Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN đổi mới PHƯƠNG PHÁP GIÁO dục học SINH yếu ở TRƯỜNG TIỂU học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.73 KB, 12 trang )

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH YẾU Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC. (2)

2.7 Phương pháp dạy theo trình độ của học sinh
Hiện nay trong một lớp, học sinh có rất nhiều trình độ khác
nhau. Ví dụ: học sinh lớp 5 học yếu toán (chỉ có khả năng
làm toán ở lớp 3 hoặc lớp 4). Hoặc yếu Tiếng Việt (mức độ
đọc, hay viết văn ở mức lớp 3, 4). Đối với những em này
chúng ta không thể cho các em học lại lớp dưới. Nhưng
nếu dạy theo chương trình lớp 5 thì các em không hiểu bài,
không làm được bài sinh ra chán học. Do đó yêu cầu giáo
viên khi dạy học ngoài chương trình chung của khối cần
phải dạy kiến thức lớp dưới cho từng em để các em hiểu
bài dù đó là bài ở lớp dưới.
Ví dụ: Dạy bài “Chia một số cho số có hai chữ số” ở khối
lớp 4. Thì với những em học lực trung bình trở lên ta dạy
bình thường còn đối với những em yếu kém chưa thực hiện
được phép chia một số cho số có một số chữ số chúng ta
hướng dẫn các em này “phép chia một số cho số có một
số chữ số” (kiến thức lớp 3). Khi các em thực hiện được rồi
thì mới dạy chia cho số cho hai chữ số.
Học sinh học yếu chủ yếu là do các em mất kiến thức dẫn


đến không hiểu bài. Dù giáo viên có tạo được sự ham thích
học tập ở các em nhưng khi không hiểu được bài thì niềm
ham thích đó cũng không còn… Mà sự mất kiến thức của
các em không giống nhau trong từng lớp học. VD: em yếu
môn đọc, em yếu môn chính tả, em yếu môn toán… Trong
những em yếu môn toán thì sự mất kiến thức cũng không
giống nhau, em yếu dạng toán đố, em yếu dạng toán


hình… và mức độ yếu cũng khác nhau… Vì vậy khi đã xác
định được trình độ ở các em rồi thì giáo viên nên có kế
hoạch dạy theo trình độ từng em.
Ví dụ:Khi học sinh làm bài tập 35 x8= ? ở toán lớp 3, với
bài này học sinh làm không được thì chứng tỏ học sinh
không thuộc bảng nhân 6. Vậy giáo viên yêu cầu học sinh
yếu có thể nhìn bảng nhân 8 để làm và sao đó yêu cầu em
học bảng nhân 8 sau cho thuộc. Nếu không làm vậy thì
học sinh yếu không thể làm bài được. Vì ở đây các em biết
cách làm nhưng không làm được vì không thuộc bảng
nhân.
Để việc dạy theo trình độ từng em không ảnh hưởng chung
cả lớp thì giáo viên nên tiến hành vào tiết ôn hoặc tiết rèn.
Hoặc khi giao bài về nhà cho các em. Còn các tiết dạy học
chính khóa thì giáo viên nên đến giúp đỡ từng em…
2.8 Phương pháp thư giản (vui chơi) trong các tiết


học:
Trong học tập có rất nhiều môn học khô khan, nặng về
kiến thức như toán, tập làm văn, chính tả vv…Đối với học
sinh thường không có hứng thú học những môn này (trừ
những em giỏi thì ham học vì có điểm cao). Như vậy để
tạo được sự hứng thú, ham thích việc học ở học sinh yếu
giáo viên cần tăng cường các trò chơi, hình thức học tập
sinh động trong tiết học. Khi tổ chức một trò chơi thì học
sinh yếu sẽ tham gia hết mình và qua trò chơi giáo viên
giúp học sinh nắm được kiến thức, hiểu được bài hơn.
Ngoài các trò chơi giáo viên cần tổ chức các hình thức học
tập sinh động khác để giúp học sinh yếu có hứng thú trong

học tập như đóng kịch, phỏng vấn…Trong các tiết ôn, tiết
rèn giáo viên đều phải tổ chức giờ học sinh động, vui tươi
như vậy mới mang được hiệu quả cao. Nhiều hình thức học
tập sinh động khi tổ chức không nên cầu kì quá dẫn đến
mất thời gian, tốn kém… giáo viên nên chọn các hình thức
học tập đơn giản nhưng mang hiệu quả cao…
Trong thời gian chuyển tiết giữa các môn học giáo viên cần
phải dành từ 5-7 phút cho học sinh vui chơi (chơi trò chơi,
múa hát, kể chuyện, đóng kịch, thi đố…).Để tạo cho học
sinh những giây phút thư giãn giữa các tiết học, tạo cho
các em sự hưng phấn, thoải mái trở lại sau giờ học căng


thẳng…
Để tổ chức trò chơi và các hình thức học tập sinh động
khác giáo viên lưu ý phải để cho học sinh yếu kém tham
gia phải biết được trong hình thức học tập đó học sinh yếu
có thể tham gia ở phần nào.
2.9 Phương pháp tổ chức các hoạt động ngoài giờ
lên lớp :
Để giúp đỡ học sinh yếu kém ngoài các tiết học chính
khóa, giáo viên cần thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ
lên lớp. Như tiết sinh hoạt lớp các hoạt động ngoài trời…
Trong tiết sinh hoạt lớp giáo viên có thể tổ chức tuyên
dương các em học yếu (dù đó là những tiến bộ nhỏ
nhất) nhằm làm cho các em có thêm hứng thú trong học
tập và để cho các em thấy mọi nổ lực các em luôn được
giáo viên và bạn bè đánh giá cao.
Giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với tổng phụ trách đội
tổ chức các hội thi giữa các lớp để giúp các em lấy lại kiến

thức… Chú ý nội dung thi chỉ dành cho học sinh yếu và
câu hỏi đơn giản các em có thể trả lời được. Tránh các
cuộc thi chỉ có các em giỏi tham gia. VD : Như thi về kiến
thức tiểu học, an toàn giao thông, phòng tránh bênh
tật… Qua cuộc thi giúp các em ôn lại kiến thức và giúp cho


các em yếu ham học hơn. Phối hợp với tổng phụ trách
tuyên dương các em yếu kém có tiến bộ qua buổi chào
cờ…
Hoặc giáo viên có thể tổ chức cho lớp mình hoạt động đọc
lập. Giáo viên có thể soạn một số câu hỏi (Nội dung câu
hỏi là các kiến thức các em chưa nắm bắt được) giao cho
các em yếu đại diện cho các tổ về học và tìm hiểu để hôm
sau lên thi…Và khi nhận trách nhiệm này các em yếu sẽ cố
gắng học để và tìm hiểu để hôm sau lên thi đua với các
bạn. Một khi có hình thức thi đua trong các hoạt động sẽ
luôn kích thích các em cố gắng và làm những việc hàng
ngày các em không làm được… VD: trong lớp 3 một số em
chưa thuộc bảng nhân, giáo viên giao cho các em đó về
học để hôm sau thi với các tổ khác. Tất nhiên khi được
giao các em đó sẽ cố gắng về học để thi được tốt hơn…
2.10 Phối hợp với phụ huynh học sinh:
Học sinh học giỏi hay yếu trước hết phụ thuộc vào rất
nhiều từ phía gia đình, gia đình thiếu sự quan tâm trong
việc giáo dục, chăm lo việc học hành của con em mình.
Thêm vào đó, những tác động xấu của môi trường xã hội
đã lôi kéo các em như ham chơi, đua đòi, nghe bạn bè xấu
rủ rê, dẫn đến lơ là việc học hành, không có kiến thức căn
bản gây nên chán nản, bỏ học. Một gia đình êm ấm, hòa



thuận, cha mẹ biết chăm lo cho con cái, tạo điều kiện
thuận lợi để con em học hành, biết giáo dục con ích lợi của
việc học thì học sinh sẽ học tốt hơn. Ví dụ: Một học sinh
làm hư viết, không có viết đến trường, học sinh đó sẽ sợ đi
học vì không có viết không chép bài, làm bài được, có thể
sợ cô phạt. Nếu cha mẹ kịp thời mua viết cho con, yêu cầu
con cẩn thận hơn thì học sinh đó sẽ vui vẻ đi học. Nếu bố
mẹ la mắng hoặc không mua viết thì sẽ làm cho em đó đi
học với tâm trạng lo sợ thầy cô la và có thể trốn học. Từ
đó trở thành học sinh yếu kém...
Vậy nhà trường cần biết phối hợp với phụ huynh trong việc
tạo sự ham thích cho học sinh khi đến trường. Hiện nay
một số phụ huynh không biết cách giáo dục con cái,
thường đánh đập, la mắng khi con em mình mắc phải một
lỗi lầm nào đó ở trường lớp (như bị điểm kém, đánh nhau
với bạn), làm cho các em sợ sệt, ức chế khả năng học tập,
lao động ở các em, giảm đi niềm ham thích học tập. Do đó
giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi, hướng dẫn phụ huynh
nên tạo điều kiện tốt để cho để con em mình đến
trường (bảo đảm thời gian đến trường, sắm dụng cụ học
tập, giúp con học ở nhà, cùng vui chơi học tập với con em
mình, nhắc nhở con cái giờ học…), khi giáo dục con em
nên nhẹ nhàng, cần cho các em hiểu việc đó đúng sai thay
vì la mắng trừng phạt.


Việc quan tâm đến bạn bè của con em cũng rất quan
trọng. Chơi với bạn xấu trước sau gì các em cũng nhiễm

thói xấu. Phụ huynh chú ý đến những thời gian rảnh rỗi
của con em mình, cần biết các em đi đâu, chơi chỗ nào.
Đừng cho các em quá nhiều thời gian tự do một mình mà
cha mẹ không biết. Cần liên lạc với giáo viên để biết tình
hình của con em mình, như có đến trường không? Có đi
lao động không? Có hành vi gì cần sửa chữa vv...
Khi học sinh yếu kém phụ huynh cần giúp con em lấy lại
niềm tin học tập nhận thức được học là một hoạt động đầy
hứng thú. Cần có sự ham thích mới học tốt được. Giúp con
em thấy được từ những bài học trên lớp con sẽ học được
rất nhiều điều thú vị mà đều là những tri thức có lợi cho
bản thân. Cần giúp trẻ vượt qua khó khăn để lấy lại kiến
thức đã mất, động viên con khi bị điểm kém thì cũng
không nên quá chán nản, mà nên tìm ra nguyên nhân để
lần sau cố gắng làm bài tốt hơn.
Giáo viên thường xuyên thông tin cho phụ huynh có con
em học yếu kém để phụ huynh biết. Trao đổi các biện pháp
giúp học sinh học ở nhà.
III. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
Qua việc thực hiện các biện pháp trên để giúp đỡ học sinh
yếu kém. Kết quả cho thấy học sinh ham học hơn, học tập


có tiến bộ, năng động trong học tập cũng như sinh hoạt
vui chơi. Số lượng học sinh bỏ học giữa chừng vì học yếu,
vì chán học không có. Từ đầu năm học số học sinh yếu
kém môn tiếng việt là 17.2%, môn toán là 8.3% thì cuối
học kì một vừa qua đã giảm xuống môn tiếng việt còn
3.1%, môn toán 3.4%.
Trong công việc giúp đỡ học sinh học yếu kém học tập có

tiến bộ muốn thành công hay không thì khi tổ chức, nên
thực hiện đến nơi, đến chốn. Không nên đầu voi, đuôi
chuột để rồi không có kết quả. Khi thực hiện Ban giám
hiệu phải thường xuyên theo dõi kiểm tra các các phong
trào đưa ra, kiểm tra các thành viên thực hiện để kịp thời
điều chỉnh khi có sự chệch hướng.
Những gì viết trong bài này có thể ứng dụng riêng đối với
từng cá nhân giáo viên đứng lớp trong từng tiết dạy, cũng
như giáo viên bộ môn. Đối với ban giám hiệu có thể áp
dụng nội dung bài viết trong nhà trường để thực hiện kế
hoạch xây dựng “Trường học không có học sinh yếu kém”,
qua đó tạo sự ham thích học tập, ham thích đến trường ở
học sinh nhằm giảm thiểu số học sinh bỏ học giữa chừng.
Điều cần thiết là nên tổ chức thành buổi chuyên đề, hay
tập huấn cho giáo viên những nội dung trên để giáo viên
định được hướng đi trong việc giúp đỡ học sinh yếu kém.
Tất nhiên nội dung bài viết chưa được sâu, và còn nhiều


mặt chưa được đề cập đến việc thực hiện với thời gian còn
ngắn. Nên khi vận dụng cần cố gắng rút thêm kinh nghiệm
từ thực tế trường mình vì mỗi trường có một điều kiện
khác nhau để công việc đạt kết quả hơn.
C. KẾT LUẬN
I.Ý nghĩa của đề tài đối với công tác
Khi học sinh học yếu kém không những các em mất đi kiến
thức mà các em còn mất đi sự tự tin, tính năng động... và
điều này ảnh hưởng đến cả cuộc sống sau này của các em.
Nhiều em vì học yếu mà bỏ học... sau này sẽ không có
công ăn việc làm tốt đẹp, năng suất lao động thấp kém

ảnh hưởng đến đời sống gia đình... Do đó giúp đỡ học sinh
yếu kém học tập có tiến bộ là một công việc rất quan
trọng ở nhà trường...
Đổi mới phương pháp giáo dục học sinh yếu kém học tập
có tiến bộ là một trong những nhiệm vụ quan trong hiện
nay. Nó đáp ứng được việc “học thật thi thật”, việc “chạy
theo thành tích” mà ngành giáo dục đang thực hiện.
Thật ra bất cứ hoạt động nào nhà trường cũng đều giáo
dục cao, đều giúp cho học sinh ham thích học tập và học
tập có tiến bộ. Trong một tiết dạy, trong buổi lao động,
buổi nói chuyện, một phong trào hoạt động của đội, của


nhà trường đều cung cấp kiến thức cho học sinh, đều có
thể giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ hơn. Điều quan trọng
là giáo viên có biết cách áp dụng để giúp đỡ học sinh yếu
kém hay không? Theo tôi phương pháp hay nhất là chúng
ta hãy làm việc hết mình luôn quan tâm đến các em và tự
đúc kết lại các kinh nghiệm cho bản thân để năm sau làm
tốt hơn năm trước. Việc giúp đõ học sinh kém học tập có
tiến bộ là một công việc lâu dài và tiến hành thường
xuyên. Nếu chúng ta chú trọng đến nó sẽ mạng lại lớp ích
rất lớn cho công tác giáo dục.
II. Bài học kinh nghiệm hướng phát triển
Để việc giúp đỡ học sinh yếu kém có kết quả hơn, theo tôi,
chúng ta cần phải tiến hành một số công việc sau:
1. Ngay từ đầu năm học, sau khi tiến hành khảo sát chất
lượng đầu năm, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn
cần phối hợp phân tích, đánh giá kết quả đạt được của học
sinh để đưa ra các dự báo về học sinh yếu kém. Cần phải

nhận diện học sinh yếu kém, phát hiện các nguyên nhân
dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém trước khi tìm các biện
pháp giúp đỡ các em.
2. Các biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém phải được
nghiên cứu một cách khoa học, đúc kết kinh nghiệm, phổ
biến rộng rãi cho giáo viên sử dụng nhằm hạn chế dần tình


trạng học sinh học kém trong các năm học tới. Một số
phương pháp, biện pháp có thể sử dụng là:
- Xác định nguyên nhân, lập kế hoạch dạy học sinh
yếu kém;
- Phương pháp dạy học bằng tình thương;
- Phương pháp giúp học sinh yếu học tích cực ;
- Phương pháp giao việc cho cho học sinh yếu kém;
- Phương pháp dạy học sinh yếu theo nhóm đối
tượng;
- Phương pháp giảm độ khó của câu hỏi phù hợp với
học sinh yếu;
- Phương pháp dạy theo trình độ của học sinh;
- Phương pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp :
- Phương pháp thư giản (vui chơi) trong các tiết học;
3. Cả gia đình, nhà trường và xã hội phải chia sẻ trách
nhiệm trong công tác khắc phục tình trạng học sinh yếu
kém (không nên đổ lỗi hoặc giao hẳn trách nhiệm cho giáo
viên).


III. Đề xuất :
- BGH các trường cần quan tâm đến việc rèn luyện học

sinh yếu kém và các cấp cần tổ chức thảo luận chuyên đề
về học sinh yếu kém.
- Hiện nay các trường gần như không có phòng để phụ đạo
học sinh yếu kém. Cần đầu tư xây dựng thêm phòng học,
hoặc sắp xếp để giáo viên có điều kiện tổ chức dạy phụ
đạo.
- Các cấp cần biên soạn tài liệu, phương pháp, kinh
nghiệm dạy học sinh yếu kém tập hợp thành tài liệu phổ
biến cho các giáo viên.
Trên đây là một số vấn đề tôi rút ra trong việc đổi mới
phương pháp nhằm giúp đỡ học sinh yếu kém học tập có
tiến bộ trong trường tiểu học Xuyên Mộc năm 2009-2010
và từ đầu năm 2010-2011.



×