Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

PHÁT TRIỂN TƯ DUY TOÀN DIỆN TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.04 KB, 32 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Trong quá trình hội nhập và đổi mới, giáo dục cũng có những định
hướng thay đổi cách thức phương pháp giảng dạy hướng đến đề cao vai tro
của người học, phát huy tính tự chủ trong quá trình học tập và lĩnh hội tri
thức. Trong đó, quá trình phát triển tư duy đang được coi trọng. Tư duy là cơ
sở để con người nhận thức, suy nghĩ, lí giải vấn đề. Đặc biệt trong môn Ngữ
Văn, việc tư duy không chỉ đơn thuần trên văn bản mà con cả những liên
tưởng, tưởng tượng thì mới có thể tiếp nhận những sáng tạo nghệ thuật của
mỗi tác giả.
Chính vì vậy, một trong sáu nguyên tắc trong việc tổ chức dạy học
Ngữ Văn là rèn luyện và phát triển năng lực tư duy cho học sinh: tư duy
logic và tư duy hình tượng.

1


Chương 1: KHÁI QUÁT VẤN ĐỀ
1.1.
Tư duy logic
1.1.1. Khái niệm

Theo triết học duy tâm khách quan, tư duy logic là sản phẩm của “ý
niệm tuyệt đối” với tư cách là bản năng siêu tự nhiên, độc lập, không phụ
thuộc vào vật chất. Theo triết học duy vật biện chứng, tư duy logic là một
trong các đặc tính của vật chất phát triển đến trình độ tổ chức cao, “vận động
kiểu tư duy chỉ là sự vận động của hiện thực khách quan được di chuyển vào
và được cải tạo/tái tạo trong đầu óc con người dưới dạng một sự phản ánh”
(C.Mác).
Tư duy logic con được gọi là tư duy khoa học, là cách nghĩ logic, suy


luận có lí. Nó nghiên cứu về những quy luật và hình thức cấu tạo của tư duy
chính xác.
Tư duy logic có thể hiểu một cách đơn giản là kiểu tư duy từ A suy ra
B. A và B có mối liên kết nào đó móc xích lại với nhau. Tư duy logic hình
thành nên tư duy phân tích và tư duy tổng hợp.
1.1.2. Đặc điểm

Tư duy logic là tư duy về mối quan hệ nhân quả mang tính tất yếu, tính
quy luật. Vì vậy các yếu tố, đối tượng trong tư duy logic phải có mối quan
hệ với nhau, trong đó có yếu tố là nguyên nhân, là tiền đề, yếu tố con lại là
kết quả, kết luận.

2


Tư duy logic là sự phản ánh tách khỏi đối tượng, nhưng nó thâm nhập
vào bản chất của các hiện tượng. Lối tư duy này có thể lấy ra được cấu trúc
bất biến của khách thể và diễn đạt vào một ngôn ngữ đơn nghĩa, tư duy này
thường phải dựa vào những quy tắc, thao tác nhất định.
Phương pháp tư duy logic dựa trên các quy tắc nhằm đảm bảo đạt đến
chân lý. Để đảm bảo được điều đó phải làm rõ, thống nhất các khái niệm,
đảm bảo mối quan hệ giữa các mắt xích tạo nên vấn đề, không có sự mâu
thuẫn trong lập luận.
Ta tìm các mắt xích của vấn đề để tư duy thông qua việc trả lời các câu
hỏi 5W1H: Why, What, Where, Who, When, How.
Ta sử dụng luận cứ để đưa ra các luận điểm với luận điểm là quan điểm
của tác giả đưa ra dựa vào luận cứ, luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng dùng
để làm căn cứ cho luận điểm, lý lẽ là một chân lý hiển nhiên đúng hoặc đã
được nhiều người thừa nhận là đúng, dẫn chứng là những bằng chứng thực
tế. Tư duy logic yêu cầu cần phải có sự phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh

giá.
Các điều kiện để tư duy logic:
1. Hệ thần kinh phải có năng lực tư duy.
2. Hệ thần kinh đã được tiếp nhận kinh nghiệm, tiếp nhận tri thức.
3. Tư duy logic nhằm nhận thưc đúng về sự vật, hiện tượng.
Trong cuộc sống chúng ta có ba tình huống chính phải dùng đến tư duy
logic:
1. Giúp nhận định về một lập luận, suy luận, dự đoán, đánh giá là đúng hay
sai.
3


2. Giúp tìm kiếm các nguyên nhân, hậu quả.
3. Giúp trình bày, lắng nghe và ghi nhớ.
Tư duy logic vừa là tư duy thiên bẩm vừa là tư duy có thể trau dồi trong quá
trình học tập và rèn luyện.
1.2. Tư duy hình tượng
1.2.1. Khái niệm
Tư duy hình tượng, hiểu theo nghĩa rộng nhất là tư duy bằng mắt
(visual thinking), quan sát và phản ánh sự vật sự việc một cách trực quan
sinh động.
Tư duy hình tượng hay con gọi là tư duy nghệ thuật. Đây là một kiểu
hoạt động tư duy dựa trên cảm thức trải nghiệm bằng hình ảnh hay biểu
tượng.
Tư duy hình tượng để chỉ phương thức phản ánh của nghệ thuật, là hình
thức phản ánh tinh thần, cái cơ bản, cái chung và quy luật khách quan trong
ý thức con người để xây dựng nên những hình tượng mang tính chủ quan.
1.2.2. Đặc điểm
Tư duy hình tượng dựa trên cơ sở quan sát ngũ quan, nó gắn liền với
việc trừu tượng hóa và khái quát hóa gắn với suy lý logic và ngôn ngữ.

Tư duy hình tượng thường được dùng trong các văn bản, hoạt động liên
quan đến nghệ thuật và tiếp cận nghệ thuật.
Vì tư duy hình tượng được xây dựng dựa trên hình ảnh và biểu tượng
cho nên người nghệ sĩ sẽ dùng các phương tiện này để tác động đến quá
trình tiếp nhận của người đọc.
4


Tư duy hình tượng đảm bảo sự tiếp xúc cảm tính, nhưng cách xa với
đối tượng khách thể trên cơ sở nghe, nhìn, tưởng tượng. Tư duy hình tượng
đoi hỏi khách thể một cách toàn vẹn, tách khỏi hiện thực khách quan chuyển
nó thành một sự thực của ý thức. Cách tái hiện này không tạo nên sự sao
chép một cách bàng quan, mà là tạo thành hình tượng hoàn chỉnh về một
tình huống có vấn đề, bao hàm một thái độ của con người đối với nó.
Để hình thành được tư duy hình tượng, xây dựng nên một hình tượng
có tính khoa học và nghệ thuật cao phải biết quan sát, có nhiều trải nghiệm,
tài năng nghệ thuật và khả năng tư duy khoa học.
Tư duy hình tượng vừa là tư duy thiên bẩm vừa là loại tư duy có thể
hình thành và phát triển trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân.
1.3. Mối quan hệ giữa tư duy logic và tư duy hình tượng
Tư duy logic và tư duy hình tượng thống nhất với nhau trong mối quan
hệ tương tác chặt chẽ. Mọi hoạt động của tư duy đều đi từ trực quan đến trừu
tượng dù cho đó là tư duy bằng suy luận logic hay tư duy bằng hình ảnh,
biểu tượng.
Tư duy hình tượng bao giờ cũng phải được soi xét theo chiều hướng
thống nhất với tư duy logic. Con đường để tư duy hình tượng phải bắt đầu từ
con đường tư duy logic.
Tư duy hình tượng tạo ra nguyên liệu, làm cơ sở cho quá trình tư duy
logic, tạo ra hoàn cảnh có vấn đề cho tư duy. Tư duy hình tượng tham gia
vào tất cả các khâu, các giai đoạn của quá trình tư duy logic. Ngược lai, tư

duy logic có tác động trở lại đối với tư duy hình tượng: làm cho hoạt động tư
duy hình tượng phong phú hơn, mang một chất lượng mới - tăng tính nhạy
cảm của cảm giác, tính ý nghĩa, tính lựa chọn, tính ổn định của tri giác.
5


Tư duy logic sẽ trở nên sinh động, dễ tiếp nhận hơn nếu như sau quá
trình hình thành nó được xây dựng lại bằng tư duy hình tượng, đánh thức
tiếp nhận bằng con đường cảm giác.
Có thể nhận thấy, một người bình thường hoặc một nhà khoa học tự
nhiên có thể có tư duy logic sắc bén nhưng tư duy hình tượng kém nhạy
cảm. Ngược lại, một người là nghệ sĩ có tư duy hình tượng tốt chắc chắn
phải có khả năng tư duy logic mạnh mẽ.
1.4. Vì sao môn Ngữ Văn có lợi thế trong việc rèn luyện phát triển tư
duy
Môn Ngữ Văn có những đặc trưng riêng đủ điều kiện để phát triển tư
duy cho học sinh một cách toàn diện.
Môn Ngữ Văn là sự cấu thành của ba phân môn: tiếng Việt, tập làm văn
và đọc - hiểu. Mỗi phân môn đều được cấu thành từ cơ sở lý thuyết và thực
hành, đó chính là sự kết hợp của tư duy logic và tư duy hình tượng.
Phân môn tiếng Việt với những cấu trúc tầng bậc cần được tiếp cận một
cách khoa học và chính xác. Phân môn tập làm văn hướng học sinh đến việc
phải làm như thế nào để có thể hình thành một bài văn hoàn chỉnh với thứ tự
các bước rõ ràng và mỗi phần cần xây dựng những gì sao cho bài văn vừa
logic vừa có tính nghệ thuật. Phân môn đọc - hiểu đặc trưng cho việc tiếp
nhận tư duy hình tượng, bởi văn bản nghệ thuật là địa hạt của hình tượng,
bên cạnh đó giúp cho học sinh tiếp cận tác phẩm theo từng tầng bậc là cách
để phát triển tư duy logic.
Trong một văn bản nghệ thuật, tư duy logic là tư duy chính xác (tiền đề,
kết đề và lý lẽ), có cơ sở khoa học thực tiễn của tác giả được phản ánh một

cách trực diện trong văn. Con tư duy hình tượng là cơ sở sáng tạo ra các
6


hình tượng khách quan và chủ quan, đồng thời tạo nên các phép so sánh đối
chiếu liên tưởng trong tác phẩm; qua đấy tác giả đưa ra những lý lẽ nhằm
dẫn dắt người đọc đến một hệ thống xác tín nào đó, rút ra một (một số) kết
luận hay chấp nhận một số kết luận đã được lồng vào một cách logic trong
văn bản.

7


Chương 2: PHÁT TRIỂN TƯ DUY TOÀN DIỆN TRONG DẠY HỌC
MÔN NGỮ VĂN
2.1. Tiếng Việt
Đối với phân môn tiếng Việt, dạy học Ngữ Văn chú trọng phát triển tư
duy logic cho học sinh.
2.1.1. Lí thuyết chung về tiếng Việt và ngôn ngữ
2.1.1.1. Khái quát
Nội dung của phần này thiên về khái quát hóa các nội dung kiến thức
mà học sinh được cung cấp qua 3 cấp học môn Ngữ Văn, cùng với vốn kiến
thức thông qua các môn học khác, và thực tế sử dụng ngôn ngữ. Kiến thức
trọng tâm trong phần này xoay quanh các khái niệm, đặc điểm, đặc trưng để
nhận diện và phân biệt ngôn ngữ, tiếng Việt.
2.1.1.2. Phương pháp dạy học


Phương pháp diễn giảng và đàm thoại:
Đưa ra và phân tích rõ các khái niệm của từng phạm trù để học sinhcó


thể định danh phạm trù đó là gì, phân biệt được nó với các phạm trù khác.
Gợi ý, gợi dẫn cho học sinh suy nghĩ và phân tích các vấn đề, kèm các
dẫn chứng phù hợp để minh chứng cho điều đang phân tích.

8


Gợi mở và huy động những hiểu biết và những kiến thức đã được trang
bị có liên quan theo từng mức độ từ dễ đến khó.
Điều chỉnh nội dung và cách phân tích, nhận xét, đánh giá cho thật hợp
lý.
Tổng hợp kiến thức và tiến tới nhận xét chung.
Ví dụ minh họa:
Tìm hiểu về Tiếng Việt:
- Định nghĩa: là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ
chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt
Nam, cùng với hơn bốn triệu người Việt hải ngoại. Ngày nay, tiếng Việt
dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc ngữ, cùng các dấu thanh để viết.
- Lịch sử: 4 giai đoạn: Nguồn gốc bản địa; Ảnh hưởng từ Trung Quốc;
Ảnh hưởng từ Châu Âu; Thời kì 1945 - nay.
- Chữ viết
- Ngữ âm: Nguyên âm; Phụ âm; Âm điệu.
- Từ vựng: Từ Thuần Việt; Từ Hán - Việt; Từ có nguồn gốc Ấn Âu.
- Ngữ pháp


Phương pháp so sánh và đối chiếu:
So sánh và đối chiếu trong dạy học lý thuyết nhằm xác định sự giống


nhau và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng để có thể đi đến một kết luận
về bản chất, về đặc điểm và về mối quan hệ của chúng. Trong quá trình dạy
học những vấn đề lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt, có thể vận
dụng thủ pháp này ở bài nguồn gốc, quan hệ thân thuộc của tiếng Việt, ở bài
đặc điểm của tiếng Việt, ở bài chữ Quốc ngữ…
9


Ví dụ:
Ở bài nguồn gốc và quan hệ thân thuộc của tiếng Việt, cần chọn lựa các
từ tương ứng giữa tiếng Việt và tiếng có quan hệ thân thuộc sao cho bảo đảm
điều kiện chúng thuộc lớp từ vựng cơ bản, có nghĩa tương đương, có sự
tương ứng đều đặn trong sự chuyển đổi âm thanh…
Ở bài đặc điểm loại hình của tiếng Việt, cần lựa chọn các từ và các câu
của tiếng Việt và của một thứ tiếng Ân Âu sao cho vừa dễ hiểu, vừa trình độ
ngoại ngữ của học sinh, lại vừa thấy rõ đặc điểm của các ngôn ngữ và các
loại hình ngôn ngữ…


Sử dụng công cụ dạy học:
Vận dụng sơ đồ tư duy (vẽ tay hoặc trình chiếu) cho HS nắm bắt các

kiến thức theo từng mục một cách khoa học, dễ hiểu và ngắn gọn.
Có thể cho HS tự xây dựng sơ đồ tư duy về một vấn đề nào đó để trình
bày trước lớp và tổng kết bài học cho chính mình.


Đặt câu hỏi:
Đưa ra các câu hỏi có tính chất so sánh để học sinh động não, tư duy


vấn đề nhiều chiều để tìm cách giải quyết hợp lý nhất.
Ví dụ:
So sánh đặc điểm loại hình ngôn ngữ đơn lập (tiếng Việt, Thái…) với
các loại hình ngôn ngữ khác.
Bàn về ưu, nhược điểm của chữ viết ghi ý và chữ viết ghi âm (cụ thể là
chữ Quốc ngữ và chữ Hán) và cách trình bày vấn đề này từ sách giáo khoa.

10


2.1.2. Từ ngữ
2.1.2.1. Khái quát
Phần này gồm lý thuyết về từ ngữ và thực hành tìm hiểu, sử dụng tiếng
Việt. Thực hành sử dụng từ ngữ rất quan trọng, giúp học sinh có thể hiện
thực những lý thuyết được học về từ tiếng Việt và trên hết là nâng cao khả
năng giao tiếp.
2.1.2.2. Phương pháp dạy học
* Lý thuyết: tương tự như đã trình bày ở phần dạy lý thuyết về tiếng Việt và
ngôn ngữ.
* Thực hành:
Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập theo mức độ từ dễ đến khó để tăng
mức độ tư duy của HS.
Xây dựng nhiều bài tập có tính chất so sánh để đi đến giúp học sinh
phân biệt và nhận thức được vấn đề một cách dễ hiểu nhất.
Xây dựng các bài tập về tìm kiếm các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng
âm,… để HS tư duy vấn đề, vận dụng tư duy vào tìm kiếm.
Ví dụ: Cho biết sự khác biệt của những từ ăn có trong các câu dưới đây
và giải thích:
- ăn cơm
- ăn xăng

- ăn ảnh
- ăn ý

11


2.1.3. Ngữ pháp
2.1.3.1. Khái quát
Vấn đề ngữ pháp là vấn đề rất phức tạp trong tiếng Việt vì nó được tiếp
cận trên nhiều quan điểm, bình diện. Quan niệm truyền thông, quan niệm
cấu trúc khác với quan niệm hậu cấu trúc. Bình diện kết học, nghĩa học,
dụng học đem đến nhiều cách nhìn nhận khác nhau về tiếng Việt. Dạy học
mục này sẽ đem lại hiệu quả rất cao cho việc rèn luyện tư duy logic cho HS,
vì HS được tiếp cận vấn đề từ nhiều chiều và nhìn nhận được đâu là kiến
thức phù hợp nhất cho việc học tập ở hiện tại. Dạy học ngữ pháp cũng trên 2
khía cạnh là lý thuyết và thực hành.
2.1.3.2. Phương pháp dạy học
* Lý thuyết: Tương tự mục 2.1.1.2
Điều quan trọng cần phải lưu ý ở phần lý thuyết ngữ pháp là phải chỉ rõ
và đưa ra những khái niệm chuẩn xác về các vấn đề, cho học sinh cái nhìn
toàn diện về vấn đề từ các cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu, từ đó đi đến
kết luận một quan niệm chuẩn nhất cho thời điểm hiện tại.
Hình thành các quy tắc ngữ pháp sau phần tìm hiểu khái quát là hết sức
quan trọng. Quy trình và các thủ pháp để học sinh phân tích vấn đề rất cần
thiết cho hoạt động tư duy. Chẳng hạn, khái niệm chủ ngữ của câu liên quan
mật thiết với quy tắc chọn lựa và tạo lập chủ ngữ cho câu; khái niệm câu
ghép chính phụ là cơ sở cho quy tắc về thay đổi vị trí các vế trong câu ghép
chính phụ, cho quy tắc tách vế của câu ghép chính phụ thành câu riêng…
Cho nên có thể nói rằng điều kiện đầu tiên để lĩnh hội các quy tắc ngữ pháp
là phải nắm vững các khái niệm hữu quan trong quy tắc.


12


Việc hình thành quy tắc ngữ pháp cần phải chọn được ngữ liệu đồng
dạng về mô hình ngữ pháp. Cũng có thể chọn thêm một vài ngữ liệu có mô
hình gần gũi để so sánh và phân biệt. Tiếp theo, giáo viên trình bày ngữ liệu
và phân tích ngữ liệu với mục đích làm cho học sinh ý thức được sự phân cắt
giữa các bộ phận, các thành phần trong câu. Việc lựa chọn ngữ liệu cần bảo
đảm tính khoa học chính xác, tiêu biểu, với số lượng vừa phải… Bên cạnh
đó, hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích, so sánh đối chiếu các đơn vị
ngôn ngữ đóng vai tro thành phần câu, đối chiếu các khả năng giữ chức vụ
ngữ pháp trong câu, đối chiếu trật tự và khả năng kết hợp của các đơn vị đó
với các từ hư v.v. Từ đó, học sinh có thể tổng hợp, khái quát hoá thành các
qui tắc ngữ pháp và phát biểu thành các mệnh đề. Ngoài ra, hoàn chỉnh các
phát biểu của học sinh trên cơ sở sách giáo khoa. Phải bảo đảm cho học sinh
nắm vững nội dung các quy tắc này để các em vận dụng được vào thực hành
ngữ pháp. Đây mới thật sự là mục đích của dạy học ngữ pháp ở nhà trường
phổ thông. Cuối cùng, luyện tập thực hành nhằm củng cố tri thức về các quy
tắc ngữ pháp vừa học.
* Thực hành:
Bài tập với những yêu cầu và minh họa rõ ràng, nhiều cấp độ là cách
hiệu quả nhất giúp học sinh tư duy vấn đề.
Thực hành bài tập nhận diện, phân tích là một loại bài tập cho sẵn một
ngữ liệu và yêu cầu phân tích, xác định, nhận diện một yếu tố ngữ pháp, một
kết cấu ngữ pháp… Loại bài tập này có mục đích làm sáng tỏ và củng cố,
phát triển một khái niệm ngữ pháp đã được tiếp thu từ bài học lí thuyết.
Thực hành bài tập chuyển đổi là loại bài tập cũng cho trước một ngữ
liệu có sẵn, nhưng yêu cầu chuyển đổi ngữ liệu về một phương diện nào đó:
về thành phần cấu tạo, về trật tự sắp xếp, về kiểu cấu tạo… Loại bài tập này

13


vừa có tác dụng củng cố khái niệm và quy tắc ngữ pháp, vừa góp phần rèn
luyện năng lực tư duy tạo lập các sản phẩm mới.
Thực hành bài tập tạo lập là loại bài tập yêu cầu học sinh tự mình tạo
nên sản phẩm nói hoặc viết theo một yêu cầu nào đó như:
-

Tạo lập theo mẫu,
Tạo lập tiếp sản phẩm theo những yêu cầu nhất định.
Tạo lập sản phẩm chỉ dựa vào những yêu cầu nhất định.
Thực hành bài tập sửa chữa.
Ví dụ:
Câu là đơn vị của ngôn ngữ hay lời nói? Chứng minh.
Theo quan niệm cấu trúc: câu là đơn vị lớn nhất của ngôn ngữ (xét về

ngữ pháp truyền thống)
Theo quan niệm hậu cấu trúc: câu là đơn vị nhỏ nhất của lời nói (xét về
ngữ pháp chức năng).
Hiện nay, câu là đơn vị nhỏ nhất của lời nói đang được nhiều sự đồng
thuận. Xét theo phương diện này thì trên câu con có: đoạn, văn bản,…
2.2. Tập làm văn
2.2.1. Khái quát chung
Nội dung của phần này thiên về việc giúp các em phân biệt, sử dụng
các kiểu văn bản: miêu tả, trần thuật, nghị luận,... chủ động học tập, biết
cách trình bày, diễn đạt suy nghĩ của mình thành ngôn bản, văn bản một cách
chính xác và logic.
Mỗi loại văn thì có những đặc điểm riêng của nó: Như văn nghị luận thì
đoi hỏi về tư duy logic cao hơn và nổi bật hơn nhưng cũng không thể thiếu


14


tư duy hình tượng, con đối văn miêu tả, biểu cảm, tự sự,… thì tư duy hình
tượng lại chiếm phần nổi, nhưng không tách rời với tư duy logic.
Tập làm văn chủ yếu hướng vào kỹ năng viết, do hạn chế về mặt thời
gian hầu hết thì tất cả các bài kiểm tra đều ở dưới dạng viết, yêu cầu của một
bài tập làm văn đó là trong một thời gian nhất định ta có thể viết một văn
bản với bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, nội dung rõ ràng đủ ý, phù hợp với mục
đích viết.
Khái quát chung về tư duy hình tượng và tư duy logic trong phần tập
làm văn của môn Ngữ Văn:
-

Tư duy logic là nhìn nhận mọi thứ trong mối quan hệ hữu cơ. Từ đó ta thấy
được tư duy logic trong ngữ văn chính là sắp xếp các ý định viết có mối liên
hệ với nhau nguyên nhân kết quả, có hệ thống ý nhỏ, ý lớn, đồng thời viết

-

văn phải có sự thống nhất.
Tư duy hình tượng giúp người đọc nắm bắt được hình tượng văn học cụ thể,
có sức thuyết phục làm bài văn sinh động và dễ hiểu hơn, và để làm được
điều đó thì việc giảng dạy cũng như việc tiếp nhận của giáo viên và học sinh
phải đảm bảo tính tư duy logic và tư duy hình tượng trong từng tiết học để
hướng tới làm văn cũng như tiếp nhận văn học hiểu quả.
2.2.2. Văn miêu tả, tự sự
2.2.2.1. Khái quát
Nhìn chung, văn miêu tả, tự sự dạy học cho học sinh chủ yếu là: tả đồ

vật, tả thực vật, động vật, con người; tả cảnh (cảnh tự nhiên, cảnh sinh hoạt)
và kể chuyện, kết quả cần đạt được là phải làm cho đối tượng miêu tả như
hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Phương pháp dạy học văn miêu tả
chủ yếu dạy học sinh cách quan sát và sử dụng các biện pháp tu từ để tái
hiện đối tượng sao cho sinh động. Do đó, các năng lực quan sát, so sánh, lựa
chọn, sử dụng từ ngữ... đã được quan tâm hàng đầu.
2.2.2.2. Phương pháp dạy học
• Phương pháp diễn giảng
15


Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát. Đây
là thao tác quan trọng nhất và có tính chất quyết định. Thông thường các em
chỉ dùng mắt để quan sát giáo viên cần hướng dẫn các em dùng mũi để ngửi
hương thơm của cây cỏ, dùng tai để nghe âm thanh của sự vật, dùng làn da
để cảm nhận hơi thở, cảm nhận làn gió thổi, không khí....
Đối với những sự vật không được trực tiếp quan sát mà qua lời kể,
hình ảnh, câu hỏi thì việc liên tưởng, tưởng tượng, hình dung cũng quan
trọng. Tuy nhiên việc liên tưởng cũng dựa trên cơ sở đúng, tưởng tượng một
cách hợp lý.
Để hướng dẫn cung cấp kiến thức cho học sinh làm bài thì giáo viên
cần phải có kiến thức, hiểu biết về kiến thức đang truyền tải (ví dụ như: đề
yêu cầu miêu tả Động Phong Nha, thì giáo viên tuy chưa được tận mắt thấy
nhưng phải hiểu biết rõ về đối tượng đó).
Ví von so sánh: là một thủ pháp được sử dụng nhiều để phát triển tư
duy logic, để so sánh ví von được thì đầu tiên các em phải nắm được bản
chất của sự vật, từ hình dáng, màu sắc, tính chất,… sau đó cũng phải nắm
bắt được bản chất của sự vật, từ hình dáng, màu sắc, tính chất,… của vật
được so sánh. Từ đó mới rút ra được kết luận và thể hiện sự liên tưởng độc
đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.

Việc lựa chon ngôn ngữ góp phần làm cho bài văn miêu tả trở nên
logic, sinh động và tạo hình. Việc định hướng cho các em sử dụng ngôn từ
phù hợp như tính từ chỉ màu sắc, hình khối, tính chất… các từ tượng thanh
và tượng hình, các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ… và việc sử dụng như thế
nào là tùy vào khả năng của từng em. Nếu học sinh biết sử dụng khéo chúng
ta sẽ phối hợp với nhau, đan cài vào nhau dệt nên bức tranh phong cảnh
bằng ngôn từ nhiều màu sắc, có góc cạnh. Sự sống của bài văn nằm trong
hình ảnh. Khi sử dụng hợp lí các biện pháp tu từ sẽ giúp cho hình ảnh trở
nên sống động gợi cảm, gợi hình.
16


Và cuối cùng là hướng dẫn các em sắp xếp, tổ chức các ý để tạo nên
một bài văn hoàn chỉnh.
• Định hướng thông qua đặt câu hỏi
Cần đặt những câu hỏi giúp học sinh liên tưởng, tưởng tượng được đối
tượng mà các em muốn hướng tới, từ đó các em có thể hình dung được đối
tượng của các em hướng tới như thế nào.
Việc đặt câu hỏi để trả lời cũng hướng tới việc sắp xếp ý trong bài
viết, câu nào nên hỏi trước câu nào sau, để hợp lý, và từ việc trả lời đó ta xếp
được những ý cần thiết hoàn chỉnh cho một bài văn.
Ví dụ: Trong tiết tập làm văn, kể lại câu chuyện “Không dám nhìn” (lớp 2).
Cô giáo kể qua một lần và yêu cầu các em kể lại. Với các em lớp 2 thì việc
kể lại một câu chuyên như vậy rất khó. Tuy nhiên cô lại đặt ra những câu hỏi
để các em nhớ lại và trả lời sau đó sắp xếp lại những câu trả lời đó đã kể lại
được câu chuyện với đầy đủ nội dung đặt ra.
• Công cụ hỗ trợ
Kết hợp với việc đặt câu hỏi có thể kèm theo những âm thanh, hình
ảnh, video, trực quan để các em trực tiếp quan sát. Các em sẽ có cơ sở hơn
để làm văn. Từ cái hình ảnh khách quan đó mà qua mắt nhìn của các em biến

thành hình ảnh chủ quan nhưng vẫn dựa trên cái khách quan.
Và việc sử dụng sơ đồ tư duy vào việc làm tập làm văn cho các em sẽ
đem lại hiệu quả cao:
- Tạo hứng thú học tập cho các em, không gây nhàm chán trong tiết
học(trực quan, sinh động).
- Giúpcác em triển khai các ý một cách logic mà không bị rối, nhưng
vẫn nắm bắt đầy một cách đầy đủ đối tượng.

17


2.2.3. Văn nghị luận
2.2.3.1. Khát quát
Đặc điểm chính trong văn nghị luận là lập luận logic, thuyết phục
người nghe, đó là sự sắp xếp các luận điểm, luận cứ một cách rõ ràng thống
nhất, rồi từ những luận cứ đó rút ra kết luận (nhân quả).
Năng lực tư duy (tư duy logic) được quan tâm đặc biệt trong dạy học
tập làm văn, nhấn mạnh hơn đối với thể văn nghị luận, nhưng cần kết hợp tư
duy logic và tư duy hình tượng để bài văn thêm sức thuyết phục hơn.
2.2.3.2. Phương pháp dạy học


Phương pháp diễn giảng
Trong tập làm văn giáo viên là người định hướng cho các em để giải

quyết vấn đề: đó là chỉ các em cách lập dàn ý, cách triển khai vấn đề, sắp
xếp các ý các sự kiện. Trong mỗi tiết tập làm văn giáo viên cần sử dụng
nhiều phương pháp khác nhau để kích thích học sinh tư duy logic cũng như
tư duy hình tượng.
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh những kỹ năng quan sát, tìm

hiểu, ghi chép để vận dụng (giáo viên cần hướng dẫn để học sinh biết để ý,
để tâm những vấn đề của đời sống, xã hội, trong văn học).
+ Kiến thức từ sách vở: Chủ yếu từ báo chí, sách tham khảo về các
lĩnh vực của cuộc sống, từ văn học, lịch sử, khoa học, tôn giáo, sách về
gương người tốt việc tốt. Điều quan trọng là cùng các em tìm và lựa chọn
sách cần thiết để học, biết cách đọc, hệ thống hóa kiến thức.
+ Kiến thức từ đời sống: Hiểu biết, tích lũy hoặc từ đời sống hàng
ngày của bản thân người viết, yêu cầu học sinh có thói quen quan sát cuộc
sống, những hoạt động, sự việc, những vấn đề từ cuộc sống xung quanh
quan trọng hơn là biết suy nghĩ, suy xét những gì mình nghe được, quan sát
được. Trên cơ sở đó, biết lựa chọn, nắm bắt lấy bản chất vấn đề.
18


Định hướng bài làm cho các em:
Xác định vấn đề cần giải quyết ở đây là gì?
- Đề yêu cầu điều gì? Thao tác này nhằm xác định cụ thể vấn đề cần
chứng minh. Điều cần chứng minh có thể được đưa ra dưới dạng luận điểm
cho sẵn hoặc dưới dạng một câu văn, câu thơ, câu nói, hình ảnh... Đối với
những đề mà vấn đề cần chứng minh được đưa ra một cách gián tiếp, ta phải
xác định được một cách cụ thể, chính xác vấn đề qua hình ảnh, cách biểu
đạt, chẳng hạn: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ Có công mài
sắt, có ngày nên kim. Với đề kiểu này, một mặt phải cắt nghĩa được nghĩa
đen của hình ảnh mài sắt à nên kim, mặt khác, phải hiểu được ngụ ý của hình
ảnh này: khuyên nhủ con người phải biết kiên trì, nhẫn nại, bền chí thì sẽ đạt
được kết quả.
- Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính?
- Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?
- Luận điểm của bài văn sẽ là gì? Thao tác này nhằm xác định luận
điểm cụ thể cho bài văn (luận điểm có thể dùng được để đặt nhan đề cho bài

văn).


Định hướng thông qua đặt câu hỏi
Đối với văn nghị luận thì việc đặt câu hỏi mở sẽ giúp các em tư duy

sáng tạo, liên tưởng phong phú hơn. Tuy nhiên đối với những câu trả lời yêu
cầu tính khách quan cao hơn.
Những câu hỏi thường là: Tại sao? Như thế nào? Có thể là phủ định,
hay khẳng định, nhưng nhìn chung là hướng tới đối tượng đang nghiên cứu,



Công cụ hỗ trợ
Việc sử dụng video, hình ảnh trong văn nghị luận đặc biệt là nghị luận

xã hội sẽ giúp các em tiếp cận được nhiều thông tin về đời sống hơn.
Con đối với nghị luận văn học thì việc sử dụng video hình ảnh không
manh tính chất hỗ trợ nhiều lắm, vì chủ yếu nó tái hiện qua những mảng
kiến thức các e, đã được trang bị hay thường là hình tượng văn học tái hiện
19


qua ngôn ngữ, âm thanh để các em liên tưởng, tưởng tượng. Tuy nhiên cũng
có thể cho các em tiếp xúc với những hình ảnh, video có liên quan như về
tác phẩm “Chí Phéo” thì có thể cho các em xem phim, hình ảnh để các em
hình dung tưởng tượng,…
Và công cụ cũng rất hiệu quả đó là sơ đồ tư duy, việc sử dụng sơ đồ tư
duy trong làm văn nghị luận sẽ hiệu quả vì nó đảm bảo tính logic, khoa hoc,
sáng tạo,…

2.3. Đọc – hiểu văn bản
2.3.1. Khái quát chung
Dạy học Ngữ Văn hiện nay hướng đến việc phát huy các năng lực chủ
thể của người học. Từ đó người học có khả năng tiếp nhận các văn bản văn
học không chỉ nằm trong khuôn khổ của những văn bản nhà trường. Phân
môn đọc – hiểu là phân môn quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực
tiếp nhận, thể nghiệm các giá trị tư tưởng của tác phẩm thông qua các hệ
thống ngôn từ, hình tượng.
Phát triển khả năng tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật trước hết cần hình
thành và phát triển năng lực tư duy cho học sinh. Tư duy logic là tư duy
chính xác, có cơ sở khoa học thực tiễn của tác giả được phản ánh một cách
trực diện trong tác phẩm. Con tư duy hình tượng lại là cơ sở sáng tạo ra các
hình tượng khách quan và chủ quan, đồng thời tạo nên các phép so sánh đối
chiếu liên tưởng của tác phẩm đó. Năng lực cảm thụ thẩm mỹ được nâng
cao.
Phần này đề ra một số phương pháp giúp các em khai thác, khám phá
văn bản thông qua mối quan hệ logic giữa các yếu tố trong và ngoài văn bản
cũng như khả năng liên tưởng tưởng tượng để nhìn nhận vấn đề một cách rõ
ràng, chính xác. Thêm vào đó là phát huy khả năng sáng tạo, tìm ra cái mới
trong cách tiếp cận văn bản văn học của các em.
Dựa trên quan niệm phân chia theo thể loại, văn học được chia thành
ba loại chính: tự sự, trữ tình, và kịch. Đây là quan niệm phân chia thể loại
20


tương đối ổn định. Thông qua ba thể loại này là cơ sở để nhóm đề ra các
phương pháp dạy học thích hợp nhằm phát triển ở học sinh hệ thống tư duy
logic và tư duy hình tượng.
2.3.2. Phương pháp dạy học
• Phương pháp phân tích, tổng hợp

Khi tiếp cận một tác phẩm, đầu tiên là tiếp xúc bề mặt văn bản. Đó là
hệ thống ngôn từ và hình ảnh, biểu tượng mà tác giả xây dựng. Thông
thường trong các tác phẩm ngôn từ luôn được tác giả mã hóa để từ đó người
đọc dùng tri thức, hiểu biết, năng lực cảm xúc giải mã nó. Chính vì vậy nắm
được hệ thống ngôn từ như thế nào, phân tích chúng là điều cần thiết.
Cũng như vậy, những hình ảnh, biểu tượng thường chứa nhiều giá trị
nhưng không dễ để cảm nhận hay hiểu nó. Cho nên việc rèn luyện năng lực
tư duy phân tích, tổng hợp cho học sinh giúp các em dễ dàng hơn trong việc
tiếp nhận, cảm thụ văn chương. Đồng thời, trong quá trình phân tích cần xác
định yếu tố ngôn từ hay hình tượng nào là yếu tố liên quan trực tiếp đến nội
dung tư tưởng chính mà tác giả hưởng đến.
Hai thao tác này là cơ sở để hình thành những liên tưởng, tưởng tượng
về tác phẩm. Từ đó, người đọc dùng những lí lẽ, dẫn chứng (ngôn từ, hình
ảnh,...) mà mình có đưa ra những suy luận, những quan điểm về tác phẩm.
Đảm bảo tính khách quan và hợp lí của những suy luận đó cần kết hợp
với các yếu tố khách quan bao trùm lên tác phẩm. Về thể loại, tác giả, phong
cách sáng tác của nhà văn, tình hình chính trị xã hội giai đoạn ra đời của tác
phẩm,... là điều cần thiết để hiểu được những hình tượng, những vấn đề tác
giả đề cập nhằm hướng đến điều gì. Đặt chúng trong mối quan hệ logic, chi
phối ảnh hưởng lẫn nhau để cuối cùng có thể hình thành những liên tưởng,
tưởng tượng trong ý thức của người đọc. Để họ nhận thức và thể hiện thái

21


độ, cảm xúc,... của mình. Khi đó tác phẩm mới thể hiện được giá trị của
mình.
Ví dụ:
- Học sinh cần nắm được những hiểu biết về tác giả, tác phẩm, thời
đại tác phẩm ra đời. Rút ra những ý chính liên quan, tác động trực tiếp đến

nội dung tư tưởng tác phẩm.
- Xác định thể loại và những đặc điểm thể loại tác phẩm đó. Cần phân
biệt được ranh giới giữa các thể loại để tìm hiểu tác phẩm.
- Phân tích trên văn bản tác phẩm. Hệ thống ngôn ngữ, kết cấu, cốt
truyện, nhân vật,... mỗi yếu tố đều mang tính logic, quy định riêng trong
từng phạm trù của nó.
- Hệ thống các hình ảnh, biểu tượng, âm thanh tác phẩm đề cập đến.
Thông qua những liên tưởng, tượng tượng nhận thức được ngụ ý của tác giả
trong tác phẩm như thế nào.


Phương pháp vấn đáp
Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên tổ chức hoạt động học tập,

tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào xây dựng nội dung bài học một cách
tích cực. Từ đó từng cá nhân học sinh sẽ tự biến những kiến thức mình chưa
có, chưa biết thành vốn riêng của bản thân. Đồng thời giáo viên cũng đánh
giá được khả năng nhận thức của từng học sinh. Nói cách khác là giáo viên
tạo được sự tranh luận nhiều chiều trong lớp học nhằm tăng khả năng tìm
toi, học hỏi sâu về một lĩnh vực, chủ đề, tăng phần nói của người học, giảm
phần nói của người dạy. Nếu người học tham gia hỏi đáp, họ sẽ cùng suy
nghĩ để tìm ra vấn đề và như vậy việc học sẽ tốt hơn cách học thụ động.
Thông qua câu hỏi nêu ra tốt, giáo viên cũng có cơ hội để bổ sung
thêm kiến thức cơ bản và kinh nghiệm sư phạm cho mình, giúp giáo viên
nhìn nhận lại vấn đề, nội dung bài học một cách toàn diện, mới mẻ. Phương
22


pháp này không những chỉ phát huy tích cực chủ động của học sinh mà con
thực hiện phương châm dạy học để thầy tro cùng được học và tiếp tục phát

triển.
Trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học, phương pháp này được tiến
hành theo những bước cơ bản sau:
Bước 1: Thuyết trình ngắn gọn giới thiệu về chủ đề. Đây là hoạt động
tạo tâm thế, tạo sự thu hút, hấp dẫn đối với học sinh. Yêu cầu đặt ra cho hoạt
động này là phải nêu mục tiêu rõ ràng, mạch lạc để hoạt động sau không đi
chệch hướng.
Bước 2: Nêu câu hỏi. Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh theo hướng
mở, ngắn gọn, dễ hiểu, tạo sự tranh luận, hướng tới mục tiêu của bài học và
gắn với thực tiễn cuộc sống. Những câu hỏi có chất lượng là những câu hỏi
có tác dụng kích thích hứng thú và tư duy của học sinh. Những câu hỏi này
mang tính thách thức gợi trí to mo khoa học. Bên cạnh việc xây dựng hệ
thống câu hỏi có chất lượng người giáo viên cũng cần chú ý đến kĩ thuật nêu
câu hỏi sao cho hiệu quả đạt được là tối ưu.
Bước 3: Người học suy nghĩ. Tùy theo mức độ khó dễ của câu hỏi mà
giáo viên dành ra một khoảng thời gian hợp lý để học sinh suy nghĩ, cân
nhắc trước khi đưa ra phương án, câu trả lời.
Bước 4: Trao đổi đa chiều. Đây là phần trọng tâm của phương pháp.
Giáo viên cần tạo được sự trao đổi, hỏi và đáp nhiều chiều trong lớp giữa
người học và người dạy, người học và người học, người dạy và người
học….xoay quanh chủ đề và câu hỏi được nêu ra.
Bước 5: Giáo viên tóm tắt và kết luận. Đây là hoạt động cuối cùng
trong quá trình sử dụng phương pháp vấn đáp. Giáo viên tổng hợp các ý kiến
và chốt lại những kiến thức, kĩ năng quan trọng, cần nhớ. Phải tôn trọng và
chấp nhận ý kiến thông minh của học sinh. Phải biết uốn nắn, sữa chữa, bổ
23


sung khi cần thiết với những ý kiến chưa thật đầy đủ và đúng đắn của học
sinh.



Phương pháp quan sát (trực quan)
Nếu hai phương pháp ở trên chủ yếu thiên về việc phát triển tư duy

logic của học sinh thì phương pháp này nhằm phát triển khả năng quan sát
thực tiễn, tăng năng lực cảm nhận, liên tưởng của học sinh. Vốn kiến thức
thực tiễn xã hội phong phú càng kích thích khả năng tư duy tưởng tượng của
các em. Thông qua những hình ảnh biểu tượng được đề cập đến trong văn
bản thông qua hệ thống ngôn từ, cùng với sự sáng tạo, tư duy cá nhân để có
cách nhìn nhận riêng về vấn đề, học sinh nắm bắt được những biểu tượng
then chốt chứa nội dung tác giả đã mã hóa. Điều đó không chỉ giúp học sinh
giải mã được tác phẩm mà con góp phần tìm ra những hướng đi mới, khám
phá sự mới mẻ của văn bản mang tính cá nhân của học sinh. Năng lực cảm
thụ thẩm mỹ của các em cũng được phát triển hơn.
Với phương pháp này giáo viên có thể áp dụng một số biện pháp:
- Sử dụng các hình ảnh trực quan: tranh ảnh hoặc có thể thông qua
một số video chuyển thể các tác phẩm văn học thành phim,...
- Phát huy khả năng quan sát của các em từ những sự vật, hiện tượng
hay sự kiện diễn ra trong đời sống.
- Thông qua những sự vật hiện tượng đời sống đó để học sinh một lần
nữa qua ngôn từ của tác giả hình thành những liên tưởng, xây dựng sự vật,
hiện tượng đó trong tư duy của bản thân. Nhận thấy điểm giống và khác biệt
giữa chúng từ đó có những tư duy thích hợp để cảm thụ văn bản.
2.3.2.1. Tác phẩm tự sự
Tác phẩm tự sự là các tác phẩm thuộc thể loại tự sự. Một số thể loại
bao gồm: truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện vừa,... Phạm vi của tác phẩm tự sự
rất đa dạng và chủ yếu dùng phương thức tự sự để miêu tả. Việc áp dụng các
24



phương pháp phát triển tư duy logic và tư duy hình tượng góp phần khai thác
hiệu quả, chính xác cũng như có sự sáng tạo để hiểu sâu hơn về thể loại tác
phẩm này.
Để có cái nhìn tổng quan cũng như rõ ràng về thể thống thể loại của
tác phẩm tự sự, các đặc điểm thể loại, kết cấu, kiểu nhân vật,... có thể sử
dụng biện pháp vẽ sơ đồ tư duy. Điều này rất có lợi, việc nắm rõ lí luận mới
có thể đi sâu tìm hiểu một văn bản được. Tạo cơ sở lập luận chính xác, có lí
dẫn đến những liên tưởng, tưởng tượng, sáng tạo ở bạn đọc.
Lấy ví dụ về tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam:


Phân tích, tổng hợp:

- Hiểu biết về tác giả Thạch lam và phong cách sáng tác của ông.
Hoàn cảnh ra đời tác phẩm này.
- Thể loại truyện ngắn, những đặt điểm thể loại này. Đây là phạm trù
mang tính bất biến, có hệ thống nằm trong khuôn khổ của lí luận văn học.
Cần hiểu rõ điểm khác biệt giữa truyện ngắn và các thể loại tự sự khác như
tiểu thuyết, truyện thơ, phóng sự,...
Ngôn ngữ đời thường, những từ ngữ miêu tả để người đọc thấy được
khung cảnh, cuộc sống của con người nơi phố huyện. “chiều êm ả như ru”,
chợ vãn từ lâu, cuộc sống mưu sinh của mẹ con chị Tí, bác Xẩm,... cuộc
sống nghèo khó, quẩn quanh.
- Biểu tượng đoàn tàu, đối lập giữa ánh sáng và bóng tối,... khơi gợi
nhiều liên tưởng.
Qua những phân tích dựa trên mối quan hệ logic giữa chúng để nhận
thấy được cuộc sống thực tại của con người trong phố huyện. Bằng tư duy
hình tượng thấy được sự khác biệt giữa hai thế giới. Từ đó thể hiện khát


25


×