Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Các hình thuc to chuc bai hoc tren lop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.95 KB, 2 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA VẬT LÝ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VẬT LÝ
Mã học phần: 1020105
(Tên tiếng Anh: Design of Physics Teaching and Learning Activities)
1. Thông tin chung về học phần:
- Tên học phần: Thiết kế hoạt động dạy học vật lý
- Mã học phần: 1020105
Số tín chỉ: 2
- Yêu cầu của học phần: Sinh viên học xong các học phần Lý luận dạy học vật lý, Phân tích chương
trình vật lý phổ thông và Thí nghiệm trong dạy học vật lý phổ thông.
- Điều kiện tiên quyết:
- Các yêu cầu khác đối với học phần:
- Phân giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lý thuyết trên lớp: 20 tiết
+ Làm bài tập trên lớp
: 10 tiết
+ Thảo luận
:
+ Thực hành, thực tập
:
+ Hoạt động theo nhóm
:
+ Tự học
: 90 giờ
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Khoa Vật lý, Bộ môn Phương pháp giảng dạy Vật lý.
2. Mục tiêu của học phần:


2.1 Mục tiêu đào tạo chung của học phần:
- Kiến thức: Hiểu được cơ sở lý luận của việc thiết kế các phương án dạy học vật lý ở trường
phổ thông.
- Kỹ năng: Vận dụng cơ sở lý luận nói trên để thiết kế hoạt động dạy học từng loại kiến thức
vật lý cụ thể.
- Thái độ: Nghiêm túc, chuyên cần và tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho giờ bài tập.
2.2 Mục tiêu đào tạo cụ thể về kiến thức của học phần:
Sinh viên cần:
- Có hiểu biết chắc chắn về cơ sở lý luận của việc thiết kế các phương án dạy học vật lý ở
trường phổ thông bao gồm: Các kiểu tổ chức hoạt động của học sinh trong bài lên lớp; Lôgic của
quá trình dạy học; Lựa chọn phương pháp dạy học; Lựa chọn và sử dụng các phương tiện dạy học;
Thiết kế tiến trình dạy học kiến thức vật lý cụ thể.
- Biết cách thiết kế hoạt động dạy học từng loại kiến thức vật lý cụ thể: Thiết kế phương án
dạy học đối với loại bài học xây dựng kiến thức mới; Thiết kế phương án dạy học đối với loại bài
học dạy giải bài tập vật lý; Thiết kế phương án dạy học đối với loại bài học thực hành vật lý.
3. Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần này trình bày cơ sở khoa học của việc thiết kế phương án tổ chức, chỉ đạo hoạt động
học tập vật lý của học sinh và cách thiết kế hoạt động dạy học từng loại kiến thức vật lý cụ thể theo
hướng phát huy tính tích cực, tự lực và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của học sinh.
4. Nội dung chi tiết học phần:


Chương 1. Cơ sở lý luận của việc thiết kế các phương án dạy học vật lý ở trường phổ thông
(10 tiết)
1.1. Các hình thức tổ chức hoạt động của học sinh trong bài lên lớp.
1.2. Lôgic của quá trình dạy học.
1.3. Lựa chọn phương pháp dạy học.
1.4. Lựa chọn và sử dụng các phương tiện dạy học.
1.5. Thiết kế tiến trình dạy học kiến thức vật lý cụ thể.
Chương 2. Thiết kế phương án dạy học vật lý ở trường phổ thông (20 tiết)

2.1. Thiết kế phương án dạy học đối với loại bài học xây dựng kiến thức mới.
2.2. Thiết kế phương án dạy học đối với loại bài học dạy giải bài tập vật lý.
2.3. Thiết kế phương án dạy học đối với loại bài học thực hành vật lý.
5. Tài liệu học tập:
[1] Hồ Anh Vũ, Bài giảng Thiết kế hoạt động dạy học vật lý ở trường phổ thông, Khoa LýKTCN, Trường Đại học Quy Nhơn, 2012.
[2] Nguyễn Hữu Châu (chủ biên), Phương pháp, phương tiện, kĩ thuật và hình thức tổ chức dạy
học trong nhà trường. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2005.
[3] Nguyễn Đức Thâm - Nguyễn Ngọc Hưng - Phạm Xuân Quế, Phương pháp dạy học vật lý ở trường
phổ thông. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2003.
[4] Phạm Hữu Tòng. Lý luận dạy học vật lý ở trường trung học. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001.
[5] Tập thể nhiều tác giả, Sách giáo khoa và sách bài tập vật lý phổ thông.
6. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần:
Phân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra – đánh giá:
6.1. Chuyên cần:10% - Tham gia học tập và hoạt động trên lớp.
6.2. Giữa kỳ: 20% (Kiểm tra giữa kỳ).
6.3. Thi cuối kỳ: 70%
6.4. Lịch kiểm tra giữa kỳ, thi cuối kỳ
- Kiểm tra giữa kì: tuần thứ 8.
- Thi cuối kỳ: sau tuần thứ 15, thi lần 2: sau tuần thứ 20.



×