Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ +Đ.ÁN KT45 TIẾT 129 TUẦN 26 MÔN VĂN 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.68 KB, 2 trang )

PHÒNG GD ĐỨC LINH KIỂM TRA : 45 PHÚT
TRƯỜNG THCS VÕ ĐẮT MÔN : NGỮ VĂN
( TIẾT: 129 TUẦN 26 THEO PPCT )
HỌ VÀ TÊN:………………………
LỚP:………
ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA THẦY CÔ :
I/ Phần trắc nghiệm : (3điểm)
- Khoanh tròn vào những chữ cái cho đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1: Trong các bài thơ sau,bài nào không nói về tình mẹ con.
A..Con Cò. B. Mây và Sóng C. Nói với Con.
Câu 2: Bài thơ nào dưới đây là dòng tâm sự của người lính cách mạng.
A.. Ánh Trăng B. Bếp Lửa. C. Mùa xuân nho nhỏ.
Câu 3: Hình tượng con cò trong bài thơ “Con Cò” của chế lan viên là biểu tượng của ai?
A. Người nông dân vất vả, cực nhọc. B. Người mẹ lúc nào cũng ở bên con.
C. Người vợ đảm đang tần tảo.
Câu 4: Bài “Sang thu” gợi thời điển giao mùa cuối hạ đầu thu ở vùng nào?
A. Nông thôn Nam bộ. B. Nông thôn Bắc bộ C. Nông thôn Trung bộ.
Câu 5: Giá trị nội dung của bài “Nói với con” là gì?
A. Thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng.
B. Ca ngợi tự hào về truyền thống cần cù và sức sống mạnh mẻ của quê hương.
C. Cả A và B.
Câu 6: Bài thơ nào được sáng tác trong một hoàn cảnh đặc biệt thể hiện khác vọng làm đẹp cho cuộc
đời.
A. Mùa xuân nho nhỏ. B. Nói với con. C. Con Cò. D. Viếng lăng Bác.
Câu 7: Từ “lộc” trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được hiểu theo nghĩa nào?
A. Lợi lộc B. May mắn. C. Chồi non. D. Đem mùa xuân tới cho mọi người.
Câu 8: Tên thật của nhà thơ “Thanh Hải”.
A. Phạm Ngọc Hoan. B. Phạm Bá Ngoãn. C. Lê Trí Viễn. D. Hoài Thanh.
Câu 9: Tín hiệu nào cho biết sự chuyển mùa từ hạ sang thu.
A. Gió se B. Sương. C. Hương ổi D. Cả 3 ý trên.
Câu 10: Xác định phép tu từ trong hai câu thơ sau: “Dù là tuổi hai mươi


Dù là khi tóc bạc”
A. Hoán dụ. B. Ẩn dụ. C. Điệp ngữ D. So sánh.
Câu 11: Em hiểu thế nào về nghĩa của hai dòng thơ trên?
A. Hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nửa.
B. Khi con người đã bị từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại
cảnh, của cuộc đời.
C. Cả 2 ý trên.
Câu 12: Câu thơ “và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào” có ý nghĩa như thế nào?
A. Có ý nghĩa là 2 mẹ con ở khắp mọi nơi, không ai có thể tách rời chia cắt.
B. Có ý nghĩa là tình mẫu tử khắp nơi, thiêng liêng bất diệt.
C. Tất cả đều đúng
II. Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” Thanh Hải ra đời trong hoàn cảnh nào? (1đ)
Câu 2: Chép lại những khổ thơ nói về ước nguyện chân thành muốn cống hiến cho đời của Thanh
Hải? (2đ)
Câu 3: Phân tích ý nghĩa hai câu thơ của Chế Lan Viên: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con” (2đ)
Câu 4: Em hiểu gì về nội dung hai câu thơ: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim” (2đ)
PHÒNG GD & ĐT ĐỨC LINH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
TRƯỜNG: THCS VÕ ĐẮT MÔN: NGỮ VĂN 9
ĐỀ SỐ:……. ( TIẾT: 129 TUẦN 26 THEO PPCT )
I. Phần trắc nghiệm: (3đ)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Trả lời C A B B C A C B D A.C C C
II. Phần tự luận: (7đ)
Câu 1: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt: Chiến tranh
biên giới ở phía Bắc 1979, khi ông nằm trên giường bệnh. Đây là sáng tác cuối cùng của nhà
thơ Thanh Hải.
Câu 2:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập và hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẻ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
Câu 3: Phân tích ý nghĩa hai câu thơ:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
Trong suy nghĩ và quan niệm của người mẹ, dưới cái nhìn của mẹ: Con dù lớn, dù khôn, dù
trưởng thành đến đâu, làm gì, trưởng thành đến đâu đi nữa… thì con vẫn là con của mẹ, con
vẫn rất đáng yêu, đáng thương, vẫn rất cần sự che chở, vẫn là niềm tự hào, niềm tin và hi
vọng của mẹ.
Câu 4: Nội dung hai câu thơ muốn nói: Trời xanh là trường tồn mãi mãi và Bác Hồ của
chúng ta cũng thế, Bác mất đi nhưng hình ảnh Bác vẫn sống mãi trong lòng người dân Việt
Nam. Biết là vậy nhưng khi nghĩ đến sự thật Bác không còn nữa tác giả cảm thấy đau xót đến
tận cùng.

×