Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và rủi ro phụ tại công ty cổ phần bảo hiểm viễn đông chi nhánh thủ đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.93 KB, 72 trang )

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Ánh

Nguyệt
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ
RỦI RO PHỤ....................................................................................................6
1.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM CHÁY VÀ RỦI
RO PHỤ.........................................................................................................6
1.1.1. Sự cần thiết của Bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ............................6
1.1.2. Vài nét về lịch sử ra đời và phát triển của nghiệp vụ Bảo hiểm cháy
và các rủi ro phụ.........................................................................................8
1.1.3. Tác dụng của Bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ..............................10
1.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC
RỦI RO PHỤ...............................................................................................12
1.2.1. Đặc điểm của Bảo hiểm cháy và rủi ro phụ....................................12
1.2.2. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ..................13
1.3. QUY TRÌNH KINH DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ
CÁC RỦI RO PHỤ......................................................................................25
1.3.1. Công tác khai thác..........................................................................25
1.3.2. Đề phòng hạn chế tổn thất..............................................................28
1.3.3. Công tác giám định.........................................................................29
1.3.4. Công tác bồi thường tổn thất..........................................................30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
CHÁY VÀ RỦI RO PHỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM VIỄN
ĐÔNG – CHI NHÁNH THỦ ĐÔ..................................................................34


Luận văn tốt nghiệp



GVHD: Th.s Nguyễn Ánh

Nguyệt
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM VIỄN
ĐÔNG – CHI NHÁNH THỦ ĐÔ................................................................34
2.1.1. Tống quan về công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông......................34
2.1.2. Giới thiệu chung về VASS Thủ Đô.................................................36
2.2. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ RỦI
RO PHỤ TẠI VASS THỦ ĐÔ.....................................................................40
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai nghiệp vụ..................40
2.2.2. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và rủi ro phụ tại chi
nhánh VASS Thủ Đô.................................................................................43
2.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG VIỆC TRIỂN KHAI
NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ RỦI RO PHỤ TẠI VASS THỦ ĐÔ
.....................................................................................................................56
2.3.1. Kết quả............................................................................................56
2.3.2. Các tồn tại và nguyên nhân.............................................................58
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY VIỆC TRIỂN
KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ RỦI RO PHỤ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN BẢO HIỂM VIỄN ĐÔNG - CHI NHÁNH THỦ ĐÔ................60
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY TRONG THỜI
GIAN TỚI....................................................................................................60
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY VIỆC TRIỂN KHAI
NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ RỦI RO PHỤ.................................62
3.2.1 Chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo để không ngừng nâng cao
trình độ của đội ngũ khai thác..................................................................62
3.2.2 Đổi mới hoàn thiện khâu khai thác..................................................64
3.2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng.......65



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Ánh

Nguyệt
3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo...................................66
3.2.5. Tăng cường hợp tác với cảnh sát PCCC khu vực và người tham gia
bảo hiểm...................................................................................................67
3.2.6. Nâng cao hiệu quả công tác giám định bồi thường........................67
3.2.7. Củng cố và mở rộng quan hệ tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm với các
đối tác trong và ngoài nước......................................................................68
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ
RỦI RO PHỤ...............................................................................................69
3.3.1 Đối với cơ quan Nhà nước...............................................................69
3.3.2. Đối với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam..............................................70
3.3.3. Đối với hoạt động công ty..............................................................71
KẾT LUẬN.....................................................................................................72


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Ánh

Nguyệt
LỜI MỞ ĐẦU
Nghiệp vụ Bảo hiểm cháy và rủi ro phụ là một trong những nghiệp vụ
truyền thống của Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông nói chung và của
VASS Thủ Đô nói riêng. Trong những năm qua việc khai thác nghiệp vụ này
luôn là thế mạnh của công ty, doanh thu của nghiệp vụ thường chiếm tỷ trọng

lớn trong cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm gốc.
Đặc biệt kể từ sau khi Chính phủ ban hành nghị định 130/2006/NĐ- CP
ngày 8/11/2006 quy định chế độ Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc thì đối tượng tham
gia bảo hiểm ngày càng được mở rộng, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp khai
thác tiềm năng này. Tuy nhiên hiện tại thị trường Bảo hiểm cháy còn nhiều
khoảng trống, việc khai thác nguồn doanh thu này không hề đơn giản, đặt ra bài
toán khó cho tất cả các doanh nghiệp trong đó có cả VASS Thủ Đô.
Nhận thức mức độ nghiêm trọng của hỏa hoạn cũng tầm quan trọng của
nghiệp vụ Bảo hiểm cháy ở VASS Thủ Đô, em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và
giải pháp nhằm thúc đẩy việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và rủi ro
phụ tại công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông - chi nhánh Thủ Đô ” cho luận
văn tốt nghiệp của mình để giúp mọi người có cái nhìn tổng hợp nhất về loại
hình nghiệp vụ bảo hiểm cơ bản này. Bên cạnh đó, em cũng mạnh dạn đưa ra
một số kiến nghị và giải pháp đối với nghiệp vụ bảo hiểm cháy và rủi ro phụ
tại chi nhánh Thủ Đô.
Chuyên đề được chia thành 3 phần:
Chương 1:

Lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm cháy và rủi ro phụ

Chương 2:

Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy và rủi ro
phụ tại công ty công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông- chi
nhánh Thủ Đô.


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Ánh


Nguyệt
Chương 3:

Một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc triển khai nghiệp vụ
bảo hiểm cháy và rủi ro phụ tại công ty cố phần bảo hiểm
Viễn Đông- chi nhánh Thủ Đô.

Trong thời gian thực tập ở Công ty cổ phần bảo hiểm Viễn Đông, được
sự giúp đỡ nhiệt tình của tập thể ban lãnh đạo của công ty nói chung cũng
như các anh chị phòng kinh doanh chi nhánh Thủ Đô nói riêng và sự chỉ bảo
hướng dẫn của thạc sỹ Nguyễn Ánh Nguyệt em đã hoàn thành tốt chuyên đề.
Tuy nhiên do hạn chế về nguồn tài liệu và kiến thức có hạn, đề tài còn gặp
nhiều khiếm khuyết và sai sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của cô
giáo và các anh chị để bài viết hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Hiền


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Ánh

Nguyệt
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM
CHÁY VÀ RỦI RO PHỤ

1.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM CHÁY VÀ RỦI

RO PHỤ.
1.1.1. Sự cần thiết của Bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Ánh

Nguyệt
Cháy là một trong những rủi ro mang tính chất thảm hoạ và khi xảy ra
hậu quả để lại rất nặng nề. Theo số liệu thống kê, hàng năm trên thế giới có
khoảng 5 triệu vụ cháy lớn nhỏ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đô la chiếm gần
0,1% - 0,3% GDP. Ví dụ như năm 2004 ở Mỹ thiệt hại trực tiếp do cháy nổ là
13 tỷ USD nhưng tính thiệt hại gián tiếp khác thì tổng thiệt hại là 200 tỷ USD
chiếm gần 2% GDP.
Ở Việt Nam, các vụ cháy xảy ra nhiều, gây thiệt hại lớn đặc biệt tại các
khu vực kinh tế phát triển như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... Chẳng hạn
giai đoạn 2002-2006 xảy ra 11.795 vụ cháy, thiệt hại ước tính 1.710 tỷ VND,
tuy nhiên đây chỉ là con số thiệt hại thống kê được và trên thực tế nếu tính
toán đầy đủ nó có thể lớn hơn rất nhiều. Nhất là trong những năm gần đây
nước ta liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy lớn nhỏ để lại hậu quả nặng nề, có thể
kể đến như là:
+ Ngày 20/6/2011 cháy chợ Vinh (Nghệ An) hàng trăm ki-ốt bị thiêu rụi,
thiệt hại ước tính lên đến hàng chục tỷ đồng.
+ Ngày 27/8/2011 cháy lớn ở tòa nhà cao nhất Việt Nam-Keangnam, vụ
cháy ước tính gây thiệt hại khoảng 30.000USD. Trước đây tòa nhà này cũng
từng xảy ra những vụ cháy tương tự vào các tháng 3/2010 và tháng 11/2011.
+ Ngày 29/7/2011 vụ hỏa hoạn tại 1 xưởng đồ gia công may mặc ở Hải
Phòng đã cướp đi sinh mạng của 13 người.



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Ánh

Nguyệt
Để đối phó với cháy từ xa xưa con người dân sử dụng rất nhiều biện
pháp khác nhau như PCCC, đào tạo nâng cao trình độ kiến thức và ý thức
thông tin tuyên truyền về PCCC. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế thị trường,
các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân đều phải tự chủ về tài chính,, nếu xảy ra
cháy lớn, họ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn về tài chính, thậm chí có
thể bị phá sản. Vì vậy bên cạnh việc tích cực PCCC thì BH cháy thực sự là một
giá đỡ cho các tổ chức cá nhân tham gia BH. Ngoài ra khi tham gia BH, người
được BH còn có thể nhận được các dịch vụ tư vấn về quản lý rủi ro, PCCC từ
phía người BH.
1.1.2. Vài nét về lịch sử ra đời và phát triển của nghiệp vụ Bảo hiểm cháy
và các rủi ro phụ
1.1.2.1. Trên thế giới


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Ánh

Nguyệt
Vào thế kỉ XVII hầu hết nhà của, công trình kiến trúc tại những thành thị
châu Âu đều được làm bằng gỗ. Người ta dùng lửa để sửa ấm, đun nấu và
chiếu sáng vì thế nguy cơ xảy ra rủi ro hỏa hoạn là rất lớn. Sau vụ cháy ở
Luân Đôn năm 1666 kéo dài 7 ngày 8 đêm, thiêu huỷ 13.200 ngôi nhà, 87 nhà
thờ và rất nhiều tài sản có giá trị khác, người dân Anh mới thực sự nhận thức

được tầm quan trọng của việc thiết lập hệ thống PCCC và bồi thường cho
người thiệt hại một cách hữu hiệu. Năm 1667 các công ty bảo hiểm hỏa hoạn
đầu tiên ra đời tại Anh như: The fire office, friendly and society, hand in
hand… Khi mới ra đời các công ty BH chỉ đảm bảo cho hậu quả của sự cố hỏa
hoạn gọi là bảo hiểm cháy đơn thuần. Cũng chính vì thế mà các công ty BH lấy
tên rủi ro “ cháy” đặt tên cho nghiệp vụ này. BH cháy lan rộng sang các nước
khác trên lục địa châu Âu, nhất là các nước có nền công nghiệp phát triển:
Pháp, Đức, Ý,…
Trước nhu cầu của nhiều khách hàng muốn được BH chống lại rủi ro đặc
biệt, có mức độ tổn thất tương tự hỏa hoạn với chi phí thấp với thể thức đơn
giản, các công ty đã thiết kế các bản hợp đồng BH phối hợp giữa rủi ro hỏa
hoạn và các rủi ro khác. Với những hình thức BH này, nhiểu rủi ro được tập
trung vào một bản hợp đồng, trong đó rủi ro hỏa hoạn là trọng yếu. Ngày nay,
hoạt động BH hỏa hoạn được triển khai và ngày càng phát triển ở hầu hết các
nước trên thế giới và là một trong những nghiệp vụ BH truyền thống chiếm tỷ
trọng doanh thu phí cao của các doanh nghiệp BH.
1.1.2.2. Ở Việt Nam


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Ánh

Nguyệt
Ở Việt Nam bảo hiểm hỏa hoạn bắt đầu được thực hiện từ cuối những
năm 1989 sau khi có quyết định số 06/TCQĐ ngày 17/01/1989 của Bộ trưởng
Bộ Tài Chính ban hành quy tắc và biểu phí BH hỏa hoạn và các rủi ro đặc
biệt. Luật kinh doanh BH (có hiệu lực từ 01/04/2001 ) đã quy định BH hỏa
hoạn được triển khai dưới hình thức bắt buộc. Nghị định số 130/2006/NĐ-CP
(08/11/2006) quy định chế độ BH cháy nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở

có nguy cơ cháy, nổ. Bộ Tài Chính đã ban hành Quy tắc và Biểu phí BH
cháy, nổ bắt buộc theo quyết định số 28/2007/QĐ-BTC (24/04/2007) và gần
đây nhất là thông tư 220/2010/TT-BTC của Bộ Tài Chính cũng góp phần
hướng dẫn rõ các quy định của pháp luật về việc thực hiện chế độ bảo hiểm
cháy nổ bắt buộc.
Cùng với sự ra đời của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong và
ngoài nước, nghiệp vụ bảo hiểm cháy từ những năm 1990 đến nay đều có
những thành công nhất định từ những đối tượng bảo hiểm ban đầu như các
kho xăng dầu thì bây giờ thị trưởng bảo hiểm cháy đã hết sức sôi động với
những đối tượng BH phong phú hơn rất nhiều, phạm vi BH cũng mở rộng
hơn. Cùng với đó doanh thu phí bảo hiểm trong những năm gần đây luôn giữ
ở mức tăng khá đều, chẳng hạn như giai đoạn 2009-2010 doanh thu phí bảo
hiểm thực thu luôn chiếm 7% phí bảo hiểm toàn thị trường, cho thấy đây vẫn
là mảng kinh doanh tiềm năng của các công ty BH.
1.1.3. Tác dụng của Bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Ánh

Nguyệt
- Đối với người tham gia Bảo hiểm :
Thứ nhất, BH cháy khắc phục tổn thất từ đó góp phần ổn định cuộc sống
sản xuất sinh hoạt của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Không chỉ riêng các
doanh nghiệp có quy mô sản xuất rộng, giá trị tài sản lớn mà cả các hộ gia
đình khi xảy ra hỏa hoạn đều rời vào tình trạng hết sức khó khăn. Vì thế BH
ra đời giúp cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp ổn định được cuộc sống cũng như
hoạt động sản xuất, kinh doanh thông qua việc bồi thường một cách kịp thời
thoả đáng khi không may có tổn thất, từng bước khắc phục hậu quả của

những thiệt hại xảy ra.
Thứ hai, Bảo hiểm cháy còn góp phần tích cực công tác ĐPHCTT, giúp
cho cuộc sống con người an toàn hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân,
doanh nghiệp.
Bằng một khoản trích theo tỷ lệ nhất định từ phần phí thu được, các
công ty BH sẽ thực hiện các biện pháp ĐPHCTT một cách hiệu quả thông
qua công tác thống kê tình hình tổn thất hàng năm, xác định nguyên nhân tổn
thất, tư vấn những khu vực có nguy hiểm cao về cháy… Ngoài ra hàng năm
các doanh nghiệp cũng thường xuyên đóng góp kinh phí cho hoạt động PCCC
theo quy định Nhà nước để đầu tư trang bị PCCC, hỗ trợ tuyên truyền phổ
biến kiến thức pháp luật và kiến thức phổ thông về PCCC cho toàn dân.
Thứ ba, BH cháy còn là chỗ dựa tinh thần cho mọi cá nhân, tổ chức giúp
họ yên tâm trong cuộc sống và trong sản xuất kinh doanh. BH thể hiện tính
cộng đồng, tương trợ, góp phần ổn định xã hội. Việc triển khai BH cháy giúp
nhà đầu tư và nhà thầu mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế vì đã có BH cháy
bảo trợ.


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Ánh

Nguyệt
Thứ tư, BH cháy góp phần nâng cao ý thức cộng đồng về công tác
PCCC và tham gia BH. Việc tham gia BH cháy, người tham gia sẽ có ý thức
hơn về việc tự bảo vệ TS của mình cũng như cộng đồng thông qua sự tuyên
truyền rộng rãi, phổ biến kiến thức PCCC của các về nguy cơ, hậu quả của rủi
ro cháy.
- Đối với Nhà nước và nền kinh tế:
Khi nghiệp vụ BH cháy ngày càng được mở rộng, khoản phí thu được từ

khách hàng ngày càng gia tăng, từ đó quỹ BH cháy được hình thành tương
đối lớn. Với tư cách là trung gian tài chính lớn của nền kinh tế, BH góp phần
tạo nguồn quỹ đầu tư dồi dào kích thích thị trường vốn phát triển. Do vậy nền
kinh tế chắc chắn luôn nhận được một lượng vốn đầu tư đáng kể từ quỹ của
các doanh nghiệp BH khiến cho các hoạt động kinh tế trở nên sôi động, hiệu
quả hơn.

Mặt khác, BH cháy ra đời góp phần giảm bớt gánh nặng cho

Ngân sách quốc gia trong việc chi khắc phục hậu quả, tránh nhiều biến động chi
tiêu ảnh hưởng đến kế hoạch Ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra BH cháy còn góp phần tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước thông qua
hoạt động TBH. Đây là nghiệp vụ có giá trị lớn, để đảm bảo khả năng thanh toán
bồi thường, các doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành nhượng tái đồng thời
nhận tái từ những hợp đồng lớn.
Như vậy BH nói chung và BH cháy nói riêng không chỉ mang lại lợi ích
cho cá nhân, tổ chức mà nó còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo
niểm tin cho cộng đồng.
1.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BẢO HIỂM CHÁY VÀ CÁC RỦI
RO PHỤ
1.2.1. Đặc điểm của Bảo hiểm cháy và rủi ro phụ


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Ánh

Nguyệt
- Những tài sản tham gia BH cháy rất đa dạng và phong phú từ máy móc
thiết bị vật tư đến hàng hoá thành phẩm, mỗi loại có khả năng gặp hoả hoạn

rất khác nhau.
- Hoạt động của nghiệp vụ BH cháy mang tính chất kỹ thuật rất phức
tạp. Vì đối tượng tham gia BH thường là các TS nên quá trình triển khai sẽ
liên quan đến nhiều yếu tố kỹ thuật.
- Phí BH cháy phụ thuộc vào nhiều yếu tố tăng giảm rủi ro. Đây là loại
hình BH cho đối tượng là TS, và rủi ro cơ bản được BH là rủi ro hoả hoạn, do
vậy các yếu tố như: kết cấu của loại TS, chất lượng TS, các phương tiện
PCCC…ảnh hưởng rất lớn đến phí BH.
- Đối tượng của BH cháy thường là các công trình xây dựng, vật kiến
trúc đã đưa vào sử dụng, xí nghiệp... Giá trị TS của các đối tượng này rất lớn
nên số tiền BH rất lớn.
Như vậy trong quá trình triển khai nghiệp vụ BH cháy và các rủi ro phụ,
doanh nghiệp BH cần chú ý những đặc điểm trên để xây dựng những phương
án phòng tránh hữu hiệu, phối hợp với lực lượng cảnh sát PCCC để kịp thời
xử lý trong mọi tình huống, giải quyết nhanh chóng khiếu nại bồi thường.
1.2.2. Nội dung cơ bản của Bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ
1.2.2.1. Đối tượng, phạm vi Bảo hiểm


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Ánh

Nguyệt
a. Đối tượng Bảo hiểm
BH cháy là loại hình BHTS vì vậy đối tượng BH có giá trị lớn, đa dạng.
Các đối tượng đó bao gồm là các TS bất động sản, động sản (trừ phương tiện
giao thông, vật nuôi, cây trồng và tài sản đang trong quá trình xây dựng, lắp
đặt thuộc loại hình BH khác) thuộc quyền sở hữu và quản lý hợp pháp của
các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Cụ

thể đối tượng BH bao gồm:
+ Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng (trừ đất đai).
+ Máy móc thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh.
+ Sản phẩm vật tư, hàng hoá dự trữ trong kho.
+ Nguyên vật liệu, sản phẩm làm dở, thành phẩm trên dây truyền sản xuất.
+ Các loại tài sản khác như: kho, bãi, chợ, cửa hàng, khách sạn…
b. Phạm vi Bảo hiểm
Rủi ro được Bảo hiểm: bao gồm rủi ro chính và rủi ro phụ (rủi ro đặc
biệt).
Rủi ro chính:
Rủi ro này thực chất bao gồm ba phần: Hỏa hoạn, sét, nổ
- Hỏa hoạn: Hoả hoạn được BH phải hội tụ đầy đủ ba yếu tố:
+ Phải thực sự phát lửa.
+ Lửa đó không phải lửa chuyên dùng.
+ Đám lửa đó phải là bất ngờ hay ngẫu nhên đối với người được BH.


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Ánh

Nguyệt
+ Hỏa hoạn gây nên thiệt hại được BH do yếu tố tác động từ bên ngoài.
Khi có đầy đủ các điều kiện đó và có những thiệt hại vật chất do những
nguyên nhân được cho là hợp lý gây ra thì thiệt hại đó sẽ được bồi thường
cho dù đó là vì cháy hay do nhiệt hoặc khói.
Tuy vậy, hoả hoạn ở đây loại trừ:
+ Động đất, núi lửa phun hay biến động khác của thiên nhiên.
+ Tài sản bị phá huỷ hay hư hỏng do: Tự lên men hoặc tự toả nhiệt hoặc
chịu tác động của một quá trình xử lý có dùng nhiệt.

+ Bất kỳ thiệt hại nào gây nên bởi hoặc do cháy rừng, bụi cây, đồng cỏ,
hoang mạc, rừng nhiệt đới dù là ngẫu nhiên hay không và đốt cháy với mục
đích làm sạch đất đai.
- Sét: Là hiện tượng phóng điện từ các đám mây tích điện và mặt đất, tác
động vào đối tượng BH. Người BH sẽ bồi thường khi TS bị phá huỷ trực tiếp do
sét hoặc do sét đánh gây ra cháy.
- Nổ: Là hiện tượng cháy xảy ra rất nhanh tạo ra một áp lực lớn kèm
theo tiếng nổ mạnh, phát sinh do sự giãn nổ đột ngột của chất lỏng hoặc rắn.
Theo rủi ro này thì phạm vi BH chỉ bao gồm:
+ Nổ nồi hơi phục vụ sinh hoạt.
+ Nổ các lò sưởi trong gia đình, công xưởng có có sử dụng hơi đốt.
Rủi ro phụ:
- Nổ nhưng loại trừ:
+ Thiệt hại xảy ra đối với nồi hơi, thùng đun nước bằng hơi đốt, bình
chứa, máy móc hoặc thiết bị có sử dụng áp lực hoặc đối với các chất liệu
chứa trong các máy móc thiết bị đó do chúng bị nổ.


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Ánh

Nguyệt
+ Thiệt hại gây nên bởi hoặc do hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của
những hành động khủng bố của một nhóm người nhân danh hoặc có liên quan
đến bất kỳ tổ chức nào.
- Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên
các phương tiện đó rơi vào.
- Gây rối, đình công, bãi công, sa thảii.
Những thiệt hại gây nên trực tiếp bởi:

+ Hành động của bất kỳ người nào cùng với những người khác tham gia
vào công việc làm mất trật tự xã hội.
+ Hành động của bất kỳ chính quyền hợp pháp nào trong việc trấn áp
hoặc cố gắng trấn áp, ngăn chặn hoặc cố gắng ngăn chặn các hành động gây
rối hoặc việc hạn chế hậu quả của những hành động gây rối đó.
+ Hành động cố ý của bất kỳ người đình công hay người bế xưởng bãi
công nào nhằm ủng hộ bãi công hoặc chống lại bế xưởng bãi công.
Nhưng loại trừ:
+ Những thiệt hại gây nên bởi hậu quả gián tiếp hoặc trực tiếp của:


Những hành động khủng bố, phong trào quần chúng có quy mô hoặc có

thể phát triển thành một cuộc khởi nghĩa quần chúng.


Hành động ác ý của bất kỳ người nào khác với hành động cố ý của

người tham gia đình công hoặc của công nhân bế xưởng bãi công nhằm ủng
hộ bãi công hoặc nhằm chống lại bế xưởng bãi công.


Hành động ác ý xóa, làm mất mát sai lệch hay làm hư hỏng thông tin

trên hệ thống máy tính hay các hồ sơ chương trình phần mềm khác.


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Ánh


Nguyệt
+ Thiệt hại do mất thu nhập, do chậm trễ, do mất thị trường hay bất kỳ
tổn thất nào mang tính chất hậu quả hay mang tính chất gián tiếp khác dưới
bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
- Hành động ác ý:
Thiệt hại xảy ra đối với TS được BH mà nguyên nhân trực tiếp là hành
động ác ý của bất cứ người nào nhưng loại trừ những thiệt hại do trộm cắp
hoặc mưu toan thực hiện trộm cắp. Rủi ro này chỉ được BH khi người tham
gia đã mua BH cho rủi ro gây rối, đình công, bãi công, sa thải .
- Động đất, núi lửa phun: bao gồm cả lũ lụt và nước biển tràn vào do
hậu quả của động đất và núi lửa phun.
- Giông bão: Phạm vi bảo hiểm là những thiệt hại gây ra đối với tài sản
do ảnh hưởng của thiên nhiên như gió mạnh, mưa lớn kéo dài về mặt không
gian và thời gian.
Tuy nhiên rủi ro này loại trừ thiệt hại gây ra do:
+Nước thoát ra khỏi ranh giới bình thường của các nguồn nước tự nhiên
hay nhân tạo, các kênh hồ, đê, đập, bể chứa nước, thiết bị chứa nước, đường
ống dẫn hoặc nước tràn từ biển dù là do giông bão hay các nguyên nhân khác.
+ Thiệt hại gây ra do sương muối, sụt lở đất.
+ Thiệt hại đối với bạt mái hiên che nắng, mành tre bảng biển hoặc các
trang thiết bị lắp đặt phía ngoài, hàng rào, cổng ngõ và các động sản khác để
ngoài trời
+ Thiệt hại đối với các công trình đang trong quá trình xây dựng, cải
tạo hay sửa chữa trừ khi các cửa ra vào, cửa sổ và các lỗ thông thoáng khác
đã được hình thành và được bảo vệ chống giông bão.


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Th.s Nguyễn Ánh

Nguyệt
+ Thiệt hại do nước mưa hoặc mưa, ngoại trừ nước mưa tràn vào tòa
nhà thông qua các của hoặc lỗ thông thoáng do tác động trực tiếp của giông
bão.
- Nước thoát ra từ các bể chưa nước, thiết bị chứa nước hoặc đường
ống dẫn nước nhưng loại trừ:
+ Thiệt hại do nước thoát ra, rò rỉ từ hệ thống chữa cháy tự động
sprinkler.
+ Thiệt hại tại những công trình, ngôi nhà bỏ trống hoặc không có người sử
dụng.
- Va chạm bởi xe cơ giới hay động vật: thiệt hại trực tiếp phát sinh từ
việc va chạm với xe cơ giới hay động vật.
Các rủi ro phụ không được BH riêng mà chỉ có thể được BH cùng với
những rủi ro chính. Mỗi rủi ro phụ này cũng không được BH một cách tự
động mà chỉ được BH khi khác hàng yêu cầu với điều kiện đóng thêm phí và
được ghi rõ trong giấy yêu cầu và giấy chứng nhận BH.
Các rủi ro loại trừ:
- Các thiệt hại gây ra do:
+ Gây rối, nổi dậy quần chúng, bãi công, công nhân bế xưởng trừ khi rủi
ro gây rối, đình công, bãi công, sa thải được ghi nhận là được BH thể hiện
trong giấy chứng nhận bảo hiểm nhưng chỉ với phạm vi BH đã quy định cho
rủi ro đó.
+ Chiến tranh xâm lược, hành động thù định nước ngoài, hành động gây
hấn hay các hành động có tính chất chiến tranh, nội chiến.
+ Những hành động khủng bố.


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: Th.s Nguyễn Ánh

Nguyệt
+ Binh biến, dấy binh, bạo loạn, khởi nghĩa cách mạng, bạo động, đảo
chính, lực lượng quân sự tiếm quyền, thiết quân luật, phong tỏa, giới nghiêm
hoặc những biến cố và nguyên nhân dẫn đến việc tuyên bố hay duy trì tình
trạng phong tỏa hoặc thiết quân luật.
- Các thiệt hại xảy ra đối với bất kỳ các TS nào, hoặc bất kỳ tổn thất hay
chi phí nào bắt nguồn hay phát sinh từ những nguyên nhân sau đây:
+ Nguyên vật liệu vũ khí hạt nhân.
+ Phóng xạ ion hóa hay nhiễm phóng xạ từ nhiên liệu hạt nhân hoặc từ
chất thải hạt nhân do bốc cháy nguyên liệu hạt nhân. Đối với điểm loại trừ này
thuật ngữ “bốc cháy” bao gồm cả quá trình phản ứng phân hủy hạt nhân tự
phát.
- Các thiệt hại xảy ra đối với bất kỳ máy móc, dụng cụ điện hay bất kỳ
bộ phận nào của thiết bị điện do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt
nóng, hồ quang điện hay rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào (kể cả sét).
- Các thiệt hại gây ra do sự ô nhiễm, nhiễm bẩn, ngoại trừ những thiệt
hại đối với TS được BH gây ra do :
+ Ô nhiễm, nhiễm bẩn từ những rủi ro được BH cháy hoặc bất kỳ rủi ro
được BH nào mà chính những rủi ro ấy lại phát sinh từ ô nhiễm hay nhiễm
bẩn.
- Hàng hóa nhận ủy thác hay nhận bảo quản trừ khi được xác định cụ
thể là chúng được BH theo đơn BH này.
- Thiệt hại xảy ra đối những TS mà vào thời điểm xảy ra tổn thất, được
BH hay lẽ ra được BH theo đơn BH hàng hải, nhưng không loại trừ thiệt hại
vượt quá số tiền lẽ ra có thể được bồi dưỡng theo đơn BH hàng hải nếu như
đơn BH này chưa có hiệu lực.



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Ánh

Nguyệt
- Những mất mát hoặc tổn thất mang tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình
thức nào, trừ thiệt hại về tiền thuê nhà nếu tiền thuê nhà được xác nhận là được
BH theo đơn BH và có số tiền BH riêng cho thiệt hại này.
1.2.2.2. Giá trị Bảo hiểm và số tiền Bảo hiểm.


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Ánh

Nguyệt
a. Giá trị Bảo hiểm
Giá trị BH là giá trị thực tế của tài sản được BH. GTBH là cơ sở để
người BH và người được BH thỏa thuận STBH.
- Đối với nhà cửa, vật kiến trúc GTBH được xác định theo giá trị mua
mới hoặc giá trị còn lại (sau khi đã trừ đi hao mòn sử dụng theo thời gian).
- Đối với máy móc, thiết bị và các bất động sản khác: GTBH được xác
định trên cơ sở giá cả thị trường, chi phí vận chuyển và lắp đặt máy móc thiết
bị cùng chủng loại, công suất,…hoặc trên cơ sở giá mua mới tài sản tương
đương trừ đi khấu hao đã sử dụng.
- Đối với vật tư, hàng hóa, đồ dùng trong kho, trong dây chuyền sản
xuất, trong cửa hàng, văn phòng, nhà ở…GTBH được xác định theo giá trị
bình quân hoặc giá trị tối đa của các loại vật tư, hàng hóa có mặt trong thời
gian BH.

b. Số tiền Bảo hiểm
STBH là giới hạn bồi thường tối đa của người được BH trong trường
hợp TS được BH tổn thất toàn bộ. STBH còn là căn cứ để xác định phí BH.
Cơ sở xác định STBH là GTBH. Đối với các TS cố định việc xác định STBH
căn cứ vào GTBH của tài sản. Đối với các TS lưu động, giá trị thường xuyên
biến đổi. Vì vậy, STBH trong BH cháy thường được xác định theo hai loại là
giá trị trung bình hoặc giá trị tối đa.
+ Loại 1: Nếu BH theo giá trị bình quân, người được BH tính trước và
thông báo cho người BH giá trị số dư bình quân theo số thực dư thực tế của
từng tháng từng quý trong thời gian BH. Giá trị bình quân này được coi là
STBH.


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Ánh

Nguyệt
+ Loại 2: Nếu BH theo giá trị tối đa, người được BH ước tính và thông
báo cho người BH giá trị của số lượng vật tư, hàng hóa tối đa vào một thời
điểm nào đó trong thời gian BH. Đầu mỗi tháng, mỗi quý (tùy theo sự thỏa
thuận của hai bên), người được BH thông báo cho công ty BH số hàng tối đa
có thực trong tháng, quý trước đó. Cuối thời hạn BH trên cơ sở giá trị được
thông báo, công ty BH tính giá trị số hàng tối đa bình quân của cả thời hạn
BH và tính lại phí BH. Nếu phí BH tính được trên cơ sở số giá trị tối đa bình
quân nhiều hơn số phí BH đã nộp thì người được BH trả thêm cho công ty
BH số phí còn thiếu.
Trong thời gian tham gia BH, tổn thất thuộc phạm vi BH được người
BH bồi thường và số tiền bồi thường vượt quá giá trị tối đa bình quân thì phí
BH được tính dựa vào STBH đã trả. Trong trường hợp này số tiền được bồi

thường được coi là STBH.
1.2.2.3. Phí bảo hiểm


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Ánh

Nguyệt
Phí BH được tính theo tỷ lệ phí và STBH. Tỷ lệ phí quy định riêng cho
từng loại rủi ro. Tuy nhiên nó công thức chung để tính phí BH cháy như sau:
P= Sb x R
Trong đó:

P : phí bảo hiểm
Sb : số tiền bảo hiểm
R : tỷ lệ phí bảo hiểm

Tỷ lệ phí BH chia thành hai loại:
+ Tỷ lệ phí thuần R1
+ Tỷ lệ phụ phí R2 (gồm phí khai thác, quản lý, lãi dự kiến của nhà
BH).
Tùy vào từng loại tài sản, việc định phí dựa trên các yếu tố sau:
- Ngành nghề kinh doanh chính của người được BH khi sử dụng tài sản được
BH vào kinh doanh.
- Vị trí địa lý của tài sản.
- Độ bền vững và kết cấu của nhà xưởng, vật kiến trúc
- Yếu tố sử dụng điện trong khu vực có tài sản được BH
- Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy và đội ngũ tuần tra phòng chống cháy
của người được BH.

Trên thưc tế việc tính phí BH được chuẩn hóa theo quy trình sau:
- Xác định tỷ lệ phí cơ bản: Tỷ lệ này được quy định trong biểu phí cho từng
đối tượng BH theo ngành nghề kinh doanh
- Điều chỉnh tỷ lệ phí cơ bản theo những yếu tố làm tăng.giảm.


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Ánh

Nguyệt
+ Điều chỉnh theo yếu tố làm tăng mức độ rủi ro

 Công trình có thiết bị phụ trợ có thể làm tăng khả năng xảy ra tổn
thất.

 Công trình có những điều kiện không thuận lợi đối với rủi ro được
BH.

 Công trình có trung tâm máy tính nhưng không được ngăn cách
bằng tường chống cháy, không có hệ thống PCCC…
+ Điều chỉnh theo những yếu tố làm giảm mức độ rủi ro

 Bao gồm các thiết bị PCCC, báo cháy…
 Các thiết bị và phương tiện chữa cháy
- Điều chỉnh theo mức miễn thường
Mức miễn thường tối thiểu là 0.2% STBH nhưng không dưới 100
USD/mỗi vụ tổn thất và tối đa không quá 2000USD/mỗi tổn thất. Nếu người
được BH lựa chọn mức miễn thường cao hơn thì sẽ được giảm phí theo các tỷ lệ
giảm mà người BH quy định.

- Điều chỉnh theo tỷ lệ tổn thất trong quá khứ
Nếu những năm gần nhất, tỷ lệ tổn thất của người được BH nhỏ thì tỷ lệ phí
cơ bản được điều chỉnh giảm và ngược lại.
1.2.2.4. Hợp đồng bảo hiểm cháy và rủi ro phụ


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: Th.s Nguyễn Ánh

Nguyệt
Hợp đồng BH là một bản cam kết giữa người tham gia BH và công ty
bảo hiểm. Một hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn bao gồm: Tên và địa chỉ người
yêu cầu, ngành nghề kinh doanh, những rủi ro yêu cầu BH, địa điểm được
BH, TS được BH, tổng giá trị TS theo danh mục, STBH, điều khoản mở rộng,
phí BH, yêu cầu giảm phí, phí phải nộp, hình thức thanh toán, mức miễn
thường và thời hạn BH.
Trong bảo hiểm hoả hoạn có thể sử dụng giấy chứng nhận bảo hiểm thay
cho hợp đồng BH. Giấy chứng nhận bảo hiểm là chứng nhận về hợp đồng, là
cơ sở đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cho một hợp đồng bảo hiểm có hiệu
lực.
Về thời hạn hợp đồng: thời hạn bảo hiểm thường là một năm, có thể
ngắn hơn hoặc dài hơn cũng có thể là một năm nhưng quy định đóng phí
nhiều lần nên hợp đồng chỉ có hiệu lực khi trong những giai đoạn đó phí bảo
hiểm được đóng. Sau khi kết thúc thời hạn bảo hiểm người tham gia bảo hiểm
có thể tiếp tục đóng phí bảo hiểm và yêu cầu công ty bảo hiểm tiến hành tái
tục.
Hiệu lực của hợp đồng được ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm.
Thường thì hiệu lực của hợp đồng được bắt đầu khi người tham gia bảo hiểm
nộp khoản phí lần đầu tiên và kết thúc vào 16 giờ ngày cuối cùng của thời

hạn bảo hiểm.
1.3. QUY TRÌNH KINH DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY VÀ
CÁC RỦI RO PHỤ
1.3.1. Công tác khai thác
1.3.1.1. Tiếp cận và tìm kiếm khách hàng


×