Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

SỬ DỤNG BÀN TAY NẶN BỘT NCKHSPUD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.57 MB, 56 trang )

MỤC LỤC
I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI-----------------------------------------------------------------------3
II.GIỚI THIỆU-----------------------------------------------------------------------------4
1.Hiện trạng:------------------------------------------------------------------------------------------------4
2.Nguyên nhân----------------------------------------------------------------------------------------------4
3.Giải pháp thay thế----------------------------------------------------------------------------------------5
4.Vấn đề nghiên cứu---------------------------------------------------------------------------------------6
5.Giả thuyết nghiên cứu-----------------------------------------------------------------------------------6

III.PHƯƠNG PHÁP-----------------------------------------------------------------------6
1.Khách thể nghiên cứu-----------------------------------------------------------------------------------6
2.Thiết kế----------------------------------------------------------------------------------------------------8
3.Quy trình nghiên cứu:-----------------------------------------------------------------------------------9
4.Đo lường-------------------------------------------------------------------------------------------------12

IV.PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ:------------------------13
1.Phân tích dữ liệu----------------------------------------------------------------------------------------13
2.Bàn luận kết quả:---------------------------------------------------------------------------------------15

V.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ--------------------------------------------------16
VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO----------------------------------------------------------17
VII.CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI.---------------------------------------------------18
PHỤ LỤC 1: XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU------------------------------------------------18
PHỤ LỤC 2: KẾ HOẠCH NCKHSPƯD-------------------------------------------------------------19
PHỤ LỤC 3: ĐỀ, ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG--------------------------------20
Phụ lục 8: Một số hình ảnh minh họa cho các bước------------------------------------------------42
BƯỚC 1: TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT-------------------------------------------------------------42
42

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tăt



Viết đầy đủ


BTNB
TN
ĐC
GV
HS

CTHH
PTHH
NCKHSPUD
CNTT

TB
THCS
PPCT
đktc
PP

Bàn tay nặn bột
Thực nghiệm
Đối chứng
Giáo viên
Học sinh
Tác động
Công thức hóa học
Phương trình hóa học
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Công nghệ thông tin
Hoạt động
Trung bình
Trung học cơ sở
Phân phối chương trình
Điều kiện tiêu chuẩn
PowerPoint


I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Phương pháp bàn tay nặn bột là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của
sự tìm tòi, nghiên cứu để phát triển năng lực khoa học, phát triển kĩ năng nói và viết.
Phương pháp này được áp dụng cho các môn khoa học tự nhiên trong đó có bộ môn Hóa
bởi vì đây là môn khoa học thực nghiệm đòi hỏi học sinh phải tự nghiên cứu, tìm tòi,
tiến hành thí nghiệm để tìm ra kiến thức mới. Đối với chương trình hóa học lớp 8 thì
phần nghiên cứu về tính chất hóa học của một chất là rất quan trọng cụ thể ở chương IVBài 24: Tính chất của oxi. Đây là dạng bài nghiên cứu lý thuyết nhưng tôi thấy học sinh
thường không nắm được phần tính chất hóa học để vận dụng làm các dạng bài tập có
liên quan. Học sinh chưa hiểu và nhớ nội dung bài một cách sâu sắc là do các em chưa
tích cực mạnh dạn phát biểu ý kiến, khả năng tư duy vận dụng, làm thí nghiệm để tìm ra
kiến thức mới còn hạn chế nên dẫn đến kết quả là thuộc bài nhưng không hiểu bài hoặc
hiểu bài chưa sâu.
Nhằm giúp các em hiểu bài, nêu được hiện tượng phản ứng và viết phương trình
cũng như làm tốt các bài tập về tính chất hóa học của oxi, giải pháp của tôi là sử dụng
phương pháp bàn tay nặn bột trong tiết dạy đã mang lại hiệu quả cao trong phần nghiên
cứu tính chất hóa học của oxi. Qua tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng phương pháp bàn
tay nặn bột vào giảng dạy đã giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động và tự
tìm ra kiến thức mới. Sau khi áp dụng thấy có hiệu quả, tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu
và chia sẻ ý tưởng này với các đồng nghiệp qua đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng “ sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột nhằm nâng cao kết quả học tập Bài 24:
Tính chất của oxi môn Hóa học cho học sinh lớp 8A3 trường THCS ”.

Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương về trình độ ở hai lớp 8
trường THCS . Lớp 8A3 là lớp thực nghiệm và lớp 8A 2 là lớp đối chứng. Lớp thực
nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy bài 24: Tính chất của oxi. Kết quả cho
thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh lớp thực nghiệm
đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra sau tác động của
lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,3. Điểm bài kiểm tra tương tự của lớp đối


chứng là 5,44. Kết quả kiểm chứng T-Test sau tác động cho thấy p = 0,00043 <0,05 có
nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng. Kết quả cho thấy sự chênh lệch giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất
có ý nghĩa, không phải do ngẫu nhiên. Độ tin cậy dữ liệu của nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng lần lượt là: rSB = 0,767 > 0,7 và rSB = 0,709 > 0,7cho thấy dữ liệu là
đáng tin cậy. Điều đó chứng minh rằng việc áp dụng phương pháp BTNB đã làm nâng
cao kết quả học tập chương IV- Bài 24: Tính chất của oxi cho học sinh lớp 8A3 trường
THCS , huyện , tỉnh .
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng:
Hiện nay dạy và học theo hướng tích cực nhằm phát triển năng lực của học sinh
để nâng cao kết quả học tập đối với bộ môn hóa học là thực sự cần thiết vì đây là bộ môn
khoa học thực nghiệm, kiến thức hóa học là trừu tượng đòi hỏi học sinh tích cực hoạt
động tìm tòi, nghiên cứu và tiến hành thí nghiệm để tìm ra kiến thức mới.
Đối với học sinh lớp 8 khả năng tư duy để tìm ra kiến thức mới của học sinh
thường hạn chế trong việc tự nghiên cứu, làm thí nghiệm để rút ra kết luận nên kết quả là
học sinh thuộc bài nhưng chưa hiểu bài sâu sắc để giải thích các hiện tượng của phản
ứng và không nhớ được tính chất hóa học của chất để làm các dạng bài tập.
Cũng như ở bài 24: Tính chất của oxi, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghiên cứu
về tính chất oxi tôi đã tận dụng tối đa các thiết bị dạy học sẵn có, kết hợp nhiều phương
pháp học tập tích cực như nêu vấn đề, đàm thoại, thí nghiệm biểu diễn của giáo viên…
nhưng ở đây chỉ là sự truyền đạt kiến thức từ một chiều nên chưa phát huy được tính tích

cực tự học, tự làm thí nghiệm, tự đánh giá kết quả học tập để tìm ra kiến thức mới và dẫn
đến kết quả học tập chưa cao.
2. Nguyên nhân
Qua tìm hiểu, suy luận tôi đã rút ra được một số nguyên nhân dẫn đến hiện trạng
nêu trên:


- Học sinh mới được làm quen với bộ môn, các khái niệm trừu tượng nên các em
thường học bài theo cách “học vẹt” khi chưa nắm được trọng tâm bài.
- Học sinh chưa thuộc kí hiệu, hóa trị của các nguyên tố nên thường viết công thức
hóa học ở phương trình phản ứng sai.
- Trình độ của các học sinh không đồng đều.
- Nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình.
- Tranh ảnh đồ dùng dạy học, dụng cụ và hóa chất chưa đảm bảo.
- Giáo viên sử dụng phương pháp trong tiết dạy chưa phù hợp nên không phát huy
được tính tích cực, chủ động tìm ra kiến thức mới của học sinh.
Trong những nguyên nhân trên, theo tôi việc giáo viên sử dụng phương pháp dạy
học chưa phù hợp để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh nên dẫn đến kết quả
học tập chưa cao.
3. Giải pháp thay thế
Để tìm ra giải pháp khắc phục hiện trạng trên, tôi đã suy nghĩ đến nhiều giải pháp
như sử dụng các phương tiện dạy học, ứng dụng CNTT, tổ chức trò chơi, tăng cường bài
tập ở nhà, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực mới, một trong những phương
pháp dạy học mới làm tôi chú ý nhiều nhất đó là phương pháp BTNB.
Học tập theo phương pháp BTNB là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học
sinh rèn luyện các kỹ năng như nói, viết, hoạt động hợp tác nhóm. Phương pháp này học
sinh đóng vai trò trung tâm, từ một tình huống xuất phát mà giáo viên đưa ra học sinh tự
tìm tòi, nghiên cứu, làm thí nghiệm để tìm ra kiến thức mới nhằm phát huy được tính
tích cực học tập để nắm vững và khắc sâu kiến thức của bài học.
• Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài

Để thực hiện được giải pháp thay thế, tôi đã tham khảo một số đề tài nghiên cứu
khác đã đề cập tới vấn đề này như :
- Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng
phát triển năng lực HS môn Hoá học cấp THCS – Bộ Giáo Dục và Đào Tạo – năm 2014.


- Tài liệu phương pháp BTNB trong dạy học môn Hoá học cấp THCS – Bộ Giáo
Dục và Đào Tạo – năm 2013...
Qua tham khảo nhiều đề tài và các nguồn tài liệu khác nhau, tôi thấy được sự hiệu
quả của việc vận dụng phương pháp BTNB trong tiết dạy.Vì vậy tôi mạnh dạn nghiên
cứu đề tài sử dụng phương pháp BTNB vào bài có nội dung nghiên cứu về lý thuyết tìm
hiểu tính chất của một chất cụ thể ở Bài 24: Tính chất của oxi.
4. Vấn đề nghiên cứu
Việc sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột có nâng cao kết quả học tập Bài 24:
Tính chất của oxi cho học sinh lớp 8A3 trường THCS không ?
5. Giả thuyết nghiên cứu
Có.Việc vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột sẽ làm nâng cao kết quả học tập Bài
24: Tính chất của oxi cho học sinh lớp 8A3 trường THCS ”.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Hai Lớp được tôi chọn tham gia nghiên cứu là 33 học sinh lớp 8A2 và 34 học sinh
lớp 8A3 của trường THCS

vì đối tượng này có nhiều thuận lợi cho việc nghiên cứu

KHSPƯD về cả phía giáo viên và học sinh.
• Về phía giáo viên: Bản thân là giáo viên chuyên Hóa đã có 14 năm kinh nghiệm
giảng dạy, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm trong công tác giảng dạy.
• Về phía học sinh: Tôi được phân công trực tiếp giảng dạy hai lớp 8A2 và 8A3 nên
tôi đã chọn 2 lớp có điểm tương đồng về giới tính, kết quả điểm bài kiểm tra học kì I

trước tác động cũng tương đương.
Bảng 1: Bảng so sánh điểm kiểm tra trước tác động của 2 lớp
Kết quả điểm kiểm tra trước tác động
Yếu
TB
Khá
Giỏi
LỚP
LớP TN: 8A3
34
20
9
5
5
15
Lớp ĐC: 8A2
33
17
8
5
7
13
Về ý thức học tập của 2 lớp học sinh: đa số các em đều ngoan, tích cực chủ động
Số HS

Nữ


tham gia học tập. Bên cạnh đó vẫn còn một vài em kết quả học tập chưa cao và khả năng
học tập theo nhóm còn hạn chế.

- Về thành tích học tập môn Hóa học 8 từ đầu năm đến nay của hai lớp tương
đương nhau về điểm số của môn học.Cụ thể như sau:
LỚP THỰC NGHIỆM (LỚP 8A3)
ST
Điểm

LỚP ĐỐI CHỨNG (LỚP 8A2)
ST
Điểm

T

T

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
20
21
22

HỌ VÀ TÊN

Phạm Thị Lan Anh
Phạm Mạnh Cường
Võ Minh Duy
Nguyễn Tiến Đạt
Đỗ Mạnh Tiến Hân
Bùi Đức Hậu
Hồ Thị Ngọc Hiền
Trần Thị Ánh Linh
Đỗ Thị Linh
Phạm Thị Diễm My
Nguyễn Thảo Nguyên
Trương Thị Yến Oanh
Nguyễn
Quốc
Hải
Phong
Hồ Thị Thu Phương
Dư Tiểu Quỳnh
Đỗ Thanh Sang
Nguyễn Duy Thái
Nguyễn Ngọc Thanh

Nguyễn Thị Thu Thảo
Huỳnh Thu Thảo
Nguyễn Bích Thủy
Trần Thị Thủy

HKI

HỌ VÀ TÊN

HKI

trước

trước

tác

tác

động
8.5
5.5
3.5
4

1
2
3
4


động
3
7.5
4.5
3

5
6
9.5
8

5
6
7
8

7.5
6.5
8.5
6.5

9
10
11
12

5.5
4.5
7.5
6.5

3

13
14
15
16
17

8.5
9.5
8
9.5
10

18
19
20
21
22

Vũ Thị Thùy Dung
Cái Thành Đạt
Nguyễn Quí Hợp
Hoàng Gia Huy
Nguyễn Thị Mỹ
Huyền
Lâm Trung Kiên
Bùi Ngọc Trung Kiên
Vũ Văn Lăng
Nguyễn Hoàng Phi

Lâm
Trần Thị Mỹ Linh
Ngô Thị Ngọc Linh
Vũ Quang Minh
Lê Trần Nhật Minh
Nguyễn Thị Trà My
Lê Thanh Ngân
Nguyễn Trọng Nhân
Nguyễn Thị Yến Nhi
Nguyễn Thị Cẩm
Nhung
Vũ Thị Thùy Nhung
Nguyễn Trường Phi
Phạm Thành Phú
Nguyễn Từ H. Phúc

7.5
6.5
5.5
3.5
5
2
5
2.5
2.5
6
8.5
5.5
5.5
9

7.5
2.5
1
5.5


23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34

Nguyễn Phạm
Hồng
Thúy
Hoàng Nguyễn Anh Thư
Trần Minh Thư
Châu Mạnh Tiến
Nguyễn Châu Bảo Trân
Đỗ Thị Thu Trinh
Nguyễn Ngọc Tú
Lê Lại Bích Tuyền
Vũ Đình Văn

Nguyễn Thị Lan Vy
Cao Nguyễn Hoàng Yến
Trần Thị Ngọc Yến

8
9
7.5
9.5
7.5
5
5
6.5
9
10
9.5
8.5

23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33

Trần D Hoàng Phúc

Phạm T Diễm Quỳnh
Nguyễn T Như Quỳnh
Võ Quốc Thái
Vũ Thanh Thảo
Vũ Thạch Thảo
Đoàn Thị Ngọc Thắm
Vũ Thị Hồng Thắm
Phan Thanh Tùng
Nguyễn Thị Thúy Vy
Dương Hoàng Yến

4.5
6
8.5
8
6.5
5
9
6
6
2.5
8.5

Tôi dùng phép kiểm chứng t-test độc lập để xác định độ tương đương về điểm số
của 2 nhóm trước khi tác động. Kết quả thu được p = 0.344 (p > 0.05) điều đó chứng tỏ
chênh lệch về điểm số không có ý nghĩa do đó các nhóm được xem là tương đương.
2. Thiết kế
Tôi chọn hai lớp 8A2 và 8A3 với đầy đủ trình độ học tập: Yếu, TB, khá, giỏi, lớp
8A3 làm lớp thực nghiệm và lớp 8A2 làm lớp đối chứng. Lấy bài kiểm tra học kì I của 2
lớp làm điểm trước tác động. Tôi sử dụng kết quả này và dùng phương pháp kiểm chứng

T-test độc lập cho thấy kết quả như sau:
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
Nhóm đối chứng
6,56

Nhóm thực nghiệm
6,8

Giá trị trung bình
p
0,344
Giá trị trong phép kiểm chứng T-test độc lập p = 0,344 > 0,05, từ đó kết luận sự
chênh lệch điểm số trung bình giữa 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước tác
động là không có ý nghĩa. Như vậy chênh lệch giá trị trung bình của kết quả trước tác
động có khả năng xảy ra ngẫu nhiên, 2 nhóm được coi là tương đương.
Tôi sử dụng thiết kế 4: Thiết kế kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên.


Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu
Kiểm tra
Nhóm

Tác động

sau tác
động

Thực nghiệm

Dạy học có sử dụng phương pháp

O3
BTNB trong Bài 24: Tính chất của oxi
8A3
Dạy học không có sử dụng phương
Đối chứng
pháp BTNB trong Bài 24: Tính chất
O4
8A2
của oxi
Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập và đánh giá mức độ ảnh
hưởng của tác động SMD.
3. Quy trình nghiên cứu:
3.1. Chuẩn bị của giáo viên
* Giáo viên dạy lớp 8A2 (lớp đối chứng) thiết kế bài học không áp dụng phương
pháp BTNB, các hoạt động lên lớp vẫn tiến hành bình thường.
* Giáo viên dạy lớp 8A3 (lớp thực nghiệm). Trước khi tiết thực nghiệm diễn ra,
tôi đã chia học sinh của lớp thực nghiệm thành 4 nhóm. Mỗi nhóm có nhóm
trưởng, thư kí để ghi chép các hoạt động và báo cáo kết quả thông qua phiếu học
tập (phụ lục 8). Sau đó thiết kế bài học có vận dụng phương pháp BTNB vào bài
dạy.
3.2. Chuẩn bị của học sinh
Các nhóm sẽ phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm của mình để
hoàn thành nội dung bài học theo 5 bước của phương pháp BTNB.
Mỗi học sinh đều phải có 1 quyển vở thực hành để ghi chép các ý kiến, câu hỏi, đề
xuất các thí nghiệm, dự đoán hiện tượng, viết PTHH.
3.3. Tiến hành thực nghiệm: Thời gian tiến hành thực nghiệm theo kế hoạch dạy học
của nhà trường và phân phối chương trình môn hóa 8 để đảm bảo tính khách


quan.

Bảng 4: Thời gian thực nghiệm
Thời gian
Tiết 4

Tên bài

26/12/2016

Chương IV – Bài 24:

Tiết 3

Tính chất của oxi

Tiết PPCT

39 - 40

Địa điểm
Phòng bộ môn
Hóa

27/12/2016
Các bước tiến hành dạy học theo phương pháp BTNB
Bước 1: Tình huống xuất phát
Trước tiên GV cho học sinh xem các hình ảnh có liên quan đến khí oxi như sau:
Cá sống dưới nước, thợ lặn, sắt bị gỉ sét, bếp ga đang cháy.

Sau đó GV nêu câu hỏi: Trong không khí có lượng lớn khí oxi. Em có nhận xét gì
về màu sắc, mùi và tính tan của oxi trong nước? Oxi có khả năng phản ứng được với

những chất nào?
Bước 2: Nêu ý kiến ban đầu của học sinh


Từ câu hỏi tình huống xuất phát ở bước 1, học sinh sẽ bộc lộ những hiểu biết ban
đầu của mình qua việc mô tả bằng lời về trạng thái, màu sắc và tính chất của oxi. Sau đó
thảo luận nhóm để trình bày quan điểm của nhóm về vấn đề trên vào phiếu học tập của
nhóm (phụ lục 8).
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi
Từ những ý kiến ban đầu của nhóm mình, HS sẽ đề xuất các câu hỏi liên quan đến
nội dung kiến thức tìm hiểu về trạng thái, màu sắc và tính chất của oxi như sau:
Câu 1: Vì sao khi bật bếp thì gas cháy được trong không khí?
Câu 2: Tại sao cá sống được ở dưới nước?
Câu 3: Tại sao các người thợ lặn lại phải mang theo bình oxi để thở?
Câu 4: Tại sao sắt bị gỉ sét khi để lâu ngoài không khí?
GV sẽ tập hợp các câu hỏi của các nhóm chỉnh sửa và đề ra các câu hỏi phù hợp
với nội dung tìm hiểu về trạng thái, màu sắc và tính chất của oxi như sau:
Câu 1: Oxi có tan trong nước không?
Câu 2: Khí oxi nặng hay nhẹ hơn không khí?
Câu 3: Tại sao thức ăn để lâu ngày lại bị ôi thiu?
Câu 4: Trong tự nhiên khí oxi tham gia phản ứng với những chất nào?
Bước 4: Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu
* Đề xuất thí nghiệm:
- Mỗi nhóm HS sẽ nhận dụng cụ và hóa chất như sau: ống nghiệm, nút cao su có
ống dẫn khí hình chữ Z, đèn cồn, chậu thủy tinh, muỗng sắt đốt hóa chất, kẹp gỗ,
giá đỡ bằng sắt, bình thủy tinh có nút đậy, que đóm, muỗng lấy hóa chất, bông,
thuốc tím, bột lưu huỳnh, photpho đỏ, than gỗ, dây sắt.
- HS các nhóm thảo luận đề xuất đề xuất thí nghiệm nghiên cứu để tìm hiểu các
kiến thức về trạng thái, màu sắc và tính chất của oxi như sau:
+ Thí nghiệm 1: Điều chế và thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước

+ Thí nghiệm 2: Đốt bột lưu huỳnh trên ngọn lửa đèn cồn và trong bình đựng khí
oxi.


+ Thí nghiệm 3: Đốt bột photpho trên ngọn lửa đèn cồn và trong bình khí oxi.
+ Thí nghiệm 4: Đốt dây sắt trên ngọn lửa đèn cồn và trong bình khí oxi.
* Tiến hành thí nghiệm:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu tiến hành thí nghiệm để tìm được câu trả lời cho câu
hỏi và chú ý quan sát màu sắc, mùi, trạng thái, tính tan trong nước của khí oxi, màu của
ngọn lửa, điều kiện để phản ứng dễ xảy ra, vai trò của bông... Nếu quan sát hiện tượng
chưa rõ HS có thể làm lại thí nghiệm đến khi thu được kết quả rõ ràng.
- Khi HS tiến hành thí nghiệm GV bao quát lớp, đi tới các nhóm để hướng dẫn
thêm, điều chỉnh các sai lầm, giúp đỡ HS (nếu cần thiết).
- GV yêu cầu HS dự đoán sản phẩm của các phản ứng, viết phương trình phản
ứng vào phiếu học tập của nhóm.
Bước 5: Kết luận, kiến thức mới:
Khi HS tiến hành thí nghiệm xong, GV yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành
phiếu học tập và trình bày báo cáo kết quả trước lớp. Các nhóm theo dõi nhận xét bổ
sung và rút ra kiến thức về tính chất vật lý và tính chất hóa học của khí oxi.
Sau đó GV hướng dẫn cho HS so sánh lại các suy nghĩ ban đầu của mình để khắc
sâu kiến thức trọng tâm của bài là tính chất hóa học và đi đến kết luận về tính chất hóa
học của oxi.
• Một số hình ảnh minh họa khi học sinh tham gia các bước hoạt động của
phương pháp BTNB. (Phụ lục 6)
4. Đo lường
Dữ liệu mà tôi thu thập để xử lí và đo lường là kết quả điểm số bài kiểm tra sau
tác động ở hai lớp TN và ĐC.
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 15 phút được thực hiện ngay khi học
xong bài 24 của chương VI với hai đề cho cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng. Cấu trúc
đề gồm 6 câu trắc nghiệm và 2 câu tự luận. Nội dung đề là kiến thức của bài 24 như tính

chất vật lí, tính chất hóa học, nêu được hiện tượng của phản ứng, viết PTHH, tính thể
tích khí oxi theo PTHH. (Nội dung đề và đáp án trình bày ở phần phụ lục).


• Quy trình kiểm tra và chấm bài kiểm tra
Giáo viên ra đề kiểm tra và đáp án theo thang điểm 10, sau đó lấy ý kiến đóng góp
của các giáo viên tổ Hóa để bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp.
Tổ chức kiểm tra hai lớp trong cùng một thời điểm với 2 dạng đề tương đương. Sau
đó giáo viên tổ hóa sẽ chấm bài theo đáp án đã xây dựng nhằm đảm bảo tính khách quan
và độ tin cậy của dữ liệu. Kiểm chứng độ giá trị của dữ liệu được thể hiện qua ma trận
đề (phụ lục)
Để kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu, tôi tiến hành kiểm tra trên cùng một lớp kết quả
độ tin cậy của lớp TN là rSB = 0,767 > 0,7 của lớp ĐC là r SB= 0,709 > 0,7. Điều này
chứng tỏ dữ liệu thu được là đáng tin cậy.
rSB

Nhóm đối chứng
0,709

Nhóm thực nghiệm
0,767

IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ:
1. Phân tích dữ liệu
a. Mô tả dữ liệu
Tôi sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử lí số liệu thu thập được từ kết quả
bài kiểm sau tác động của hai lớp TN và ĐC. Sau đây là bảng mô tả dữ liệu
Bảng 5: Các tham số thống kê mô tả dữ liệu

Mốt

Trung vị
Giá trị TB
Độ lệch chuẩn

Lớp TN ( 8A3)

Lớp ĐC ( 8A2)

Điểm kiểm tra sau TĐ
9.5
7.5
7.25
1.98

Điểm kiểm tra sau TĐ
5.5
5.5
5.44
2.23

Thông qua mô tả dữ liệu trên, tôi đã có thông tin cơ bản về dữ liệu thu thập được. Đây là
cơ sở so sánh và liên hệ dữ liệu tiếp theo.
b. So sánh dữ liệu


Sau khi mô tả nguồn dữ liệu thu được, tôi tiến hành so sánh các tham số ấy với
nhau nhằm kiểm chứng xem kết quả giữa hai lớp TN (8A3) và ĐC (8A2) có khác biệt,
có nghĩa hay không.
Bảng 6: So sánh điểm TB bài kiểm tra sau tác động
Lớp TN

Lớp ĐC
Điểm trung bình
7,3
5,44
Độ lệch chuẩn
1,98
2,23
Giá trị p của T-test
0,00043
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD)
0,81
Mức độ ảnh hưởng
lớn
Như bảng trên, điểm TB bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là 7,3 và
của lớp đối chứng là 5,44. Thực hiện phép kiểm chứng T-test độc lập với các kết quả trên
tôi tính được giá trị p là 0,00043< 0,05 cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa. Điều này chứng minh là điểm trung
bình của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng không phải do ngẫu nhiên mà là
do kết quả của sự tác động.
Độ chênh lệch giá trị TB chuẩn SMD = 0,81. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng
của việc vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong tiết dạy đến kết quả học tập của
học sinh là lớn. Giả thuyết được kiểm chứng: “ Việc sử dụng phương pháp BTNB trong
tiết dạy làm tăng kết quả học tập bộ môn Hóa cho học sinh lớp 8A3 trường THCS ”.


Hình 1: Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước và sau tác động của lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng
2. Bàn luận kết quả:
Kết quả cho thấy điểm TB của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng, chênh lệch
điểm số là 7,3 – 5,44 = 1,86

Độ chênh lệch giá trị TB chuẩn SMD = 0,81. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng
tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T-test độc lập p = 0,00043 < 0,05 chứng tỏ điểm trung bình lớp
thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải ngẫu nhiên mà do tác động mang lại.
Tác động có ý nghĩa rất lớn đối với tất cả đối tượng học sinh: yếu, TB, khá. Số
học sinh điểm yếu giảm nhiều, đặc biệt số điểm học sinh khá giỏi tăng rõ rệt.
Với những kết quả thu nhận được trong quá trình ứng dụng, tôi nhận thấy rằng
việc sử dụng phương pháp BTNB trong tiết dạy tìm hiểu về tính chất của oxi ở bài 24
môn Hóa 8 đã làm nâng cao kết quả học tập cho học sinh, các em tham gia tích cực, chủ
động hơn. Nhờ đó mà học sinh khi học môn Hóa có sự say mê yêu thích môn học, lớp
học sôi nổi và tất cả các em đều được tham gia hoạt động một cách tích cực, chủ động.
* Bài học kinh nghiệm: Đây là một phương pháp mới được áp dụng trong dạy học,
qua tìm hiểu nghiên cứu và giảng dạy thực tế tôi thấy để đạt kết quả giáo viên cần
chú ý các điểm sau:
- Bố trí bàn ghế trong lớp học phù hợp cho hoạt động nhóm.
- Phân phối thời gian hợp lí theo các bước của phương pháp BTNB.
- Học sinh phải có kĩ năng hoạt động nhóm. Phân công cụ thể và định hướng hoạt
động cho từng cá nhân trong nhóm.
- Câu hỏi cho tình huống xuất phát phải ngắn gọn, rõ ràng, gần gũi với học sinh để
giúp các em bộc lộ những suy nghĩ ban đầu và tìm ra được kiến thức trọng tâm.
- Giáo viên phải soạn kỹ nội dung bài trước khi đến lớp, chủ động trong việc tổ chức
hướng dẫn học sinh hoạt động.
- Giáo viên phải theo dõi, động viên khuyến khích học sinh trong học tập. Một số


học sinh rụt rè, nhút nhát, chậm tiến bộ thì cần sự giúp đỡ của các bạn trong nhóm.
Thường xuyên theo dõi về kết quả học tập của các em này, đồng thời kết hợp với giáo
viên chủ nhiệm để có biện pháp kịp thời.

V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận
- Việc tổ chức dạy học theo phương pháp BTNB phù hợp theo bài, chương đối với
môn hóa là một giải pháp rất tốt mang lại hiệu quả cao đã làm tăng kết quả học tập của
học sinh lớp 8A3 trường THCS .
- Áp dụng phương pháp BTNB trong dạy học còn giúp cho học sinh phát huy được
tính tích cực, rèn luyện các kỹ năng như sử dụng ngôn ngữ nói, viết, thực hành, thảo
luận hoạt động hợp tác nhóm cũng như sự tự tin khi trình bày trước tập thể.
- Hy vọng đây là những gợi ý bước đầu để các thầy cô giáo, bằng sự sáng tạo và
kinh nghiệm nghề nghiệp của mình có thể tổ chức tốt các hoạt động giúp học sinh thêm
yêu thích bộ môn Hoá học.
2. Khuyến nghị
- Các cơ sở giáo dục cần tăng cường tổ chức hội thảo chuyên đề về sử dụng phương
pháp BTNB trong dạy và học để trao đổi kinh nghiệm, cần bổ sung thêm các đồ dùng,
dụng cụ thí nghiệm, hoá chất … đảm bảo chất lượng để thực hiện thành công các thí
nghiệm, trang bị, sắp xếp phòng học cho HS ngồi theo nhóm và sĩ số HS vừa đủ để
thuận tiện hơn trong quá trình dạy học.
- Giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, đầu tư nghiên
cứu, soạn giảng tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, biết khai thác và sử
dụng các nguồn thông tin trên mạng Internet để phục vụ cho giảng dạy.
- Tôi mong rằng quý thầy, cô giáo, các anh chị đồng nghiệp sẽ quan tâm, chia sẻ
và có thể ứng dụng đề tài này trong quá trình dạy học ở các bộ môn tự nhiên khác nhằm
nâng cao kết quả học tập cho học sinh theo định hướng phát triển năng lực và góp phần


nâng cao chất lượng giáo dục.
Trên là đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của bản thân tôi. Trong quá
trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp ý
kiến của quý thầy, cô đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
, tháng 2 năm 2017

Người thực hiện

Lê Phước Hưng

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng


dụng. Dự án Việt- Bỉ.
2. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, 2013. Phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn
hóa học cấp trung học cơ sở; Dự án giáo dục THCS vùng khó khăn nhất.
3. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đành giá kết quả học tập theo định hướng
phát triển năng lực HS môn Hoá học cấp THCS – Bộ Giáo Dục và Đào Tạo – năm
2014
4. Bộ Giáo dục và đào tạo, 2007. Hóa học 8.Tái bản lần 8. Hà Nội: NXB Giáo Dục.
5. Cao Thị Thặng, 2005. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học
THCS. Hà Nội: NXB Giáo Dục.
6. Huỳnh Văn Út, 2009. Đề kiểm tra hóa học 8. TPHCM: NXB Đại học sư phạm.
7. Tài liệu trên mạng internet, youtube.com...

VII. CÁC PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI.
PHỤ LỤC 1: XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Tìm và chọn nguyên nhân:


Học sinh mới được làm
quen với bộ môn hóa
học.

Các khái niệm

khó và có tính
trừu tượng.

Trình độ của học
sinh không đồng
đều.

Phương pháp giảng dạy chưa
phù hợp

Kết quả học tập bài 24
của học sinh lớp 8 trường
THCS còn
yếu

Học sinh không thuộc
các khái niệm, các kí
hiệu hóa học, hóa trị…

HIỆN
TRẠNG

Hình ảnh minh họa trực
quan ít, dụng cụ và hóa
chất chưa đảm bảo.

2. Tìm giải pháp tác động:
Sử dụng phương pháp BTNB
trong Bài 24: Tính chất của oxi


Sử dụng phiếu học
tập và sơ đồ tư duy

Phân loại các dạng bài tập,
câu hỏi và tăng cường
bài tập về nhà

Ứng dụng công nghệ thông tin,
sử dụng các phần mềm dạy học

Phương pháp giảng dạy
chưa phù hợp
Thường xuyên kiểm tra
miệng, vở bài tập.

PHỤ LỤC 2: KẾ HOẠCH NCKHSPƯD
Tên đề tài: Sử dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” nhằm nâng cao kết quả học tập Bài
24: Tính chất của oxi môn Hóa học cho học sinh lớp 8A3 trường THCS .
Bước
1.
Hiện trạng

Hoạt động
Học sinh không hiểu tính chất hóa học của khí oxi nên kết quả học tập ở
chương IV – Bài 24: Tính chất của oxi chưa cao.


2. Giải pháp

“Sủ dụng phương pháp bàn tay nặn bột nhằm nâng cao kết quả học tập


thay thế

Bài 24: Tính chất của oxi môn Hóa học 8 ”
Việc vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột có làm nâng cao kết quả

3.Vấn đề
nghiên cứu
giả thuyết
nghiên cứu

học tập Bài 24 môn Hóa học cho học sinh lớp 8A3 trường THCS
không?
Có, việc vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột sẽ làm nâng cao kết quả
học Bài 24 môn Hóa học cho nhóm học sinh lớp 8A3 trường THCS .
Thiết kế 4: Kiểm tra sau tác động đối với các nhóm ngẫu nhiên.
- Lớp thực nghiệm: 8A3 (N1)
- Lớp đối chứng: 8A2 (N2)

4. Thiết kế

Lớp

Tác động

Kiểm tra sau tác
động

8A3
Lớp thực nghiệm


x

O3

8A2
Lớp đối chứng

-----

O4

1. Bài kiểm tra của học sinh
5. Đo lường

2. Kiểm chứng độ tin cậy của bài kiểm tra.

6. Phân tích

3. Kiểm chứng độ giá trị của bài kiểm tra.
Sử dụng phép kiểm chứng t-test độc lập và mức độ ảnh hưởng
Kết quả đối với vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa không ?

7. Kết quả

Nếu có ý nghĩa, mức độ ảnh hưởng như thế nào ?

PHỤ LỤC 3: ĐỀ, ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
BÀI 24: TÍNH CHẤT CỦA OXI


Nội dung kiến
thức
I. Tính chất
vật lí
Số câu hỏi

Nhận biết

Mức độ nhận thức
Vận dụng
Thông hiểu
Mức độ thấp

TN
TL
TN
TL
- Nhiệt độ hóa lỏng - Khí O2 ít tan
của khí oxi
trong nước.
1

1

TN
TL
- tính tỉ khối
của oxi so với
không khí

1

Cộng
Vận dụng
Mức độ
cao
TN
TL

3


Số điểm

0,5

0,5
- Dấu hiệu của
S, P cháy trong
khí O2
- CTHH oxit

II. Tính chất
hóa học
Số câu hỏi
Số điểm

2
1


III. Tổng hợp
các kiến thức
trên
Số câu hỏi
Số điểm
Tổng số câu
Tổng số điểm
%

1
0,5
5%

3
1,5
15%

0, 5
- Tính thể tích
của khí SO2
- Nêu tính chất
hóa học của
khí O2
1
1
0,5
4
- Lập phương
trình hóa học
- Tính V khí

O2

2
1
10%

1,5 (15%)

4
5,5 (55%)

1
3
2
7
70%

1
3 (30%)
8
10
100%

ĐỀ 1
I. Trắc nghiệm:( 3 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ a, b, c hoặc d cho câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Người ta thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước là do khí oxi có tính chất sau
a. Không tan trong nước
b. Tan ít trong nước


c. Tan nhiều trong nước
d. Khó hóa lỏng

Câu 2: Tỉ khối của khí oxi so với không khí là
a. 1,303

b. 1,103

c. 0,906

d. 1,8125

Câu 3: Dấu hiệu của phản ứng photpho cháy trong khí oxi là
a. ngọn lửa màu xanh nhạt và có khói trắng dày đặc bám vào thành bình
b. ngọn lửa màu đỏ và có khói trắng dày đặc bám vào thành bình
c. ngọn lửa sáng chói và có khói trắng dày đặc bám vào thành bình
d. có khói trắng dày đặc tạo thành
Câu 4: Oxi được hóa lỏng ở nhiệt độ


a. 1830C

b. -1380C

c. -1830C

d. 1380C

Câu 5: P cháy trong khí oxi tạo ra chất rắn màu trắng là đi photphopentaoxit, công thức
hóa học của điphotphopentaoxit là

a.
b.

P2O3
P 2O5

c.
d.

P2O
PO5

Câu 6: Đốt 0,2 mol lưu huỳnh trong khí oxi tạo thành khí sunfurơ, thể tích khí sunfurơ
thu được ở đktc là
a. 1,12 lít

b. 2,24 lít

c. 5,6 lít

d. 4,48 lít

II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 7 (4đ): Nêu tính chất hóa học của khí oxi. Viết PTHH minh họa.
Câu 8 (3đ): Tính thể tích khí oxi cần dùng ở đktc để đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam
nhôm thu được chất rắn màu trắng là nhôm oxit (Al2O3).
Biết Al = 27; O =16; S = 32


I.


Câu
Đáp án
II.

Câu 7

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM – ĐỀ 1
TRẮC NGHIỆM:(3Đ) Mỗi câu đúng 0,5đ
1
b

2
b

3
c

4
c

5
b

6
d

TỰ LUẬN: (7Đ)

Đáp án

1. Tác dụng với phi kim: Với S hoặc P
t
S
+ O2 
SO2

t
4P
+ 5O2 →
2P2O5
2. Tác dụng với kim loại
t
3Fe
+ 2O2 
Fe3O4

3. Tác dụng với hợp chất
t
CH4
+ 2O2 
CO2 + 2H2O

o

o

Biểu điểm
1
1


o

1

o

1

Câu 8
PTHH:
PT:
ĐB:

4Al
4mol
0,2 mol

nAl =

t
+ 3O2 

3 mol
x mol
o

2Al2O3
2 mol

mAl 5, 4

=
= 0, 2mol
M Al 27

• nO = x =
2

0, 2.3
= 0,15mol
4

• Thể tích khí O2 thu được ở đktc:
VO = nO .22, 4 = 0,15.22, 4 = 3,36 lít
2

2

1
1
0.5
0.5


ĐỀ 2

I.
Trắc nghiệm:( 3 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ a, b, c hoặc d cho câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Nguyên liệu để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là
a.

b.

KClO3, KMnO4
KMnO4 , H2O

c.
d.

H2SO4, KMnO4
CaCO3, H2O

Câu 2: Tỉ khối của khí oxi so với không khí là
a. 1,303

b. 1,103

c. 0,906

d. 1,8125

Câu 3: Dấu hiệu của phản ứng lưu huỳnh cháy trong khí oxi là
a. ngọn lửa màu xanh nhạt và có khói trắng bám vào thành bình
b. ngọn lửa sáng hơn và có khói trắng bám vào thành bình
c. ngọn lửa sáng chói và có khói trắng dày đặc bám vào thành bình
d. có khói trắng dày đặc tạo thành
Câu 4: Oxi hóa lỏng có màu
a. trắng

b. xanh nhạt


c. xanh đậm

d. không màu

Câu 5: Sắt cháy trong khí oxi tạo thành oxit sắt từ. Công thức hóa học của oxit sắt từ là
a.
b.

FeO
Fe2O3

c.
d.

Fe3O4
Fe3O2

Câu 6: Đốt 0,1 mol lưu huỳnh trong khí oxi tạo thành khí sunfurơ, thể tích khí sunfurơ
thu được ở đktc là
a. 1,12 lít

b. 2,24 lít

c. 5,6 lít

d. 4,48 lít

II.
Tự luận: (7 điểm)
Câu 7 ( 4đ): Hãy nêu tính chất hóa học của khí oxi. Viết PTHH minh họa.

Câu 8 (3đ): Tính thể tích khí oxi cần dùng ở đktc để đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam nhôm
thu được chất rắn màu trắng là nhôm oxit (Al2O3).
Biết Al=27; O =16; S = 32


I.

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM – ĐỀ 2
TRẮC NGHIỆM:(3Đ) Mỗi câu đúng 0,5đ

Câu
Đáp án
II.

1
a

2
b

3
b

4
b

5
c

TỰ LUẬN: (7Đ)


Đáp án
Câu 7

6
b

Biểu điểm

1. Tác dụng với phi kim: Với S hoặc P
t
S
+ O2 
SO2

t
4P
+ 5O2 
2P2O5

2. Tác dụng với kim loại
t
3Fe
+ 2O2 
Fe3O4

3. Tác dụng với hợp chất
t
CH4
+ 2O2 

CO2 + 2H2O

o

o

o

o

1
1
1
1

Câu 8

PTHH:
PT:
ĐB:

4Al
4mol
0,4 mol

nAl =

t
+ 3O2 


3 mol
x mol
o

2Al2O3
2 mol

mAl 10,8
=
= 0, 4mol
M Al 27

1
1

0, 4.3
= 0,3mol
4

0,5

• Thể tích khí O2 thu được ở đktc:
VO = nO .22, 4 = 0,3.22, 4 = 6, 72 lít

0,5

• nO = x =
2

2


2

PHỤ LỤC 4. BẢNG ĐIỂM KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG


×