệt đầu tư công trở thành hai động lực chính của tăng
trưởng. Nhờ đó, nền kinh tế tăng trưởng khá cao và đạt mức sản lượng tiềm năng vào
năm 2005 (Ủy ban Kinh tế Quốc hội, 2013).Việt Nam đã mở cửa hội nhập kinh tế lớn với
thế giới trong giai đoạn này,nhiều chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp nước
ngoài,thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước.Đặc biệt ,các chính sách giảm thuế hải quan
,từ đó tăng mạnh các khoản thu.Đến 2007 ,Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
tổ chức thương mại thế giơi WTO,qua nhiều nổ lực chúng ta đạt được thành quả lớn.
Giai đoan từ 2008-2012 khoản thu ngân sách tăng vọt mạnh mẽ,từ 339,400 tỷ đồng đến
805,879 tỷ đồng , tăng 466,479 tỉ đồng và gấp 2,4 lần.Trong giai đoan này hoạt động sản


xuất kinh doanh trong các năm qua được duy trì và phát triển; các chỉ tiêu kinh tế luôn
hoàn thành vượt kế hoạch.Trong 5 năm từ 2008 đến 2012 tỷ lệ bình quân doanh thu tăng
38,75%; tỷ lệ bình quân lợi nhuận tăng 33,50%.Đạt thành tựu phát triển lớn đó là do ảnh
hưởng mạnh mẽ từ khi chúng ta ra nhập tổ chức WTO,nền kinh tế mở rộng, hoạt động
giao thương và đầu tư nước ngoài diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực ,làm tăng trưởng
các ngành kinh tế ,doanh thu vào ngân sách tăng cao.Năm 2009-2010 ,thu ngân sách tăng
chậm ,chỉ tăng khoảng 43 tỉ đồng ,vì trong thời kì này bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế
thế giới ,làm lạm phát xảy ra trong nền kinh tế nước ta năm 2008.Và năm 2009-2010
,chúng ta giải quyết hậu quả đó,nhà nước phải chi ra nhiều hơn để cứu nền kinh tế ,các
khoản thu từ các nguồn giảm mạnh.
Giai đoạn 2012-2014 ,các khoản thu ngân sách cũng tăng chậm ,tăng bình quân khoảng
15 tỷ đồng 1 năm. Nền kinh tế nước ta đã ổn định hơn so với thời kì 2009-2010,tăng
trưởng đều trên các lĩnh vực,nhưng không nhanh.
2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN và tác động:
2.2.1.GDP bình quân đầu người:

Chỉ số tăng trưởng kinh tế GDP của Việt Nam có sự thay đổi theo từng năm từ đó có sự
tác động đến thu ngân sách nhà nước.
Biểu đồ GDP giai đoạn 2007 đến 6 tháng 2013.

Chỉ số GDP năm 2007 là 8,48% đến năm 2008 giảm xuống còn 6,18%, năm 2009 giảm
xuống 5,32%, năm 2010 tăng lên 6,78%, đến năm 2011 giảm xuống 5,89% và năm 2012
tiếp tục giảm xuống 5,03%. Ta có thể thấy chỉ số GDP đã phản ánh thực trạng nền kinh tế
nước ta trong những năm gần đây, kinh tế suy thoái, thị trường bất ổn, tăng trưởng kinh tế
giảm là tình hình chung của kinh tế thế giới. GDP có xu hướng giảm phản ánh mức chi
ngân sách tăng cao và thu ngân sách cũng tăng cao,nhưng mà thu ngân sách vẫn không
bù đắp được bội chi kinh tế.


2.2.2.Tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nền kinh tế.
Tỷ suất lợi nhuận thể hiện qua thu nhập chung của nền kinh tế hay qua thu ngân sách nhà
nước .Thu ngân sách nhà nước Việt Nam qua các năm đều tăng :năm 2000 là 90, 749 tỷ
đồng đến năm 2014 là 831,190 tăng gấp 9,156 lần,đặc biêt giai đoạn 2010-2011,năm
2011 tăng gần 2000 tỷ so với năm 2010.Do vậy,tỷ suất lợi nhuận tỉ lệ thuận với thu ngân
sách nhà nước.
2.2.3.Khả năng khai thác và xuất khẩu nguồn tài nguyên thiên nhiên
•Dầu mỏ:Tại Việt Nam, dầu mỏ đóng góp lớn cho NSNN. Thời gian qua, dù giảm dần tỷ
trọng do biến động giá dầu thế giới giảm liên tục, nhưng ngành dầu khí Việt Nam hiện
vẫn đóng góp khoảng 10% tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm. Bộ Tài chính cũng
khẳng định, với giá dầu như hiện nay, thu ngân sách vẫn bảo đảm theo kế hoạch đặt ra và
quyết tâm thực hiện vượt thu 8%.
Là quốc gia nhập khẩu dầu thô và nhập khẩu 2/3 tổng cầu xăng, dầu thành phẩm hằng
năm, giá dầu giảm giúp Việt Nam giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và các hoạt
động tiêu dùng trực tiếp, gián tiếp liên quan đến xăng dầu của người dân, tiết kiệm ngoại
tệ nhập khẩu xăng dầu. Đồng thời, giảm áp lực lạm phát chi phí đẩy và lạm phát ngoại
nhập, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mở rộng nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN).

•Cũng là quốc gia xuất khẩu dầu thô, vì thế giá dầu thô giảm 1 USD khiến Việt Nam hụt
thu khoảng 1.000 tỷ đồng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nếu giá dầu thô giảm về 40
USD/thùng, NSNN sẽ hụt thu khoảng 11,5 nghìn tỷ đồng. Giá dầu giảm đột ngột trong
nửa cuối năm 2014 và duy trì ở ngưỡng 48-60 USD/thùng trong những tháng qua khiến
trong tháng 1-2015 kim ngạch xuất khẩu dầu thô các loại giảm 54,9% so với cùng kỳ.
Trong năm tháng đầu năm 2015, thu từ xuất khẩu dầu thô đạt 1,54 tỷ USD, giảm 53,3%
so với cùng kỳ năm 2014 - mức giảm mạnh nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu có kim
ngạch hơn một tỷ USD của Việt Nam.
Theo Tổng Cục Thống kê, trong bảy tháng đầu năm 2015 xuất khẩu dầu thô mang lại
38,8 nghìn tỷ đồng, đạt 41,7% dự toán kế hoạch 93 nghìn tỷ đồng trong tổng thu 911.100
tỷ đồng NSNN cả nước của năm 2015. Cộng thu qua giá xăng dầu bán lẻ, ngành dầu khí
đã đóng góp hơn 42,27 nghìn tỷ đồng, bằng 45,5% dự toán, giảm 33,9% so với cùng kỳ
năm 2014. Dù tổng thu NSNN ước đạt 544,6 nghìn tỷ đồng (60%) dự toán kế hoạch,
nhưng thâm hụt NSNN đã vào khoảng 100 nghìn tỷ đồng, chiếm 44,5% dự toán cả năm.


Thu NSNN từ dầu thô
•Tiềm năng khoáng sản ở Việt Nam:
- Ngành khai khoáng chiếm 10 – 11% GDP.
- Doanh thu từ xuất khẩu khoáng sản đạt khoảng 8,5 tỷ USD.
2.2.4.Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước.
Chúng ta xem chi ngân sách nhà nước năm 2012 ,từ đó chúng ta thấy được mức độ
trang trải các khoản chi phí của nhà nước:














Chi cân đối ngân sách và thực hiện một số mục tiêu nhiệm vụ: ước thực hiện
334.768 triệu đồng; tăng 40,60% dự toán tỉnh giao, tăng 32,8% dự toán huyện giao
và tăng 23% so với năm 2011.
Chi cân đối ngân sách: ước thực hiện 328.647 triệu đồng; tăng 41,70% dự toán
tỉnh giao, tăng 33,9% dự toán huyện giao, so với năm 2011 tăng 32,2%.
Chi đầu tư phát triển: ước thực hiện 71.555 triệu đồng, tăng 289,4% dự toán tỉnh
giao, tăng 121% dự toán huyện giao so với năm 2011 tăng 135,3%:
Chi XDCB tập trung vốn trong nước 12.000 triệu đồng.
Chi từ nguồn sử dụng đất: 20.375 triệu đồng, trong đó chi tạo lập quỹ phát triển
đất 5.700 triệu đồng, chi đầu tư XD CB 12.775 triệu đồng; cho công tác đo đạc,
lập bản đồ địa chính 1.900 triệu đồng.
Chi từ nguồn chuyển nhiệm vụ chi năm 2011 sang năm 2012: 8.311 triệu đồng.
Từ nguồn tạm ứng, bổ sung có MT của tỉnh ngoài dự toán 30.869 triệu đồng.
Chi thường xuyên: ước thực hiện 257.092 triệu đồng, tăng 23,99% dự toán tỉnh
giao, tăng 25,01% dự toán huyện giao, tăng 33,46% so với năm 2011. Nguyên
nhân tăng chủ yếu do chi từ nguồn tỉnh bổ sung trong năm để thực hiện các chế độ
chính sách do Trung ương quy định như: thực hiện chế độ lương mới 38.000 triệu
đồng; hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo 1.326,24 triệu đồng; kinh phí thực hiện bảo
trợ xã hội theo Nghị định số 67/NĐ-CP và NĐ số 13/NĐ-CP của Chính phủ 2.113
triệu đồng; kinh phí hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em 5 tuổi là 957 triệu đồng; kinh
phí thực hiện Nghị định số 49/NĐ-CP 6.480 triệu đồng; hỗ trợ kinh phí chống hạn
900 triệu đồng; kinh phí phòng chống dịch heo tai xanh 233 triệu đồng, chi từ
nguồn chuyển nguồn năm 2011 chuyển sang năm 2012 tiếp tục chi 13.332 triệu
đồng.


Từ nội dung các khoản chi năm 2012 đó ,nhà nước dự toán được mức chi ngân
sách nhà nước năm 2013:
 Phân bổ dự toán chi trong cân đối ngân sách địa phương: 307.884 triệu đồng.
• Chi đầu tư phát triển và trả vốn vay: 53.375 triệu đồng, tăng 222,02% so với dự

toán tỉnh giao, gồm:
• Chi thường xuyên: 240.171 triệu đồng, bằng 98,4% so với dự toán tỉnh giao (khối
huyện 211.143 triệu đồng, khối xã 29.028 triệu đồng), trong đó:
 Chi tạo nguồn cải cách tiền lương 7.373 triệu đồng;
 Dự phòng ngân sách: 6.965 triệu đồng, (khối huyện 5.963 triệu đồng, khối xã
1.002 triệu đồng) để khắc phục hậu quả thiên tai và thực hiện những nhiệm vụ
cấp bách trong năm theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.
 Chi thực hiện một số mục tiêu nhiệm vụ từ nguồn ngân tỉnh bổ sung: 7.682 triệu
đồng (khối huyện 5.711 triệu đồng, khối xã 1.971 triệu đồng);
 Phân bổ chi từ nguồn thu để lại quản lý qua ngân sách (không cân đối trong ngân
sách): 240 triệu đồng (nguồn thu học phí).
Từ dự toán thu ngân sách ta có dự toán thu ngân sách năm 2013:
Dự toán thu và phân bổ dự toán thu Ngân sách Nhà nước năm 2013.


Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn: 135.950 triệu đồng, tăng 40,73% so
với dự toán tỉnh giao, tăng 9,64% so với ước thực hiện năm 2012, trong đó:
Thu về thuế, phí, lệ phí: 94.600 triệu đồng, tăng 2,77% dự toán tỉnh giao, tăng
0,64% so với ước thực hiện năm 2012; (khối huyện 85.385 triệu đồng, khối xã
9.215 triệu đồng).
 Thu biện pháp tài chính: 41.350 triệu đồng tăng 808,79% so với dự toán tỉnh
giao, tăng 37,83% so với ước thực hiện năm 2012; (khối huyện 20.800 triệu
đồng, khối xã 20.550 triệu đồng).
 Thu để lại quản lý qua Ngân sách: 240 triệu đồng (Thu học phí).



Kết luận: từ mức chi ngân sách năm 2012,nhà nước dự đoán được mức thu chi ngân
sách năm 2013 đều tăng .
2.2.5 Tổ chức bộ máy thu nộp.
Các tổ chức này bao gồm :các tổng cục thu thuế,thu phí,hải quan…
Bảng thu thuế và lệ phí năm 2011-2012 ( đơn vị : tỉ đồng)
ST
T

Chỉ tiêu

2011

2012

1

Tổng thu ngân sách nhà nước

632.000

805,879

2

Thu thuế và lệ phí

213.024


276,457

3

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

34.25

36,21

4

Thuế công thương nghiệp ngoài quốc
doanh

80,380

111,161

5

Thuế thu nhập cá nhân

28,902

46,333

6

Lệ phí trước bạ


12,397

15,969

7

Thu phí xăng dầu

11,731

13,23

8

Các loại phí,lệ phí khác

8,012

8,969

9

Thuế nhà đất

1,373

2,341

10


Các khoản thu từ nhà đất

34,715

42,244

Từ bảng số liệu ta thấy chỉ mới thu thuế ,năm 2011 đã chiếm 33,7 % ,năm 2012 chiếm
34,02 % tổng thu ngân sách nhà nước.Từ đây cho ta thấy ,tổ chức bộ máy thu nộp rất
quan trọng ,nếu không có sẽ thất thoát rất nhiều ngân sách nhà nước.Nhờ các bộ máy này
mà nhiều khoản thu được thu lại,góp phần phát triển đất nước.
2.2.6.Nhân tố khác:


Khi gia nhập WTO Việt Nam phải mở cửa thị trường hàng hóa, ràng buộc mức trần cho
tất cả các dòng thuế trong biểu xuất nhập khẩu, không sử dụng phí, lệ phí và các khoản
thu khác nhằm mục đích thu ngân sách (ngoài thuế nhập khẩu). Hơn nữa, Việt Nam giảm
mức thuế nhập khẩu bình quân từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng 5-7
năm. Mức thuế nhập khẩu bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành
23,5% xuống còn 20,9% và mức thuế nhập khẩu bình quân đối với hàng phi nông sản
giảm từ 16,8% xuống 12,6%.
Việc cắt giảm thuế trong ngắn hạn sẽ có tác động nhất định giảm thu ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, về lâu dài sẽ tác động không lớn đối với nguồn thu ngân sách nhà nước. Hiện
nay ở nước ta, tổng thu từ thuế nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 9% tổng thu ngân sách nhà
nước. Đối với kim ngạch nhập khẩu, chỉ khoảng 20% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng
năm chịu ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế nhập khẩu; việc cắt giảm thuế lại được thực
hiện theo lộ trình, không phải cắt giảm đối với tất cả mặt hàng, cũng không cắt giảm ngay
trong giai đoạn đầu tiên. Mặt khác, việc cắt giảm thuế chắc chắn sẽ làm tăng kim ngạch
xuất nhập khẩu (việc giảm thuế tất yếu sẽ thúc đẩy nhập khẩu hàng với số lượng lớn hơn
nhập nhiều nguyên vật liệu đầu vào hơn…) và dẫn đến tăng thu thuế nhập khẩu, nên sẽ

tác động không lớn, thậm chí về lâu dài sẽ làm tăng thu cho ngân sách nhà nước. Kinh
nghiệm cho thấy đối với một số mặt hàng có khi việc cắt giảm thuế lại là biện pháp hữu
hiệu nhất kiềm chế nạn nhập lậu một số mặt hàng có giá trị lớn, thuế suất nhập khẩu cao
(ví dụ mặt hàng điện thoại di động, vàng, kim loại quý, ô tô xe máy…) vì việc giảm thuế
sẽ làm giảm động lực của việc nhập lậu vốn chứa đựng nhiều rủi ro, thúc đẩy việc nhập
khẩu chính ngạch không bị rủi ro, không vi phạm pháp luật, thúc đẩy tăng thu ngân sách.


III. XU HƯỚNG THAY ĐỔI CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VIỆT
NAM KHI VIỆT NAM ĐÃ GIA NHẬP WTO
3.1.Thu ngân sách Việt Nam trước khi ra nhập WTO
Ta có bảng số liệu thành phần trog thu ngân sách nhà nước Việt Nam từ năm 2000-2007
2000

2002

2003

2004

2005

2006

2007

TỔNG THU

100,0


100,0

100,0

100,0

100,0 100,0 100,0

Thu trong nước(không
kể thu từ dầu thô)

50,95

51,29

51,67

54,77

52,49 52,03

55,13

Thu từ doanh nghiệp
nhà nước

21,7

20,24


18,88

17,21

16,58 15,94

16,43

Thu từ doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước
ngoài

5,22

5,87

6,53

7,91

8,36

9,25

9,94

Thu từ khu vực quốc
doanh

6,39


6,27

6,8

6,95

7,42

7,9

9,87

Thu khác

17,64

18,91

19,46

23,06

19,59

18,3

19,42

Thu từ dầu thô


25,93

21,4

24,15

25,43

29,16 29,82

24,37

Thu từ hải quan

20,89

25,49

22,23

18,29

16,7

15,32

19,11

Thu viện trợ không

hoàn lại

2,23

1,82

1,95

1,51

1,66

2,83

1,35

 Tổng thu trong nước ( không kể thu từ dầu thô), từ 2000-2007 có xu hướng tăng,







từ 50,95% đến 55,13%. Trong đó:
Thu từ doanh nghiệp nhà nước giảm, từ 21,7% năm 2000 xuống còn 16,43% năm
2007. Nguyên nhân là do hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà
nước nhìn chung chuyển biến chậm, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng , tăng từ 5,22 % năm 2000 lên
đến 9,94 % năm 2007. Nguyên nhân thu hút vốn đầu tư nước ngoài càng tăng là

do: môi trường chính trị Việt Nam ổn định, xây dựng được hành lang pháp lý thu
hút đầu tư nước ngoài gồm ưu đãi về thuế, chi phí dịch vụ,…
Thu từ khu vực quốc doanh cũng có xu hướng tăng, từ 6,39 % năm 2000 đến 9,87
% năm 2007 nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp trong thu ngân sách nhà nước.
Nguồn thu khác : tăng giảm qua từng năm, cao nhất là năm 2004, đạt 23,06 %


 Thu từ dầu thô: Nguồn thu của NSNN từ dầu thô chiếm tỷ trọng tương đối cao.

Năm 2006, thu từ dầu thô cao nhất, chiếm 29,82% tổng thu ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên đến năm 2007 lại giảm mạnh. Nguyên nhân của thực trạng này là do
các mỏ dầu cũ cạn kiệt dần, trong khi công tác thăm dò và mua lại mỏ dầu mới của
các nước khác không đạt nhiều tiến triển.
 Thu từ hải quan giảm từ 2000-2007, nguyên nhân có thể do tình trạng, trốn thuế,
gian lận thương mại
 Thu từ viện trợ không hoàn lại : Thu viện trợ không hoàn lại là khoản thu bị phụ
thuộc nhiều vào hoàn cảnh và điều kiện bên ngoài. Vì vậy, trong các khoản thu
NSNN thì đây là khoản thu có biến động tăng giảm thất thường. Năm 2006 tốc độ
tăng khá cao ( 2,83% tổng thu NSNN) so với cùng kì năm 2005( 1,66% tổng thu
NSNN).
2. Thu ngân sách nhà nước và xu hướng thay đổi cơ cấu thu ngân sách của Việt
Nam từ khi ra nhập WTO đến nay.
Bảng thu ngân sách nhà nước Việt Nam năm 2008-2014
2008

2009

2010

2011


2012

2013

2014

100

100

100

100

100

100

100

54,35

56,75

57,23

59,13

58,3


Thu từ doanh nghiệp nhà
nước

16,43

16,73

14,56

13,75 15,37 16,35 15,83

Thu từ doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

9,94

10,21

12,35

14,21 13,52 15,14 15,58

Thu từ khu vực quốc doanh

9,87

10,94

9,31


10,87

9,48

19,42

18,87

21,10

20,3

19,93 19,53 15,27

24,37

23,5

21,53

20,32 22,41 19,91 20,21

19,11

18,02

19,63

19,12 17,66 18,32 18,72


1,35

1,87

1,52

1,43

TỔNG THU
Thu trong nước

Thu khác
Thu từ dầu thô
Thu từ hải quan
Viện trợ không hoàn lại

1,63

60,21 59,89

9,21

1,47

10,21

1,56

( nguồn : /> )

 Nguồn thu trong nước (không kể thu từ dầu thô) có xu hướng tăng, từ 54,35% năm

2008 đến 59,89% năm 2014.


 Thu từ doanh nghiệp nhà nước giảm từ 16,43% năm 2008 xuống còn 15,83% năm












2014. Nguyên nhân sự sụt giảm này là do quá trình sản xuất gặp nhiều khó khăn
cũng như khủng hoảng kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp phá sản, làm ăn thua lỗ
Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài thì ngược lại, tăng đáng
kể từ 9,94% năm 2008 đến 15,58% năm 2014. Nguyên nhân thu hút vốn đầu tư
nước ngoài là do từ khi Việt Nam gia nhập WTO đã đẩy mạnh chính sách mở cửa,
ưu điểm về thuế, phí dịch vụ được nâng cao nên mở rộng đầu tư nước ngoài.
Thu từ khu vực ngoài quốc doanh tăng từ 9,87% năm 2008 đến 10,21 % năm
2014. Đây là điểm mới trong thu ngân sách nhà nước, với lượng tăng không đáng
kể nhưng cũng là điểm sáng trong thu NSNN
Thu từ hải quan giảm từ 19,11% xuống còn 18,72% năm 2014. Sự giảm sút trong
thu từ hải quan nguyên nhân là do những gian lận trong ngành này như: trốn thuế,
vận chuyển hàng lậu,...

Nguồn thu khác giảm từ 19,42% năm 2008 xuống còn 15,27% năm 2014.
Nguồn từ viện trợ không hoàn lại tăng nhưng không đáng kể, từ 1,35% băm 2008
đến 1,56% năm 2014. Do biến động của thế giới và các yếu tố bên ngoài thay đổi
thất thường nên khoản thu này không ổn định. Tuy nhiên sự chênh lệch tăng giảm
hàng năm chỉ với lượng nhỏ, không đáng kể.
Nguồn thu từ dầu thô: nguồn thu của NSNN từ dầu thô luôn chiếm tỉ trọng cao tuy
nhiên từ năm 2008 đến 2014 thu từ dầu thô có xu hướng giảm từ 24,37% xuống
còn 20,21%. Nguyên nhân biến động này là do những mỏ dầu chúng ta đang khai
thác có nguy cơ cạn kiệt, giá dầu trong nước và quốc tế có nhiều chênh lệch, việc
mua mỏ dầu mới hay phát triển khai thác là không khả quan.

Từ trên ta thấy được ,Việt Nam từ khi ra nhập WTO đã có nhiều chuyển biến
đáng kể về kinh tế và xã hội,xu hướng chính chúng ta hiện nay là:









Nguồn thu từ dầu thô sẽ giảm nhưng các nguồn thu khác tăng.
Dự báo thu NSNN từ dầu thô năm 2015 khó có thể đạt dự toán thu 93.000 tỷ đồng
do việc tăng sản lượng khai thác không dễ dàng, thậm chí còn cần giảm sản lượng
khai thác do diễn biến giá cả không thuận lợi.
Tuy nhiên, tổng thu NSNN vẫn có thể đạt dự toán do có thêm các khoản thu khác
bù đắp cho hụt thu từ khai thác và xuất khẩu dầu .
Nhờ lạm phát có xu hướng giảm, nên tỷ lệ thu NSNN trong cơ cấu giá cả nhiều
hàng hoá dịch vụ có điều kiện tăng lên.

Tuy nhiên, một lần nữa, vấn đề bất cập trong cơ cấu thu NSNN lại được đặt ra thể
hiện nguy cơ thiếu bền vững do cơ cấu thu NSNN chưa hợp lý khi nguồn thu
NSNN vẫn dựa rất lớn vào thu từ khai thác tài nguyên và hoạt động xuất, nhập
khẩu, những lĩnh vực phụ thuộc rất nhiều vào biến động trên thị trường quốc tế,
đồng thời làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên lẫn tài nguyên sức lao động và
nguồn lực tài chính.
Tính bền vững thu NSNN chỉ tăng lên khi cơ cấu thu NSNN chuyển dịch dựa chủ
yếu vào thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước.












Trên đây chưa kể các khoản thu thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng nhập khẩu, thuế
nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu và thuế bảo vệ môi trường
(BVMT) hàng nhập khẩu vốn chịu tác động mạnh của giá xăng dầu nhập khẩu
cũng ảnh hưởng rất lớn tới nguồn thu NSNN
Khi gia nhập WTO, đất nước ta đã mở rộng thị trường hội nhập và đó cũng chính
là mục tiêu, phương châm được đề ra, mở rộng giao lưu quốc tế chính là phương
án làm tăng thu NSNN từ các khoản vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài quốc
doanh.
Thông thường với các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời đẩy mạnh
hàng xuất khẩu của Việt Nam, giảm nhập khẩu. Những ngành công nghệ đòi hỏi kĩ

thuật cao như lắp giáp ô tô,điện tử,….cho công nhân lành nghề có kĩ thuật đi đào
tạo nước ngoài hay tham gia các khóa huấn luyện, …để có thể tự làm cách tốt
nhất. Nhập khẩu các linh kiện chúng ta không thể sản xuất về,còn linh kiện cơ bản
có thể tự sản xuất, làm giảm chi phí mặt hàng này trong nước, giảm thuế từ hải
quan. Người dân chúng ta tiêu dùng mặt hàng tốt, với chi phí rẻ hơn.
Giảm khoản viện trợ không hoàn lại, cho thấy kinh tế nước ta đang phát triển,
không phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài, một nền kinh tế bền chắc là nền kinh tế
chủ động, không lệ thuộc, chúng ta đang hướng tới điều đó.
Mở rộng đầu tư các hạng mục ngoài quốc doanh, thu được lợi và giao hảo các mối
quan hệ trên thương trường tốt hơn.

3.3 .Giải pháp về thu ngân sách nhà nước.
•Một là, trong khi khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài nguyên quốc gia tăng thu
cho ngân sách, nhà nước cần phải dành kinh phí thỏa đáng cho để nuôi dưỡng, tái tạo và
phát triển các tài sản, tài nguyên ấy, không làm cạn kiệt và phá hủy tài sản, tài nguyên vì
mục đích trước mắt.
•Hai là, chính sách thuế phải vừa huy động được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa
khuyến khích tích tụ vốn cho doanh nghiệp và dân cư.
•Ba là, chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước phải được đặt trên cơ
sở thu nhập và mức sống của dân.
•Bốn là, dùng ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp vào một số doanh nghiệp quan trọng
trong những lĩnh vực then chốt, nhằm tạo ra nguồn tài chính mới.
•Năm là, nhà nước cần có chính sách tiết kiệm, khuyến khích mọi người tiết kiệm tiêu
dùng, tinh giản bộ máy, cải cách hành chính để tích lũy vốn chi cho đầu tư.
-Tuy nhiên, để những giải pháp trên thực hiện tốt nhất cần giám sát kiểm tra chặt chẽ các
hoạt động thu ngân sách nhà nước, đặc biệt với nguồn thế thu:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách thuế, chính sách giảm, gia hạn nộp đối với
một số khoản thu ngân sách theo quy định tại Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ và
các văn bản hướng dẫn thi hành. Thực hiện đa dạng hoá nội dung và các dịch vụ hỗ trợ về



chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế; kịp thời giải đáp các vướng
mắc của các doanh nghiệp và người nộp thuế trong quá trình thực hiện.
Giám sát chặt chẽ việc kê khai nộp thuế hàng tháng, đôn đốc doanh nghiệp kê khai, nộp
tờ khai và nộp thuế đúng thời hạn. Tổ chức kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ
quan thuế. Theo dõi, giám sát và nắm bắt kịp thời số doanh nghiệp thành lập mới, tạm
nghỉ kinh doanh, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản để có các biện pháp xử lý về nghĩa
vụ thuế theo đúng quy định.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các
hành vi chuyển giá, trốn thuế, gian lận thuế; chú trọng kiểm tra chống thất thu đối với
hoạt động xây dựng cơ bản, kinh doanh vãng lai, kinh doanh bất động sản …trên địa
bàn… Đẩy mạnh kiểm tra trước và sau hoàn thuế để xử lý truy thu thuế, thu hồi hoàn
thuế và xử lý vi phạm về thuế theo đúng chế độ quy định. Tập trung triển khai công tác
chống các hành vi vi phạm về hóa đơn qua ứng dụng “đối chiếu bảng kê hóa đơn” trong
toàn ngành nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi kinh doanh mua bán
hóa đơn bất hợp pháp, trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế của ngân sách Nhà nước.
Tăng cường các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với các trường hợp
nợ thuế lớn, chây ỳ nợ thuế, chậm nộp tiền thuế nhằm đôn đốc thu nộp kịp thời tiền thuế
nợ vào ngân sách và hạn chế nợ mới phát sinh.
Tổng kết
•Khi nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì cũng có nhiều tác động trực
tiếp tới ngân sách nhà nước.
•Nhà nước thực hiện các biện pháp ổn định nguồn thu ngân sách:
Tăng cường quản lý, điều hành thu ngân sách nhà nước,tổ chức thu đúng, thu đủ, thu kịp
thời các khoản thu theo chính sách, pháp luật thuế,xử lý cụ thể các khoản thu nợ đọng
thuế,tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của các tổ chức cá nhân
nhằm phát hiện các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế,thực hiện nghiêm
túc các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Tài chính, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về
chống thất thu ngân sách Nhà nước tăng thu ngân sách nhà nước.




Phần kết luận
Thật vây, thu Ngân sách Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước.
Thu Ngân sách Nhà nước một cách hợp lí lại càng khó, đòi hỏi phải có những dự đoán
tương đối chính xác. Do vậy, chúng ta cũng thấy rõ được tầm quan trọng của việc thu
Ngân sách Nhà nước, bởi ngoài mục đích để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Ngân sách Nhà
nước, nó còn có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của quốc gia.
Việc tham gia vào Tổ chức Thương Mại thế giới WTO, Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu về Thu Ngân sách Nhà nước như tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, các ngành và
dịch vụ cụ thể (yếu tố ảnh hưởng đến Ngân sách Nhà nước). Tuy đạt được những kết quả
như vây, nhưng Việt Nam vẫn cần phải cố gắng nhiều trong thời kì công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Thu Ngân sách Nhà nước cũng là một yếu tố giúp cho nước ta đi lên.



×