Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Đánh giá hoạt động của các công ty bảo hiểm tại Việt Nam giai đoạn 2014 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.02 KB, 29 trang )

1

Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................2
Phần 1. Những cơ sở lý thuyết liên quan đến Công ty Bảo hiểm..............................................................3
1.1. Khái niệm.........................................................................................................................................3
1.2. Các loại hình DNBH kinh doanh (phi nhân thọ/nhân thọ).............................................................3
1.2.1 Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:.........................................................................................................3
1.2.2 Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:...................................................................................................3
1.3. Các hoạt động kinh doanh của DNBH (hoạt động bảo hiểm, hoạt động đầu tư và hoạt
động khác)..............................................................................................................................................4
1.4. Vai trò của DNBH trong nền kinh tế - xã hội..................................................................................5
1.4.1, Vai trò trò của bảo hiểm trong nền kinh tế:.................................................................................5
1.4.2, Vai trò của bảo hiểm đối với xã hội:.............................................................................................7
Phần 2.Thực trạng hoạt động của công ty bảo hiểm từ năm 2014 đến nay.......................................8
1.

Năm 2014............................................................................................................................................8

2.

Năm 2015:.........................................................................................................................................12

3

Năm 2016..........................................................................................................................................17

4.

Năm 2017(Số liệu tính đến 6 tháng đầu năm 2017)........................................................................20


Phần 3. Đánh giá tình hình hoạt động của các DNBH PNT/NT tại Việt Nam........................................24
3.1. Kết quả đạt được..........................................................................................................................24
3.2. Ưu điểm..........................................................................................................................................26
3.3. Hạn chế và nguyên nhân................................................................................................................27
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................29


2

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế, các trung gian tài chính bảo hiểm là một kênh huy động vốn đầu
tư không thể thiếu và đầy tiềm năng. Bảo hiểm vừa là nguồn bổ sung vốn đầu tư phát
triển, vừa đảm bảo và ổn định đời sống kinh tế - xã hội ở mỗi nước. Sự ra đời và xuất
hiện các công ty bảo hiểm trên thị trường đem lại cho người tiêu dùng nhiều lợi ích từ
việc bảo hiểm những rủi ro trong cuộc sống hàng ngày. Ở Việt Nam thị trường bảo
hiểm đã và đang phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, quy mô thị trường ngày càng
mở rộng. Các công ty bảo hiểm ngày càng cho ra đời những sản phẩm bảo hiểm đa
dạng để đáp ứng những nhu cầu bảo hiểm phong phú từ khách hàng. Tuy nhiên, với
con số 90 triệu dân, Việt Nam vẫn là một thị trường bảo hiểm đầy tiềm năng nhưng
mức độ khai thác thị trường còn nhỏ bé. Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu và đánh giá
thực trạng hoạt động của các công ty bảo hiểm tại Việt Nam là rất cần thiết và có ý
nghĩa cả về thực tiễn và lý luận. Do đó nhóm em chọn đề tài : “Đánh giá hoạt động của
các công ty bảo hiểm tại Việt Nam giai đoạn 2014 đến nay”. Do hạn chế về kiến thức
cũng như số lieu nên bài làm chúng em còn nhiều thiếu sót. Vì vậy nhóm chúng em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để hoàn thiện bài làm của
mình.


3


NỘI DUNG

Phần 1. Những cơ sở lý thuyết liên quan đến Công ty Bảo hiểm
1.1. Khái niệm :
Công ty bảo hiểm là một trung gian tài chính mà hoạt động chủ yếu là nhằm bảo vệ
tài người có hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro về tử vong, thương tật,
tuổi già, tài sản hoặc các rủi ro khác.

1.2. Các loại hình DNBH kinh doanh (phi nhân thọ/nhân thọ)
1.2.1, Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
o Bảo hiểm trọn đời;
o Bảo hiểm sinh kỳ;
o Bảo hiểm tử kỳ;
o Bảo hiểm hỗn hợp;
o Bảo hiểm trả tiền định kỳ;
o Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác do Chính phủ quy định.
1.2.2, Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
o Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người;
o Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;
o Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường
sắt và đường không;


4

o Bảo hiểm hàng không;
o Bảo hiểm xe cơ giới;
o Bảo hiểm cháy, nổ;
o Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu;
o Bảo hiểm trách nhiệm chung;

o Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;
o Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;
o Bảo hiểm nông nghiệp;
o Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy định.

1.3. Các hoạt động kinh doanh của DNBH (hoạt động bảo hiểm, hoạt động
đầu tư và hoạt động khác)
- Thứ nhất: kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm.
+ Trong kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được quyền chủ động bán
bảo hiểm dưới các hình thức sau: trực tiếp; thông qua các đại lý bảo hiểm, môi giới
bảo hiểm; thông qua đấu thầu; các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp
luật.
+ Trong kinh doanh tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền nhượng chuyển
một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm
khác nhưng không được nhượng toàn bộ trách nhiệm bảo hiểm đã nhận trong một
hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác để hưởng hoa hồng tái bảo
hiểm.
- Thứ hai: quản lý quỹ và đầu tư vốn.
+ Quản lý quỹ:


5

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì mức vốn điều
lệ đã đóng góp không thấp hơn mức vốn pháp định đã quy định.
+ Trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ: là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải
trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác
định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.
+ Đầu tư vốn:
Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm: vốn diều lệ, quỹ dự trữ bắt

buộc, quỹ dự trữ tự nguyện, các khoản lãi những năm trước chưa sử dụng và các
quỹ được sử dụng để đầu tư hình thành từ lợi tức để lại của doanh nghiệp, nguồn
vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

1.4. Vai trò của DNBH trong nền kinh tế - xã hội.
1.4.1, Vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế:
 Vai trò bù đắp và khắc phục hậu quả thiệt hại.
Bù đắp các tổn thất và khắc phục hậu quả thiệt hại từ rủi ro là vai trò chủ yếu của
bảo hiểm, nguyên nhân để bảo hiểm ra đời. Bảo hiểm giúp hạn chế đến mức thấp nhất
những tổn thấp có thể xảy ra, nhờ đó giảm thiểu những tác động xấu ảnh hưởng đến
nền kinh tế và cộng đồng.
 Sử dụng hiệu quả khoản tiền nhàn rỗi.
Trong cuộc sống, mỗi cá nhân phải luôn tính đến những rủi ro có thể gặp phải và
muốn chủ động trong tình huống xấu như ốm đau, bênh tật, tai nạn … nên cần dành ra
một khoản dự phòng khi cần sử dụng. Tham gia Bảo hiểm thay vi lập quỹ dự phòng
như thế sẽ giúp các cá nhân, gia đình khắc phục khó khăn về tài chính, không rơi vào
tình trạng kiệt quệ về vật chất và tinh thần trước những biến cố bất thường có thể xảy
ra với khoản tiền dành mỗi năm ra thấp hơn rất nhiều.
 Tạo ra quỹ tiền tệ lớn đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.


6

Do đặc điểm trong kinh doanh bảo hiểm là phí bảo hiểm thu trước, việc bồi
thường và chi trả tiền bảo hiểm thường sẽ phát sinh một thời gian sau đó, nên các
khoản tiền này phần lớn có thời gian tạm thời nhàn rỗi. Thông qua hoạt động bảo hiểm
mà một lượng vốn lớn (phí bảo hiểm) phân tán, rải rác các nơi được tập trung về một
nơi hình thành những quỹ tiền tệ lớn. Vì thế, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể sử
dụng số vốn này để đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
 Giúp tăng thu ngân sách nhà nước.

Nhờ các hoạt động dịch vụ bảo hiểm mà ngân sách nhà nước sẽ đỡ phải chi trả
các khoản trợ cấp lớn để bù đắp những tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ hàng năm.
Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cũng đóng góp vào ngân sách nhà nước các khoản
như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, một thị trường bảo
hiểm phát triển mạnh mẽ và ổn định sẽ thu hút các cá nhân và tổ chức mua bảo hiểm
của doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, góp phần tiết kiệm một khoản ngoại tệ lớn cho
ngân sách nhà nước.
 Góp phần ổn định tài chính và đảm bảo cho các khoản đầu tư.
Trong kinh doanh, các tổ chức phải bỏ ra một khoản tiền lớn lập quỹ dự phòng
khi bỏ vốn đầu tư. Xét trên toàn xã hội, tổng các quỹ dự phòng sẽ là một khoản tiền
không nhỏ, có nhả năng sinh lợi rất lớn nếu được đem đi đầu tư. Bảo hiểm giúp nhà
đầu tư yên tâm hơn khi quyết định bỏ vốn ra. Việc bồi thường, chi trả bảo hiểm đã
giúp các tổ chức bảo toàn tài sản, tiền vốn của mình trước các rủi ro.
 Tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, thúc đẩy hội
nhập kinh tế quốc tế.
Sự phát triển đa dạng về các sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm hỏa hoạn, tai nạn,
xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm nông ngiệp, bảo hiểm hàng hải…. có vai trò rất quan
trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều hàng hóa dịch vụ có thể tiêu thụ thuận lợi
trên thị trường khi có kèm theo các hợp đồng bảo hiểm những trách nhiệm phát sinh
liên quan đến việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Nhờ đó góp phần tăng qui mô trao đổi


7

hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam ra nước
ngoài, góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế .
1.4.2, Vai trò của bảo hiểm đối với xã hội:
 Tác động đến công tác phòng tránh rủi ro, hạn chế tổn thất, đảm bảo an toàn xã
hội
Nghề nghiệp bảo hiểm đòi hỏi các tổ chức bảo hiểm có trách nhiệm nghiên cứu

rủi ro, thống kê tai nạn, tổn thất, xác nhận nguyên nhân, đề ra và phối hợp các ngành,
các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu tổn thất.
 Tạo nên lối sống tiết kiệm và mang đến trạng thái an toàn về tinh thần cho xã
hội
Sự tồn tại của thị trường bảo hiểm với nhiều sản phẩm bảo hiểm, đặc biệt là bảo
hiểm nhân thọ đã tạo ra một hình thức tiết kiệm linh hoạt, tác động đến tư duy của các
cá nhân, chủ hộ gia đình, chủ doanh nghiệp. Họ phải suy nghĩ, tinh toán và dần dần sẽ
có được một ý thức, thói quen về việc dành ra một phần thu nhập để trả phi bảo hiểm
với mục đích sẽ có một tương lai an toàn. Bên cạnh đó vượt lên cả ý nghĩa tiền bạc,
bảo hiểm đã mang đến trạng thái an toàn về tinh thần, giảm bớt sự lo âu trước rủi ro,
bất trắc cho những người được bảo hiểm. Đây chính là ý nghĩa nhân văn của bảo hiểm
trong xã hội hiện đại.
 Tạo thêm việc làm cho người lao động
Sự phát triển của hoạt động bảo hiểm có vai trò vĩ mô quan trọng trong vấn đề
giải quyết việc làm cho xã hội. Thị trường bảo hiểm đã thu hút một lực lượng lớn lao
động làm việc tại các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, mạng
lưới đại lý và các nghề nghiệp liên quan như giám định tổn thất, định giá tài sản, giám
định sức khỏe…


8

Phần 2.Thực trạng hoạt động của công ty bảo hiểm từ năm 2014
đến nay.
1. Năm 2014.
Năm 2014, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng kinh tế nước ta tiếp
tục phát triển ổn định, GDP tăng trưởng 5,98%, cao hơn so với mức 5,42% của
năm 2013. Các lĩnh vực xã hội được quan tâm đầu tư. Đời sống nhân dân ổn
định, nhiều mặt được cải thiện. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014
ước tính tăng 5,98% so với năm 2013. Mức tăng trưởng này cho thấy dấu hiệu

tích cực của nền kinh tế.
Năm 2014, một số các quy định mới liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh
doanh bảo hiểm được ban hành. Các văn bản này tiếp tục củng cố về khuôn khổ
pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày một đa dạng.
Nhìn chung, thị trường bảo hiểm Việt Nam trong năm 2014 tiếp tục tăng
trưởng ổn định Cùng với sự gia nhập thị trường của nhiều DN mới, sự cạnh
tranh trên thị trường bảo hiểm nhân thọ ngày càng tăng.
1.1 , Bảo hiểm nhân thọ:
 Số lượng hợp đồng bảo hiểm

Loại hợp đồng

Số lượng đạt được

Tỉ lệ tăng so với năm

(hợp đồng)

2013(%)

Hợp đồng khai thác mới

1.266.767

Tăng 7%

Hợp đồng khôi phục hiệu lực

95.077


Tăng 10%

Hợp đồng hết hiệu lực

741.169

Giảm 17%

Số lượng hợp đồng có hiệu 5.754.051

Tăng 12%

lực cuối kỳ
Nguồn: Nhóm tổng hợp dựa trên số liệu của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.


9

Các doanh nghiệp có số lượng hợp đồng có hiệu lực lớn nhất bao gồm
Prudential (2.362.210 hợp đồng), Bảo Việt (1.449.378 hợp đồng) và Manulife
(487.400 hợp đồng).

 Số tiền bảo hiểm
Bảng thể hiện tổng mức trách nhiệm

Tổng mức trách nhiệm

Tỷ lệ tăng so với

(Nghìn tỷ đồng)


năm 2013 (%)

Bảo hiểm nhân thọ

940

Tăng 30%

Trong đó: Sản phẩm chính

679

Tăng 30,5%

261

Tăng 30%

Bảo hiểm cá nhân

913

Tăng 30%

Bảo hiểm nhóm

27

Tăng 55%


Sản phẩm phụ

Nguồn: Nhóm tổng hợp dựa trên số liệu của tổng cục thống kê
Các doanh nghiệp có tổng mức trách nhiệm cao trên thị trường bảo hiểm là:
Prudential 232 ngàn tỉ, Dai-ichi life là 158 ngàn tỉ và Bảo Việt Nhân thọ là 155
ngàn tỉ đồng
 Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm định kì đầu năm
Phí bảo hiểm đóng 1 lần

8.734

Tăng 15%

224

Tăng 93%


10

Tổng phí khai thác mới

8.958

Tăng 16%

Tổng doanh thu phí toàn thị trường


28.353

Tăng 21,9%

Trong đó: Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

28.149

Tăng 21,7%

Sản phẩm bảo hiểm nhóm

203

Tăng 76%

Nguồn: Nhóm tổng hợp dựa theo số liệu của Hiệp hội bảo hiểm.
Các doanh nghiệp chiếm thị phần tổng doanh thu lớn trên thị trường bao gồm
Prudential (9.069 tỉ đồng), Bảo Việt Nhân thọ (7.970 tỉ đồng), Manulife (3.293
tỉ đồng), Dai-ichi Life (2.546 tỉ đồng) và AIA (2.428 tỉ đồng)
Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm: nhóm sản phẩm chiếm tổng doanh thu cao
nhất vẫn bao gồm các sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp (56,5%), bảo hiểm đầu tư
(33,2%) và các sản phẩm phụ (6,8%).
 Trả tiền bảo hiểm:
 Tổng số chi trả quyền lợi bảo hiểm đạt 8.503 tỉ đồng Tổng số trả tiền bảo
hiểm là 5.485 tỉ đồng, tương đương cùng kỳ năm ngoái, trong đó Bảo Việt
với 2.446 tỉ đồng, Prudential với 1.815 tỉ đồng và Manulife với 407 tỉ đồng.
 Tổng số trả giá trị hoàn lại là 1.667 tỉ đồng, giảm 6%, trong đó, Prudential là
doanh nghiệp có giá trị hoàn lại cao nhất thị trường với 610 tỉ đồng, tiếp

theo là Bảo Việt Nhân thọ với 429 tỉ đồng và Manulife với 280 tỉ đồng.
 Tổng số lãi chia cho người thụ hưởng là 1.351 tỉ đồng, tương đương cùng kỳ
năm ngoái, trong đó, Prudential trả 570 tỉ đồng, Manulife trả 427 tỉ đồng và
Bảo Việt Nhân thọ trả 309 tỉ đồng.
 Số lượng đại lý bảo hiểm.

Tên mục

Số lượng

Tỷ lệ so với năm 2013


11

Số lượng đại lý mới

174.830 người

Tăng 31,5%

294.593 đại lý

Tăng 30.3%

tuyển dụng
Tổng số đại lý có mặt
trên thị trường
Nguồn: Nhóm tổng hợp dựa theo số liệu của Hiệp hội bảo hiểm.
Các doanh nghiệp bảo hiểm có số lượng đại lý mới tuyển dụng nhiều nhất thị

trường theo thứ tự là: Prudential (62.124 đại lý), Bảo Việt Nhân thọ (24.680 đại
lý) và AIA (22.526 đại lý).
Các doanh nghiệp có số lượng đại lý cao nhất là Prudential 134.063 người, Bảo
Việt Nhân thọ là 51.643 người và Dai-ichi life 30.653 người
1.2 , Bảo hiểm phi nhân thọ.
Năm 2014, doanh thu thị trường bảo hiểm PNT đạt 27.506 tỷ đồng tăng trưởng
12.48%.

Loại bảo hiểm

Doanh thu
(Tỷ đồng)

Mức tăng

Số tiền bồi

Dự phòng

Tỷ lệ bồi

trưởng doanh

thường (tỷ

bồi thường thường (%)

thu (%)

đồng)

(tỷ đồng)

Bảo hiểm xe cơ
giới
7.749

13,13

3.505

927

57

5.991

17,67

2.361

391

44

5.759

7,86

1.950


691

45

Bảo hiểm sức
khỏe và tai nạn
con người
Bảo hiểm thiệt
hại


12

Bảo hiểm hàng
hóa vận chuyển
2.486

14,93

564

310

35

2.240

26,71

1.277


812

93

1.846

10,28

939

392

72

Bảo hiểm cháy
nổ
Bảo hiểm thân
tàu và trách
nhiệm dân sự
của chủ tàu
Nguồn: Nhóm tổng hợp dựa theo số liệu Hiệp hội bảo hiểm cung cấp.

Đứng đầu doanh thu là PVI 5.805 tỷ đồng tăng trưởng 13,84% chiếm 21,11%
thị phần; Bảo Việt 5.697 tỷ đồng tăng trưởng 0,44% chiếm 20,71% thị phần;
Bảo Minh đạt 2.601 tỷ đồng tăng trưởng 13,10% chiếm 9,46% thị phần; PJICO
đạt 2.134 tỷ đồng tăng trưởng 7,56% chiếm 7,76% thị phần; PTI 1.718 tỷ đồng
tăng 16,22% đạt 6,25% thị phần, Samsung Vina 1.316 tỉ đồng tăng trưởng
23,97% chiếm 4,13% thị phần.


2. Năm 2015:
Trên cơ sở đó, thị trường bảo hiểm tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng với tổng
doanh thu toàn thị trường đạt 70.252 tỷ đồng, tăng trưởng 25,8%; trong đó, tổng
doanh thu thị trường bảo hiểm nhân thọ đạt 38.110 tỷ đồng, tăng 34,4%; tổng
doanh thu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt 32.142 tỷ đồng tăng trưởng
16,85%; Tổng tài sản ước đạt 188.444 tỷ đồng; Tổng vốn chủ sở hữu ước đạt
44.585 tỷ đồng; Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 130.035 tỷ đồng;
Tổng bồi thường và trả tiền bảo hiểm (đã thực hiện) ước đạt 23.916 tỷ đồng.
Nguồn nhân lực ngành bảo hiểm có trên 25.000 cán bộ nhân viên trong đó có
trên 95% đại học và trên đại học, gần 450.000 đại lý bảo hiểm. Năm 2015 là
năm kết thúc kế hoạch phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-


13

2015 được Chính phủ phê duyệt. Các chỉ tiêu đạt được trên đã cơ bản hoàn
thành kế hoạch của Bộ Tài chính đề ra cho thị trường bảo hiểm Việt Nam giai
đoạn 2011-2015.
Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
2.1 , Bảo hiểm nhân thọ.
Năm 2015, tổng doanh thu toàn thị trường bảo hiểm nhân thọ đạt 38.110 tỷ
đồng, tăng 34,4%, mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây;
trong đó, tổng phí khai thác mới đạt 13.266 tỷ đồng, tăng 48%. Tổng dự phòng
nghiệp vụ ước đạt 103.545 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế ước đạt
119.240 tỷ đồng. Tình hình khai thác thị trường cụ thể như sau:

 Số lượng hợp đồng bảo hiểm:

Loại hợp đồng


Số lượng đạt được

Tỷ lệ tăng so với năm

đối với sản phẩm

2014 (%)

chính (hợp đồng)
Hợp đồng khai thác mới

1.293.965

Tăng 2%

Hợp đồng khôi phục hiệu

69.179

Giảm 27%

Hợp đồng hết hiệu lực

697.776

Giảm 6%

Số lượng hợp đồng có hiệu

5.608.089


Giảm 3%

lực

lực cuối kỳ
Các doanh nghiệp có số lượng hợp đồng có hiệu lực lớn nhất bao gồm Prudential
(1.659.877 hợp đồng), Bảo Việt (1.605.172 hợp đồng) và Manulife (586.661 hợp
đồng).


14

Nhóm 3 sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp (61,5%), bảo hiểm đầu tư (29,3%) và bảo
hiểm tử kỳ (7,6%) vẫn là những sản phẩm được ưa chuộng và chiếm tỷ trọng cao
nhất.
 Số tiền bảo hiểm:

Tên mục

Tổng mức trách nhiệm

Tỷ lệ tăng so với

(Nghìn tỷ đồng)

năm 2013 (%)

Bảo hiểm nhân thọ
Trong đó: Sản phẩm chính

Sản phẩm phụ
Bảo hiểm cá nhân
Bảo hiểm nhóm

1.270

Tăng 35%

858

Tăng 26,4%

412

Tăng 58%

1.246

Tăng 36,4%

24

Giảm 9,1%

Các doanh nghiệp có tổng mức trách nhiệm cao trên thị trường bảo hiểm là:
Prudential 297 nghìn tỷ, Dai-ichi life là 211 nghìn tỷ đồng và Bảo Việt Nhân thọ là
206 nghìn tỷ.
 Phí bảo hiểm:
Tên mục
Phí bảo hiểm định kì đầu năm

Tổng phí khai thác mới
Tổng doanh thu phí toàn thị trường

12.839
13.266
38.110

Tăng 47%
Tăng 48%
Tăng 34,4%

Trong đó: Sản phẩm bảo hiểm cá nhân

37.867

Tăng 34,5%

Sản phẩm bảo hiểm nhóm
244
Tăng 20%
Nguồn: Nhóm tổng hợp dựa trên số liệu của Hiệp hội bảo hiểm
Dẫn đầu về phí bảo hiểm khai thác mới là Prudential là 2.902 tỷ đồng, Bảo Việt
Nhân thọ với 2.580 tỷ đồng và Manulife là 1.629 tỷ đồng.
Nhóm sản phẩm chiếm doanh thu cao nhất bao gồm: bảo hiểm hỗn hợp (chiếm
52,6%) và bảo hiểm đầu tư (chiếm 37%). Các doanh nghiệp chiếm thị phần tổng


15

doanh thu lớn trên thị trường bao gồm Prudential (11.098 tỷ đồng), Bảo Việt Nhân

thọ (10.129 tỷ đồng), Manulife (4.496 tỷ đồng), Dai-ichi Life (3.539 tỷ đồng) và
AIA (3.479 tỷ đồng).
 Trả tiền bảo hiểm:
Năm 2015, tổng số chi trả quyền lợi bảo hiểm đạt 10.183 tỷ đồng; Tổng số trả tiền
bảo hiểm là 6.826 tỷ đồng, tăng 24,4%, trong đó Bảo Việt Nhân thọ với 2.710 tỷ
đồng, Prudential với 2.602 tỷ đồng và Manulife với 477 tỷ đồng
Tổng số trả giá trị hoàn lại là 1.781 tỷ đồng, tăng 6,8%, trong đó, Prudential là
doanh nghiệp có giá trị hoàn lại cao nhất thị trường với 666 tỷ đồng, tiếp theo là
Bảo Việt Nhân thọ với 346 tỷ đồng và Manulife với 297 tỷ đồng.
Tổng số lãi chia cho người thụ hưởng là 1.577 tỷ đồng, tăng 16,7%, trong đó,
Prudential trả 864 tỷ đồng, Manulife trả 351 tỷ đồng và Bảo Việt Nhân thọ trả 314
tỷ đồng.
 Số lượng đại lý bảo hiểm

Tên mục

Số lượng

Số lượng đại lý mới 254.451 người

Tỷ lệ so với năm 2014
Tăng 40,4%

tuyển dụng
Tổng số đại lý có mặt 404.607 đại lý

Tăng 37,3%

trên thị trường
Nguồn: Nhóm tổng hợp dựa trên số liệu của Hiệp hội bảo hiểm.

Các doanh nghiệp bảo hiểm có số lượng đại lý mới tuyển dụng nhiều nhất thị
trường theo thứ tự là: Prudential (83.988 đại lý), Dai-ichi Life (35.964 đại lý) và
Bảo Việt Nhân thọ (32.015 đại lý).
Các doanh nghiệp có số lượng đại lý cao nhất là Prudential 181.638 người, Bảo
Việt Nhân thọ là 76.074 người và Dai-ichi life 49.778 người.


16

2.2 , Bảo hiểm phi nhân thọ:
Năm 2015, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt được nhiều thành tích quan
trọng. Tổng doanh thu thị trường bảo hiểm PNT đạt 32.142 tỷ đồng tăng trưởng
16,85%, cao nhất từ năm 2010 đến nay, ngăn chặn được tình trạng nợ đọng, dây
dưa phí bảo hiểm, kết quả là lãi nghiệp vụ tăng lên rõ rệt. Tổng số bồi thường chi
trả 13.733 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 43%.
Tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là 56.785 tỷ đồng, tổng
dự phòng nghiệp vụ là 26.490 tỷ đồng, tổng vốn chủ sở hữu là 21.251 tỷ đồng, tổng
đầu tư trở lại nền kinh tế quốc dân là 30.433 tỷ đồng.
Dẫn đầu doanh thu là PVI 6.675 tỷ đồng, tăng trưởng 14,98%, chiếm 21,03% thị
phần; Bảo Việt với doanh thu 5.897 tỷ đồng, tăng trưởng 3,49%, chiếm 18.58% thị
phần; Bảo Minh 2.822 tỷ đồng, tăng trưởng 8,50%, chiếm 8,89% thị phần; PTI
2.461 tỷ đồng, tăng trưởng 43,27%, chiếm 7,86% thị phần; PJICO 2.240 tỷ đồng,
tăng trưởng 4,97%, chiếm 7,06% thị phần.
Một số doanh nghiệp có mức tăng trưởng doanh thu vượt bậc so với cùng kỳ năm
trước như ACE tăng trưởng 97,07%, VBI tăng trưởng 82,99%, PAC tăng trưởng
80,03% và đặc biệt là bảo hiểm VASS với mức tăng trưởng 178.13% so với cùng
kỳ năm trước.
Loại bảo hiểm

Doanh thu

(Tỷ đồng)

Mức tăng
trưởng doanh
thu(%)

Số tiền bồi
thường (tỷ
đồng)

Dự phòng
bồi thường
(tỷ đồng)

Tỷ lệ bồi
thường(%)

Bảo hiểm xe cơ
giới

9.703

25,21

4.283

1.158

44,28


Bảo hiểm sức
khỏe và tai nạn
con người
Bảo hiểm thiệt
hại

7.617

27,13

2.684

407

35,41

5.984

3,89

2.895

925

49,57

Bảo hiểm hàng
hóa vận chuyển

2.311


-7,02

742

249

32,24

Bảo hiểm cháy
nổ

2.892

29,07

1.934

479

67,52


17

Bảo hiểm thân
tàu và trách
2.054
11,25
949

416
nhiệm dân sự
của chủ tàu
Nguồn: Nhóm tổng hợp dựa trên số liệu của Hiệp hội bảo hiểm.

47,95

Các nghiệp vụ bảo hiểm khác gồm bảo hiểm trách nhiệm đạt 688 tỷ đồng tăng
trưởng 8,46%, bảo hiểm hàng không 545 tỷ đồng tăng 3,01 %, bảo hiểm tín
dụng và rủi ro tài chính 152 tỷ đồng tăng trưởng 49,71%, bảo hiểm thiệt hại
kinh doanh 138 tỷ đồng tăng 2,97%.

3 , Năm 2016:
Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 6 tháng đầu năm 2016 ước đạt 38.797
tỷ đồng, tăng 22,58% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi
nhân thọ ước đạt 17.623 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2015 và doanh thu
phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 21.174 tỷ đồng tăng 29,37% so với cùng kỳ năm 2015.
 Bảo hiểm phi nhân thọ:
 Doanh thu phí gốc
Dẫn đầu thị trường về doanh thu phí gốc là PVI với doanh thu đạt 3.611 tỷ đồng, tăng
7,7% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm thị phần 20,5%. Tiếp đến là Bảo Việt đứng thứ
hai với doanh thu ước đạt 2.970 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm
16,9% thị phần, PTI đứng thứ ba với doanh thu ước đạt 1.469 tỷ đồng, tăng 32,7% so
với cùng kỳ năm 2015, chiếm 8,3% thị phần, Bảo Minh đứng thứ tư với doanh thu
ước đạt 1.392 tỷ đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 7,9% thị phần,
PJICO đứng thứ năm với doanh thu ước đạt 1.183 tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ
năm 2015, chiếm 6,7% thị phần.
Ngoài các DNBH dẫn đầu thị trường nêu trên, một số DNBH có tỷ lệ tăng trưởng
doanh thu phí bảo hiểm gốc trên 50% so với cùng kỳ năm 2015 như SGI (11 tỷ đồng,
tăng 96,7%), Cathay (93 tỷ đồng, tăng 91,7%), BHV (106 tỷ đồng, tăng 87,3%), UIC



18

(309 tỷ đồng, tăng 68,6%), VASS (838 tỷ đồng, tăng 61,9%), GIC (420 tỷ đồng, tăng
52,8%), Phú Hưng (33 tỷ đồng, tăng 50,4%).
DNBH có doanh thu phí bảo hiểm gốc giảm so với cùng kỳ năm 2015 là Samsung
Vina (426 tỷ đồng, giảm 36,5%).
Xét theo nghiệp vụ, bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu
(5.821 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,0%), tiếp theo là bảo hiểm sức khỏe (4.239 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 24,1%), bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại (2.793 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 15,9%), bảo hiểm cháy nổ (1.604 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,1%), bảo
hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu (1.132 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,4%).



Bồi thường

Số tiền thực bồi thường bảo hiểm gốc của thị trường phi nhân thọ 6 tháng đầu năm
2016 ước là 5.327 tỷ đồng, tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc là 30,2%; thấp hơn tỷ
lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc cùng kỳ năm 2015 (43,9%).
18/30 DNBH có tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc thấp hơn tỷ lệ bồi thường của
toàn thị trường. 12 DNBH còn lại có tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc cao hơn tỷ
lệ bồi thường của toàn thị trường, trong đó có 3 DNBH có tỷ lệ bồi thường trên 50%
là Phú Hưng (86,8%), Fubon (82,2%), Liberty (51,0%).

 Bảo hiểm nhân thọ
 Khai thác mới
Tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới 6 tháng đầu năm 2016 ước đạt 7.177 tỷ
đồng tăng 33,42% so với cùng kỳ năm trước. Thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai

thác mới như sau: Bảo Việt Nhân thọ (21,75%), Prudential (18,8%), Manulife
(13,87%), Dai-ichi (12,2%), AIA (11,11%), PVI Sun Life (5,23%), Generali (5,14%),
Chubb (4,66%), Hanwha (2,42%), Vietinbank Aviva (1,45%). Các doanh nghiệp còn
lại chiếm thị phần nhỏ dưới 1%.


19

Các nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hỗn hợp và bảo hiểm liên kết chung vẫn
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu phí khai thác mới, trong đó bảo hiểm liên kết
chung chiếm tỷ trọng 45,98%, bảo hiểm hỗn hợp chiếm tỷ trọng 40,68%, bảo hiểm tử
kỳ chiếm tỷ trọng 2,36% các nghiệp vụ còn lại chiếm tỷ trọng 2,07% và bảo hiểm bổ
trợ chiếm tỷ trọng 8,91%.
So với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu khai thác mới của các nghiệp vụ bảo liên kết
đầu tư tăng khá cao ở mức 41,82%, nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp tăng 26,54%.
 Quy mô thị trường bảo hiểm nhân thọ
Số lượng hợp đồng có hiệu lực (hợp đồng chính) đạt 5.964.885 hợp đồng, tăng
12,51% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt
21.173,71 tỷ đồng tăng 29,37% so với cùng kỳ năm 2015. Tính doanh thu phí theo
từng nghiệp vụ thì nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn cả với
49,63%, tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư 39,95%.
Thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm cụ thể như sau: Bảo Việt nhân thọ 28,7%,
Prudential 25,6%, Manulife 12,3%, Dai-ichi 9,8%, AIA 9,4%, Chubb 4%, PVI
Sunlife 2,6%, Generali 2,3%, Hanwha 2%, Prévoir 1,1%, các doanh nghiệp còn lại
chiếm thị phần nhỏ dưới 1%.

 Môi giới bảo hiểm
Tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới ước đạt 3.036 tỷ đồng, tương đương với
cùng kỳ năm 2015. Tổng doanh thu hoa hồng môi giới bảo hiểm là 277 tỷ đồng, tăng
6,7% so với cùng kỳ năm 2015.

( Nguồn: cổng thông tin điện tử bộ tài chính)

4. Năm 2017 (Số liệu tính đến 6 tháng đầu năm 2017):
Ông Phan Kim Bằng - Chủ tịch Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam:


20

Năm 2017, thị trường BH Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng trên 25%
trong lĩnh vực kinh doanh BH nhân thọ và trên 14% trong lĩnh vực BH phi nhân
thọ.
4.1 , Bảo hiểm nhân thọ:
1. Số lượng hợp đồng bảo hiểm:
Loại hợp đồng

Số lượng đạt được
(hợp đồng)
817.616
47.608
473.664
6.830.624

Tỷ lệ tăng so với năm
2016 (%)
Tăng 26%
Tăng 17%
Tăng 8%
Tăng 16%

Hợp đồng khai thác mới

Hợp đồng khôi phục hiệu lực
Hợp đồng hết hiệu lực
Số lượng hợp đồng có hiệu
lực cuối kỳ
Nguồn: Nhóm tổng hợp dựa trên số liệu của Hiệp hội bảo hiểm.

Các doanh nghiệp có số lượng hợp đồng có hiệu lực lớn nhất bao gồm Bảo Việt
(1.949.355 hợp đồng), Prudential (1.804.583 hợp đồng), Manulife (753.898 hợp
đồng), Dai-ichi (587.791 hợp đồng) và AIA (571.352 hợp đồng).
2. Số tiền bảo hiểm:
Tổng mức trách nhiệm
(Nghìn tỷ đồng)

Tỷ lệ tăng so với
năm 2016 (%)

Bảo hiểm nhân thọ
Trong đó: Sản phẩm chính
Sản phẩm phụ

2.043
1.334
709

Tăng 40%
Tăng 36,65%
Tăng 47,85%

Bảo hiểm cá nhân
Bảo hiểm nhóm


1.994
49

Tăng 40,85%
Tăng 44,13%

Nguồn: Nhóm tổng hợp dựa trên số liệu của Hiệp hội bảo hiểm.
Các doanh nghiệp có tổng mức trách nhiệm cao trên thị trường bảo hiểm là: Daiichi life là 416 nghìn tỉ đồng, Prudential 406 nghìn tỉ đồng, Bảo Việt Nhân thọ 323
nghìn tỉ đồng, AIA 261 nghìn tỉ đồng, Chubb Life 256 nghìn tỉ đồng.
3. Phí bảo hiểm:


21

Phí bảo hiểm định kì đầu năm

9.517

Tăng 32,3%

Phí bảo hiểm đóng 1 lần

352

Tăng 101,7%

Tổng phí khai thác mới

9.869


Tăng 34%

Tổng doanh thu phí toàn thị trường
Trong đó: Sản phẩm bảo hiểm cá nhân
Sản phẩm bảo hiểm nhóm

28.309
28.128
191

Tăng 31,5%
Tăng 31,7%
Tăng 6%

Nguồn: Nhóm tổng hợp dựa trên số liệu của Hiệp hội bảo hiểm.
Dẫn đầu về phí bảo hiểm khai thác mới là Bảo Việt Nhân thọ là 2.131 tỉ đồng,
Prudential với 1.899 tỉ đồng, Dai-ichi là 1.394 tỉ đồng, Manulife là 1.376 tỉ đồng,
AIA với 1.080 tỉ đồng.
Các doanh nghiệp chiếm thị phần tổng doanh thu lớn trên thị trường bao gồm Bảo
Việt (7.929 tỉ đồng), Prudential (7.008 tỉ đồng), Manulife (3.517 tỉ đồng), Dai-ichi
Life (3.161 tỉ đồng) và AIA (2.735 tỉ đồng).
Tổng doanh thu phí khai thác qua kênh ngân hàng và các tổ chức tín dụng đạt
1,822 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 6.4 % tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường.
4. Tình hình trả tiền bảo hiểm:
Tổng số tiền bảo hiểm các doanh nghiệp đã chi trả 6 tháng đầu năm 2017 cho các
sản phẩm bảo hiểm là 7.248 tỉ đồng, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong
đó: Trả tiền bảo hiểm gốc là 4.950 tỉ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước,
trong đó Bảo Việt Nhân thọ với 1.959 tỉ đồng, Prudential với 1.790 tỉ đồng, AIA
với 363 tỉ đồng, Manulife với 351 tỉ đồng và Dai-ichi với 279 tỉ đồng.

Trả giá trị hoàn lại là 1.349 tỉ đồng, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó
Prudential là doanh nghiệp có giá trị hoàn lại cao nhất thị trường với 429 tỉ đồng,
tiếp theo là Bảo Việt với 266 tỉ đồng, Manulife với 154 tỉ đồng, Dai-ichi 63 tỉ đồng
và Chubb Life 55 tỉ đồng.


22

Tổng số lãi chia cho người thụ hưởng là 950 tỉ đồng, tăng 7,94%, trong đó
Prudential trả 528 tỉ đồng, Manulife trả 210 tỉ đồng và Bảo Việt Nhân thọ trả 189 tỉ
đồng.
5. Số lượng đại lý bảo hiểm.
Tên mục
Số lượng đại lý mới tuyển dụng

Số lượng

Tỷ lệ so với năm 2016

141.305 đại lý

Tăng 25.3%

Tổng số đại lý có mặt trên thị
525.150 đại lý
Tăng 20%
trường
Nguồn: Nhóm tổng hợp dựa trên số liệu của Hiệp hội bảo hiểm.
Các doanh nghiệp bảo hiểm có số lượng đại lý mới tuyển dụng nhiều nhất thị
trường theo thứ tự là: Bảo Việt Nhân thọ 31.057 đại lý, Prudential 24.498 đại lý,

Dai-ichi 19.489 đại lý, AIA 15.392 đại lý và Hanwha Life 13.946 đại lý.
Các doanh nghiệp có số lượng đại lý cao nhất là Prudential 163.755 đại lý, Bảo
Việt Nhân thọ 142.382 đại lý, Dai-ichi life 66.738 đại lý, Hanwha Life 35.710 đại
lý và AIA 34.025 đại lý.


23

4.2 , Bảo hiểm phi nhân thọ:
Sáu tháng đầu năm 2017, doanh thu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đạt 19.769 tỉ
đồng, tăng trưởng 12%, bồi thường 6.831 tỉ đồng, dự phòng bồi thường 4.763 tỉ
đồng, tỉ lệ bồi thường đã bao gồm dự phòng bồi thường 58%.
Loại bảo hiểm

Bảo hiểm xe cơ
giới

Doanh thu
(Tỷ đồng)

Mức
tăng Số tiền bồi Dự phòng Tỷ lệ bồi
trưởng doanh thường (tỷ bồi thường thường (%)
thu (%)
đồng)
(tỷ đồng)

6.600

13


3.131

2031

78

5.252

24

1.612

518

40

Bảo hiểm thiệt
hại

3.042

6

663

694

44


Bảo hiểm hàng
hóa vận chuyển

1.159

10

296

253

47

Bảo hiểm cháy
nổ

1.667

13

585

380

57

Bảo hiểm sức
khỏe và tai nạn
con người


Bảo hiểm thân
tàu và TNDS
990
-15
361
582
95
của chủ tàu
Nguồn: Nhóm tổng hợp dựa trên số liệu của Hiệp hội bảo hiểm.
Các nghiệp vụ bảo hiểm khác gồm bảo hiểm trách nhiệm đạt 458 tỉ đồng tăng
trưởng 17%, bảo hiểm hàng không 300 tỷ đồng giảm 23%, bảo hiểm tín dụng và
rủi ro tài chính 116 tỷ đồng tăng trưởng 88%, bảo hiểm thiệt hại kinh doanh 138 tỷ
đồng tăng trưởng 39%, bảo hiểm nông nghiệp đạt 30 tỷ đồng tăng trưởng 16%, bảo
hiểm bảo lãnh 13 tỉ đồng, tăng trưởng 23%.
Các doanh nghiệp bảo hiểm đạt doanh thu phí bảo hiểm cao là Bảo Việt đạt 3.621
tỷ đồng tăng 21,32% chiếm 18,32% thị phần; PVI đạt 3.572 tỷ đồng giảm 1,53%
chiếm 18.07% thị phần; Bảo Minh đạt 1.626 tỷ đồng tăng 16.54% chiếm 8,23% thị
phần; PTI đạt 1.496 tỷ đồng tăng trưởng 1,75% chiếm 7,57% thị phần, PJICO đạt
1.210 tỷ đồng tăng trưởng 1,38% chiếm 6,12% thị phần.


24

Phần 3. Đánh giá tình hình hoạt động của các DNBH PNT/NT tại
Việt Nam
Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của các DNBH PNT/NT Việt Nam
thông qua:

3.1. Kết quả đạt được.
1. Chế độ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ngày càng

hoàn thiện theo hướng nâng cao năng lực quản lý nhà nước và tháo gỡ khó khăn
vướng mắc cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Các quy định và điều kiện để cấp phép hoạt động, điều kiện kinh doanh
bảo hiểm nhân thọ của Nhà nước đảm bảo cho doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
hoạt động an toàn, hiệu quả, đồng thời đảm bảo quyền, lợi ích người tiêu dùng
(người được bảo hiểm).
2. Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ngày một tăng cùng nhau cạnh
tranh, tuyên truyền về bảo hiểm, xây dựng uy tín thương hiệu và cung cấp sản
phẩm bảo hiểm ngày một tốt hơn.
Toàn thị trường có 17 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong đó có 01
doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), 04 doanh nghiệp bảo hiểm liên
doanh (VCLI, Vietinbank-Aviva, PVI-Sunlife, BIDV-Metlife), 12 doanh nghiệp
bảo hiểm 100% vốn nước ngoài. Các doanh nghiệp bảo hiểm đều có năng lực
tài chính mạnh, biên khả năng thanh toán tốt và được xếp hạng nhóm A theo
tiêu chuẩn của Bộ Tài chính quy định tại Thông tư 195/2015/TT-BTC. Tổng tài
sản của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt 143.238 tỷ đồng, dự phòng
nghiệp vụ 103.901 tỷ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu 23.666 tỷ đồng.
3. Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng nhanh, khẳng định vị trí, vai trò, ý nghĩa
tác dụng của bảo hiểm nhân thọ trong dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của nền kinh tế xã hội.
4. Số lượng người dân tham gia bảo hiểm và hưởng quyền lợi bảo hiểm ngày càng
nhiều với mọi tần lớp dân cư, mọi lứa tuổi, mọi khu vực địa lý.
Bình quân mỗi năm có xấp xỉ 1 triệu hợp đồng khai thác mới và có
khoảng 800.000 hợp đồng bảo hiểm chấm dứt hiệu lực hoặc được chi trả quyền
lợi bảo hiểm. Trong 20 năm, tổng số hợp đồng bảo hiểm sản phẩm chính khai
thác mới 15 triệu hợp đồng cùng với 5,6 triệu hợp đồng còn hiệu lực đến cuối
năm 2015 đưa tổng số lượt người tham gia bảo hiểm sản phẩm chính 20 năm
qua là 20,6 triệu lượt người.



25

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm là người thành thị chiếm 42%, phi
thành thị chiếm 58%, đặc biệt những vùng núi chuyên canh cây công nghiệp
hay vùng đồng bằng, vùng biển, các hộ kinh doanh trang trại tham gia bảo hiểm
với số tiền bảo hiểm lớn. Có đến gần 50% người tham gia bảo hiểm mang lại
quyền lợi được bảo hiểm cho người thân: vợ, chồng, con cái, cha mẹ, anh chị
em ruột.
5. Số lượng sản phẩm bảo hiểm ngày càng nhiều và được cải tiến nhiều lần để
người dân lựa chọn. Đặc tính và lợi ích của sản phẩm là vũ khí sắc bén trong cạnh
tranh chiếm lĩnh thị phần, thị trường của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Ngay khi đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất động sản phát triển, bảo
hiểm nhân thọ đã phát triển sản phẩm bảo hiểm phi truyền thống: bảo hiểm liên
kết chung, bảo hiểm liên kết đơn vị để thu hút người có nhu cầu vừa đầu tư sinh
lời vừa bảo vệ rủi ro sự kiện bất ngờ xảy ra. Từ 2014, bảo hiểm nhân thọ đã
triển khai bảo hiểm hưu trí tự nguyện đáp ứng nhu cầu có thu nhập khi hết độ
tuổi lao động cho người dân không có bảo hiểm xã hội hoặc bổ sung cho chế độ
bảo hiểm xã hội hiện hành.
6. Kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm và cung cấp dịch vụ khách hàng ngày càng
mở rộng.
Tính đền cuối năm 2015, số lượng đại lý có mặt là 404.607 người tăng
37,3% so với 2014. Năng suất khai thác hợp đồng bảo hiểm mới sản phẩm
chính 3,2 hợp đồng; sản phẩm phụ 5,57 hợp đồng. Năng suất khai thác tổng
doanh thu 14,2 triệu đồng. Năng suất khai thác doanh thu năm đầu 31,73 triệu
đồng. Đại lý bảo hiểm là hạt nhân tuyên truyền, tư vấn, thuyết phục, giải thích
cho khách hàng tham gia bảo hiểm lựa chọn sản phẩm bảo hiểm được phủ khắp
toàn quốc từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo.
7. Bảo hiểm nhân thọ tích lũy tiết kiệm vừa bảo vệ rủi ro của người tham gia bảo
hiểm vừa là kênh thu hút vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế xã hội.
Các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã đầu tư vào nền kinh tế quốc dân

126.833 tỷ đồng đem lại lợi nhuận đầu tư trong đó chi trả bảo tức cho người
tham gia bảo hiểm tối thiểu bằng 70% số tiền phí bảo hiểm đầu tư tài chính.
Đặc biệt danh mục đầu tư đã có tỷ trọng tăng nhanh với đầu tư trung và dài hạn.
Ngoài ra các doanh nghiệp bảo hiểm còn đầu tư cho người tham gia bảo hiểm
gặp khó khăn về tài chính bằng hình thức cho vay để đóng phí bảo hiểm duy trì


×