HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LỚP BỒI DƯỠNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN
(Tổ chức tại Bộ Tài nguyên và Môi trường)
***
TIỂU LUẬN
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
THÔNG TIN Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THÔNG TIN Y TẾ CƠ SỞ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sự nghiệp y tế của đất nước nói chung và trong công tác quản lý
y tế nói riêng, không thể thiếu thông tin, đặc biệt là thông tin y tế. Trong
thông tin y tế thì thông tin y tế tuyến cơ sở đóng vai trò rất quan trọng vì nó
bao gồm những dữ liệu ban đầu, cần thiết cho việc lập kế hoạch y tế, mục tiêu
là để đề xuất các giải pháp can thiệp, sửa đổi hay bổ sung các chính sách y tế
và lượng giá các giải pháp hay các chính sách đó.
Yêu cầu cơ bản của thông tin là phải chính xác, đáng tin cậy, kịp thời
và đầy đủ. Tuy nhiên, phải có chọn lọc để phù hợp với từng mục tiêu cụ thể.
Nếu đạt được các yêu cầu cơ bản thì thông tin mới phát huy được tác dụng
tích cực của nó, nhưng hiện nay ở nước ta, chất lượng các số liệu thu thập từ
tuyến cơ sở còn rất nhiều hạn chế như: các chỉ số thu thập còn quá nhiều,
phương pháp thu thập thông tin và tính toán số liệu còn chưa được chuẩn hoá,
các cán bộ y tế cơ sở chưa hiểu hết các ý nghĩa của các chỉ số, có sự thiếu hụt
lớn về thông tin, đặc biệt là thông tin về bệnh tật. Do đó, các yêu cầu đặt ra
cho các thông tin y tế cơ sở là chưa thể đạt được.
Cho đến cuối năm 1997, Bộ Y tế mới có tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết của 10
bệnh cao nhất của bệnh viện chứ không phải thu thập các chỉ số này tại cộng
đồng, thậm chí chỉ có hơn 40 tỉnh báo cáo về số liệu mắc và chết do tai biến
sản khoa tính đến tháng 6 năm 2007. Hiện nay Bộ Y tế đang tiến hành dự án
“Hệ thống thông tin quản lý y tế” để cải tiến chất lượng công tác thống kê
nhưng tình hình vẫn chưa đạt yêu cầu như mong muốn.
Tình hình thu thập số liệu và báo cáo thống kê y tế ở tuyến cơ sở của
chúng ta còn nhiều vấn đề cần sửa đổi, trong đó có những vấn đề rất bức thiết.
Cả về phương pháp thu thập số liệu và báo cáo, cả về các phương tiện thu
thập thông tin cũng như chính sách chế độ đối với công tác này ở tuyến cơ sở
cũng còn nhiều bất cập, trong đó có những vấn đề về đào tạo cán bộ, chuyên
môn hoá công tác thông tin y tế ở các cơ sở cũng đang là đòi hỏi tương đối
khách quan và bức xúc.
Một ví dụ rất sinh động trong vấn đề thông tin y tế tuyến cơ sở là vấn
đề báo cáo thông tin tỉnh Yên Bái: Do thiếu thông tin hoặc thông tin không
kịp thời từ tuyến cơ sở về các bệnh quan trọng và các ca chết sơ sinh, uốn ván
sơ sinh… mà các trung tâm y tế dự phòng tỉnh đã phải cho phát hành một mẫu
phiếu báo cáo riêng với một mức thưởng tiền cho việc báo cáo một ca bệnh
như sau: Tất cả các cán bộ y tế hoặc cộng tác viên thôn, bản, y tế xã, huyện,
thị trực tiếp báo cáo xác minh được thưởng thấp nhất các định mức: Chết sơ
sinh: 3.000đ/người, Uốn ván sơ sinh: 5.000đ/người, Liệt mềm cấp nghi bại
liệt: 20.000đ/người/ca bệnh. Mẫu này được phát hành trong khi ở các xã vẫn
đầy đủ các loại biểu mẫu của Bộ Y tế phát hành và vẫn có các báo cáo thường
kỳ từ tuyến cơ sở về trung tâm y tế dự phòng của tỉnh một cách đều đặn.
Muốn đạt được mong muốn về các yêu cầu chính xác, kịp thời, đầy đủ
của tuyến thông tin y tế cấp cơ sở, trước hết cần nâng cao hơn nữa một bước
nhận thức về tầm quan trọng của công tác thông tin y tế của cấp cơ sở. Các
cán bộ y tế cần hiểu được vai trò của cán bộ thông tin y tế đến các y tế nói
chung, công tác quản lý. Có thể nói nó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác
chăm sóc sức khoẻ ban đầu của từng địa phương. Mọi thông tin y tế không
chính xác, không kịp thời không những làm ảnh hưởng đến công tác chiến
lược nói chung mà còn có thể ảnh hưởng ngay đến công tác chăm sóc sức
khoẻ ban đầu hoặc phòng chống bệnh dịch ở địa phương.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Thông tin y tế thu thập trong lập kế hoạch y tế công cộng
1.1 Khái niệm về thông tin y tế:
Thông tin y tế là những tin tức mô tả về tình hình hoạt động của các
lĩnh vực khác nhau trong ngành và cả những lĩnh vực khác nhau ngoài ngành
y tế có liên quan tới y tế. Ví dụ như tỷ lệ mắc bệnh của một địa phương trong
một khoảng thời gian nào đó; số cán bộ y tế/1.000 dân của một địa phương
nào đó; tỷ lệ người nghèo của địa phương đó/thời gian năm…
Thông tin y tế đóng vai trò rất quan trọng trong cả ba khâu của chu
trình quản lý, từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh
giá. Tất cả các quá trình đó đều cần những thông tin tin cậy và phù hợp với
khả năng thu thập của từng tuyến. Tương tự như một bác sĩ lâm sàng giỏi
trước hết phải biết khai thác các triệu chứng, người quản lý giỏi là người biết
cách thu thập và sử dụng thông tin giỏi. Không có thông tin, quản lý là một
quá trình mò mẫm, rời rạc, vì vậy không có hiệu quả.
Để có những thông tin cần thiết cho quá trình quản lý, thông tin phải
đạt các yêu cầu:
- Thông tin phải đầy đủ và toàn diện, nhưng cũng phải có sự chọn lọc để
phù hợp với từng mục tiêu cụ thể.
- Thông tin phải chính xác, phản ánh đúng thực tế. Ví dụ tỷ lệ mắc bệnh
sốt rét ở huyện M là 2,5%/tổng số dân/năm, nếu báo cáo cao hơn hay
thấp hơn tỷ lệ đó sẽ sai với thực tế, dẫn đến lập kế hoạch sai.
- Thông tin phải cập nhật, phản ánh đúng thời điểm.
- Thông tin phải có tính đặc hiệu, giúp người lập kế hoạch không lẫn lộn
giữa vấn đề này với vấn đề khác.
- Thông tin về chất lượng: đặc biệt chú ý đến thông tin phản ánh chất
lượng công việc. Ví dụ như tỷ lệ trẻ bị viêm phổi được xử trí đúng, tỷ lệ
trẻ bị tiêu chảy xử trí đúng…
- Thông tin phải rất cụ thể được lượng hoá.
Để có những thông tin chọn lọc cho công tác quản lý, thông tin được phân
thành các nhóm. Có nhiều cách phân loại tuỳ mục đích người sử dụng.
Cách 1: Phân thành các nhóm như:
- Thông tin về phòng bệnh: Tỷ lệ tiêm phòng văcxin, tỷ lệ được giáo dục
sức khoẻ…
- Thông tin về nguồn lực y tế: Số cán bộ y tế trên 1.000 dân, số các
phòng khám…
- Thông tin về sự hỗ trợ của tuyến trên: Kinh phí, nhân lực được hỗ trợ…
- Thông tin về y tế tuyến dưới.
- Thông tin về bệnh tật: Tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chất, tỷ lệ được điều trị…
- Thông tin về phía cộng đồng.
- Thông tin về môi trường chung…
Cách 2: Phân thành 3 nhóm thông tin chính:
- Thông tin về phía cộng đồng: Điều kiện môi trường, kinh tế xã hội, tình
trạng sức khoẻ và xu hướng; Tình hình sử dụng dịch vụ y tế; kiến thức
thái độ thực hành…
- Thông tin về phía người cung cấp dịch vụ: Thông tin đầu vào (tiền,
nhân lực, cơ sở vật chất…); Thông tin hoạt động (tỷ lệ được phục vụ, tỷ
lệ được điều trị đúng…); Thông tin tác động; Thông tin đầu ra (tỷ lệ
khỏi bệnh, tỷ lệ tử vong…)
- Thông tin về phía chính sách y tế.
Cách 3: Phân theo logic:
- Thông tin về sẵn có các nguồn lực.
- Thông tin về sự tiếp cận.
- Thông tin về sự sử dụng.
- Thông tin về sự sử dụng đủ.
- Thông tin về sự sử dụng có hiệu quả.
1.2 Các phương pháp thu thập thông tin:
Có 3 phương pháp thu thập thông tin chính:
- Qua sổ sách, báo cáo sẵn có: Đòi hỏi phải có hệ thống báo cáo hoạt
động tốt từ dưới lên.
- Quan sát, nghe ngóng tại các cuộc họp hay đi thực tế: Phương pháp này
chỉ cho ta những thông tin khái quát, những thông tin dạng này thường
không chính xác.
- Qua các cuộc điều tra nghiên cứu: Thông tin thường chính xác, cập
nhật nhưng phải có nhân lực, kinh phí, thường cũng chỉ thu thập được
lượng thông tin nhất định. Hơn nữa không phải bao giờ cũng thực hiện
được.
Hiện nay ở nước ta, tại tuyến tỉnh, huyện, xã, những thông tin có được
chủ yếu là từ hệ thống báo cáo tuyến xã gửi lên, từ báo cáo hoạt động của
các bệnh viện, của đội vệ sinh phòng dịch - chống sốt rét, trạm sinh đẻ kế
hoạch hoặc bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em/kế hoạch hoá gia đình. Một thực
tế là báo cáo từ xã gửi lên thường có độ tin cậy rất khác nhau, do người
làm báo cáo có trình độ và tinh thần trách nhiệm khác nhau, không dành
thời gian cho việc làm báo cáo và ít để ý đến con số báo cáo sai, có bị ước
lượng không.
Trong quá trình xây dựng và phát triển ngành y tế, thực hiện sự nghiệp
bảo vệ sức khoẻ người dân, chúng ta đã xây dựng và phát triển một mạng
lưới y tế cơ sở rộng khắp trong cả nước, trong đó có mạng lưới thông tin y
tế. Mạng lưới y tế cơ sở nước ta đã có những đóng góp to lớn trong việc
quản lý và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đồng thời mạng lưới này cũng đã
cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho hoạt động y tế trên cả nước. Nó
giúp thông báo tình hình sức khoẻ, dịch bệnh, nhu cầu và khả năng đáp
ứng cộng đồng… Trên cơ sở đó, ngành y tế xây dựng những chính sách,
giải pháp cho hoạt động để không ngừng nâng cao sức khoẻ của người
dân. Tuy vậy, trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều yếu tố tác động làm
cho thông tin từ y tế cơ sở thiếu chính xác, chưa thể hiện đúng vai trò của
nó. Các yếu tố tác động đến thông tin y tế tuyến cơ sở rất nhiều, trong đó
có những yếu tố chính như:
- Nền kinh tế nước ta ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động y tế. Các
dịch vụ y tế tư nhân đang phát triển mạnh mẽ, người dân có thể tự do
lựa chọn nơi khám bệnh, tự mua thuốc chữa bệnh hay tìm đến dịch vụ y
tế tư nhân… tất cả những vấn đề đó làm cho hoạt động thu thập thông
tin y tế trở nên rất khó khăn.
- Các chương trình y tế được triển khai nhiều ở các xã đã góp phần cải
thiện sức khoẻ của nhân dân, nhưng nhân lực và kinh phí có hạn nên
gây khó khăn không nhỏ cho các cán bộ y tế ở xã. Nhận thức về vai trò
thông tin chưa tốt, chưa biết cách thu thập và sử dụng thông tin cho các
hoạt động ở địa phương mình là tình trạng phố biến ở tuyến cơ sở hiện
nay. Trong lĩnh vực khám chữa bệnh và quản lý bệnh tật ở địa phương,
cán bộ y tế xã hầu như chỉ làm việc ở trạm, ít khi xuống cộng đồng nên
không đủ khả năng quản lý số bệnh nhân đi thẳng lên tuyến trên hay
đến các dịch vụ y tế tư nhân và tự mua thuốc chữa bệnh.
- Người dân một mặt do trình độ nhận thức còn hạn chế, mặt khác chú
trọng đến các vấn đề: tiện lợi, kinh phí, kết quả điều trị… nên họ có thể
đến khám và điều trị tại những nơi mà họ cho là phù hợp.
Theo Thông tư số 07/1998 của Bộ Y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu là
trọng điểm của ngành y tế nước ta để nâng cao sức khoẻ nhân dân, tuy nhiên
việc chậm trễ, trùng lặp, chồng chéo, mất thông tin vẫn xảy ra phố biến tại
tuyến y tế cơ sở khi cán bộ y tế phải thực hiện nhiều chương trình cùng lúc.
1.3 Các chỉ số chính được thu thập tại xã:
Định nghĩa chỉ số: Là số đo giúp đo lường và so sánh những sự thay đổi có
thể được thể hiện theo chiều hướng (tăng hay giảm), mức độ (ít hay nhiều) và
phạm vi (rộng hay hẹp).
Các đặc tính của chỉ số:
Tính sử dụng: Được sử dụng thường xuyên trong lập kế hoạch, quản lý,
giám sát và lượng giá các hoạt động y tế.
Tính thực thi và đơn giản.
Tính nhạy: Chỉ số phải nhạy trước sự thay đổi của các yếu tố cần đo lường.
Tính đặc hiệu: Chỉ phản ánh các đối tượng mà chỉ số đó đo lường.
Tính khách quan: Phản ánh một cách khách quan các đối tượng cần đo.
Có 4 loại chỉ số: Chí số đầu vào, chỉ số hoạt động, chỉ số đầu ra và chỉ số
tác động. Hiện nay, Bộ Y tế quy định các trạm y tế phải thu thập 89 chỉ số,
trong đó có 19 chỉ số tối thiểu.
Các loại sổ sách do Bộ Y tế phát hành: 07 quyển sổ chính thức ban hành
của Bộ Y tế cho công tác thu thập thông tin là:
Sổ A1: Sổ khám bệnh
Sổ A2: Sổ tiêm chủng
Sổ A3: Sổ khám thai
Sổ A4: Sổ theo dõi sinh đẻ
Sổ A5: Sổ theo dõi các biện pháp KHHGĐ
Sổ A6: Sổ theo dõi nguyên nhân tử vong
Sổ A7: Sổ theo dõi các bệnh xã hội (sốt rét, lao, phong, mắt hột, mù loà,
tâm thần, nghiện hút, hoa liễu, bướu cổ).
Theo quy định của Bộ Y tế, các trạm y tế xã dùng các sổ này ghi chép toàn
bộ các hoạt động của trạm.
2. Hệ thống thu thập và quản lý thông tin khám chữa bệnh tại tuyến y
tế cơ sở
Từ Ngữ, Nguyễn Đình Quang năm 1994 đã đưa ra sơ đồ mạng lưới quản
lý và điều hành hoạt động cộng tác viên (CTV) giáo dục dinh dưỡng như sau:
Cấp huyện
Cấp xã
Thôn/Đội SX
CT
V
CT
V
CT
V
Cụm gia
đình
Cụm gia
đình
Cụm gia
đình
Sơ đồ 1: Mạng lưới cộng tác viên dinh dưỡng theo Từ Ngữ (38)
Qua nghiên cứu cải tiến hoạt động hệ thống giám sát UVSS ở huyện Bố
Trịnh - Quảng Bình, năm 1994 Nguyễn Văn Thuỳ đã đưa ra mô hình giám sát
thu thập thông tin như sau:
Cụm gia
đình
Y tế
tư
Trạm VSPD tỉnh
Bệnh viện tỉnh
Đội VSPD – SR
huyện
Bệnh viện huyện
Trạm y tế xã
Phòng khám khu
vực, hộ sinh khu vực
Hộ
sinh tư
Y tế
thôn
Bà mụ
vườn
Nguồn
khác
Nguồn khác
Sơ đồ 2: Hệ thống giám sát UVSS và bại liệt theo Nguyễn Văn
Thuỳ
Năm 1995, Trần Ngọc Hữu nghiên cứu xây dựng hệ thống báo cáo y tế
tỉnh Long An phục vụ cho hoạt động CSSKBĐ cho thấy: hệ thống báo cáo y
tế cơ sở cho việc lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá các dịch vụ y tế ở tỉnh.
Tuy nhiên thực trạng hệ thống báo cáo y tế trong tỉnh không được đầy dủ và
chính xác. Tác giả đề nghị cần đơn giản hoá các biểu mẫu, sổ sách, tạo lập cơ
chế thông tin phản hồi. Thống kê y tế cần đưa vào giáo trình các trường trung
học y tế. Về hệ thống thu thập số liệu, với mục tiêu là cung cấp các chỉ số sức
khoẻ chủ yếu và có thể phân thành 3 nhóm chủ yếu: Nhóm 1 gồm 40 chỉ số
cần thiết cho việc lập kế hoạch và đánh giá ở mức độ Quốc gia. Nhóm 2 gồm
25 chỉ số cần thiết cho việc lập kế hoạch y tế ở tuyến xã. Tác giả đưa ra sơ đồ
báo cáo như sau:
Bộ Y tế
Viện
Sở Y tế
Trung tâm YTDP,
các trạm chuyên khoa
TT Y tế, đội
VSPD huyện
Trạm y tế xã
Sơ đồ 3: Hệ thống báo cáo theo Trần Ngọc Hữu
Nghiên cứu của Hoàng Đình Huề năm 1998 tóm tắt như sau:
Các bộ, ngành,
các nguồn khác
Các chương trình
y tế
Bộ Y tế
Vụ kế hoạch
Phòng TK - KH
Tổng cục
thống kê
Sở Y tế
Cục thống kê tỉnh
Trung tâm
y tế huyện
Phòng thống kê
Trạm y tế xã
UBND xã
Sơ đồ 4: Hệ thống thông tin y tế theo Hoàng Đình Huề
Và hiện nay, hệ thống báo cáo y tế nước ta có thể được tóm tắt như sau:
Bộ Y tế
Vụ y tế
dự phòng
Phòng TK
- Vụ KH
Tổ chức tài
quốc tế
TK - Vụ
điều trị
Các viện
chuyên khoa
Chương
trình dự
độc lập
Sở Y tế
Trung tâm
YTDP
Phòng
KH - TH
Các bệnh viện
Các trạm
chuyên
Trung tâm y tế huyện
Đội VSPD
Phòng
KH - TH
Các bệnh viện
Trạm y tế xã
Sơ đồ 5: Hệ thống báo cáo y tế hiện nay ở nước ta
2.2 Những tồn tại của chất lượng thông tin y tế tuyến cơ sở
Theo nghiên cứu của đơn vị CSSKĐB - Bộ Y tế năm 1994 đến 1995 tại
Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Long An, Cần Thơ thì tỷ lệ người đau ốm tự
mua thuốc về chữa mà không qua khám bệnh rất phổ biến. Nơi tỷ lệ cao nhất
là Long An (47,7%), thấp nhất là Thừa Thiên - Huế (28,9%). Cũng theo đơn
vị CSSKĐB - Bộ Y tế, chỉ có 66% trạm y tế có đủ 7 sổ ghi chép theo quy
định của Bộ, 71% trạm có báo cáo hàng năm. Về sử dụng thuốc, có sự lạm
dụng thuốc rất phổ biến, 34-37% dùng kháng sinh để chữa cảm cúm, 78%
dùng kháng sinh để chữa bệnh thần kinh và đau đầu, 18% dùng corticoid chữa
nhiễm trùng đường hô hấp, 56% đơn thuốc có vitamin.
Trong 2 năm 1997 – 1998, các tác giả Dương Đình Thiện, Phùng Văn
Hoàn, Vũ Diễn và CS đã thực hiện đề tài “Các biện pháp nâng cao chất lượng
thông tin y tế tuyến cơ sở” cho thấy:
- Nhân lực y tế tại tuyến cơ sở tham gia công tác thông tin y tế bao gồm
hầu hết các cán bộ y tế xã, người chịu trách nhiệm chính là trạm trưởng
trạm y tế. Cán bộ y tế không được thường xuyên tập huấn về công tác
thống kê y tế.
- Các thông tin chủ yếu được thu thập tại tuyến cơ sở là từ những người
dân đến khám chữa bệnh tại trạm y tế được ghi chép vào 7 cuốn sổ
chính (98,7%) nhưng chỉ có 33,8% tổng số người dân đau ốm là đến
khám tại trạm y tế xã. Do đó chắc chắn sẽ có sự thiếu hụt lớn trong số
liệu về tình hình bệnh tật, sinh đẻ, tử vong tại địa phương. Nguồn báo
cáo từ thôn, đội, cộng tác viên chiếm tỷ lệ rất thấp.
- Các sổ sách phát hành về cơ sở không có các định nghĩa rõ ràng, các
chỉ số thì trùng lặp.
- Hiệu suất sử dụng các cuốn sổ theo quy định của Bộ Y tế còn quá thấp
và không đồng đều ở các địa phương.
- Sự sai lệch thông tin do thu thập và thống kê tại tuyến YTCS quá lớn,
so sánh tỷ lệ mắc một số bệnh giữa điều tra và báo cáo của Y tế cơ sở
có độ chênh lệch từ 2 đến hàng trăm lần: Bệnh tiêu chảy: số điều tra
cao gấp 6 lần so với số báo cáo; Viêm đường hô hấp cấp cao gấp 13
lần; Bệnh cảm cúm cao gấp 40,2 lần… Đa số các xã không thu thập và
báo cáo được số tỷ lệ bệnh mãn tính.
Ta có thể thấy, không nên coi hệ thống thống kê là nguồn cung cấp
thông tin duy nhất. Nếu chỉ dựa vào hệ thống thống kê để nhìn nhận tình
hình sức khoẻ cộng đồng thì sẽ không đúng vì chỉ nhìn được chỏm của
tảng băng nổi. Đây chỉ là một phần rất nhỏ trong khi phần lớn tảng băng
lại nằm chìm dưỡi nước. Muốn biết được toàn bộ tảng băng có hai cách:
- Dựa vào các cuộc điều tra, nghiên cứu của từng vùng để ước đoán phần
chìm là bao nhiêu, như thế nào.
- Có giải pháp bổ sung cho hệ thống thống kê để thấy được phần lớn
hình thể của tảng băng, kể cả phần chìm (không nằm trong thống kê).
Với hoạt động của hệ thống thông tin như hiện nay, có những thông tin
vượt quá khả năng của y tế xã nên phải dựa vào điều tra định kỳ hoặc các
nghiên cứu chuyên biệt. Có thể nói, y tế xã như một cái túi chứa các hoạt
động y tế từ trên rót xuống. Với địa bàn rộng, nhân lực ít, lượng thông tin
yêu cầu phải nắm quá nhiều thì y tế xã không thể nắm hết được. Vì vậy, có
những thông tin cần phải dựa vào cộng đồng, dựa vào chân rết ở dưới để
bổ sung thêm như: thông tin về bệnh tật, sinh đẻ, tử vong… Mặt khác có
những thông tin mà y tế xã dễ dàng nắm được như các chỉ số đánh giá hoạt
động khám chữa bệnh tại trạm y tế xã thì cũng phải đưa vào thống kê và
báo cáo theo một mẫu thống nhất.
KẾT LUẬN
- Tầm quan trọng, vai trò của thông tin y tế tuyến cơ sở.
- Các hình thức và công cụ cơ bản để thu thập thông tin y tế tuyến cơ sở.
- Hạn chế trong quản lý nhà nước về các hoạt động thu thập thông tin y
tế tuyến cơ sở.
KIẾN NGHỊ
1. Trong các sổ sách phát hành về cơ sở cần phải làm rõ các định nghĩa,
các nội dung thu thập các số liệu để tránh trùng lặp các chỉ số. Cần có
sự thống nhất các chỉ số cơ bản được thu thập ở xã, thống nhất lồng
ghép các chương trình y tế để khai thác số liệu một cách thuận tiện nhất
cho cán bộ y tế cơ sở. Cần tiếp tục cải tiến sổ sách phù hợp hơn nữa.
2. Cần tăng cường phát huy vai trò tham gia của quần chúng nhân dân nói
chung trong công tác thông tin y tế tại tuyến cơ sở, nhất là với một số
thống tin quan trọng cần phải thu thập kịp thời và đầy đủ như thông tin
về dịch bệnh. Nên có chính sách khuyến khích vật chất hoặc thưởng
tiền cho người phát hiện và báo cáo thông tin.
3. Cần tổ chức tập huấn thường xuyên cho cán bộ thống kê y tế và các cán
bộ y tế cơ sở. Đội ngũ cán bộ y tế xã cần nắm chắc các chỉ số thông tin
cần thiết, sử dụng thành thạo các biểu mẫu, các cách tính toán thống kê
thống nhất trong cả nước để khi báo cáo lên trên được đồng bộ và chính
xác. Thiết lập và củng cố, nâng cao hệ thống y tế thôn bản.
4. Cần có chính sách bắt buộc thầy thuốc tư nhân (kể cả Đông y, Tây y và
nhà hộ sinh tư) có sổ khám chữa bệnh ghi rõ các thông tin liên quan của
người bệnh (họ tên, tuổi, bệnh điều trị, các mục khác...) như của trạm
xá. Các thầy thuốc tư nhân cũng phải báo cáo định kỳ như một y tế
thôn bản hoặc như một trạm xá xã (tuỳ theo quy mô khám chữa bệnh).
5. Cần tiếp tục nghiên cứu thay đổi một số chỉ số và biểu mẫu trong báo
cáo của y tế xã để có thể đánh giá đúng hơn hoạt động khám chữa
bệnh.
6. Hằng năm nên tổ chức lấy ý kiến về công tác thông tin y tế cơ sở của
cán bộ y tế tuyến cơ sở. Nên kèm theo luôn vào báo cáo biểu mẫu lấy ý
kiến và có bộ phận làm công tác tổng kết tại các huyện, các tỉnh, rồi
chuyển lên Bộ để phân tích có hệ thống giúp cải tiến công tác thông tin
y tế tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt:
1. Bộ Y tế:
Các biểu mẫu thống kê ở tuyến cơ sở
Bộ Y tế, Hà Nội, 1997, (1-16)
2. Bộ Y tế:
Đánh giá kết quả hệ thống thông tin quản lý y tế
Bộ Y tế, Hà Nội, 1998, (16-18)
3. Bộ Y tế:
Thông tư số 07/BYT – TT, 25/8/1997
4. Bộ Y tế:
Thông tư liên tịch số 02/TTLT – BYT – BTCCBCP hướng dẫn thi hành
nghị định số 01/1998/NĐ-CP (6-7)
5. Bộ Y tế:
Quản lý hoạt động lồng ghép trạm y tế cơ sở
NXBYH, Hà Nội, 1994, (156-188)
6. Bộ Y tế, chương trình NKHHCT trẻ em:
Tài liệu huấn luyện dành cho cán bộ tuyến xã.
NXBTH, Hà Nội, 1998 (4-45)
7. Bộ Y tế, Chương trình viêm phổi trẻ em:
Hướng dẫn giám sát hoạt động chương trình
Hà Nội, 1998 (69-72)
8. Bộ Y tế, Đơn vị chăm sóc sức khoẻ ban đầu:
Tóm tắt kết quả nghiên cứu tại Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Long An, Cần
Thơ, 1994 – 1995 (1-4)
9. Bộ Y tế, Đơn vị chăm sóc sức khoẻ ban đầu:
Tóm tắt 4 công trình nghiên cứu tiến hành tại đơn vị chăm sóc sức khoẻ
ban đầu 1995 – 1996, (5-9)
10.Bộ Y tế - SIDA (Thuỵ Điển):
Tiêu chuẩn kỹ thuật của y tế xã
NXBYH, Hà Nội, 1996, (83-210)
11.Bộ Y tế, Vụ khoa học đào tạo:
Sổ tay dịch tễ học cho cán bộ quản lý y tế huyện
BXNYH, Hà Nội, 1992 (36-51)
12.Bộ Y tế, Vụ kế hoạch, Phòng thống kê tin học:
Niên giám thống kê y tế
Bộ Y tế, Hà Nội, 1997 (22-23)
13.Bộ Y tế Vụ kế hoạch, Phòng thống kê tin học:
Hệ thống chỉ tiêu y tế xã hội
Bộ Y tế, Hà Nội, 1998, (30-38)
14.Bộ Y tế, Vụ quản lý khoa học kỹ thuật:
Bảng phân loại Quốc tế bệnh tật sửa đổi lần thứ VIII, hà Nội, 1973
15.Bộ Y tế, Ban tư vấn sử dụng kháng sinh:
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh
NXBYH, Hà Nội, 1994, (95-107)
16.Bộ Y tế, Chương trình hợp tác Việt Nam - Thuỵ Điển, lĩnh cực chính
sách và quản lý thuốc (AĐBC):
Hướng dẫn điều trị và sử dụng thuốc (dùng cho bác sĩ và dược sĩ tuyến cơ
sở)
NXBYH, Hà Nội, 1996, (9-139)
17.Bùi An Bình, Phạm Thị Minh Khoa:
Tìm hiểu về sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em tại nhà.
Tạp chí VSPD tập IV, số 2.1994, Tổng hội Y Dược học xuất bản, (5-13)
18.Dương Hữu Cảnh:
Tình hình sử dụng kháng sinh cho trẻ dưới 5 tuổi bị NKHHCT của gia
đình và thầy thuốc tư tại cộng đồng.
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội, 1994, (1523)
19. Đặng Thế Chấp
Củng cố công tác dược tại trạm y tế xã một nhu cầu cấp bách.
Tạp chí Y học thực hành số 4/1994, (28-29)
20.Trần Văn Chí:
Nghiên cứu khả năng quản lý hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu hiện
nay ở tuyến xã.
Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội, 1997, (39-43)
21.Trương Việt Dũng:
Xây dựng chính sách y tế công cộng.
Thông tin y tế
Bài giảng cao học Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội, 1999
22.Trương Việt Dũng, Nguyễn Thanh Tâm, Gill Tipping – Malcalm
Segall:
Chất lượng các dịch vụ y tế công cộng và những quyết định của gia đình
về chăm sóc sức khoẻ ở 4 xã tại Quảng Ninh.
NXBYH, 1995, (12-19)
23.Nguyễn Anh Dũng, Trần Quang Bình:
Điều tra đánh giá chất lượng điều trị tiêu chảy tại các cơ sở y tế.
Tạp chí Y học dự phòng, tập VIII, số 2 (phụ bản), 1998, Tổng hội Y Dược
học Việt nam xuất bản (52)
24.Đại học Y khoa Hà Nội, Bộ môn Vệ sinh – Môi trường - Dịch tễ:
Chuẩn đoán cộng đồng – Xác định nhu cầu sức khoẻ bằng phương pháp
đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng.
Hà Nội, 1995, (42-48)
25.Nguyễn Hải:
Nâng cao chất lượng báo cáo thống kê
Tạp chí thông tin khoa học thống kê, NXBTK, Hà Nội, 1997, (15)
26.Nguyễn Văn Hợp:
Lượng giá chương trình ARI tại 16 xã thuộc 5 huyện tỉnh Quảng Ninh.
Tạp chí Y học sự phòng, số 2 (36) phụ bản, 1998, Tổng hội Y Dược học
Việt Nam xuất bản (36).
27.Hoàng Đình Huề: Đánh giá thực trạng công tác thống kê y tế ở tuyến cơ sở
và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác này tại huyện Lương
Sơn – Hoà Bình năm 1998.
Luận văn tốt nghiệp ThS Y tế công cộng, trường Cán bộ Quản lý Y tế, Hà
Nội, 1998, (25-41)
28.Nguyễn Văn Hùng, Đào Văn Phan, Lê Ngọc Trọng, Trương Việt Dũng,
Nguyễn Trọng Thông:
Góp phần tìm hiểu kiến thức, thái độ và khả ănng thực hành sử dụng thuốc
của cán bộ y tế xã.
Tạp chí Y học thực hành số 8/1996, Bộ Y tế xuất bản, (27-29).
29.Trần Ngọc Hữu:
Xây dựng hệ thống báo cáo y tế ở tỉnh Long An phục vụ công tác chăm
sóc sức khoẻ ban đầu.
Tạp chí VSPD, tập V, số 3/1995, (23-26)
30.Lý Ngọc Kính, Nguyễn Thành Trung, Đàm Khải Hoàn và CS:
Đánh giá thực trạng hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở xã Hợp
Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Tạp chí Y học thực hành, số 12/1998, Bộ Y tế xuất bản, (12-16)
31.Nguyễn Thị Phương Lan, Nguyễn Thị Kim Tiến, Nguyễn Thị Thu và
CS:
Tác nhân vi sinh trong tiêu chảy kéo dài ở trẻ em dưới 5 tuổi tại cộng
đồng.
Tạp chí Y học dự phòng, tập VIII, số 2 (36) phụ bản, 1998, (50)
32.Lê Hồng Lâm:
Tổ chức y tế tuyến xã
Bài giảng cao học y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội, 1999
33.T.Lộc:
Phát biểu hệ thống thôn tin y tế ở Thái Lan (tài liệu dịch từ TRF, 1996)
Tạp chí thông tin Y Dược, NXBYH, 11+12/1997, (23-27)
34.Dương Huy Liệu, Trương Việt Dũng, Trần Văn Hiển và CS:
Theo dõi và giám sát các hoạt động của các trạm y tế cơ sở
Vụ kế hoạch, Bộ Y tế, Hà Nội, 1998, (7-15)
35.Nguyễn Duy Luật:
Những quan điểm cơ bản và mục tiêu chiến lược bảo vệ sức khoẻ nhân dân
Việt Nam.
Bài giảng cao học Y tế cộng đồng, Đại học Y Hà Nội, 1999
36.Vũ Khắc Lương:
Thông tin và thu thập thông tin y tế
Bài giảng cao học Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội, 1999
37.Thẩm Chí Mục và CS:
Về tình hình điều trị ỉa chảy tại nhà (Hà Nam Ninh)
Tạp chí VSPD, tập IV, số 2/1994. Tổng hội Y Dược học Việt Nam xuất
bản, (24-26)
38.Từ ngữ, Nguyễn Đình Quang:
Xây dựng mạng lưới cộng tác viên tự nguyện trong hoạt động giáo dục
dinh dưỡng ở cơ sở.
Tạp chí VSPD, tập IV, số 2/1994. Tổng hội Y Dược học Việt Nam xuất
bản, (79-84).
39.Đào Văn Phan, Nguyễn Văn Hùng:
Về thị trường thuốc tại tuyến xã.
Tạp chí Dược học số 11/1996, Bộ Y tế xuất bản, (7-8)
40.Đào Ngọc Phong:
Các phương pháp nghiên cứu trong Y học cộng đồng (tài liệu dịch)
Đề án đào tạo, Vụ khoa học đào tạo, Bộ Y tế 1993, (58-126)
41.Trần Kim Phụng, Nguyễn Đức Cường:
Kết quả điều tra tỷ lệ mắc và chết UVSS tại Quảng Trị
42.Nguyễn Đình Sơn, Nguyễn Thái Hoà, Nguyễn Lê Tâm và CS:
Nhận xét tình hình mắc - chết UVSS các năm 1989 đến 1993 tại Thừa
Thiên - Huế.
Tạp chí VSPD, Tập IV, số 3 (phụ nữ)/1994, (86)
43.Nguyễn Huy Thành, Thái Hoạch:
Kết quả huy động bệnh viện, Phòng khám đa khoa khu vực vào việc chăm
sóc sức khoẻ ban đầu tại cộng đồng ở Hà Tĩnh.
Tạp chí VSPD, tập IV, số 3 (phụ bản), 1996, (10)
44.Dương Đình Thiện:
Dịch tễ học Y học
NXBYH, Hà Nội, 1993, (208-233)
45.Dương Đình Thiện
Thực hành dịch tễ học
NXBYH, Hà Nội, 1993, (181-187)
46.Dương Đình Thiện, Phùng Văn Hoàn, Vũ Diễn và CS:
Các biện pháp nâng cao chất lượng thông tin y tế tuyến cơ sở
MỤC LỤC