Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Định hướng trong mối quan hệ giữa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.94 KB, 2 trang )

Định hướng trong mối quan hệ giữa Việt Nam –EU:
Sự phát triển nhanh trong mối quan hệ VN_EU đặt ra nhu cầu xây dựng khuôn khổ hợp tác mới, phản
ánh được mối quan hệ đối tác đang phát triển mạnh mẽ thay thế Hiệp định khung VN_EC năm 1995.
Tháng 10 / 2007, EU chính thức đề nghị VN đàm phán Hiệp định PCA thay thế Hiệp định khung hợp tác
Việt Nam – EC.
Mục đích chính của các bên khi tham gia đàm phán PCA:
Về phía EU:
+ mở rộ ng vai trò của EU tại khu vực
+ tranh thủ hợp tác với Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu
+ khai thác các lợi thế của EU trong hợp tác với Việt Nam
Về phía Việt Nam:
+ mở rộng, đưa quan hệ với EU thành quan hệ đối tác toàn diện, lâu dài
+ ưu tiên hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển với EU
+ khai thác hiệu quả lợi ích trong hợp tác, tận dụng tốt hỗ trợ của EU để phục vụ công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Tháng 11/2007, khởi động đàm phán PCA.
Sau hơn 2 năm với 9 vòng đàm phán (từ tháng 6/2008 đến tháng 10/2010), hai bên đã thỏa thuận được
toàn bộ nội dung Hiệp định.
Ngày 4/10/2010, 2 bên kí tắt PCA.
Giới thiệu về PCA :
Hiệp định gồm 8 chương (Bản chất và Phạm vi; Hợp tác phát triển; Hòa bình và An ninh; Thương mại và
Đầu tư; Hợp tác pháp luật; Hợp tác trong phát triển kinh tế xã hội và các lĩnh vực khác; Thể chế; Các điều
khoản cuối cùng), 65 điều và các phụ lục đính kèm, quy định các nguyên tắc cơ bản của quan hệ Việt
Nam - EU, xác định nội dung, phạm vi và hình thức hợp tác, tạo khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa hai
bên trong tất cả các lĩnh vực, từ hợp tác phát triển, thương mại- đầu tư, đến hợp tác tư pháp, bảo vệ
hòa bình, an ninh quốc tế, hợp tác chuyên ngành...
Triển vọng quan hệ Việt Nam- EU sau khi ký chính thức PCA:
về chính trị:
+ góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ chính trị tốt đẹp giữa Việt Nam và EU
+ tăng cường đối thoại và hợp tác trong việc giải quyết các vấn đề cùng quan tâm, cả trên bình diện


song phương và các diễn đàn đa phương
vê thương mại- đầu tư:
+ tạo điều kiện thuận lợi, cho phép khai thác tốt hơn lợi thế so sánh và tính bổ sung cao về cơ cấu kinh
tế của hai bên


+ cho phép Việt Nam tiếp cận thị trường EU thuận lợi hơn
+ cam kết tăng cường tham vấn nâng cao hiệu quả sử dụng những lợi ích mà quy chế ưu đãi thuế quan
phổ cập (GSP) có thể mang lại cho Việt Nam
+ kết dành cho Việt Nam đối xử đặc biệt và khác biệt trong quan hệ kinh tế thương mại, hợp tác với Việt
Nam hướng tới sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam
+ đàm phán FTA, xóa bỏ rào cản thương mại thuế quan và phi thuế quan, tạo thuận lợi cho Việt
Nam trong đấu tranh với các hình thức bảo hộ thương mại như thuế chống bán phá giá
về hợp tác phát triển:
+ tiếp tục viện trợ phát triển cho Việt Nam trong giai đoạn mới sau năm 2013, phù hợp với các chiến
lược và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
+ EU cam kết tăng cường hỗ trợ Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển được quốc tế thừa nhận
+ mở rộng các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành mà EU có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu với những
cam kết cụ thể của EU về hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực trong mỗi lĩnh vực
+ tạo cơ sở cho Việt Nam khai thác các thế mạnh khoa học, công nghệ của EU, tận dụng tốt hỗ trợ của
EU để triển khai hiệu quả đổi mới và tái cấu trúc nền kinh tế và hội nhập quốc tế



×