Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

đề cương môn quản lý đất đai trong điều kiện biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.02 KB, 26 trang )

1. Trình bày các khái niệm về BĐKH và các biểu hiện c ơ bản c ủa
BĐKH.
2. BĐKH do những nguyên nhân nào gây ra?
3. Tác động và hậu quả của BĐKH.
4. Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
5. Xu hướng biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong những năm tới (Kịch
bản biến đổi khí hậu)
6. Mối quan hệ giữa đặc điểm của đất đai và các yếu tố khí hậu
7. Các biểu hiện của BĐKH ảnh hưởng đến chất lượng đất
8. Tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất
9 . Tác động của việc sử dụng đất đến biến đổi khí hậu
10.Đánh giá tác động và xây dựng giải pháp thích ứng với biến đổi khí
hậu
11. Chính sách, chiến lược bảo vệ môi trường, phát triển bền vững


ĐỀ CƯƠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CÂU 1. Các khái niệm và biểu hiện của biến đổi khí hậu
1.Các khái niệm
a.Thời tiết
là trạng thái khí quyển tại 1 thời điểm tại 1 n ơi nhất định được xác
định bằng tổ hợp các yếu tố nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa
b.Khí hậu
là tổng hợp của thời tiết được đặc trưng bởi các trị số thống kê(trung
bình, xác suất, cực trị…) của các yếu tố khí tượng biến động trong 1
khu vực địa lý, thời kỳ trung bình thường là 1 thập kỷ
c.Khái niệm BĐKH: là sự thay đổi khí hậu do hoạt động của con
người (trực tiếp hay gián tiếp) làm thay đổi thành phần của khí quyển
toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động của khí hậu tự nhiên
trong các thời gian có thể so sánh được. BĐKH được xác định là sự khác
biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của 1 tham số hay thống kê khí


hậu trong đó trung bình xác định trong 1 vài thập kỷ.
d. EL NINO, LA NINA và ENSO
-EL NINO : trung bình cứ khoảng 4 năm 1 lần nhiệt độ bề mặt nước
biển và trung tâm xích đạo Thái Bình Dương lại nóng lên trên diện
rộng và sự nóng lên đó thường kéo dài khoảng 1 năm được g ọi là hi ện
tượng ELNINO
-LA NINA : là hiện tượng nước biển lạnh đi so với bình thường . Hiện
tượng này thường bắt đầu hình thành từ tháng 3 đến tháng 6 hằng
năm và gây ảnh hưởng mạnh vào cuối năm cho tới tháng 2 năm sau
-ENSO: là hiện tượng tổng hợp của EL NINO và LA NINA
e.Khả năng dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH
-là mức độ mà 1 hệ thống (gồm kt,XH,tự nhiên) có thể b ị t ổn thương
do BĐKH hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi
của BĐKH
-Tổn thương là hàm của các tính chất, mức độ và tốc độ c ủa biến đ ổi
và biến động khí hậu mà 1 hệ thống phát lộ ra cùng v ới độ mẫn c ảm
và năng lực thích ứng của nó


f. Kịch bản BĐKH
- là giả định có cơ sở khoa học về sự tiến triển trong tương lai của các
mối quan hệ giữa KT-XH,phát thải nhà kính, BĐKH và nước biển dâng
-Kịch bản BĐKH khác dự báo thời tiết khác BĐKH là nó ch ỉ đưa ra quan
điểm về mối ràng buộc giữa phát triển KT-XH và hệ thống khí hậu
g.Nước biển dâng
-là sự dâng mực nước biển của đại dương trên toàn cầu trong đó
không bao gồm: triều, nước dâng do bão,…
-Nước biển dâng tại 1 vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc là thấp h ơn so
với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương
và các yếu tố khác

h. Ứng phó với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH
Ứng phó với BĐKH là hoạt động của con người nhằm thích ứng và
giảm nhẹ những tác động bất lợi của khí hậu đến sức khoẻ, đời sống
và sử dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại .
2. Các Khái niệm BĐKH
- Theo định nghĩa của Công ước khung Liên Hiệp Qu ốc (UNFCCC):
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu, được quy định tr ực tiếp
hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành ph ần
khí quyển, và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên quan
sát được trong khảng thời gian so sánh được.
- Theo Hội đồng liên chính phủ về BĐKH (IPCC), BĐKH là m ột bi ến th ể
có ý nghĩa thống kê trong 1 thời gian dài, thường vài thập kỷ hay lâu
hơn, nó bao gồm các thay đổi về tần suất và cường độ của các sự ki ện
thời tiết không bình thường và sự gia tăng liên tục về nhiệt độ trung
bình của bề mặt toàn cầu.
3.Các biểu hiện của BĐKH
-Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên do Sự nóng lên của bầu khí
quyển toàn cầu.
-Sự dâng cao mực nước biển do giãn nở vì nhiệt và băng tan, dẫn tới
sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
-Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển, có hại cho môi
trường sống của con người và các sinh vật trên Trái Đất


-Sự di chuyển các đới khí hậu khác nhau tồn tại hàng nghìn năm trên
các vùng khác nhau của trái đất, dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của
các loài sinh vật, hệ sinh thái và hoạt động của con người.
-Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển,
chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh đ ịa hóa
khác.

-Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và
thành phần của thủy quyển, sinh quyển, địa quyển.
Dẫn chứng cụ thể
a.Gia tăng hàm lượng các khí trong bầu khí quyển
-CO2: mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng đóng vai trò thiết y ếu trong vi ệc
hỗ trợ sự sống. Khí CO2 có tác động lớn đến hiệu ứng nhà kính
+Trong thập kỷ 21 tăng trung bình 2,0ppm/yr trong giai đoạn
2000-2009 và có dấu hiệu ngày càng tăng lên . Tr ước th ời đại công
nghiệp mật độ này bằng 280ppm nhưng tăng lên tới 400ppm tính đến
tháng 5 năm 2013 . Mức độ hiện tại cao hơn bất kỳ th ời gian nào trong
800 000 năm trước, thậm chí khả năng cao hơn hẳn trong 20 triệu
năm qua
-CH4: là khí nhà kính đứng thứ 2 sau khí CO 2 nhưng lại có mức ảnh
hưởng lớn hơn nhiều lần CO2 . Metan sản sinh do các hoạt động của
con người . Nó quyết định đến 1/5 mức độ tăng của hiệu ứng nhà kính
=> ảnh hưởng đến BĐKH toàn cầu
Cuối năm 2007 lượng metan trong bầu khí quyển tăng 10ppb hàng
năm
-Hàm lượng khí Nitơ oxit (NO,NO2) trong khí quyển tăng từ 270ppb –
319ppb vào năm 2005 ( tăng 18%) . Khí này tăng chủ yếu từ hoạt động
nông nghiệp, khai hoang và công nghiệp.
+Nito dioxit(NO2) là khí rất độc gây hại cho sức khỏe con người
và môi trường . NO2 là chất góp phần gây thủng tầng ozon
b.Nhiệt độ trung bình tăng
Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0.74°C trong thời kỳ 1906-2005
và tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gấp đôi so v ới 50


năm trước đó . Nhiệt độ trên lục địa tăng nhanh hơn so v ới trên đại
dương

-Mức độ tăng nhiệt độ ở Bắc Cực gấp đôi mức độ tăng nhiệt độ trung
bình toàn cầu. Nhiệt độ cực trị cũng có xu hướng phù hợp v ới nhiệt độ
trung bình
=> Giảm số đêm lạnh, tăng số ngày nóng và biên độ nhiệt ngày càng
giảm đi
c.Sự thay đổi của lượng mưa
-Trong thời kỳ 1901-2005 xu thế biến đổi lượng mưa rất khác nhau
giữa các khu vực và tiểu khu vực cũng như giữa các thời đoạn khác
nhau
-Kể từ thập kỷ 1990 tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu v ực đ ồng
thời 1 số nơi lượng mưa giảm đi:
+Ở Bắc Mỹ lượng mưa tăng nhiều nơi nhất là Bắc CANADA nhưng
lại giảm đi ở Tây Nam nước Mỹ, Đông Bắc MEXICO và bán đảo Bafa v ới
tốc độ chừng 2% mỗi 1 thập kỷ gây ra hạn hán trong nhiều năm gần
đây
+Châu phi lượng mưa giảm ở Nam Phi đặc biệt là ở Sahel trong
giai đoạn 1960-1980
+Khu vực nhiệt đới lượng mưa giảm đi ở Nam Á với trị số xu thế
là 7,5% cho cả thời kỳ 1901-2005
+Khu vực có tính địa phương rõ rệt nhất trong xu thế biến đổi
lượng mưa ở Australia do tác động của ENSO
ở đới vĩ độ trung bình và cao lượng mưa tăng lên còn ở đới vĩ độ
nhiệt đới có lượng mưa giảm đi . Kể từ năm 1990 trở đi lượng cơn
mưa lớn tăng lên kể cả ở những nơi có lượng mưa giảm.
d.Hạn hán và dòng chảy
-Dòng chảy ở hầu hết các sông có biến đổi sâu sắc từ thập kỷ này sang
thập kỷ khác
+Ở Bắc bán cầu xu thế hạn hạn phổ biến từ giữa thập kỷ 1950
trên phần lớn vùng Bắc Phi đặc biệt ở Sahel, CANADA, Australia
+Ở Nam bán cầu hạn hán rõ rệt trong những năm 1974-1998



+Các khu vực Tây Âu lại bị đe họa bởi những trận lũ lụt l ớn do
mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc
liệt
e.Bão và thiên tai
-Số lượng các trận bão lớn, lốc xoáy cường độ mạnh, sức tàn phá l ớn
đặc biệt ở Bắc MỸ, Tây Nam Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Đại
Tây Dương


Câu 2 : BDKH do những nguyên nhân nào gây ra ?
1. Nguyên nhân gây ra BDKH do tự nhiên:
Nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên bao gồm: thay đổi cường
độ sáng của Mặt trời, xuất hiện các điểm đen Mặt trời (Sunspots), thay
đổi quỹ đạo quay của trái đất, các hoạt động núi lửa, và thay đổi đại
dương, các dòng hoàn lưu.
- Sự thay đổi cường độ sáng của Mặt trời
Gây ra sự thay đổi năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay
đổi nhiệt độ bề mặt trái đất. Cụ thể là từ khi tạo thành Mặt trời đến nay gần
4,5 tỷ năm cường độ sáng của Mặt trời đã tăng lên hơn 30%.
- Thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất
Trái đất quay quanh Mặt trời với một quỹ đạo. Trục quay có góc
nghiêng 23,5 °. Thay đổi độ nghiêng của quỹ đạo quay trái đất có thể dẫn
đến những thay đổi nhỏ. Tốc độ thay đổi cực kỳ nhỏ có thể tính đến thời
gian hàng tỷ năm, vì vậy có thể nói không ảnh hưởng lớn đếnBĐKH
- Các hoạt động núi lửa
Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí quyển một lượng
cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxide (SO2), hơi nước, bụi và tro vào bầu khí
quyển. Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong nhiều

năm. Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí được phun ra bởi núi lửa, các sol
khí phản chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không gian vì
vậy chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất.
- Thay đổi đại dương, các dòng hoàn lưu
Các đại dương là một thành phần chính của hệ thống khí hậu. Dòng
hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh. Thay đổi trong
lưu thông đại dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu thông qua sự chuyển
động của CO2 vào trong khí quyển.
Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu t ố t ự
nhiên đóng góp một phần rất nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kỳ kể từ


quá khứ đến hiện nay.
2. Nguyên nhân do con người: Theo các kết quả nghiên cứu và
công bố từ Ủy Ban Liên Chính Phủ về BĐKH thì nguyên nhân gây ra
BĐKH chủ yếu là do các hoạt động của con người.
- Đốt nhiên liệu hóa thạch
Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750), con người đã sử
dụng ngày càng nhiều năng lượng, chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hóa
thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển ngày càng tăng các
chất khí gây hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái
đất.
- Hoạt động phát triển kinh tế
Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng ấm lên
toàn cầu là do sự phát triển kinh tế từ hoạt động của con người( xây dựng,
kinh tế, khoa học,...). Hoạt động của con người từ cách mạng công nghiệp
đã làm tăng số lượng các khí nhà kính trong khí quyển, tăng lực bức xạ từ,
CO2, mêzan, ozôn tầng đối lưu,CFC, Nitơ ôxít. Nồng độ CO2 và mêtan đã
tăng khoảng 36% và 148% kể từ giữa thập niên 1700.
- Ô nhiễm môi trường không khí: do hoạt động phát triển kinh tế cuả

con người:
Theo một kết quả nghiên cứu việc nồng độ CO 2 tăng cao đối với bầu
khí quyển trái đất sẽ tạo ra những tác động không thể ngăn chặn đối với khí
hậu trong ít nhất 1000 năm tới. Khí CO2 đóng góp 50% vào việc gây hiệu
ứng nhà kính, CH4 13%, Nitơ 5%, hơi nước ở tầng bình lưu 3%...
- Sự gia tăng dân số
- Các hoạt động nông nghiệp
- Phá rừng, đốt rừng gây mất cân bằng sinh thái
- Chiến tranh


- Ngoài ra còn một số hoạt động khác như đốt sinh khối, sản phẩm
sau thu hoạch
BĐKH được quy trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động của con
người làm thay đổi nồng độ khí nhà kính trong khí quyển, làm tăng
hiệu ứng nhà kính gây ra biến đổi hệ thống khí hậu trái đất.
Câu 3 : Tác động và hậu quả của BDKH
* Tác động và hậu quả của sự nóng lên toàncầu:
Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm
dịch chuyển các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh
thái nước ngọt, làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở
một số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới có thể b ị
mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học.
Đối với sản xuất nông nghiệp, nhiệt độ tăng và tính biến động
của nhiệt độ lớn hơn, kể cả các nhiệt độ cực đại và cực tiểu, cùng v ới
biến động của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng khả năng
phát triển sâu bệnh, dịch bệnh dẫn đến giảm năng suất và s ản l ượng,
tăng nguy cơ và rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lương thực.
Nhiệt độ tăng, độ ẩm cao làm gia tăng sức ép về nhiệt đối với cơ
thể con người, làm tăng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiệt đới, bệnh

truyền nhiễm thông qua sự phát triển của các loài vi khuẩn, các côn
trùng và vật chủ mang bệnh, chế độ dinh dưỡng và vệ sinh môi trường
suy giảm.
Sự gia tăng của nhiệt độ còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như
năng lượng, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, du lịch, thương
mại,… liên quan đến chi phí gia tăng cho việc làm mát, thông gió, bảo
quản và vận hành thiết bị, phương tiện, sức bền vật liệu.
Làm thay đổi cơ cấu các loài thực vật và động vật ở 1 số vùng, 1 số
loài có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới có thể mất đi dẫn đến suy giảm tính
đa dạng sinh học.
* Tác động và hậu quả của nước biểndâng
Mực nước biển dâng và nhiệt độ nước biển tăng ảnh hưởng đến


các hệ sinh thái biển và ven biển, gây nguy cơ đối với các rạn san hô và
rừng ngập mặn, ảnh hưởng xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt
động khai thác và nuôi trồng thủy sản ven biển.
Tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở
bờ biển, nước biển dâng làm một số nơi có nguy cơ bị mất đất.
Làm nhiễm mặn nguồn nước ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng
ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô
thị và khu dân cư ven biển .
Ứng phó với biến đổi khí hậu đòi hỏi phải có đầu tư rất lớn để
xây dựng và củng cố hệ thống đê biển, nhằm ứng phó với mực nước
biển dâng, phát triển hạ tầng kỹ thuật, di dời và xây dựng các khu dân
cư và đô thị có khả năng thích ứng cao với nước biển dâng.
* Tác động và hậu quả của các hiện tượng khí hậu cực đoan và
thiên tai
Sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai, cả

về tần số và cường độ do biến đổi khí hậu là mối đe dọa thường
xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các
cộng đồng.
Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, tố lốc là thiên tai xảy ra
hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho sản xuất và
đời sống.
Tác động đến giao thông vận tải: nhiều đoạn đường sắt, quốc lộ,
cảng hàng không bị ngập lụt.
Đối với những vùng có xu thế giảm mưa, nhất là những vùng khí
hậu khô và bán khô hạn, hiện tượng hạn hán, thoái hóa đất và sa mạc
hóa có thể tăng cường và mở rộng. Ngược lại, sa mạc hóa cũng ảnh
hưởng đến quá trình biến đổi khí hậu, làm thay đổi cán cân nhiệt của
mặt đất, tăng phát thải khí nhà kính.
Câu 4 : Thực trạng của BDKH ở VN :
Thực trạng biến đổi khí hậu ở ViệtNam


Theo số liệu quan trắc, biến đổi của các yếu tố khí hậu ở Vi ệt
Nam trong những năm qua thay đổi như sau:
- Về nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt độ
trung bình năm (TBN) ở Việt Nam đã tăng lên 0,7 oC. Nhiệt độ TB năm của
4 thập kỷ gần đây (1961 - 2000) cao hơn TB năm của 3 thập kỷ trước đó
(1931 - 1960). Nhiệt độ TB năm của thập kỷ 1991 – 2000 ở Hà Nội, Đà
Nẵng, TP. Hồ Chí Minh đều cao hơn trung bình (TB) của thập kỷ 1931 –
1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và 0,6 oC. Năm 2007, nhiệt độ TB năm ở cả 3 nơi
trên đều cao hơn TB của thập kỷ 1931 – 1940 là 0,8 – 1,3oC và cao hơn thập
kỷ 1991 – 2000 là 0,4 – 0,5oC.
Xu thế chung của nhiệt độ là tăng ở hầu hết các khu vực trên cả nước,.
Xu thế chung của nhiệt độ cực đại và cực tiểu là tăng, tốc độ tăng c ủa
nhiệt độ cực tiểu nhanh hơn so với nhiệt độ cực đại, phù hợp với xu

thế chung của BĐKH toàncầu.
Số giờ nắng: Trong thời gian 1961 –1990, số giờ nắng trung bình
hàng năm ở Việt Nam biến đổi nhiều và có sự thay đổi theo vùng miền,
cụ thể: số giờ nắng tăng ở vùng nam trung bộ và tây nguyên, còn các
khu vực còn lại đều có xu hướng giảm.
- Về lượng mưa: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa
TB năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911 – 2000) không rõ rệt theo các thời
kỳ và trên các vùng khác nhau, có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm
xuống. Trên lãnh thổ Việt Nam, xu thế biến đổi của lượng mưa cũng rất
khác nhau giữa các khu vực.
Lượng mưa mùa khô (tháng 11 - 4) tăng ít hoặc không thay đổi đáng
kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các vùng khí hậu
phía Nam trong 50 năm qua. Lượng mưa mùa mưa (tháng 5 - 10) giảm
từ 5 đến hơn 10% trên đa phần diện tích phía Bắc nước ta và tăng
khoảng từ 5 đến 20% ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm qua.
Xu thế diễn biến của lượng mưa năm tương tự như lượng mưa mùa
mưa, tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu
phía Bắc. Khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa khô, mùamưa và
lượng mưa năm tăng mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta, nhi ều
nơi đến 20% trong 50 nămqua.
Lượng mưa ngày cực đại tăng lên ở hầu hết các vùng khí hậu,


nhất là trong những năm gần đây. Số ngày mưa lớn cũng có xu thế tăng
lên tương ứng, nhiều biến động mạnh xảy ra ở khu vực miền Trung.
Tồn tại mối tương quan khá rõ giữa sự nóng lên toàn cầu và nhiệt độ
bề mặt biển khu vực Đông xích đạo Thái Bình Dương với xu thế biến
đổi của số ngày mưa lớn trên các vùng khí hậu phía Nam.
- Mực nước biển:Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc ven
biểnViệt Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình

ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993 –2008).
Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các trạm Cửa
Ông và Hòn Dấu, mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng 20cm,
phù hợp với xu thế chung của toàn cầu.
Nước biển dâng dẫn đến sự xâm thực của nước mặn vào nội địa, ảnh
hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm, nước sinh hoạt cũng như
nước và đất sản xuất nông–công nghiệp.
Việt Nam nằm trong top 5 nước đứng thứ 2 thế giới dễ bị tổn thương nhất
đối với biến đổi khí hậu
- Hiện tượng ENSO (EL Nino và La Nina) ảnh hưởng mạnh đến nước ta
trong vài thập kỷ gần đây, gây ra nhiều đợt nắng nóng, rét đậm rét hại
kéo dài có tính kỷ lục. Dự đoán vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt độ trung
bình của nước ta tăng khoảng 30C và sẽ tăng số đợt và số ngày nắng
nóng trong năm, mực nước biển sẽ dâng cao lên 1m. Điều này d ẫn đ ến
nhiều hiện tượng bất thường của thời tiết. Đặc biệt là tình hình bão lũ
và hạn hán.
Hiện tượng ENSO ảnh hưởng đến nước ta mạnh mẽ hơn trong
thập kỷ 1991 – 2000 so với trước đó (trong thời kỳ 1950 – 2000), m ỗi
thập kỷ có 3 đợt EL Nino, trong đó các thập kỷ 1951 – 1960, 1961 –
1970, 1971 - 1980, mỗi thập kỷ có một đợt mạnh, riêng thập k ỷ 1981
– 1990 và 1991 – 2000 có 2 đợt mạnh và đều là mạnh nhất thế kỷ.
- Bão và thiên tai:Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một
trong 5 ổ bão của khu vực Châu Á –Thái Bình Dương nên có thể nói
rằng bão là hiện tượng thời tiết gây nguy hiểm bậc nhất ở Việt Nam.
Hàng năm có gần 10 cơn bão hoạt động trên biển Đông, trong đó có


khoảng 3 - 5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam gây ra những
thiệt hại lớn về người và của. Vào những năm gần đây, số c ơn bão có
cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ

phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di
chuyển dị thường hơn.
Số ngày mưa phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm dần trong thập
kỷ 1981 – 1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm
gần đây.
- Hiện tượng thời tiết bất thường: Số đợt không khí lạnh (KKL) ảnh
hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ gần đây (cuối thế kỷ
XX đầu thế kỷ XXI). Năm 1994 và năm 2007 chỉ có 15-16 đợt KKL, bằng
56% trung bình nhiều năm. 6/7 trường hợp có số đợt KKL trong mỗi tháng
mùa đông (XI-III) thấp dị thường (0-1 đợt) cũng rơi vào 2 thập kỷ gần đây
(3/1990, 1/1993, 2/1994, 2/1997, 11/1997). Một biểu hiện dị thường gần
đây nhất về khí hậu trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu là đợt KKL
gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây
thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp.
- Hệ sinh thái
Biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày càng tăng cao đang thử
thách các hệ sinh thái của chúng ta. Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho
các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
Sự mất mát này là do mất môi trường sống vì đất bị hoang hóa, do
nạn phá rừng và do nước biển ấm lên.
Câu 5 : Xu hướng biến đổi HK (Kịch bản biến đổi khí hậu)
* Khái niệm
Kịch bản BĐKH là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự
tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, GDP,
phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
* Cơ sở xây dựng kịch bản BĐKH
Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam được xây dựng
dựa trên sự phân tích và tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước. Các
tiêu chí để lựa chọn phương pháp tính toán xây dựng kịch bản biến đổi khí
hậu, nước biển dâng cho Việt Nam bao gồm:

(1) Mức độ tin cậy của kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu;
(2) Độ chi tiết của kịch bản biến đổi khí hậu;


(3) Tính kế thừa;
(4) Tính thời sự của kịch bản;
(5) Tính phù hợp địa phương;
(6) Tính đầy đủ của các kịch bản;
(7) Khả năng chủ động cập nhật.
Trên cơ sở phân tích các tiêu chí nêu trên, kết quả tính toán bằng
phương pháp tổ hợp (MAGICC/SCENGEN 5.3) và phương pháp chi tiết
hóa thống kê đã được lựa chọn để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước
biển dâng trong thế kỷ 21 cho Việt Nam.
Các kịch bản biến đổi khí hậu: Các kịch bản biến đổi khí hậu và
nước biển dâng cho Việt Nam được xây dựng và công bố năm 2009 và
cập nhật năm 2011. 2011 gồm kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức thấp
(B1), trung bình (B2) và cao (A2, A1F1). Ngoài ra còn dựa trên các kịch
bản phát thải của IPCC bao gồm: B1, A1T (nhóm kịch bản phát thải thấp),
B2, A1B (nhóm kịch bản phát thải trung bình) và A2, A1F1 (nhóm kịch bản
phát thải cao). Trong đó kịch bản trung bình B2 được khuyến nghị cho
các Bộ, ngành và địa phương làm định hướng ban đầu để đánh giá tác
động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và xây dựng kế hoạch hành
động ứng phó với biến đổi khí hậu. Kế thừa các nghiên cứu đã có và
trên cơ sở các kết quả tính toán của các mô hình khí hậu ở Vi ệt Nam,
các kịch bản phát thải khí nhà kính được chọn nhằm cập nhật kịch
bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam.
Thời kỳ cơ sở để so sánh sự thay đổi của khí hậu trong thế kỷ 21 là
giai đoạn 1980 - 1999, cũng là giai đoạn được IPCC dùng trong báo cáo
đánh giá năm 2007. Kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam được dự
báo như sau:

a. Về nhiệt độ
Vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản phát thải trung bình, nhiệt độ
trung bình tăng từ 2 đến 30C trên phần lớn diện tích cả nước, riêng
khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt độ trung bình tăng nhanh
hơn so với những nơi khác. Nhiệt độ thấp nhất trung bình tăng từ 2,2
đến 3,00C, nhiệt độ cao nhất trung bình tăng từ 2,0 đến 3,2 0C. Số ngày
có nhiệt độ cao nhất trên 350C tăng từ 15 đến 30 ngày trên phần lớn
diện tích cảnước.


b. Về lượng mưa: Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), đến cuối
thế kỷ 21 theo kịch bản phát thải trung bình, lượng mưa năm tăng trên
hầu khắp lãnh thổ, mức tăng phổ biến từ 2 đến 7%, riêng Tây Nguyên,
Nam Trung Bộ tăng ít hơn, dưới 3%.
Xu thế chung là lượng mưa mùa khô giảm và lượng mưa mùa mưa
tăng. Lượng mưa ngày lớn nhất tăng thêm so với thời kỳ 1980 - 1999 ở
Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giảm ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.
Tuy nhiên ở các khu vực khác nhau lại có thể xuất hiện ngày mưa dị
thường với lượng mưa gấp đôi so với lượng mưa hiện nay.
c.Về nước biển dâng
Vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản phát thải trung bình, nước biển
dâng cao nhất ở vùng từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 62
đến 82 cm, thấp nhất ở vùng Móng Cái trong khoảng từ 49 đến 64 cm;
trung bình toàn Việt Nam, nước biển dâng trong khoảng từ 57 đến 73
cm. Theo kịch bản phát thải cao (A1FI), vào cuối thế kỷ 21, nước biển
dâng cao nhất ở vùng từ Cà Mau đến Kiên Giang trong khoảng từ 85
đến 105 cm, thấp nhất ở khu vực từ Móng Cái đến Hòn Dấu trong
khoảng từ 66 đến 85 cm; trung bình toàn Việt Nam, nước biển dâng
trong khoảng từ 78 đến 95cm.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012) với mức nước biển

dâng 1m, thì có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông C ửu Long, trên
10% diện tích đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% di ện
tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung có nguy cơ bị ngập. Khu vực
thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập là trên 20% diện tích.
Vùng ven biển Việt Nam đang ngày càng bị đe dọa trước sự gia
tăng của mực nước biển, bão, lũ lụt và hạn hán. Khoảng 58% người dân
ven biểnViệt Nam đều dựa vào nông nghiệp. Hầu hết thiên tai gây thiệt
hại cho sản xuất và đời sống ở Việt Nam đều có liên quan với sự thay
đổi của khí hậu và nguồn nước (ChaudhryandRuysschaert,2007).
Nghiên cứu của Dasgupta et al. (2007), chỉ ra rằng Việt Nam là
quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất ở khu vực Đông Á và nằm
trong số 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới do sự gia


tăng mực nước biển. Mực nước biển dâng 1 m thì sẽ có khoảng 5%
diện tích, 11% dân số bị ảnh hưởng và tổn thất GDP khoảng 10%. Mực
nước biển dâng 3 m thì sẽ có khoảng 12% diện tích, 25% dân số b ị
ảnh hưởng và tổn thất GDP là 25%.
Câu 6 : Mối quan hệ giữa đặc điểm của đất đai và các yếu tố KH :
Tính chất nhiệt trong đất: Chế độ nhiệt rất quan trọng đối với
quá trình hình thành và phát triển của đất, liên quan ch ặt chẽ đ ến tính
chất lý học, hóa học, sinh hóa học trong đất. Nhiệt độ trong đất còn
ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của thực vật và tạo ra những điều
kiện thuận lợi để vi sinh vật phát triển. Đất khác nhau có tính chất
nhiệt khác nhau, một số hấp phụ và giữ nhiệt rất tốt, số khác ngược
lại. Màu của đất càng đen thì đất đó hút nhiệt càng m ạnh. M ặt đ ất cao
thấp độ dốc khác nhau thì cường độ hút nhiệt sẽ khác nhau. Mặt đất
bằng phẳng hút nhiệt yếu hơn mặt đất gồ ghề, dốc.
Tính chất không khí trong đất: Các chất khí trong đất rất cần
thiết cho các sinh vật sống trong đất và cho các quá trình sinh h ọc.

Trong số các chất khí quan trọng hơn cả là oxi và cacbonnic. Giữa
không khí đất và không khí khí quyển luôn xảy ra sự trao đổi. Sự trao
đổi khí này phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau: Vào sự
khuếch tán các khí do hàm lượng phần trăm khác nhau của không khí
đất và khí quyển; do sự thay đổi nhiệt độ. Khi đất bị hun nóng sẽ tăng
nhiệt độ và áp suất của không khí đất, do vậy không khí đất sẽ bay vào
khí quyển. Khi đất bị lạnh, không khí khí quyển có nhiệt độ cao h ơn và
sẽ thâm nhập vào đất, do sự thâm nhập của nước mưa, sương…
Trong không khí đất, hàm lượng O2 và CO2 thay đổi nhiều vì
những khí này tác động mạnh với nhiều chất khác nhau. Khi tăng nhiệt
độ, lượng CO2 trong đất tăng vì quá trình sinh học xảy ra mạnh mẽ.
CO2 trong đất có ý nghĩa quan trọng, nó hòa tan trong dung d ịch đ ất và
gây ra sự phong hóa hóa học của các loại đá, làm tăng độ hòa tan
CaCO3, MgCO3 và chuyển chúng sang dạng bicacbonat, CO2 còn làm
tăng độ hòa tan của photphat.


Tính chất nước trong đất: Nguyên nhân cơ bản của việc thâm
nhập nước vào đất là vòng đại tuần hoàn địa chất. Nước của biển và đại
dương bay hơi và một phần thâmnhập vào mặt lục địa. Đến bề mặt
đất, phụ thuộc vào cường độ, đặc tính của trầm tích,hoặc ở tại chỗ,
hoặc chảy xuống chỗ thấp, hoặc thấm vào đất.
Độ chua của đất: Các đặc trưng của khí hậu như nhiệt độ, ẩm
độ, đặc biệt là lượng mưa ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phong hoá
đá, sự chuyển hoá và di chuyển vật chất, đồng thời còn ảnh hưởng
đến thực bì và hoạt động của sinh vật trong đất. Tất cả các quá trình
này đều có quan hệ chặt chẽ với sự hình thành và biến đổi độ chua của
đất. Nói chung nhiệt độ càng cao và lượng mưa càng l ớn thì càng có l ợi
cho tác dụng vụn bở và rửa trôi vật chất.
Độ kiềm của đất: Trong điều kiện ngập nước, các muối dạng

sunfat tác dụng với chất hữu cơ tạo thành sunfua sau chuyển thành
dạng muối cacbonat trong đất, muối cacbonat thuỷ phân làm cho đất
có phản ứng kiềm. Ở Việt Nam, diện tích đất có phản ứng kiềm r ất
nhỏ. Một số vùng đất phù sa ven biển nhiễm mặn như ở Hải Phòng,
Nam Định... có pH vào khoảng 7,0 - 8,0 không gây ảnh hưởng xấu đến
cây trồng vì thế chúng được xếp vào “nhóm đất mặn trungtính”.
Quá trình oxy hóa khử trong đất: Trong đất thoáng khí quá trình
oxy hoá khử trong đất được quyết định bởi nồng độ O 2 tự do trong
không khí đất và O2 hoà tan trong dung dịch đất. Nồng độ oxy trong
không khí đất và trong dung dịch đất càng cao thì Eh càngcao.
Quá trình khoáng hóa xác hữu cơ trong đất: Khoáng hoá là quá
trình phân hủy các hợp chất hữu cơ tạo thành các hợp chất khoáng
đơn giản, sản phẩm cuối cùng là những hợp chất tan và khí. Tốc đ ộ
khoáng hóa phụ thuộc vào độ pH, thành phần cơ giới đất, độ ẩm, nhiệt
độ…Khoáng hóa cần điều kiện thoáng khí, nước, nhưng nếu độ ẩm cao
quá gây ra yếm khí, vi sinh vật khó hoạt động. Ở thường, đất ở những
vùngcó khí hậu khô hoặc nóng có hàm lượng chất hữu cơ cùng phổ
nhiệt độ nhỏ hơn 100C và lớn hơn 10C tốc độ phân hủy rất chậm.
Thông thường ở những vùng khí hậu ẩm ướt, hàm lượng chất hữu cơ


cao.
Quá trình mùn hóa xác hữu cơ trong đất: Mùn hoá là quá trình
tổng hợp những sản phẩm phân giải xác hữu cơ dẫn đến sự hình
thành những hợp chất mùn. Nhân tốkhí hậu chính ảnh hưởng đến sự
mùn hóa là chế độ nhiệt, không khí và nước của đất. Chế độ nước,
không khí ảnh hưởng đến điều kiện háo khí hoặc yếm khí. Trong điều
kiện khô hanh quanh năm, tốc độ mùn hóa chậm nhưng nếu thường
xuyên ngập nước, mùn hóa thực hiện dưới tác động của vi sinh vật
yếm khí sẽ sinh ra những axits hữu cơ và các chất khử (CH 4, H2S...),

những chất này kìm hãm sự hoạt động của vi sinh vật làm cho t ốc độ
mùn hoá chậm hẳn và xác hữu cơ biến thành than bùn. Nhiệt độ thích
hợp cho quá trình mùn hoá là 25 – 300C.
Câu 7: Các biểu hiện của BDKH ảnh hưởng đến chất lượng đất :
* Các biểu hiện ảnh hưởng đến chất lượngđất
Quá trình mặn hóa do nước biển dâng cao và bốc hơi mạnh hơn :
Trái đất có xu hướng nóng lên đã tạo điều kiện cho mực nước biển
dâng dần, đẩy quá trình xâm nhập mặn tiến sâu vào trong nội địa qua
hệ thống sông ngòi, rạch, kênh, mương chằng chịt, gần biển hơn là các
vùng ngập nước mặn trên mặt đất.
Ở các nơi có địa hình cao hơn, vào mùa khô, nước mặn di chuy ển
lên mặt qua hệ thống mao quản và các khe hở trong đất.
Quá trình mặn hóa xảy ra làm ảnh hưởng rất lớn đến đất đai, sự
thay đổi hệ sinh vật sống trong môi trường này, đặc biệt là nó làm phá
vỡ tính cân bằng của hệ sinh thái. Sự phá vỡ này thường gây suy thoái
và ô nhiễm môi trường đất.
Mặt khác, xâm nhập mặn do nước biển dâng, trong nước biển có
nhiều muối NaCl, Na2SO4, CaCl2, CaSO4, MgCl2, NaHCO3 vùng trũng có
nhiều hữu cơ có cả Na2CO3 nhưng chủ yếu là NaCl. Khi nước biển
dâng, muối NaCl theo nước thủy triều tràn vào mạch nước ngầm theo
mao dẫn lên lớp mặt làm ảnh hưởng môi trường đất, gây hại chủ yếu
ở nồng độ muối vượt quá 1% sẽ gây chết cho cây cối và các ion Na +và


Cl- quá cao. Nồng độ cao của muối gây hại sinh lý cho thực vật và tiêu
diệt vi sinh vật cùng động vật trong môi trường đất.
Quá trình xói mòn rửa trôi theo nước do lượng mưa và c ường đ ộ
mưa trong mùa mưa tăng lên, nhất là ở những vùng lớp phủ th ực v ật b ị
tàn phá: xói mòn rửa trôi đất là một quá trình xảy ra do tác đ ộng qua
lại của các yếu tố thời tiết, khí hậu, đất đai, cây trồng và tác động c ủa

con người,
Hậu quả là một khối lượng rất lớn đất và các vật liệu bề mặt đất
bị cuốn trôi theo chiều dốc. Vào mùa mưa, với lượng mưa tập trung và
độ che phủ kém, thành phần cơ giới đất nhẹ, hiện tượng xói mòn rửa
trôi xảy ra mạnh mẽ trong đất, lôi cuốn các sản phẩm hình thành đất.
Mưa gây xói mòn ở hai quá trình,quá trình xâm kích ( va đập) của giọt
mưa và quá trình cuốn trôi của dòng chảy bề mặt. quá trình xâm kích
của giọt mưa đã công phá đất trực tiếp gây xói mòn. Lượng mưa ở Việt
Nam rất lớn, có nơi tới 3000mm/năm. Đặc biệt 85% lượng mưa này
tập trung trong 6 tháng. Lượng mưa càng lớn và cường độ mưa càng
mạnh thì lượng đất bị xói mòn càng nhiều.
Hiện tượng ngập úng: tác động phức tạp của biến đổi khí hậu
toàn cầu và các hiện tượng khí hậu quy mô lớn như LaNina, ElNino có
khả năng gia tăng cường độ hoạt động của một số hình thế thời tiết
gây mưa, cường độ mưa có thể dẫn tới gia tăng đỉnh lũ, l ượng lũ trên
hệ thống, gây nên hiện tượng ngập úng ở nhiều vùng.
Do mưa bão tập trung vào mùa mưa với cường độ cao, nước từ
vùng đồi núi dốc với thảm thực vật che phủ thưa thớt chảy xuống các
dòng sông, suối. Tại vùng đồng bằng, nước mưa cũng chảy tràn từ
những nơi địa bàn cao xuống địa bàn thấp và đổ xuống sông, kênh
rạch. Nước sông, suối dâng cao tràn vào đồng ruộng do không tiêu
thoát kịp đã làm ngập úng hàng triệu ha.
Hậu quả: đời sống người dân bị ảnh hưởng, sản xuất ngừng trệ, ảnh
hưởng hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước, điện
Quá trình thoái hóa đất và hoang mạc hóa:
- Nguyên nhân: do mặn hóa, xâm nhập mặn; mưa ít; chế độ mưa nắng thất
thường, nhiệt độ tăng gây hạn hán; xói mòn rửa trôi.


Do sự tác động đan xen của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người chủ

yếu làm: thoái hóa thảm thực vật, kết quả can thiệp của con người lên cân bằng hệ sinh
thái tự nhiên

suy thoái chất hữu cơ trong đất: Nhiệt độ cao, hạn hán kéo dài
làm quá trình khoáng hóa hữu cơ mạnh, quá trình mùn hóa y ếu d ẫn
đến lượng hữu cơ trong đất thấp; suy giảm chất dinh dưỡng do
phương thức canh tác không bền vững.
- Bị chi phối bởi quá trình tự nhiên và xã hội. Các quá trình này sẽ diễn ra mạnh
hơn, nhanh hơn cả về cấp độ và khu vực bị ảnh hưởng khi chịu tác động của nhiệt độ
cao, nóng nắng khô hạn kéo dài, xâm nhập mặn gây nên bởi BĐKH

Quá trình xâm thực xói lở bờ sông, bờ biển:do mùa khô và hạn hán
làm lòng sông bị nâng cao, tăng cường quá trình xói mòn, r ửa trôi đ ưa
vật liệu thô lấp dần lòngsông hoặc lắng đọng dưới đáy sông dẫn đến
thay đổi quy luật lòng sông, gia tăng quá trình xâm thực, xói l ở b ờ sông.
Cùng với nước biển dâng, tác động xâm thực bờ biển trong khu vực sẽ
tăng lên đột biến.
Sự phát triển các hồ chứa nước phát điện trên dòng sông chính
đang làm biến đổi chế độ dòng chảy mùa cạn và mùa lũ đồng th ời làm
giảm nghiêm trọng lượng phù sa xuống đồng bằng châu thổ. Tình
trạng này không chỉ là tác nhân làm cho quá trình xói l ở bờ bi ển tr ầm
trọng thêm mà còn làm suy thoái hệ sinh thái ven biển. Rừng tràm,
đước ven biển còn tồn tại rất ít như hiện nay sẽ có nguy c ơ m ất đi do
ngập sâu hơn, nền đất bị xói trôi hoặc không còn đủ lượng dinh
dưỡng.
Quá trình phong thành cát bay, cát chảy: do bão tố nhiều hơn, tần
số và tốc độ gió bão đều tăng lên đáng kể, gió to cùng v ới m ưa l ớn mài
mòn các sườn đất, bốc hơi tăng lên làm gia tăng quá trình hoang m ạc
đá; gia tăng quá trình cát bay, cát chảy vào đất liền, ruộng đồng và khu
vực dân cư ven biển.

Câu 8 :Tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụngđất
a. Đất trượt, xói lở bờ sông, bờ biển
Xói lở bờ sông, bờ biển thực chất là sự biến đổi môi trường địa
chất, có liên quan đến nhiều quá trình nội - ngoại địa động lực, t ới


thủy triều, tới các cấu trúcđường bờ và đới bờ, tới dòng chảy sông và
vùng cửa sông, tới các hoạt động nhân sinh và các dạng thiên tai khác
(như bão, lụt, động đất, sóng thần…).
Trong những năm gần đây tình trạng đất trượt ngày càng phổ
biến ở trung du miền núi, nhất là vào mùa mưa đã làm tắc nghẽn giao
thông, cản trở các hoạt động kinh tế trong vùng. Xói l ở bờ sông, b ờ
biển là một trong những thiên tai thường xuyên gây thiệt hại nghiêm
trọng về diện tích đất sản xuất, về người, về của và đặc biệt gây nên
nỗi lo lắng thường trực cho nhân dân các vùng đồng bằng ven bi ển ở
ViệtNam.
b. Mặn hóa, phèn hoá
Quá trình mặn hóa, phèn hóa phổ biến ở vùng đồng bằng ven
biển của nước ta, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông C ửu Long. Các
quá trình này quan hệ mật thiết với vị trí địa lý, địa hình, sự hình thành
và vận động phát triển của các nhóm đất mặn, đất phèn với hoạt động
sông, biển và các hoạt động sản xuất trong vùng.
Mặn hóa: Đất mặn ở Việt Nam chủ yếu được hình thành do bị
ngập nước mặn thủy triều hoặc bị mặn do nước mạch mặn di chuy ển
từ dưới lên trên mặt đất. Vào mùa khô nước biển xâm nhập sâu vào
đất liền làm tăng diện tích đất mặn. Việc đào kênh, mương dẫn nước
mặn vào đồng, khoét sâu mặt ruộng để nuôi tôm cá cũng góp phần làm
tăng diện tích đất mặn và mức độ mặn trong đất. Một số vùng ch ỉ b ị
ảnh hưởng do mạch nước mặn gần mặt đất, nhưng việc thay cây
trồng nước bằng cây trồng cạn đã tạo điều kiện đẩy mạnh quá trình

bốc thoát hơi nước và đất tầng mặt bị mặn hơn. Một số nơi do thiếu
nước ngọt đã dùng nước mặn hoặc nước lợ để tưới cho vùng đất
không bị mặn đã làm lây lan và mở rộng diện tích đất mặn.
Phèn hóa: Vùng đất phèn thường nằm ở địa hình thấp, trũng và
sâu trong đất liền hơn vùng đất mặn, hoặc nằm xen kẽ với các loại đất
mặn hoặc đất không mặn.
c. Lầy hóa, ngập lũ và ngập úng
Quá trình lầy hóa phát triển ở các ô trũng hoặc đồng lầy vùng


đồng bằng và ven biển và ở các thung lũng khép kín vùng trung du,
miền núi. Quá trình ngập lũ, ngập úng cũng rất phổ biến và xảy ra
thường xuyên ở nước ta vào mùa mưa bão. Do mưa bão tập trung vào
mùa hè với cường độ trên 200 mm/ngày, nước từ vùng đồi núi d ốc v ới
thảm thực vật che phủ thưa thớt chảy ào ạt xuống các dòng sông, dòng
suối. Ở đồng bằng nước mưa cũng chảy tràn từ yếu tố địa hình cao
xuống địa hình thấp và đổ xuống sông. Nước sông, suối dâng cao chảy
tràn vào đồng ruộng, do không tiêu thoát kịp đã làm ngập úng hàng
triệuha.
d. Xói mòn
Theo Lê Thái Bạt (2008), trên diện tích rộng lớn 22,95 tri ệu ha,
chiếm 69,3% đất tự nhiên của cả nước, xói mòn tiềm năng đạt 50 4.500 tấn/ha/năm. Mất đất do xói mòn tiềm năng trên đất d ốc ước
tính 10,141 tỉ tấn/năm (trừ diện tích đất bị mất dưới 50
tấn/ha/năm). Trên thực tế mất đất do xói mòn trên đất dốc ở Việt
Nam ước tính khoảng 2 tỉtấn/năm
Câu 9: Tác động của vc SDĐ đến BĐKH
Tác động của việc sử dụng đất đến biến đổi khíhậu
Lượng phát thải khí nhà kính do sử dụng đất và chuyển mục đích
sử dụng đất cũng là một trong những nguyên nhân tác động đến sự
nóng lên toàn cầu ở Việt Nam. Trong đó chặt phá rừng dẫn đến suy

thoái rừng là nguồn chính.
Tình trạng phá rừng, khai thác gỗ thiếu bền vững lại là nguyên
nhân tạo ra hơn 20% phát thải nhà kính trên toàn cầu.
Việc mất diện tích đất rừng,suy thoái và chuyển đổi mục đích sử
dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam ước tính làm phát thải 19,38 triệu
tấn C02 chiếm gần 18,7% tổng lượng khí phát thải của cả nước.
Mất rừng ngập mặn sẽ đẩy nhanh quá trình xâm nhập mặn vào
đất liền, thúc đẩy quá trình xói lở, gây ô nhiễm đất và nguồn nước,
lượng mưa giảm, không khí nóng bức hơn, bầu không khí bị ô nhiễm
do lượng khí CO2 tăng.


Sản xuất lúa gạo là nguồn chính của phát thải khí meetan. Mức
độ của mêtan thải ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Lúa nước thải ra
meetan trong khi lúa nương không thải ra mêtan.
Bón phân (hữu cơ hoặc hóa học) cũng ảnh hưởng lớn đến số
lượng mêtan thải ra, cũng như các cách thức mà trong đó dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật được xử lý. Các giống lúa cũng ảnh hưởng đến
sản xuất mêtan. Như vậy, BĐKH và sử dụng đất có mối quan hệ chặt
chẽ, ràng buộc với nhau, không chỉ sử dụng đất phụ thuộc vào khí hậu
mà trái lại khí hậu cũng phụ thuộc lớn vào sử dụng đất dưới hai góc
độ thuận lợi và bất lợi. Do đó, V. V. Dacutraep đã nói:
“Trong thiên nhiên tất cả đều đẹp đẽ, ngay cả một số nhân tố bất l ợi,
kẻ thù của sản xuất nông nghiệp như gió lớn, mưa to, hạn hán, gió khô
nóng, bão, lốc, tố… sở dĩ là đáng sợ, vì chúng ta chưa hiểu bi ết nó và
chưa biết khống chế hay né tránh nó. Nó không hung dữ và chỉ cần
chúng ta nghiên cứu biết được cách phòng tránh thì lúc đó nó sẽ có l ợi
cho chúng ta”.
Câu 10: Đánh giá tác động và xây dựng biện pháp thích ứng vs
BĐKH:

Đánh giá tác động và xây dựng giải pháp thích ứng với biến đổi
khíhậu
Theo United Nation Environment Program (2008), đã công bố tài
liệu để hướng dẫn về khoa học cho các quốc gia thực hiện nghiên c ứu
đánh giá tác động và xây dựng các giải pháp ứng phó v ới biến đổi khí
hậu, có 8 kiểu giải pháp thích ứng cơ bản, chia ra làm 4 nhóm gồm:
* Nhóm 1
- Chịu tổn thất : không thực hiện giải pháp giảm thiểu tác động
nào;. Trên lý thuyết, chấp nhận tổn thất xẩy ra khi bên chịu tác động không có khả
năng chống chọi lại bằng bất kỳ cách nào (ví dụ như ở những cộng đồng rất nghèo
khó, hay ở nơi mà giá phải trả cho các hoạt động thích ứng là cao so với sự rủi ro hay
là các thiệt hại có thể).
- Chịu tổn thất 1 phần : Lựa chọn những khu vực ưu tiên bảo vệ còn

lại để những khu vực khác chịu tổn thất do biến đổi khí hậu


Loại phản ứng thích ứng này liên quan đến việc chia sẻ những tổn thất giữa một
cộng đồng dân cư lớn. Cách thích ứng này thường xảy ra trong một cộng đồng truyền
thống và trong xã hội công nghệ cao, phức tạp.
- * Nhóm 2:
- Kiểm soát nguy cơ thiệt hại của các biểu hiện do BĐKH
Ở một mức độ nào đó người ta có thể kiểm soát được những mối nguy hiểm từ
môi trường. Đối với một số hiện tượng “tự nhiên” như là lũ lụt hay hạn hán, những
biện pháp thích hợp là công tác kiểm soát lũ lụt (đập, mương, đê). Đối với BĐKH, có
thể điều chỉnh thích hợp làm chậm tốc độ BĐKH bằng cách giảm phát thải khí nhà
kính và cuối cùng là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển. Theo hệ thống của
UNFCCC, những phương pháp được đề cập đó được coi là sự giảm nhẹ BĐKH và là
phạm trù khác với các biện pháp thích ứng.
- Ngăn chặn tác động của BĐKH và các biểu hiện của BĐKH

Là một hệ thống các phương pháp thường dùng để thích ứng từng bước và ngăn
chặn các tác động của biến đổi và bất ổn của khí hậu. Ví dụ trong lĩnh vực nông
nghiệp, thay đổi trong quản lý mùa vụ như tăng tưới tiêu, chăm bón thêm, kiểm soát
côn trùng và sâu bệnh gây hại.
* Nhóm 3:
- Thay đổi đối tượng sử dụng: ví dụ thay đổi cơ cấu câytrồng
Khi những rủi ro của BĐKH làm cho không thể tiếp tục các hoạt động kinh tế
hoặc rất mạo hiểm, người ta có thể thay đổi cách sử dụng. Ví dụ, người nông dân có
thể thay thế sang những cây chịu hạn tốt hoặc chuyển sang các giống chịu được độ ẩm
thấp hơn. Tương tự, đất trồng trọt có thể trở thành đồng cỏ hay rừng, hoặc có những
cách sử dụng khác như làm khu giải trí, làm nơi trú ẩn của động vật hoang dã, hay
công viên quốc gia.
- Thay đổi diện tích, vị trí, địa điểm: ví dụ chuyển đổi sử dụng đất

(chuyển đổi nội bộ trong nhóm đất nông nghiệp)

Một sự đối phó mạnh mẽ hơn là thay đổi/chuyển địa điểm của các hoạt động
kinh tế. Có thể tính toán thiệt hơn, ví dụ di chuyển các cây trồng chủ chốt và vùng
canh tác ra khỏi khu vực khô hạn đến một khu vực mát mẻ thuận lợi hơn và thích hợp
hơn cho các cây trồng trong tương lai.
* Nhóm 4:
- Tìm công nghệ, giải pháp mới để thích ứng
Quá trình thích ứng có thể được phát triển bằng cách nghiên cứu trong lĩnh vực
công nghệ mới và phương pháp mới về thích ứng.
- Giáo dục, tuyên truyền và khuyến khích thay đổi hành vi
Một kiểu hoạt động thích ứng khác là sự phổ biến kiến thức thông qua các chiến
dịch thông tin công cộng và giáo dục, dẫn đến việc thay đổi hành vi. Những hoạt động
đó trước đây ít được để ý đến và ít được ưu tiên, nhưng tầm quan trọng của chúng tăng
lên do cần có sự hợp tác của nhiều cộng đồng, lĩnh vực, khu vực trong việc thích ứng
với BĐKH.



Theo IPCC thì vấn đề giảm nhẹ biến đổi khí hậu cũng như thích
ứng với biến đổi khí hậu đều là hợp phần của ứng phó v ới biến đổi
khí hậu.
Hình 3.1. Quan hệ giữa giảm nhẹ biến đổi khí hậu, thích ứng
biến đổikhí hậu và ứng phó biến đổi khí hậu

Câu 11:Chính sách, chiến lược BVMT phát triển bền vững:
Chính sách, chiến lược bảo vệ môi trường, phát triển bềnvững
Cương lĩnh phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội đã nhận định: bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi
khí hậu toàn cầu cùng vớinhiệm vụ giữ gìn hòa hình, đẩy lùi nguy cơ
chiến tranh, chống khủng bố, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng
ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo... là vấn đề có ý nghĩa
sống còn đối với sự phát triển của đất nước: “Bảo vệ môi trường là
trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và nghĩa v ụ c ủa
mọi công dân. Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm soát, ngăn ngừa, khắc phục
ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát tri ển năng
lượng sạch, sản xuất sạch và tiêu dùng sạch. Coi trọng nghiên cứu, dự
báo và thực hiện các giải pháp ứng phó với quá trình biến đổi khí hậu
và thảm họa thiên nhiên. Quản lý, bảo vệ, tái tạo và sử dụng h ợp lý, có
hiệu quả tài nguyên quốcgia.”
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 xác định:


×