Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tiểu luận tình huống chương trình chuyên viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.49 KB, 22 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Luật đất đai 1993 của Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có ghi:
“ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế
hệ, nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức, xương máu mới tạo lập,bảo vệ được
vốn đất đai như ngày nay!".
Thực vậy, trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị trí và ý nghĩa
đặc biệt quan trọng- là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của mọi quá trình
sản xuất, là nơi tìm được công cụ lao động, nguyên liệu lao dộng và nơi sinh tồn
của xã hội loài người. Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển
của xã hội loài người.
Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con người, điều
kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất. Đất đai tham gia vào
tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của
các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và các
công trình thuỷ lợi khác. Đất đai cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp,
xây dựng như gạch ngói, xi, măng, gốm sứ…
Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định. là
thước đo sự giàu có của một quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống,
bảo hiểm về tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là
một nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng.
Với ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt như vậy, chính sách đất đai luôn luôn
là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là vào những giai
đoạn chuyển biến có tính chất lịch sử vì nó không chỉ liên quan đến lợi ích của
hàng chục triệu người nhất là đối với nông dân mà coi là một khâu then chốt
trong điều hành vĩ mô của nhà nước với mục tiêu ổn định và phát triển.
Hiện nay, việc quản lý đất đai đã và đang là một trong những vấn đề mang


tính thời sự nóng bỏng mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm ưu tiên hàng đầu. Qua
từng thời kỳ cách mạng, chính sách đất đai của Nhà nước ta cũng trên cơ sở đó

2


mà có những thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Nhất là
trong công cuộc đổi mới hiện nay, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp
hóa-hiện đại hóa đất nước thì vấn đề đất đai, hơn lúc nào hết cần phải có những
sửa đổi, bổ sung nhằm giúp các quan hệ về đất đai vận động và phát triển.
Thực tế cho thấy, những năm gần đây việc khiếu nại, tố cáo của công dân,
về tranh chấp đất đai, nhất là các tranh chấp đất đai về thừa kế, đòi lại đất cho
thuê, cho ở nhờ,.... diễn ra ngày càng nhiều và có chiều hướng gia tăng, nội dung
vụ việc có nhiều tình tiết phước tạp. Nguyên nhân của những khiếu nại trên phần
lớn là do nhân dân thiếu hiểu biết về Luật đất đai và các văn bản của Nhà nước
liên quan đến lĩnh vực đất đai, bên cạnh đó cũng có không ít những trường hợp
các cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện chưa đúng chức năng, trách nhiệm quản
lý đất đai dẫn đến nhiều vụ kiện rắc rối, kéo dài làm giảm sút lòng tin của nhân
dân đối với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
Qua thời gian tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương
trình chuyên viên và quá trình nghiên cứu tìm hiểu thực tiễn, tôi chọn tình huống
“Giải quyết tranh chấp thừa kế về quyền sử dụng đất” với mục đích trao đổi, học
hỏi, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước góp phần
nâng cao kiến thức trong việc quản lý, xử lý và sử dụng đất đai ngày một tốt hơn
mang lại hiệu quả thiết thực trong cuộc sống. Tuy nhiên, do trình độ, năng lực và
sự hiểu biết của bản thân còn hạn chế nên tình huống này không tránh khỏi những
thiếu sót, vì vậy kính mong được sự đóng góp của các thầy, cô giáo và các bạn
học viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của Trường Đào tạo, Bồi
dưỡng Cán bộ, Công chức (Bộ Nội vụ) đã tận tình giảng dạy và chỉ bảo tôi trong

quá trình học Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên
viên K47 tại huyện Kim Bảng.
Người thực hiện

Chu Thị Hạnh

3


I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1. Hoàn cảnh ra đời của tình huống
Năm 1948, ông Trần Văn Lâm trú tại xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh
Hà Nam kết hôn với bà Nguyễn Thị Lệ và sinh được 3 người con:
- Trần Văn Minh
- Trần Văn Tài
- Trần Văn Nam
Năm 1975, bà Nguyễn Thị Lệ lâm bệnh hiểm nghèo và qua đời. Trong số
ba người con của ông Lâm có anh Trần Văn Tài đi xuất khẩu lao động ở Nga từ
năm 1993.
Gia đình ông Lâm đã được Ủy ban nhân dân xã Tân Sơn làm thủ tục giao
quyền sử dụng 450 m2 đất vườn và thổ cư; 2.900 m2 đất trồng lúa và 32.000 m2
đất đồi rừng để trồng cây ăn quả và cây lâm nghiệp theo Nghị định 64/CP và Nghị
định 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ về giao đất lâm nghiệp cho các tổ
chức cá nhân và hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
Tháng 7 năm 2001 ông Lâm lâm bệnh nặng và qua đời có để lại di chúc,
trong di chúc ông Lâm ghi rõ: “Nay để lại cho anh Nguyễn Quốc Hùng 1.000 m2
đất trồng lúa và 4.500 m2 đất lâm nghiệp” trong tổng số đất mà Ủy ban nhân dân
xã Tân Sơn giao cho gia đình ông Lâm theo Nghị định 64/CP và Nghị định 02/CP
ngày 15 tháng 01 năm 1994 của Chính phủ.
Được biết anh Nguyễn Quốc Hùng là con trai của người bạn thân với ông

Lâm sống cùng thôn Tân Lang và anh Hùng cũng đã được Ủy ban nhân dân xã
Tân Sơn cấp đủ diện tích trồng lúa và đất lâm nghiệp theo tiêu chuẩn đã quy định
tại Nghị định 64/CP và Nghị định 02/CP. Ngoài ra trong di chúc để lại ông Lâm
không đề cập gì đến việc phân chia tài sản thừa kế cho các con của ông.
Tháng 2 năm 2002, sau khi ông Lâm mất được 7 tháng thì anh Trần Văn
Minh là con trai trưởng của ông Lâm đã đứng ra phân chia về đất cụ thể như sau:
- Diện tích 2.900 m2 đất trồng lúa và 32.000 m2 đất đồi rừng để trồng cây
ăn quả và cây lâm nghiệp được chia đều cho 2 anh em là Trần Văn Minh và Trần

4


Văn Nam; anh Trần Văn Tài không được chia đất với lý do là đi nước ngoài
không có hộ khẩu ở nhà.
- Diện tích đất vườn 450 m2 được chia đều cho cả 3 anh em là Trần Văn
Minh, Trần Văn Tài, Trần Văn Nam mỗi người 150 m2 vì đây là diện tích đất có
cả đất thổ cư.
Đối với anh Nguyễn Quốc Hùng thì anh Trần Văn Minh không chia đất cho
anh này theo di chúc của ông Lâm để lại với lý do: Anh Hùng không phải là con
ông Lâm.
Tháng 10 năm 2002, từ nước ngoài trở về thăm quê hương, anh Trần Văn
Tài không đồng tình với cách phân chia của anh Minh và cũng từ đó anh em nảy
sinh mâu thuẫn. Sau nhiều lần được chính quyền địa phương hòa giải nhưng tình
hình vẫn không được cải thiện mà có phần xấu hơn.
2. Diễn biến tình huống
Ngày 22 tháng 12 năm 2002, anh Tài đã có đơn khiếu nại lên UBND xã
Tân Sơn đề nghị chính quyền địa phương giải quyết cho anh được hưởng 1/3 diện
tích đất trồng lúa và đất lâm nghiệp mà UBND xã đã giao cho gia đình ông Lâm.
Vào thời gian này cùng với đơn khiếu nại của anh Trần Văn Tài thì anh
Nguyễn Quốc Hùng cũng gửi đơn lên Ủy ban nhân dân xã Tân Sơn đòi được

hưởng 1.000 m2 đất trồng lúa và 4.500 m2 đất lâm nghiệp theo như di chúc của
ông Lâm để lại.
Sau khi nhận được đơn khiếu nại của 2 công dân Trần Văn Tài và Nguyễn
Quốc Hùng, UBND xã đã tiến hành giải quyết như sau:
Đối với anh Trần Văn Tài: UBND xã bác đơn khiếu nại về việc đòi hưởng
1/3 diện tích đất trồng lúa và đất lâm nghiệp với lý do anh Tài đi xuất khẩu lao
động ở nước ngoài, không có hộ khẩu tại địa phương do vậy không có quyền
được sử dụng diện tích đất mà địa phương giao cho gia đình ông Lâm.
Đối với anh Nguyễn Quốc Hùng: UBND xã giải quyết được hưởng 1.000
m2 đất trồng lúa và 4.500 m2 đất lâm nghiệp theo di chúc của ông Lâm để lại.
Sau khi UBND xã Tân Sơn giải quyết như vậy thì mối quan hệ giữa ba anh
em trong gia đình càng trở nên căng thẳng hơn. Đồng thời mâu thuẫn giữa 2 gia

5


đình anh Minh và anh Hùng ngày càng trở nên gay gắt, tình cảm hàng xóm thấy
khó có thể hàn gắn như trước được.
Với sự việc này phần lớn nhân dân ở thôn Tân Lang xã Tân Sơn đã có quan
điểm đồng tình ủng hộ đối với những quyết định của UBND xã Tân Sơn, tuy
nhiên cũng có một số ít không đồng tình với các lý do: UBND xã Tân Sơn đã giải
quyết vụ việc chưa thấu tình đạt lý và chưa đúng thẩm quyền.... Để vụ việc được
giải quyết vừa đúng pháp luật, ổn thỏa, vừa giữ được tình cảm anh, em trong gia
đình và mối quan hệ hàng xóm, láng giềng thì từ những vấn đề đặt ra, chúng ta
cần tìm ra một phương án xử lý cho phù hợp và đúng pháp luật hiện tại.
II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
1. Cơ sở lý luận
Muốn giải quyết tranh chấp quyền thừa kế về đất đai được tốt đòi hỏi
những người có trách nhiệm phải nắm bắt đầy đủ, kịp thời các quy định của pháp
luật dân sự về thừa kế cũng như các quy định của Luật đất đai và các văn bản

hướng dẫn thi hành.
Luật đất đai của nước ta ban hành năm 1993 và mới đây Luật đất đai năm
2003 vẫn khẳng định: Đất đai là loại tài sản có giá trị đặc biệt và đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Và tính đặc biệt của sở hữu Nhà
nước đối với đất đai thể hiện ở những điểm sau:
+ Trước hết đất đai là một tài nguyên quý giá, nó không phải là tài sản
thông thường mà là một tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất và đời sống. Dù
rằng Nhà nước xác định giá các loại đất, ban hành khung giá các loại đất để Ủy
ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương quy định bảng giá các
loại đất nhưng không vì thế mà có quan niệm coi đất đai như một hàng hóa thông
thường. Đất đai là một loại hàng hóa đặc biệt, được lưu chuyển một cách đặc biệt.
+ Nhà nước là chủ sở hữu, vì thế có trọn vẹn các quyền năng chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt đất đai mà các chủ thể khác tham gia vào quan hệ pháp luật đất
đai không thể có đầy đủ các quyền đó được.
+ Toàn bộ đất đai dù trên đất liền hay trên hải đảo, dù cho bất cứ ai sử dụng
vào mục đích nào thì đó vẫn là của Nhà nước.

6


+ Vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên không còn khái niệm đất vô chủ, đất
vắng chủ, không còn quan niệm tranh chấp về quyền sở hữu đất đai.
Như vậy ngoài Nhà nước ra không có đối tượng nào có đầy đủ ba quyền:
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đất đai. Người được Nhà nước giao quyền sử
dụng đất được hưởng các quyền do pháp luật quy định. Trong thực tế, xét về bản
chất thì quyền sử dụng đất cũng là quyền năng dân sự (quyền dân sự đặc thù).
Bên cạnh đó, luật pháp là cơ sở pháp lý cho việc hình thành quá trình lưu thông
về đất đó là khi đất có giá trị cao. Chính vì lẽ đó đất đai trở thành tài sản quý giá
của con người có thể chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp, thừa kế, cho thuê...
nhưng đó chỉ là quyền sử dụng đất. Ông Lâm được quyền lập di chúc để lại thừa

kế quyền sử dụng đất nhưng di chúc đó phải hợp pháp tức là phải tuân theo các
quy định về nội dung và hình thức của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự
Việt Nam năm 1995. Theo quy định của pháp luật mỗi loại đất có vai trò, giá trị
khác nhau do đó khi thực hiện các quyền của chủ thể đối với đất cũng khác nhau.
Luật đất đai quy định có hai nhóm đất:
+ Đất nhóm 1: Bao gồm đất sản xuất nông nghiệp hàng năm và đất nuôi
trồng thủy sản.
+ Đất nhóm 2: Là đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp và
đất thổ cư.
Bộ luật dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1995 quy
định có hai cách thừa kế đó là: Thừa kế theo di chúc và Thừa kế theo pháp luật.
- Thừa kế theo di chúc: Là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho
người khác còn sống theo quyết định của người đó trước khi chết được thể hiện
trong di chúc: Nội dung cơ bản của thừa kế theo di chúc là chỉ định người thừa kế
(cá nhân, tổ chức) và phân định tài sản, quyền thừa kế cho họ, giao cho họ nghĩa
vụ tài sản.
Di chúc có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản, tuy nhiên nó phải tuân thủ
các điều kiện do pháp luật quy định.
Điều 654 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định về di chúc bằng miệng như
sau:

7


“Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc
các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc
bằng miệng. Di chúc bằng miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng
thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay
sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
Sau 3 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh

mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng bị hủy bỏ”.
- Thừa kế theo pháp luật: Là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho
người sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Điều 653 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định: Di chúc bằng văn bản bao
gồm:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn;
- Di chúc bằng vản bản có chứng nhận của công chứng nhà nước.
Điều 679 Bộ luật dân sự quy định về hàng thừa kế theo pháp luật như sau:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại, anh
ruột, chị ruột, em ruột của người chết.
+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; Bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; Cháu ruột của người chết mà người
chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn
ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truốt quyền
hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản.
Theo quy định của Bộ luật dân sự thì loại đất thuộc nhóm thứ hai thì người
được hưởng thừa kế là bất cứ ai.

8


2. Phân tích nguyên nhân và hậu quả
2.1. Nguyên nhân
2.1.1. Khách quan

Do quá trình phát triển kinh tế- xã hội tại ngày một phát triển, giá trị quyền
sử dụng đất ngày càng cao, dẫn đến nhiều những tranh chấp đất đai.
Hồ sơ địa chính đất đai trải qua nhiều thời kỳ chưa được lưu trữ, cập nhật
đầy đủ. Trên địa bàn huyện Kim Bảng các xã cơ bản chưa đo đạc bản đồ địa
chính chính quy, tài liệu quản lý đất đai vẫn dựa vào bản đồ đo đạc từ những năm
đã cũ nát, thất lạc, thiếu đồng bộ, biến động nhiều ranh giới, loại đất, đối tượng sứ
dụng đất, gây nhiều khó khăn trong việc xác định căn cứ để giải quyết.
Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đất đai, giao dịch
dân sự qua các thời kỳ thay đổi, chồng chéo dẫn đến nhiều lúng túng cho các cơ
quan chức năng trong việc quản lý đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo.
Bộ máy chính quyền cấp xã, đặc biệt là công chức địa chính cấp xã trong
các thời kỳ chưa được quan tâm đúng mức, trình độ chuyên môn và trách nhiệm
chưa đáp ứng nhu cầu công tác. Đặc biệt là quá trình tuyền dụng cán bộ, công
chức cấp xã trước đây không thực sự chú trọng đến trình độ chuyên môn mà chủ
yếu tuyển dụng thông qua sự nhiệt tình tâm huyết của đội ngũ cán bộ, vì thế đội
ngũ cán bộ công chức cấp xã cao tuổi vừa thiếu, vừa yếu.
Công tác tuyên truyền vận động nhân dân về nhận thức hiểu biết pháp luật
trong quá trình sử dụng đất còn chưa được sâu rộng, thiếu hiểu biết kiến thức
pháp luật về đất đai, thừa kế, giao dịch dân sự….
2.1.2. Về chủ quan
Để xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất như trên là do nguyên nhân chủ
yếu sau đây:

9


Thứ nhất: Về phía người để lại thừa kế quyền sử dụng đất do hiểu biết pháp
luật còn hạn chế nên ông Lâm đã lập di chúc để lại quyền thừa kế sử dụng đất
nông nghiệp để trồng lúa cho anh Hùng là chưa đúng quy định của pháp luật dân
sự và đất đai.

Thứ hai: Về phía những người được hưởng thừa kế:
- Các con ông Lâm: anh Trần Văn Minh và Trần Văn Tài do không tìm hiểu
các quy định của pháp luật về thừa kế và đất đai nên anh Minh đã phân chia
quyền sử dụng đất mà bố mình để lại không đúng theo di chúc và theo pháp luật.
- Anh Nguyễn Quốc Hùng người được ông Lâm cho hưởng thừa kế theo
pháp luật do chưa hiểu biết các quy định của pháp luật đã gửi đơn lên UBND xã
Tân Sơn yêu cầu được hưởng 1.000 m2 đất trồng lúa theo di chúc của ông Lâm
để lại là không đúng.
Thứ ba: Về phía cơ quan Nhà nước (ở đây là UBND xã) do hiểu biết pháp
luật còn chưa đầy đủ nên việc giải quyết không đúng thẩm quyền và chưa đúng
pháp luật. Đây là tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nên thẩm quyền giải
quyết thuộc Tòa án nhân dân chứ không phải UBND xã. Khi nhận được đơn của
anh Tài và anh Hùng lẽ ra UBND xã chỉ hòa giải, hướng dẫn các bên chứ không
giải quyết như trên; nếu các bên không nhất trí với cách hòa giải đó thì UBND xã
phải hướng dẫn họ gửi đơn đến Tòa án nhân dân để giải quyết.
2.2. Hậu quả
Đây là tranh chấp thừa kế không phức tạp nhưng do sự hiểu biết pháp luật
chưa đầy đủ của các đương sự cũng như cán bộ UBND xã, do đó để lại hậu quả:
- Về mặt tình cảm đạo đức: Từ việc không đồng ý với cách phân chia tài
sản thừa kế của người anh Trần Văn Minh mà anh Trần Văn Tài đã làm đơn yêu
cầu UBND xã giải quyết dẫn đến mâu thuẫn giữa các anh, em trong gia đình, sau

10


nhiều lần được chính quyền địa phương hòa giải, nhưng tình hình vẫn không
được cải thiện mà có phần xấu hơn. Mẫu thuẫn giữa anh Hùng và các con ông
Lâm ngày càng sâu sắc, ảnh hưởng đến tình cảm hàng xóm vốn là phong tục tập
quán tốt đẹp của dân tộc ta.
- Về giải quyết tranh chấp: Tranh chấp chưa giải quyết được vì UBND xã

không có thẩm quyền mà lại đứng ra giải quyết và kết quả giải quyết không đúng
với quy định của pháp luật. Do đó dẫn đến tình trạng tranh chấp kéo dài nếu các
bên tiếp tục khiếu kiện.
- Về uy tín của cán bộ Nhà nước: Với cách giải quyết vừa không đúng thẩm
quyền, vừa không đúng pháp luật như trên thì người dân sẽ không tin tưởng vào
trình độ của đội ngũ cán bộ Nhà nước, nếu có tranh chấp xảy ra chắc họ sẽ không
nhờ đến cán bộ cơ sở tư vấn nữa. Do đó dẫn đến tình trạng khiếu kiện vượt cấp,
kéo dài làm cho các cơ quan cấp trên không giải quyết hết mà cấp dưới lại không
có việc.
3. Phân tích tình huống:
Từ di chúc mà ông Lâm để lại chúng ta nhận thấy:
- Việc ông Lâm lập di chúc để lại cho anh Hùng (con trai người bạn thân)
thừa kế quyền sử dụng 4.500 m2 đất lâm nghiệp (đất loại 2) là hoàn toàn đúng
quy định của pháp luật.
- Căn cứ vào những quy định của pháp luật thì ông Lâm (người được nhà
nước trực tiếp giao đất) trước khi chết đã lập di chúc để lại thừa kế quyền sử dụng
1.000 m2 đất trồng lúa (đất loại 1) cho anh Nguyễn Quốc Hùng là trái với quy
định của pháp luật.
Căn cứ vào Điều 10 của Pháp lệnh giải quyết các vụ án dân sự năm 1989
thì “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất do Tòa án nhân

11


dân giải quyết”. UBND xã Tân Sơn chỉ có chức năng phối hợp với các tổ chức
đoàn thể tổ chức hòa giải giúp cho những cá nhân khiếu kiện hiểu rõ được những
quy định của pháp luật (cụ thể trong trường hợp này là anh Tài và anh Hùng)
đồng thời tạo sự cảm thông, đoàn kết giữa các anh, em trong gia đình, giữ mối
quan hệ tốt giữa gia đình anh Minh và anh Tài để từ đó anh Hùng và anh Tài tự
rút đơn khiếu nại.

Trong trường hợp hòa giải không thành thì UBNDxã hướng dẫn anh Trần
Văn Tài và anh Nguyễn Quốc Hùng gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân để
yêu cầu giải quyết.
Như vậy, việc UBND xã Tân Sơn đứng ra giải quyết đơn khiếu kiện của
anh Tài và anh Hùng là không đúng thẩm quyền, trái với quy định của pháp luật
hiện hành.
Đối với trường hợp của UBND xã Tân Sơn giải quyết cho anh Nguyễn
Quốc Hùng được quyền thừa kế 1.000 m2 đất trồng lúa và 4.500 m2 đất lâm
nghiệp theo di chúc của ông Lâm có thể giải đáp như sau:
- Đối với diện tích 1.000 m2 đất trồng lúa (đất nhóm 1) tại Điều 740 Bộ
luật dân sự quy định: Người được thừa kế phải có đủ 2 điều kiện:
+ Điều kiện thứ nhất: Có như cầu sử dụng đất, trực tiếp sử dụng đất đúng
mục đích.
+ Điều kiện thứ hai: Chưa có đất hoặc đang sử dụng đất dưới hạn mức quy
định của Luật đất đai.
Từ các căn cứ trên đây ta thấy rằng UBND xã Tân Sơn giải quyết cho anh
Nguyễn Quốc Hùng được thừa kế sử dụng 1.000 m2 đất trồng lúa theo di chúc
của ông Lâm là trái với quy định của pháp luật (vì anh Hùng đã được giao đủ diện
tích đất trồng lúa theo quy định).

12


- Đối với 4.500 m2 đất lâm nghiệp (đất nhóm 2), tại điều 743 Bộ luật dân
sự quy định: Cá nhân, thành viên hộ gia đình được giao đất nông nghiệp để trồng
cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở, sau khi chết có quyền để thừa
kế quyền sử dụng cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
Như vậy việc giải quyết cho anh Nguyễn Quốc Hùng được thừa kế 4.500
m2 đất lâm nghiệp là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật hiện hành.
- Đối với anh Trần Văn Tài: UBND xã Tân Sơn không chấp nhận quyền

được phân chia đất theo yêu cầu ghi trong đơn có thể biểu hiện như sau:
Trên diện tích đất 2.900 m2 đất trồng lúa là đất nhóm 1 anh Tài không
được hưởng như các anh em trong gia đình là đúng bởi lẽ:
+ Anh Tài đang lao động ở nước ngoài.
+ Anh Tài không có nhu cầu sử dụng đất.
Đối với 450 m2 đất vườn và đất thổ cư (đất nhóm 2) theo quy định của
pháp luật cần được chia đều, như vậy theo cách giải quyết của UBND xã Tân Sơn
cho mỗi người được hưởng 150 m2 đất là hoàn toàn đúng.
III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
1.1. Mục tiêu trước tiên
Xử lý đúng pháp luật, thấu tình, đạt lý và đưa ra các quyết định có thể thực
hiện được là điều kiện tiên quyết cho những tình huống như thế này. Cần giải
quyết nhanh, đảm bảo đúng pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo
quyền và lợi ích chính đáng của các bên, mang lại sự hài lòng trành khiếu kiện
kéo dài hoặc vượt cấp. Bên cạnh đó, kinh nghiệm rút ra từ những vụ việc này sẽ
giúp cho việc thực hiện chính sách pháp luật về đất đai và giải quyết khiếu nại tố
cáo đạt được hiệu quả cao và có kết quả lâu dài cả cho chính quyền địa phương
lẫn các bên liên quan.
1.2. Mục tiêu hướng tới

13


Đảm bảo kỷ cương pháp luật, phù hợp với nguyên tắc cơ bản mà Hiến pháp
quy định: Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân;
Giảm tối đa mức thiệt hại kinh tế (nếu có) bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi
ích chính đáng của công dân;
Giải quyết hài hòa giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, các lợi ích kinh tế, lợi
ích xã hội và đảm bảo tính pháp lý;

Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Đề xuất phương án xử lý tình huống
Căn cứ vào những quy định của pháp luật và phong tục tập quán, truyền
thống đạo lý của dân tộc ta, việc xử lý tình huống trên cần theo các phương án
sau:
Phương án 1: giả thuyết.
Nếu mọi công dân đều được tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến
nơi đến chốn thì sẽ không có khiếu kiện, khiếu nại xảy ra.
Nếu tất cả cán bộ, công chức từ phường, xã đến tỉnh đều làm việc tập trung,
có trách nhiệm cao; nắm vững luật pháp, quy trình…; giải quyết các vụ việc theo
đúng quy định thì không có khiếu kiện, khiếu nại xảy ra.
Phương án 2: thuyết phục, giáo dục.
Áp dụng đối với các trường hợp đơn giản, tính chất mức độ sự việc không
nghiêm trọng. Chỉ đạo các tổ chức đoàn thể để thuyết phục, giải quyết.
- Ưu điểm: đơn giản, không tốn kém, giữ được mối quan hệ tình cảm, láng
giềng, cùng nhau xây dựng cuộc sống mới tại cộng đồng khu dân cư, văn minh,
lịch sự.

14


- Nhược điểm: Phải xây dựng được các tổ chức đoàn thể đủ mạnh, uy tín,
có kiến thức, có hiểu biết về pháp luật thì mới giải quyết có tình có lý, hài hòa
giữa hai bên. Ngược lại, kỷ cương, phép nước dễ bị xem nhẹ.
Phương án 3: các bộ phận chuyên môn cùng cấp sẽ giúp Ủy ban nhân dân
cấp mình đề ra biện pháp hợp lý, đúng pháp luật.
- Ưu điểm:
Thực hiện đúng kỷ cương, phép nước. Thể hiện được tính nghiêm minh của
Pháp luật và quyền lực của nhà nước.
- Khuyết điểm:

Nếu xử lý không khéo thì đây là cơ hội phát sinh cho tiêu cực, nhũng
nhiễu.
Cụ thể: Căn cứ vào các quy định của pháp luật về thừa kế và pháp luật về
đất đai, căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân xã, cán bộ tư pháp
của Ủy ban nhân dân xã có thể hướng dẫn, giải thích cho ba anh, em con ông Lâm
và anh Hùng như sau:
- Di sản của ông Lâm sau khi chết được phân chia thành hai loại:
Thứ nhất: Ngôi nhà trên đất thổ cư và đất vườn 450 m2, 32.000 m2 đất lâm
nghiệp.
Thứ hai: Diện tích đất nông nghiệp trồng lúa là 2.900 m2.
- Người thừa kế thuộc ba đối tượng: Con đẻ sống trong nước và con đẻ
sống ở nước ngoài, con của bạn bè….Vì thế khi phân chia tài sản thừa kế chúng
ta cần phân loại di sản, đối tượng để áp dụng theo đúng quy định của pháp luật.
Tại khoản 3 Điều 7 Luật đất đai và Điều 743 Bộ luật dân sự quy định đối với diện
tích đất trồng cây lâu năm và đất ở (450 m2) cần được chia đều cho các người con
kể cả người ở trong nước và người ở nước ngoài. Nếu trong trường hợp anh Tài

15


không nhận di sản ở Việt Nam thì mới đem chia cho hai người con ở trong nước
như vậy mới đảm bảo đúng các quy định của pháp luật.
- Đối với diện tích 32.000 m2 đất lâm nghiệp theo di chúc của ông Lâm thì
chia 4.500 m2 đất cho anh Hùng, số còn lại là 39.000 m2 thì chia đều cho ba anh
em (Minh, Tài, Nam) trong gia đình.
- Đối với đất nông nghiệp (trồng lúa) tại khoản 1 Điều 679, Điều 680 Bộ
luật dân sự (Như đã nếu ở trên) và Điều 470 Bộ luật dân sự quy định về người
thừa kế phải có hai điều kiện:
+ Điều kiện thứ 1: Có nhu cầu sử dụng đất, có điều kiện trực tiếp sử dụng
đất đúng mục đích.

+ Điều kiện thứ 2: Chưa có đất hoặc đang sử dụng đất dưới hạn mức theo
quy định của pháp luật về đất đai.
Như vậy việc anh Nguyễn Quốc Hùng đòi quyền thừa kế 1.000 m2 đất
nông nghiệp theo di chúc của ông Lâm là không đúng, vì anh Hùng đã được Uỷ
ban nhân dân xã Tân Sơn cấp đủ diện tích đất đai theo quy định của pháp luật.
Đối với việc đòi chia đất của anh Trần Văn Tài, do anh Tài đang đi lao
động ở nước ngoài và không có nhu cầu sử dụng đất do vậy anh Tài không đủ
điều kiện để hưởng thừa kế loại đất này. Chính vì thế cách giải quyết đúng pháp
luật là chia 2.900 m2 đất trồng lúa này cho hai người con đang sinh sống ở trong
nước là anh Trần Văn Minh và Trần Văn Nam (mỗi người 1.450 m2).
Kết quả có thể theo các hướng sau:
+ Nếu hòa giải thành thì lập biên bản hòa giải thành và kết thúc vụ việc.
+ Nếu hòa giải không thành thì lập biên bản hòa giải không thành và hướng
dẫn các bên tranh chấp nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân để giải quyết theo
đúng quy định của pháp luật.

16


Phương án 4: chuyển hồ sơ qua Tòa án nhân dân giải quyết.
Ưu điểm:
- Đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Khuyết điểm:
- Có thể mất đi tình làng nghĩa xóm.
- Kỷ cương pháp luật dễ bị xem nhẹ nếu xử lý không hợp lý.
3. Lựa chọn phương án xử lý và lập kế hoạch thực hiện phương án
- Phương án 1: chỉ là giả thuyết, trên thực tế không thể thực hiện được, do
đó không chọn.
- Phương án 2: Vì UBND xã đã tiến hành giải quyết nên áp dụng phương
án này chưa đủ tính thuyết phục.

- Vậy ta chọn phương án 3 kết hợp với phương án 4: Đây là tranh chấp về
thừa kế do đó UBND xã trước hết nên thực hiện theo phương án 3, đó là tiến hành
hòa giải giữa các bên để tránh tốn kém về thời gian cũng như vật chất đồng thời
tạo được lòng tin của nhân dân bởi vì:
Theo Điều 38 Luật đất đai năm 1993 và sau này tại Điều 135 Luật đất đai
năm 2003 đã quy định: UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với
các tổ chức đoàn thể như: Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ,
các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc tiến hành hòa giải các vụ tranh chấp
đất đai trong nhân dân. Vì vậy UBND xã Tân Sơn cần chủ động phối hợp với các
tổ chức đoàn thể xã hội tiến hành mở hội nghị hòa giải giữa các đương sự trên
nguyên tắc dân chủ, công bằng xã hội, đảm bảo hợp tình, hợp lý, không gây mất
đoàn kết đảm bảo an ninh trật tự xã hội ở địa phương.
Trong trường hợp UBND xã Tân Sơn đã tổ chức hòa giải mà các đương sự
thống nhất với các phương án giải quyết thì UBND xã Tân Sơn tiến hành làm các

17


thủ tục theo quy định của pháp luật, đề nghị UBND huyện cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, như vậy vừa đảm bảo quyền lợi hợp pháp lâu dài của các
đương sự, đồng thời cũng tránh được những tranh chấp và khiếu kiện xảy ra sau
này gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Sau khi áp dụng các quy định của pháp luật về thừa kế, về đất đai để hòa
giải hợp tình, hợp lý chắc chắn rằng các bên sẽ tin tưởng vào UBND xã và thống
nhất với phương án hòa giải đó.
Trường hợp nếu hòa giải không thành chuyển sang phương án 4: UBND xã
lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp nộp đơn khởi
kiện đến Tòa án nhân dân để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Sau khi nhận được đơn và các hồ sơ pháp lý liên quan của người khởi kiện,
căn cứ vào các quy định của pháp luật, Toà án nhân dân xem xét:

o Năng lực hành vi của các chủ thể.
o Loại đất được hưởng thừa kế.
o Tính hợp pháp của di chúc để thừa kế.
o Diện tích đất để thừa kế theo di chúc so với phần diện tích của các bên có
liên quan.
o Tổng diện tích đất sau khi được hưởng thừa kế của từng người so với hạn
mức quy định của pháp luật.
o Tính hợp pháp về quyền sử dụng đất đã để thừa kế.
o Đối tượng sử dụng đất sau khi được hưởng thừa kế, có thuộc đối tượng
sử dụng đất hay không.
Toà án nhân dân xem xét và thụ lý, giải quyết vụ án theo các thủ tục, trình
tự pháp luật quy định.
IV. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

18


1. Kiến nghị
Tất cả các vụ khởi kiện về tranh chấp quyền sử dụng đất có thể giải quyết
thành ở cấp cơ sở (cấp xã) khi cán bộ quản lý hành chính nhà nước cấp xã thông
hiểu pháp luật, có kiến thức chuyên môn và có tinh thần trách nhiệm cao. Ngược
lại, thì làm cho sự việc hành chính trở nên rắc rối; phát sinh khiếu nại từ cơ sở,
gây ra sự mất đoàn kết và xáo trộn trong nội bộ nhân dân, gây mất niềm tin trong
nhân dân. Do đó, trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước yêu cầu về tiêu
chuẩn hóa các chức danh cán bộ, công chức và đẩy mạnh sự nghiệp đào tạo và
bồi dưỡng công chức nhà nước thành đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất
đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết pháp luật, có năng lực và tận
tụy phục vụ nhân dân là hết sức cần thiết và bức bách hiện nay. Hội nghị lần thứ
VIII Ban Chấp hành Trung ương khóa VII đã đề ra Nghị quyết về việc “tiếp tục
xây dựng và hoàn thiện nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cải cách

một bước nền hành chính nhà nước”. Trong đó ghi rõ: “Tiến hành sửa đổi bổ
sung thể chế và đề cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính trong việc giải
quyết các khiếu nại của công dân không cần đưa xử ở Tòa án”. Vì vậy, việc nâng
cao trình độ của cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn là việc làm hết sức
cần thiết. Cần phải chú trọng tối đa đội ngũ cán bộ, công chức làm việc ở cơ sở.
Có chế độ đãi ngộ và chế độ thu hút xứng đáng để họ an tâm làm việc hết mình,
nâng cao hiệu suất công tác phục vụ nhân dân.
Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với nhà nước bằng chủ trương, đường lối của Đảng. Đảng phải thường xuyên
tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chủ trương, đường lối của mình.
Quốc hội thành lập Ủy ban chuyên trách nghiên cứu làm luật. Phối kết hợp
với các tổ chức trong và ngoài nước cùng tham gia xây dựng luật.

19


Quản lý nhà nước được thực hiện theo pháp luật là cơ sở chủ yếu để điều
chỉnh các quan hệ xã hội. Vì vậy, mọi vấn đề thuộc về quản lý phải tuân thủ đúng
theo quy định của pháp luật, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm. Cần tăng
cường tổ chức việc giáo dục pháp luật đến tận cơ sở; làm cho mọi người thông
hiểu pháp luật. Thực hiện “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”. Giáo
dục pháp luật cho công dân phải được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi.
Cần tiến hành đồng bộ việc cải cách bộ máy hành chính Nhà nước từ Trung
ương đến địa phương, đặc biệt là bộ máy chính quyền cơ sở, xây dựng bộ máy
Nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh, đoàn kết, tránh quan liêu, hách dịch,
cửa quyền, buông lỏng quản lý và gây phiên hà cho nhân dân, gây ách tắc trong
khâu quản lý và thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước. Trong đó chú trọng kiện toàn bộ máy và đẩy nhanh cải cách hành
chính trong quản lý đất đai, nâng cao năng lực công tác và trách nhiệm của cơ
quan quản lý Nhà nước về đất đai, thường xuyên tham mưu đề xuất kịp thời các

giải pháp với các cấp chính quyền để từng bước giải quyết dứt điểm những tồn
tại, vướng mắc trong quản lý đất đai.
2. Kết luận
Thực tiễn cho thấy trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, việc giải
quyết tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo của công dân đúng cấp, đúng thẩm
quyền và kịp thời không những đảm bảo được lợi ích của nhà nước, lợi ích chính
đáng của công dân mà còn góp phần ổn định an ninh - trật tự xã hội. Qua đó, góp
phần vào việc ngăn chặn và bài trừ tệ nạn tham nhũng, lãng phí của công và các
tệ nạn xã hội khác, xây dựng được khối đại đoàn kết trong nhân dân, tạo được
niền tin của nhân dân đối với hệ thống bộ máy hành chính nhà nước. Mặt khác,
thông qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời sẽ giảm thiểu tình trạng khiếu

20


nại, khiếu kiện vượt cấp. Đồng thời, nhiều cấp, nhiều ngành kịp thời chấn chỉnh,
uốn nắn những sai sót, lệch lạc, những yếu kém trong công tác quản lý hành
chính, kiến nghị với cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi chế độ chính sách, pháp
luật sát với thực tiễn cuộc sống, xử lý nghiêm minh những người sai phạm hoặc
tránh né trách nhiệm.
Để quản lý đất đai được tốt, sử dụng đất đúng mục đích, đạt hiệu quả cao
đòi hỏi mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi địa phương, mỗi tổ chức, mỗi đơn vị và từng cá
nhân phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật dân sự, Luật đất đai, các văn bản hướng
dẫn thi hành và điều quan trọng là cán bộ làm công tác liên quan đến đất đai phải
nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng cũng như các quy định của
pháp luật.
Đảng và Nhà nước ta đã và đang từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật
về đất đai, đưa quyền sử dụng đất trở thành hàng hóa; tiếp tục mở rộng dân chủ,
tạo cơ chế thực hiện trách nhiệm giải trình của cơ quan quản lý và cán bộ quản lý;
cơ chế để người dân được tham gia vào hoạt động quản lý của nhà nước, để tổ

chức và cá nhân thực hiện quyền giám sát của mình, đảm bảo mục tiêu xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, 2013.
2. Luật đất đai năm 1993, 2003.
3. Luật khiếu nại 2011.
4. Bộ luật dân sự năm 1995, 2005.
5. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998, năm 2001.
6. Nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ về việc giao đất lâm
nghiệp cho các tổ chức, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích nông nghiệp.
7. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.
8. Tài liệu chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên của Trường Đào tạo
bồi dưỡng cán bộ công chức- Bộ Nội vụ.
9. Các văn bản khác có liên quan.

22



×