Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Vịnh xuân quyền yếu pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.8 KB, 7 trang )

*Vịnh Xuân Yếu Lĩnh Và Kiều Thủ:
1.Yếu Lĩnh:
-Triền (quấn).
-Thiểm (tránh, né).

-Xuyên (xiên qua, luồn qua).
-Tải (dẫn lái).

2.Kiều Thủ:
-Khuyên (xoay tròn).
-Than (tản ra).
-Bàng (tạt qua bên).
-Chẩm (gối đè lên).
-Khấu (giằng chặt).
-Phục (nằm lên).
-Phao (quăng, ném).
-Khiêu (dẫn dụ).
-Liêu (nâng lên, vén lên).
-Xuyên (xiên qua, luồn qua).

*Thiếu Lâm Vịnh Xuân Quyền Yếu Pháp
1.Quyền bất ly tâm=2 tay quyền luôn nằm tại Trung Tâm Tuyến
2. Túc bất ly địa=2 chân không rời đất
3. Tốc độ chế chuyết lực - Giác độ chế tốc độ= Lấy nhanh nhẹn chống lại sức mạnh – lấy góc
độ chống lại sự nhanh nhẹn (đổi trục, đổi góc).


4. Tá lực luận - tá dụng tha lực – phá lực bất vận lực= Về chuyện mượn sức (lực), phải biết
mượn sức (lực) từ bên ngoài (của đối phương) chống đỡ đối phương – nghĩa là phá sức bất vận
sức (buông lỏng).
5. Sả lực luận - sả khí chuyết lực - đích lực lường= Không vận sức (không dùng chuyết lực:


lực vụng về) mới vận sức tận lực (phát kình).
6. Giản dị chế phức tạp - Tự nhiên phá tự chương= Sự đơn giản là bí quyết chế ngự sự phức
tạp – vô chiêu thắng hữu chiêu, nghĩa là thuận theo thế tự nhiên.
7. Trực lộ chế hoành lộ - hoành lộ chế trực lộ= Đường thẳng chế đường cong - đường cong
chế đường thẳng.
8. Lai lưu khứ tống= Đến thì đón, đi thì tiễn biệt.
9. Vấn thủ Hộ thủ bất phân biệt = Công thủ là một (trong phép Thủ có phép Công).
10. Vô thủ bất qui= Dùng đường tròn hóa kình thì quyền pháp lưu loát liên tục không cần rút
tay về.
11. Thoát thủ trực xung= Dùng đường thẳng khi xuất quyền tấn kích đối phương thật cấp kỳ
sau khi thoát kiều.

*Diệp Vấn Khẩu Quyết:
1.Niệm đầu bất chính, chung sinh bất chính= Nhập môn luyện Tiểu Niệm Đầu cho đúng, nếu
sai sau này sẽ sai hết.
2. Niệm đầu chủ thủ (nhất thuyết thủ), tầm kiều chủ cước (dữ bộ )= Bài Tiểu Niệm Đầu chủ
luyện tay – Thủ pháp (thuyết khác nói là luyện phòng thủ), bài Tầm Kiều chủ luyện chân (đòn đá
– Cước pháp) và bộ pháp (luyện bộ hình di chuyển).
3. Tiêu chỉ bất xuất môn= Bài Tiêu chỉ truyền dạy môn đồ thân tín trong môn phái.
4. Lai lưu khứ tống, sủy thủ trực hành= Đối phương đến thì đón lại đi thì tiễn biệt, không theo
tay địch, tay địch rời tay ta và sơ hở Trung Tâm Tuyến thì nên đánh thẳng vào đó liền tức thì.
5. Khấm đầu cột vĩ, khấm vĩ cột đầu, trung gian (phiêu ) bàng khởi= Đối phương đè phần
đầu thì phần dưới nổi lên (cứu ứng), đè phần dưới thì phần đầu nổi lên (cứu ứng), ngay từ đầu ở
một bên mà giữ vững Trung Tâm Tuyến.


6. Chính thân Tý Ngọ, trắc thân dĩ bác (vi Tý Ngọ)= Thân thủ phải luôn ở trên Trung Tâm
Tuyến là trục Tý Ngọ Tuyến, khi nghiêng thân người cũng phải luôn nhớ lấy Tý Ngọ Tuyến
(Trung Tâm Tuyến) làm chuẩn trong phép công thủ.
7. Triều diện truy hình, nhi (truy hình) bất truy thủ, dĩ hình bổ thủ, dĩ thủ bổ hình= Ngay

khi đối phương vừa xuất đầu lộ diện, ngay lập tức (theo sát đối phương) không theo tay, do lấy
hình tư thức đối phương căn cứ mà biết được tay của đối phương, ngược lại nhờ tay đối phương
mà biết được hình đối phương cử động.
8. Lực do địa khởi, quyền do tâm phát, thủ bất xuất môn (thủ bất li ngọ)= Kình lực xuất
phát từ dưới đất (nơi 2 bàn chân và bộ tấn), quyền phát từ nơi tâm ý, khi thủ nhớ không ra ngoài
cửa (khi phòng thủ nhớ không xa rời trục Tý Ngọ Tuyến) - ở đây ý nói 2 tay không nên đưa xa
rời ra ngoại thân và Trung Tâm Tuyến Chính Thân.
9. Tị thực kích hư (ngộ thực tắc tá, kiến hư tức tiến)= Tránh thực mà đánh cái hư (gặp cái
thực thì bỏ tránh đi, gặp cái hư thì tiến tới) - ở đây ý nói đối phương thực (mạnh) thì ta hư (tránh
né), đối phương hư (yếu hơn) thì ta thực (đánh thẳng tới).
10. Uỷ đả (chung) tu đả, tham đả (chung) bị đả. (bất ủy đả, bất tham đả)= Sợ đánh nhau
cuối cùng cũng phải đánh nhau, thích đánh nhau cuối cùng lại bị đánh (không sợ đánh, không
ham đánh) - Ở đây ý nói phải để cho tâm ý tĩnh lặng không lo lắng vào việc đánh hay không
đánh đối phương.
11. Lưu tình bất xuất thủ, xuất thủ bất lưu tình. = Đã còn lưu luyến tình cảm thì đừng ra tay
đánh, hễ ra tay đánh thì không được lưu luyến tình cảm. (còn giữ tình cảm thì không đánh, hễ
đánh thì không cần giữ tình cảm gì nữa).
12. Bất thiêu bất cách, tiêu đả đồng thì= Không biết dẫn dụ đối phương thì chưa phải là biết
võ, khi ra tay đánh thì phải đồng thời biết phép biến hóa - Ở đây ý nói trong võ thuật phải biết
dẫn dụ đối phương, biết ra tay đánh người thì cũng phải biết phép biến hóa khi đối phương phản
ứng lại.

*Chiến Đấu Pháp:
1.Vấn lộ tầm kiều thủ tiên hành=Dò đường tìm tay (Kiều thủ) của đối phương phải dùng tay đi
trước - nghĩa là khi mới vào trận chưa tấn công được đối phương thì nên tìm cách bắc cầu (tầm
kiều) với một vài bộ phận trên cơ thể đối phương bằng cách dụ đối phương chạm tay với ta.
2.Thủ li thủ, vô đính (địa phương) tẩu=Dùng phép dính tay để bám sát đối phương, không để
đối phương chạy thoát.



3.Dụng xảo kình, tị chuyết lực - tức tá lực=Dùng Kình khéo léo, tránh dùng Lực vụng về
(Chuyết Lực) - tức là mượn (Tá ) lực đối phương khi thực hiện phép Li Thủ.
4.Bách bộ truy hình=Trong vòng 100 bước phải theo sát (truy bức) đối phương - nghĩa là không
cho đối phương một giây cơ hội phản công hồi kích hay bỏ chạy thoát khi thực hiện phép Li Thủ.

*Kình Pháp:
1.Sả chuyết lực - sả khí bất tất yếu chi lực lường=Bỏ hết lực vụng về - bỏ hết không còn gì tức
không cần dùng đến lực (sức mạnh) do thể xác - ở đây có nghĩa là không dùng sức mạnh bề
ngoài của kẻ bì phu (cơ bắp).
2. Tá lai lực - tá giảm tha nhân lai công đích lực lường=Mượn lực đến từ bên ngoài - mượn
lực của người bên ngoài (đối phương, ngoại nhân) mới chính là biết dùng sức lực.
3. Tá tha lực - lai lưu khứ tống=Phải mượn sức từ bên ngoài của địch nhân - đến thì đón đi thì
tiễn biệt - ở đây nghĩa là không nên dùng sức đánh ngoại nhân mà nên dùng sức đối phương
đánh lại đối phương cho nên đến thì đón (nương theo sức đối phương mà kéo) mà đi thì tiễn
(mượn sức đối phương hồi về mà trả lại).
4. Thi xảo kình - sủy thủ trực hành=Nên thực hiện kình khéo léo - buông lỏng đôi tay giống
như ném thẳng ra khi phát kình (không theo tay địch, không dùng chuyết lực kháng lại sức địch).

*Trửu pháp - Phép đánh cùi chỏ:
1.Cát Trửu(cắm chỏ)= dùng cùi chỏ đánh từ trên đầu xuống. Cát Trửu là một đòn cùi chỏ đánh
xuống từ một tư thế cao, cắt thẳng vào mục tiêu thường là đầu của đối thủ.
2. Quải Trửu(gánh chỏ)= tư thế giống Bãi Trửu (Đáng Trửu) giống như đang gánh một vật trên
vai, cũng có thể là đòn cùi chỏ thúc ngang gọi là Bình Trửu hay Bách Trửu. Quải Trửu là một
đòn cùi chỏ đánh theo đường chéo và cong, bắt đầu từ mặt suốt xuống phần giữa thân người đối
thủ mà chém xả xuống hoặc đánh chéo từ dưới lên như một nhát dao. Mục tiêu của đòn này rất
rộng, gồm trán, mặt, cổ, xương cổ, vùng ngực đối thủ. Hiệu lực của Quải Trửu cao về cả công
lẫn thủ, có thể giúp hóa giải dễ dàng một đòn chẹn cổ từ trước mặt. Quải Trửu đánh ở vị trí thấp
cắt ngang ngực và hông tạt vào là Giác Trửu.
3. Bãi Trửu(dùng cùi chỏ đánh xéo)= Bãi Trửu nhắm dùng cùi chỏ chặt ngang vào mặt đối thủ.
Đòn này rất đắc dụng để chống một đối thủ muốn ôm chầm lấy bạn trong một khoảng trống hẹp.

Đòn có thể tung ra bằng cả hai tay như một đòn kép. Khi tung đòn, cánh tay trước ở thế gập
thẳng góc với cánh tay trên và dùng một động tác vặn hông để đưa cùi chỏ vào tầm trung đòn.
Nếu mục tiêu là một bên đầu đối thủ có thể sử dụng tay kia nắm đầu đối thủ lại.
4. Lan Thủ(gập gắp cùi chỏ để đánh bằng cánh tay trước)= Lan Thủ tuy là xếp vào kỹ thuật
đánh cùi chỏ nhưng chỉ sử dụng cánh tay trước để đập mạnh bàn tay vào đầu, cổ ngực hay đối


thủ. Khi tung đòn này, cùi chỏ được gập gắt lại cùng với động tác vặn hông cực gắt để tạo ra một
lực xoắn lớn. Cách đánh cùi chỏ trong kỹ thuậtLan Thủ còn được gọi là Phê Trửu (tát chỏ từ
ngoài vào nằm ngang vị trí đầu, cổ), có thể dùng kỹ thuật này niêm chỏ đối phương.
5. Bình Trửu (dùng cùi chỏ tạt ngang, thúc ngang vào bụng, ngực khi thân và vai đánh áp
sát đối phương)= Bình Trửu được phóng ra khi cánh tay ở vị thế ngang nhắm vào những phần
mềm như yết hầu, ngực, bụng. Đòn này được coi là một đòn cùi chỏ hiểm hóc.
6.Hậu Trửu ( đòn cùi chỏ đánh về phía sau)= Hậu Trửu cũng được coi là một đòn cùi chỏ hiểm
hóc và ác liệt không thua Bình Trửu. Hậu Trửu nhắm vào một đối thủ ở phía sau và dùng mút cùi
chỏ làm khí giới trong khi nắm đấm xoay lên trên (đánh thốc ra phía sau lưng từ dưới lên).
7. Trực Lạc Trửu (đánh bằng cùi chỏ cắm thẳng đứng thốc xuống hơi giống Cát Trửu)=
Trực Lạc Trửu là một đòn đánh ở tầm cực gần hoặc trong tình thế khẩn cấp tương tự như lúc đối
thủ liều lĩnh lao thẳng vào mình. Trực Lạc Trửu đánh thốc xuống từ tư thế cùi chỏ thẳng đứng
nhắm vào đỉnh cột sống đối thủ và sử dụng mút cùi chỏ. Trực Lạc Trửu đánh cắm xuống ra phía
sau là Áp Trửu(đè chỏ) hay Sừ Trửu(bửa chỏ).

*Một số kỹ thuật Kiều Thủ phổ biến trong Vịnh
Xuân quyền:
1. Động tác đè tay hay ấn tay được diễn giải thành 6 tên khác nhau là Trất thủ, Khấm thủ,
Nại thủ, Án thủ, Chẩm thủ, Trầm thủ;
2. Động tác dùng cạnh bàn tay chém gạt mạnh hay thọc thẳng vào mục tiêu được diễn giải thành 2
tên khác nhau là Quát thủ, Sạn thủ và cùng được dịch nghĩa sang tiếng Anh là Shaving-hand hay
Scraping-hand.


3. Động tác dùng lưng cổ tay ngoài nâng lên đỡ gạt được diễn giải thành Đề thủ, Đỉnh thủ
(Hạc Đỉnh thủ).
4. Động tác dùng cạnh bàn tay chém mạnh vào yết hầu (cổ họng) được diễn giải thành Tỏa
Hầu thủ, Tiêu thủ (Phiêu thủ), Sát Cảnh Thủ.
5. Động tác xoay tròn cổ tay hay cùi chỏ tay được diễn giải thành Khuyên thủ, Quyển thủ.
6. Động tác đỡ chặn tay đối phương được diễn giải thành Phong thủ, Lan thủ đều có ý
nghĩa giống nhau.
7. Động tác dùng tay kéo cổ đối phương được diễn giải thành Trì Cảnh thủ, Phan Cảnh thủ
đều là một nghĩa.


8. Động tác phẩy hay ve vẩy cánh tay và cổ tay khi tấn công vào đối phương được diễn giải
thành Sủy thủ, Đoái thủ, Phất thủ(thấy rỗ nhất trong Sil Nim tau dòng Diệp Vấn).
9. Động tác đưa tay ra thăm dò nội kình của đối phương được diễn giải thành Tầm Kiều,
Lao thủ, Vấn thủ.
10. Động tác Cổn thủ, Khổn thủ và Bàn thủ có điểm giống nhau khi thực hành động tác vì
đều xoay khớp cùi chỏ.
11. Động tác dùng tay ngăn chặn đòn tay của đối phương được diễn giải thành Lan thủ,
Phong thủ.
12. Vấn thủ: tay đưa tới trước tiếp xúc với đòn địch để hất qua bên, thường dùng hóa giải
những thế từ trên đánh xuống, trong bài Mộc Nhân(Dòng Diệp Vấn), tay chém vào nách
địch là Vấn thủ, trong thực tế là chém vào cổ địch.
13. Sạn thủ: thế giống như Hoành Chưởng, nhưng đánh bằng cạnh bàn tay.
14. Tỏa Hầu thủ: có chi nhánh Vịnh Xuân có thế này là bóp cổ địch nhân.
15. Quát thủ: là đỡ xuống dưới và ra ngoài, tên khác là Cảnh thủ.
16. Cổn thủ: tay trên là Than thủ, tay dưới là Hạ Bàng thủ, gọi là Khổn thủ là sai, vì Khổn
là trói, trong danh từ võ thuật, Khổn chỉ những thế dùng để trói tay địch nhân khi nhập
nội.
17. Thoát thủ: còn gọi là Đoái thủ, tay mình bị chụp, tay kia dùng hất ra, mấy thế cuối của
mấy bài Vịnh Xuân có thế chót trước khi Khuyên thủ, là Thoát thủ (chém 2 tay ra liên tục).

18. Trầm thủ, Trất thủ, Khấm thủ đều là thế ấn tay địch xuống nhưng mỗi thế có công
dụng đặc biệt.
19. Tiêu chỉ, Tiêu thủ: xỉa đầu ngón tay tới nhắm vào cổ họng, mắt.
20. Tầm kiều: thăm dò kình lực địch nhân bằng cách đưa tay tìm tay địch (danh từ miền
Bắc là Tiếp thủ), còn Lao thủ đưa 2 tay nâng lên, giống như Thác thủ trong bài Mộc Nhân.
21. Bàn thủ: khi mới bắt tay vào Song Li thủ (Niêm thủ, Khuyên thủ), 2 tay mình liền dính
với 2 tay địch, chuyển động từ Phục thủ-Than thủ qua Phục thủ-Bàng thủ thì gọi là Bàn
thủ (quay cánh tay).
22. Sát Cảnh thủ: chém sấp cạnh bàn tay vào cổ địch nhân.
23. Bão Bài Chưởng: giống Phá Bài Chưởng của Hồng gia, còn gọi là Hồ Điệp Chưởng.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×