Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

XU HƯỚNG CHỌN NGHỀ của học SINH TRƯỜNG THPT TRỰC NINH a, TỈNH NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.83 KB, 2 trang )

XU HƯỚNG CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT
TRỰC NINH A, TỈNH NAM ĐỊNH

Sinh viên: Đồng Thị Cúc, Triệu Thị Hậu, Nguyễn Thị Ly
Lớp: QH -2008- S Sư Phạm Vật lý
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Trần Văn Tính
1.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và khảo sát thực trạng về xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12
trường THPT Trực Ninh A, từ đó phát hiện các yếu tố cơ bản tác động đến xu hướng lựa chọn
nghề nghiệp của học sinh làm cơ sở để xây dựng các biện pháp giúp học sinh có cái nhìn đúng
đắn hơn về dự định nghề nghiệp trong tương lai của mình.
2. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp phân tích tài liệu;

-

Phương pháp điều tra dùng bảng các câu hỏi;

-

Phương pháp quan sát;

-

Các phương pháp thống kê toán học.

3Kết quả nghiên cứu:
Sau khi nghiên cứu thực trạng xu hướng chọn nghề nghiệp của học sinh (HS) lớp 12 chúng
tôi nhận thấy:


-

Học sinh lớp 12 đã nhận thức được mục đích và tầm quan trọng của giáo dục hướng
nghiệp. Tuy nhiên lại ít có nhu cầu hoặc chưa được thoả mãn nhu cầu được định hướng
nghề nghiệp trong các hoạt động hướng nghiệp của nhà trường.

-

Trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay, học sinh lớp 12 có xu hướng chọn nghề từ khá
sớm, đặc biệt là ở giai đoạn đầu bậc THPT. Các em có tính chủ động và độc lập hơn trong
việc lựa chọn nghề nghiệp.

-

Do nhận thức về nghề nghiệp, việc làm còn đơn giản, phiến diện hơn nữa do ảnh hưởng
của kinh tế thị trường cho nên học sinh lớp 12 hiện nay chủ yếu đặt mục tiêu vào việc thi
vào đại học, cao đẳng, không muốn đi học Trung học chuyên nghiệp hay học nghề, một
phần có xu hướng kinh doanh, buôn bán. Học sinh cũng chủ yếu lựa chọn các ngành mà
các em cho rằng có thu nhập và lợi nhuận cao lại nhàn nhã như kinh tế, tài chính, ngân
hàng, kế toán, …


-

Xu hướng muốn làm việc ở thành phố lớn và ngoài biên chế nhà nước của học sinh đang
tăng lên, đề cao cuộc sống tự lập, tự do và khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ.

-

Gia đình cũng ảnh hưởng lớn đến chọn nghề nghiệp của học sinh, nhiều gia đình còn ép

buộc hay đặt quá nhiều kì vọng vào các em mà không để ý tới sở thích và khả năng các
em. Nhiều em đứng trước băn khoăn, không xác định được ngành nghề phù hợp do gia
đình và hướng nghiệp chưa tốt.

-

Mặc dù có sự định hướng của gia đình và hướng nghiệp của nhà trường nhưng chủ yếu
còn dựa vào cảm tính, hứng thú, sở thích cá nhân vốn đang bị ảnh hưởng bởi cuộc sống
xã hội hiện đại mà ít tính tới năng lực bản thân và dặc điểm công việc. Điều này dẫn đến
nguy cơ mất cân bằng trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.

-

Sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh
vẫn còn thấp và chưa có chất lượng.

-

Chưa có giáo viên chuyên trách về hướng nghiệp, vẫn là do giáo viên chủ nhiệm kiêm
nhiệm nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động hướng nghiệp dẫn đến
chất lượng thấp
/>%8Dn+ngh%E1%BB%81+nghi%E1%BB%87p+c%E1%BB%A7a+h%E1%BB
%8Dc+sinh+thpt&oq=su+lua+chon+nghe&aqs=chrome.2.69i57j0l3.13354j0j9&sourceid
=chrome&ie=UTF-8



×