Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Vai trò của vàng từ 1990 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.07 KB, 6 trang )

Vai trò của vàng từ 1990 đến nay
***
A/ Khái quát hệ thống tiền tệ thế giới từ 1990 đến nay
1, Liên minh tiền tệ Châu Âu
Sau thế chiến thứ II, Châu Âu tan hoang đã vụt dậy như phượng hoàng từđống tro
tàn. Hệ thống tỷ giá hối đoái Bretton Woods dựa vào kim bản vị vàchương trình Marshall
đã góp phần ổn định các khu vực đồng Bảng Anh,đồng Franc Pháp, đồng Franc Thụy Sĩ
và đồng D-Mark ở Tây Đức.
Tuy nhiên, Liên minh thuế quan trở thành hiện thực cho Đức và Pháp từnăm 1968,
vẫn phải chống chọi với việc tỷ giá hối đoái dao động mạnh dohệ thống Bretton Woods
đã sụp đổ sau sứ mệnh lịch sử của nó khi nền kinhtế thế giới gia tốc vươn tới mục tiêu
toàn cầu hóa.
Năm 1970, lần đầu tiên về một Liên minh tiền tệ Châu Âu được cụ thể hóa,dựa
trên kế hoạch Werner, đúc kết dự án Liên minh kinh tế và tiền tệ ChâuÂu với một đồng
tiền thống nhất trong tương lai, do các chuyên viên kinh tếlỗi lạc và Thủ tướng
Luxembourg, Pierre Werner soạn thảo.
Ngày 1/1/1999 tỷ lệ hối đoái giữa EURO và các đơn vị tiền tệ quốc gia được quy
định không thể thay đổi và Euro trở thành tiền tê chính thức.
Sự ra đời của đồng Euro là 1 mốc lịch sử quan trong đánh dấu sự phát triển của hệ
thống tiền tệ thế giới. Cụ thể là:
+ các nước EU sẽ trở thành một khối kinh tế vững mạnh hơn, liên kết chặt chẽ
hơn, và dođó địa vị của EU sẽ được nâng cao, nhất là trong quan hệ kinh tế với Mỹ.
+ Hệ thống tiền tệ quốc tế với đồng USD giữ vai trò khống chế trongsuốt nửa thế
kỷ qua sẽ bị thay thế bởi hệ thống tiền tệ với hai đồngtiền quan trọng nhất là đồng USD
và đồng EURO chi phối.
+ Về dự trữ ngoại tệ: Khi Euro ra đời, ngoại thương các nước tham gia sẽ trở
thành nội thương, nợ giữa các nước ành viên sẽ trở thanhf nợ bên trong, vf vậy nhu cầu


về dự trữ ngoại tệ của Ngânàng Trung ương Châu Âu sẽ giảm mạnh. Do đó nhiều khả
năng Ngân hàng Trung ương sẽ bán đi 1 số lượng lớn USD.


+Về ngoại thương: Trao đổi tronng nội bộ trước đây dung nhiều USD nay chuyển
sang thanh toán bằng đồng Euro sẽ làm cho kim ngạch thanh toán bằng đô la Mỹ giảm
sút đáng kể.
Tóm lại, sau khi đồng Euro ra đời hệ thống tài chính thế giới bị thay đổi cơ bản.
Những thay đổi này sẽ bắt đầu từ việc thanh toán các loại dịch vụ và buôn bán quốc tế, kể
cả giao dịch thị trường chứng khoán, sau đó đến việc giải tỏa dự trữ ngoại tệ ở các quốc
gia.
2, Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết của các nước.
Tỷ giá hối đoái giữ một vai trò quan trọng đến tình hình ngoại hối của các nước và
ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia, nó sẽ đảm bảo tính ổn định trong
nền kinh tế, ổn định giá cả tạo ra môi trường an toàn cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh mà đặc biệt là hoạt động ngoại thương. Vì vậy, việc áp dụng một chính sách tỷ giá
đúng đắn là một điều kiện tiên quyết để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Không dễ dàng về mặt lý thuyết cũng như thực tế khi lựa chọn một hệ thống tỷ giá
thích hợp. Trên thực tế có nhiều tranh luận về lợi thế cũng như bất lợi của hai chính sách
tỷ giá đặc biệt: tỷ giá cố định và tỷ giá thả nổi. Nhưng có nhiều lập luận ủng hộ sự kết
hợp giữa hai chế độ tỷ giá trên, đó là tỷ giá thả nổi có điều tiết
Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa hai chế độ
thả nổi và cố định. Mặc dù lý thuyết nói chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tốt hơn, nhưng
trong thực tế không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn, vì nó quá bất ổn định.
Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song việc thực hiện các biện pháp
chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định tương đối khó khăn và tốn kém, và trên
hết là chế độ này làm cho chính sách tiền tệ trở nên vô hiệu lực. Chính vì thế, chỉ một số
ít đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Hầu hết các đồng tiền
trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi, nhưng chính phủ sẽ can thiệp để tỷ giá không
hoàn toàn phản ứng theo thị trường.
Một vài lý do cơ bản để NHTW can thiệp vào tỷ giá đó là:
1.NHTW có khả năng ảnh hưởng để tỷ giá ở mức hợp lý hơn.
2.NHTW can thiệp để giảm chi phí do hiện tượng tăng vọt tỷ giá.
3.NHTW can thiệp để các hoạt động kinh tế trở nên trơn tru hơn.

Mức độ can thiệp lên tỷ giá bởi NHTW là rất khác nhau,từ can thiệp tùy ý để ảnh hưởng
lên tỷ giá thả nổi cho đến can thiệp thường xuyên có tính bắt buộc để duy trì tỷ giá cố
định.
B/ Vai trò của vàng trong nền kinh tế hiện nay.
1, Tác động đến tỷ giá


-Vàng không được xem là 1 thước đo hoặc 1 loại hàng hóa chủ lực trong chính
sách điều tiết hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và điều hành chính sách vĩ mô của
Nhà nước.
-Khi vàng không được xem là 1 thước đo giá trị 1 loại hàng hóa thì đồng nội tệ là
đồng tiền duy nhất luôn gắn liền với giá trị của HH-DV. Giừa tiền và vàng luôn có MQH
chặt chẽ với nhau. Khi giá vàng tăng mạnh, những hệ quả của sự tăng giá đó vẫn gây ra
những tác động vừ trực tiếp vừa gian tiếp đối với tỷ giá.
Lấy ví dụ tại Việt Nam: Thị trường ngoại tệ tự do bành trướng: Tình trạng đô la
hóa ở Việt Nam không chỉ biểu hiện bằng tỉ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng tiền gửi trong hệ
thống ngân hàng mà còn là khối lượng ngoại tệ lưu hành ngoài hệ thống tài chính.
Khi giá vàng tăng làm cho nhu cầu mua USD trên thị trường tự do để nhập khẩu
vàng lậu lớn dẫn đến tỷ giá USD tăng, khó kiểm soát.
Bảng thống kê điều chỉnh tỷ giá USD/VND trong giai đoạn 2006-2010
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9


Ngày
31/12/2006
24/12/2007
10/03/2008
27/06/2008
11/07/2008
25/12/2008
24/03/2009
26/11/2009
11/12/2010

2, Vàng giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư và kiểm soát rủi ro
Hầu hết các danh mục đầu tư ban đầu chỉ tập trung vào những tái sản truyền thống
như cổ phiếu & trái phiếu. Lý do đê nắm giữ nhiều tài sản khác nhâu là đẻ bảo vệ danh
mục đầu tư tránh được những rủi ro từ biên đọng giá của 1 loại chứng khoán nhất định.
Danh mục đàu tư có bao gồm vàng sẽ ổn định hơn so với các danh mục khác.
Đưa vàng vào danh mục đầu tư của mình-1 tài sản có giá trị thực it biến động hơn
các loại tài sản khác sẽ đảm bảo về giá trị trong TH thị trường biến đông dẫn đến rủi ro
mất giá của các tài sản tài chính.


Có ý kiến cho rằng vàng là 1 kênh trú ẩn an toàn cho thị trường chứng khoán.Vậy
thế nào là 1 kênh trú ẩn an toàn?. Kênh trú ẩn an toàn trên thị trường tài chính được xác
định là 1 tài sản có tương quan âm so với các tài sản khác hoặc với danh mục bình quân ở
những giai đoạn nhất định-những thời điẻm suy thoái. Để xác định 1 tài sản có là kênh trú
ẩn an toàn không phu thuộc vào sự tương quan âm của nó với danh mục trong những thời
điểm thị trường khó khăn nhất. Tính chất này hàm ý tài sản đó không nhất thiết phải
tương quan âm hoặc dương với thị trường nếu xét về tổng thể, nhưng đọ tương quan của
nó chỉ có thể là âm hoặc bằng 0 trong những giai đoạn cụ thể. Do vậy trong đk bình

thường, hoặc trong thị trường tăng giá, sự tương quan đó có thể là dương hoặ âm
+Nếu đk thi trường xấu, tài sản đó phải có tương quan âm, do vậy giúp nhà đầu tư
giảm bolứt thua lỗ trong danh mục của mình.
+Nếu trong đk bình thường, vàng vẫn có mối tương quan âm, thì lúc này nó nên
được xem là 1 tài sản phòng ngừa rủi ro thay vì là 1 kênh trú ẩn an toàn.
Nghiên cứu của Baur và McDermott(2009) đưa ra kết luận răng: Vàng đồng thời
là 1 kênh trú ẩn ngắn hạn lẫn phòng ngừa rủi ro cho phần lớn các thị trường chứng khoán
ở Châu Âu và Mỹ. Vàng có thể tạo lực ổn định cho hệ thống tài chính bằng cách làm
giảm bớt các khoản thua lỗ khi thị trường chứng khoán đối diện với những cú sốc tiêu
cực. Baur và Lucey(2010) cũng đưa ra những bằng chứng thực nghiệm tại Mỹ và Anh về
việc vàng là 1 kênh trú ẩn an toàn cho chứng khoán, nhưng trong 1 thời gian hạn chế-cụ
thể là chỉ trong 15 ngày giao dịc của thị trừong. Còn trong dài hạn, vàng không còn là 1
kênh trú ẩn an toàn cho thị trường chứng khoán.
3, Vàng là công cụ phòng chống lạm phát
Khi HH-DV tăng NĐT có khuynh hướng mua vàng do sức mua và giá trị của vàng
có khuynh hướng ổn định. Do đó mỗi khi lo sợ về lạm phát, NĐT lại mua vang.
Kinh tế học truyền thống cho rằng, vàng là kênh trú ẩn an toàn cho lạm phát,
khủng hoảng và các bất ổn kinh tế chính trị. Điều này thể hiện qua 1 số bằng chứng sau:
+Bất chấp những biến đọng xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử, từ chế độ bản vị
vàng, sang việc thả nổi vàng, lực mua dài hạn của giá vàng vẫn ổn định theo thời gian. 1
ounce vàng năm 1830 có giá 450$ thì đến năm 2010 giá của nó vẫn như vậy (đã loại bỏ
yếu tố lạm phát)- cho dù hơn 170 năm đã trôi qua.
+Để đo lường mức ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, chỉ số TED-đo bằng sự
chênh lệch giữa lãi suất liên ngân hàng 3 tháng và trái phiếu chính phủ 3 tháng được sử
dụng. Trong suốt những năm 1970 chỉ số TED biến động ở mức cao, đồng hành với việc


giá vàng tăng liên tục trog khoảng thời gian nay. Hiên tượng này cũng lặp lại trong những
năm 1980, sự sụp đỏ của thị trường chứng khoán năm 1987 và gần đây nhất là khủng
hoảng tài chính 2007-2009

+Trong những giai đoạn mà kinh tế-chính trị thế giới càng bất ổn thì giá vàng càng
biến động cao. Chẳng hạn trong thập niên 70, Liên Xô tấn công Afganíhtan, giá vàng
cũng tăng cao khi cuộc tấn công 11/9/2001 xảy ra.
Tỷ suất sinh lợi của vàng qua các giai đoạn:
Stress periods within the
decade
1970 1980 1990s 2000s
s
s
32.9 18.1 -10
15.8

Average
1971-2010

Real gold return,%
6.7
annual
Như vậy vàng là 1 hàng hóa đặc biệt, có giá trị cao, luôn duy trì được giá trị trao
đổi cao trên thị trường và đặc biệt là khả năng thanh toán trên thị trường. Đó là 1 công cụ
chống lạm phát hữu hiệu.
4, Dự trữ ngọai hối
Khi đồng ngoại tệ bất ổn như hiện nay, sự phụ thuộc nền kinh tế (trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu) thì ngày càng có nguy cơ rủi ro cao, do chính sách thay đổi của các
nước, nền kinh tế các nước bất ổn, khủng hoảng tài chính thì vang vẫn đảm nảo được giá
trị nguyên bản của nó, vẫn là 1 công cụ có thể kích thích mọi hoạt động của nền kinh tế,
khi mà cá giao dịch không được đảm bảo bằng ngoại tệ (giao thương quốc tế) thì vàng
vẫn có chức năng quan trọng trong giao dịch quốc tế.
Lấy ví dụ về vai trò của vàng trong việc giải quyết khủng hoảng EUROZONE
Dự trữ vàng của eurozone hiện lên tới 10.000 tấn, trong đó các quốc gia bị ảnh

hưởng mạnh mẽ nhất của khủng hoảng bao gồm Bồ Đào Nha và Italia chiếm phần đáng
kể trong số tài sản này. Đặc tính bảo tồn giá trị đặc trưng của vàng đã hỗ trợ các quốc gia
này nhiều năm qua.
Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là số vàng dự trữ này đóng vai trò như thế nào để
giúp eurozone và từng quốc gia trong eurozone vượt qua khó khăn đang phải đối mặt?
Hầu hết mọi người đều đồng tình rằng bán toàn bộ số vàng dự trữ không phải là
câu trả lời. Lý do là mức độ nợ nần của eurozone hiện đã vượt xa giá trị của lượng dự trữ
vàng này.


Lượng vàng nắm giữ bởi các quốc gia nợ nần nhiều nhất eurozone (bao gồm Bồ
Đào Nha, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Ireland và Italia) chỉ chiếm 3,3% tổng dư nợ của các
chính phủ trung ương. Nếu bán hết lượng vàng dự trữ này thậm chí còn không đủ để trả
chi phí vay trong 1 năm.
Ngoài ra, việc bán vàng còn là việc làm bị cấm bởi luật pháp châu Âu. Các quy
định trong Hiệp định Vàng Ngân hàng trung ương cấm bán vàng để bảo tồn giá trị dự trữ
của Tây Âu.
Vậy, nếu bán vàng không phải và cách giải quyết, lượng vàng dự trữ này cần được
sử dụng như thế nào để trở thành một giải pháp toàn diện cho khủng hoảng nợ hiện nay?
Câu trả lời nằm trong vấn đề chi phí vay không ổn định của các nước eurozone.
Trong suốt cuộc khủng hoảng, chi phí vay nợ của Bồ Đào Nha lên cao nhất kể từ khi
eurozone thành lập, lợi suất trái phiếu 5 năm lên tới 20%, lợi suất trái phiếu 10 năm lên
16%. Lợi suất trái phiếu 10 năm của Italia lên 7%, cho thấy chi phí vay đã vượt tầm kiểm
soát của chính phủ.
Cả hai quốc gia này, đặc biệt là Italia, đều có lượng vàng dự trữ đáng kể. Chỉ cần
sử dụng một phần trong số vàng này làm tài sản thế chấp có thể giảm đáng kể tỷ lệ lãi
suất mà ở đó, mỗi quốc gia này có thể phát hành nợ.
Việc này không chỉ giúp các chính phủ giảm chi phí vay mà còn cho phép họ lấy
lại “sự tự tin” trên thị trường trái phiếu, đồng thời thực thi những hình thức cải cách hoặc
các chiến lược tăng trưởng.

Sử dụng vàng làm thế chấp là một trong những hình thức lâu đời nhất, được các cá
nhân và tổ chức áp dụng nhiều thế kỷ nay. Đối với các quốc gia xây dựng được kho dự
trữ vàng tương đối lớn và ổn định nhiều năm qua, đây được cho là thời điểm để khai thác
lợi ích mà nó mang lại.



×