Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Chương 5 xác ĐỊNH GIÁ sản PHẨM DOANH NGHIỆP DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.84 KB, 3 trang )

Chương 5: XÁC ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM DOANH NGHIỆP DU LỊCH
1. Giá gốc
Giá gốc là khoản tiền hoặc khoản tương đương tiền mà đơn vị phải trả, hoặc đã trả để có được tài sản
đó
Giá gốc được ghi nhận dựa trên nguyên tắc giá gốc. Theo nguyên tắc này thì khi phát sinh các nghiệp
vụ kinh tế liên quan đến việc mua sắm tài sản cố định, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hóa,...
thì giá trị của chúng được xác định theo giá gốc chứ không phải theo giá thị trường, tính tại thời điểm
mua và cộng với các chi phí liên quan để đưa chúng vào sử dụng (không bao gồm thuế GTGT)
Tài sản cố định – Nguyên giá
Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ, Hàng hóa – Giá nhập kho
Nguyên giá = Giá mua thực tế phải trả + Các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được
hoàn lại) + Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng
thái sẵn sàng sử dụng.
- Giá mua thực tế là giá đã trừ đi các khoản chiết khấu, giảm giá.
- Các khoản thuế là các khoản thuế được hoàn lại bao gồm: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, thuế GTGT không được khấu trừ…
- Các chi phí liên quan: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí lắp đặt, chạy thử; chi phí lãi vay được vốn
hóa, chi phí kho hàng, fubến bãi; chi phí nâng cấp; thuế trước bạ…
Chú ý: Giá mua thực tế và các chi phí khác liên quan ... không bao gồm thuế GTGT
Giá nhập kho = Giá trị trên hóa đơn GTGT + Chi phí vận chuyển, bốc dở - Các khoản giảm giá
hàng bán.
2. Giá thành
2.1. Khái niệm
Giá thành của sản phẩm du lịch là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao
động vật hóa được kết tinh trong sản phẩm du lịch đã hoàn thành và cung cấp cho khách hàng trong kỳ.
2.2. Phân loại
Theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành
- Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá
thành thực tế kỳ trước và các khoản chi phí của kỳ kế hoạch
- Giá thành định mức: Giá thành định mức cũng được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ
sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày


đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt
được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.
- Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình kinh doanh dựa trên cơ sở các
chi phí thực tế phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ.
Theo phạm vi phát sinh chi phí
- Giá thành sản xuất: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc tạo ra dịch vụ
trong phạm vi của bộ phận kinh doanh.
- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên
quan đến việc tạo ra dịch vụ và cung cấp dịch vụ. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức sau:
Giá thành toán bộ = Giá thành dịch vụ + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.3. Đối tượng tập hợp chi phí
Đối tượng kinh doanh du lịch thường tập hợp chi phí theo hoạt động kinh doanh: Nghĩa là các khoản
chi phí liên quan đến hoạt động dịch vụ nào thì được tập hợp riêng cho từng hoạt động đó. Ví dụ: Hoạt
động kinh doanh buồng ngủ (lưu trú), hoạt động ăn uống,...
2.4. Đối tượng tính giá thành

1


Các doanh nghiệp tính giá thành căn cứ vào đặc điểm tổ chức kinh doanh các dịch vụ, các loại sản
phẩm dịch vụ để xác định đối tượng tính giá thành phù hợp. Đối với hoạt động lưu trú, đối tượng tính
giá thành là lượt lưu trú/tháng tính cho từng loại phòng (phòng đặc biệt, phòng loại I, phòng loại II,...)
2.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành được sử dụng để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm, nó
mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Về cơ bản, có các
phương pháp tính giá thành sau đây:
Phương pháp tính giá thành trực tiếp (Phương pháp giản đơn)
Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách trực tiếp lấy từ tổng chi phí sản xuất
sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cộng hoặc trừ đi số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
do với số cuối kỳ.

Tổng giá thành sản phẩm = Tổng giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Tổng
giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Phương pháp tổng cộng chi phí
Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách tổng cộng chi phí sản xuất hoặc cung
cấp dịch vụ của các bộ phận, các giai đoạn để tạo nên thành phẩm cuối cùng.
Phương pháp hệ số
Phương pháp này được áp dụng để tính giá thành trong các doanh nghiệp mà sử dụng cùng một loại
nguyên vật liệu nhưng lại thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho
từng loại sản phẩm được. Theo phương pháp này, trước hết kế toán phải lựa chọn hệ số quy đổi để quy
đổi các sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản
phẩm để tính giá thành của sản phẩm gốc và giá thành cho từng loại sản phẩm.
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm / Tổng số sản
phẩm gốc đã quy đổi
Giá thành đơn vị từng loại sản phẩm = Giá thành đơn vị sản phẩm gốc x Hệ số quy đổi sản phẩm
từng loại
Tổng số sản phẩm gốc đã quy đổi =
Bài tập áp dụng
Bài tập 1:
Khách sạn A trong tháng 7/N có 2000 lượt khách lưu trú trong đó:
- Phòng đặt biệt: 50 lượt
- Phòng loại I: 250 lượt
- Phòng loại II: 1.750 lượt
Chi phí định mức cho từng loại phòng ngủ như sau:
- Phòng đặt biệt: 1.000.000đ/đêm
- Phòng loại I: 700.000đ/đêm
- Phòng loại II: 400.000đ/đêm
Chi phí tập hợp trong tháng như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 80 trđ
- Chi phí nhân công trực tiếp: 250 trđ
- Chi phí sản xuất chung: 120 trđ

Biết rằng hệ số phòng loại II là 1
Bài tập 2:
Nhà hàng ăn uống phục vụ 320 suất ăn chính với chi phí như sau:
- Chi phí thực phẩm: 2,4trđ
- Chi phí nhân công trực tiếp: 2,1trđ
- Chi phí sản xuất chung: 2,5trđ
3. Giá vốn

2


Giá vốn hàng bán là toàn bộ chi phí để tạo ra một thành phẩm
Đối với doanh nghiệp thương mại: Giá vốn hàng bán là tổng chi phí cần thiết để hàng có mặt tại kho –
Giá vốn hàng bán = Giá gốc hàng hóa
Đối với doanh nghiệp sản xuất: Giá vốn hàng bán = Giá thành sản xuất sản phẩm.
4. Giá bán
Giá bán là trị giá tiền thu được của sản phẩm bán ra cho người tiêu dùng.
Giá bán là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất được biểu hiện bằng tiền. Giá bán phản ánh tình
hình kinh doanh, chi phí, lợi nhuận,… của doanh nghiệp.
Giá bán = Giá vốn + Lãi gộp
Đặc điểm của giá bán: doanh nghiệp đều phải tính toán đến phần chi phí bỏ ra và lợi nhuận mang lại
cũng như mức thuế suất phải nộp.
Tác dụng của giá bán hợp lí:
- Giá bán hợp lí sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh.
- Người mua dễ chấp nhận, doanh nghiệp có cơ hội cải tiến chất lượng.
- Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
- Lôi cuốn được khách hàng mang lại hiệu quả kinh doanh và lợi ích của doanh nghiệp.

3




×