Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư DNC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.66 KB, 44 trang )

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình thực tập giáo trình 2 tuần từ ngày 13/04 đến ngày 07/05 năm
2015 tại công ty cổ phần đầu tư DNC, đến nay chúng em đã hoàn thành đợt
thực tập giáo trình, đây là cơ hội để chúng em có thể học hỏi, so sánh những
kiến thức lý thuyết đã được học với thực tế làm việc ở doanh nghiệp. Có thể
bài báo cáo của chúng em chưa thực sự xuất sắc nhưng đó là sản phẩm của sự
nỗ lực và cố gắng của các thành viên trong nhóm.
Để có được kết quả này, chúng em xin gửi lời cảm ơn tới:
Các thầy cô giảng viên khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, trường Học Viện
Nông Nghiệp Việt Nam đã truyền đạt những kiến thức cần thiết là nền tảng để
chúng em hoàn thành tốt kỳ thực tập giáo trình.
Chúng em xin cảm ơn cô giáo Trần Thị Thanh Huyền công tác trong bộ môn
Quản Trị Kinh Doanh đã tận tình hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình đi
thực tập đến khi hoàn thành bài báo cáo thực tập giáo trình, cảm ơn cô đã
chuẩn bị cho chúng em các kỹ năng cơ bản, giúp chúng em tránh được một số
sai sót khi đi thực tế.
Và chúng em cũng xin chân thành cám ơn các anh chị trong công ty Cổ phần
đầu tư DNC đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như nhiệt tình giúp đỡ chúng
em hoàn thành tốt đợt thực tập giáo trình này.
Trong quá trình làm báo cáo, do sự hạn chế về thời gian và trình độ
chuyên môn nên không thể tránh được những thiếu sót, chúng em rất mong
nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài báo cáo hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình môn Kế Toán Quản Trị.
2. Giáo trình Kế toán tài chính- GS.TS. Đặng Thị Loan (2009), Nhà
xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.


3. Báo cáo tài chính chứng từ và sổ kế toán sơ đồ kế toán- bộ Tài Chính
(2009), Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
4. Luật Kế Toán năm 2006
5. Các luận văn tốt nghiệp trên mạng
+) Nguyễn Công Huy “ Hoàn thiện công tác Kế toán NVL tại công ty cổ
phần xi măng Bỉm Sơn “ />
+) Trần Thị Hồng Thúy “ Kế toán NVL tại công ty xây lắp vật liệu xây
dựng An Dương “ />
+) Báo cáo tốt nghiệp Tổ chức Kế Toán NVL tại công tỷ cổ phần nội
thất Hoàng Lâm />

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

NVL
VL
XDCB
TSCĐ
TGNH

:
:
:
:
:

Nguyên Vật Liệu
Vật Liệu
Xây Dựng Cơ Bản
Tài sản Cố Định
Tiền Gửi Ngân Hàng



PHẦN I

MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Nguyên vật liệu giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất, là cơ sở tạo nên
hình thái vật chất của sản phẩm. Không có NVL quá trình sản xuất không thể
diễn ra. Chi phí NVL là chỉ tiêu quan trọng trong tài sản lưu động trên bảng
cân đối kế toán, nó tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp luôn quan tâm đến bảo quản và sử dụng tiết kiệm NVL.Để thực
hiện đươc điều này doanh nghiệp cần có các công cụ quản lý khác nhau mà
trong đó kế toán là một công cụ giữ vai trò quan trọng. Công tác kế toán NVL
tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để công ty nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng tính
cạnh tranh trên thị trường.
Công ty Cổ phần đầu tư DNC kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, tư vấn lập
dự án đầu tư, kinh doanh thiết bị điện tử sản xuất các thiết bị điện tử viễn thông
nên chi phí NVL là khoản mục cơ bản chiếm tỉ trọng lớn nhất trong toàn bộ
quá trình sản xuất. Hiểu được tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của vấn
đề chúng em đã lựa chọn đề tài : “ Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ
phần đầu tư DNC”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung


Từ việc nghiên cứu công tác kế toán nguyên vật liệu của công ty cổ phần DNC

đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác này.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
-

Đánh giá thực trạng công tác kế toán NVL tại công ty cổ phần đầu tư

-

DNC
Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán của công ty cổ
phần đầu tư DNC

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư DNC
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi không gian: Công ty cổ phần đầu tư DNC; Số 36A, ngõ 97, phố

-

Văn Cao, Phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội.
Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập từ năm 2012-2014

Thời gian thực tập từ ngày13/04/2015 đến ngày 07/05/2015

PHẦN II



ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Tổng quan chung
Công ty Cổ phần Đầu tư DNC tiền thân là Công ty Cổ phần Đầu tư và Điện
tử Viễn thông DNC . Ngành nghề mà Công ty Cổ phần Đầu tư DNC đăng ký
kinh doanh tập trung vào là: Xây dựng, tư vấn lập dự án đầu tư, kinh doanh
thiết bị điện tử sản xuất các thiết bị điện tử viễn thông. Trong đó, ngành xây
dựng và tư vấn đầu tư được xác định là mực tiêu lâu dài và ổn định của Công
ty; ngành kinh doanh thiết bị với đặc điểm thu hồi vốn nhanh được đề ra là
mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ, tạo nguồn huy động vốn cho ngành xây
dựng.
2.1.2 Lịch sử hình thành
- Công ty Cổ phần Đầu tư DNC được thành lập ngày 15/12/2006 theo giấy
phép kinh doanh số 0102095699, cấp ngày 08/12/2006 số vốn ban đầu Công ty
đăng ký là: 3.800.000.000đ (Ba tỷ tám trăm triệu đồng).
- Tên chính thức: Công ty cổ phần đầu tư DNC
- Mã số thuế: 0102095699
- Địa chỉ trụ sở chính: số 36A, ngách 51/97, ngõ 97, phố Văn Cao, phường
Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội.
- Số điện thoại: 0462822790
Trong quá trình hoạt động suốt 08 năm qua, công ty đã tích luỹ được rất
nhiều kinh nghiệm, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng ( di dời các công trình


Thông tin Bưu điện phục vụ công việc giải phóng mặt bằng, xây lắp các công
trình viễn thông trên khắp các địa bàn cả nước ….).Với năng lực hiện có của
Công ty, với kinh nghiệm lâu năm của đội ngũ thi công lành nghề dày dặn kinh

nghiệm, công ty tin chắc sẽ là địa chỉ tin cậy, uy tín của các nhà đầu tư .

2.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Công ty cổ phần đầu tư DNC hoạt động những ngành nghề chính được quy
định trong giấy phép sản xuất kinh doanh:
- Công ty gia công cơ khí.
- Sản xuất các cầu điện kim loại, xử lý và tráng phủ kim loại.
- Nhận và chăm sóc cây giống nông nghiệp, trồng cây lâu năm khác.
- Thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ và lâm sản khác.
- Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp, bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ,
tre, nứa); và động vật sống.
- Bán lẻ hàng hóa khác trong các cửa hàng chuyên doanh, dịch vụ chăm sóc và
duy trì cảnh quan, sửa chữa thiết bị liên lạc.
Khi mới thành lập với quy mô nhỏ, thời gian hoạt động chưa dài. Vì vậy công
ty cổ phần đầu tư DNC đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức quản lí
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phát triển dịch vụ cũng như cạnh tranh với doanh
nghiệp khác cùng lĩnh vực hoạt động. Trải qua hơn 8 năm hoạt động, công ty
đã tìm ra cách thức hoạt động riêng, có tên tuổi với những sản phẩm trên thị
trường thừa nhận.
2.1.4 Tổ chức bộ máy
a) Cơ cấu tổ chức của công ty


Ban giám đốc

Phòng TC-KT-TK

Phòng KH-KT-VT

Phòng HC-YT


Phòng Tổ chức LĐ-TTra

XN xây lắp sốXN1 xây lắp sốXn2 xây lắp sốXN
3 xây lắp số 4XN thiết
XNkế
hàn nối
XN và
cơđo
khíkiểm
và xây lắp thông tin

Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần đầu tư DNC
Nguồn : Thống kê của phòng Hành chính – Y tế

 Ban Giám đốc
-

Một Giám đốc phụ trách chung mọi hoạt đọng của công ty, là người đại

diện cho toàn bộ cán bộ công nhân viên, đại diện trước pháp luật.
-

Hai phó giám đốc có nhiệm vụ quản lý, giải quyết, theo dõi việc thi công

các công trình cùng giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc về
lĩnh vực mình phụ trách.
công trình thi công phân theo vùng.
 Các phòng ban chức năng
-


Phòng Tài chính - Kế toán - Thống kê : có nhiêmh vụ giúp giám đốc quản

lý toàn bộ công tác tài chính kế toán thống kê của công ty; tổ chức hạch toán
một cách đầy đủ,kịp thời, chính xác, đúng chế độ hiện hành của nhà nước.
Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ công tác kế toán từ khâu mở sổ theo dõi thu,
chi, hạch toán, luân chuyểnvà bảo quản chứng từ đến khâu cuối. Thực hiện báo
cáo tài chính hằng năm, quý, tháng một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời.


-

Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Vật tư : có nhiệm vụ giúp giám đốc thực hiện

nhiệm vụ quản lý kế hoạch, kỹ thuật công trình, kĩ thuật thi công.
-

Phòng Tài chính – Lao động – Thanh tra : có nhiệm vụ giúp giám đốc quản

lý tài chính trong một công trình cụ thể, định mức, đơn giá, dự toán v.v.. và an
toàn lao động
-

Phòng hành chính – Y tế : có nhiệm vụ giúp giám đốc quản lý tổ chức

(tham mưu cho giám đốc sắp xếp bố trí lực lượng cán bộ công nhân, đảm bảo
cho bộ máy gọn nhẹ có hiệu lực, bộ máy chỉ huy có hiệu quả ), quản lý nhân sự
( soạn thảo hợp đồng, bố trí lao động, tiếp nhận, thuyên chuyển, nâng lương,
nâng bậc và các chế độ khác )công tác văn phòng ( quản lý con dấu, thực hiện
các nhiệm vụ văn thư, đánh máy, phiên dịch,v.,v,) và bảo hộ lao động, chăm

sóc sức khỏe, thăm hỏi động viên công nhân viên khi tai nạn lao động xảy ra.

 Các xí nghiệp trực thuộc công ty
Các xí nghiệp trực thuộc công ty bao gồm 7 xí nghiệp sau:
- Xí nghiệp xây lắp số 1, 2, 3, 4
- Xí nghiệp thiết kế
- Xí nghiệp hàn nối và đo kiểm
- Xí nghiệp cơ khí và xây lắp thông tin
Ngoài ra, công ty còn có một văn phòng đại diện đặt tại Biên Hoà – Đồng
Nai.
b) Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Sơ đồ bộ
máy như sau:

Kế toán trưởng

Kế toán
tiền
lương

Kế toán
thanh
toán

Kế toán
Kế toán
TSCĐ,
giá thành
TGNH
Kế

toán tổng hợp kiêm
kế toán vật tư

Kế toán
công nợ


Kế toán
tiền mặt,
thủ quỹ

Sơ đồ 2.2 Bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần đầu tư DNC
Nguồn: Thống kê của phòng Hành chính – Y tế
- Bộ máy kế toán của Công ty gồm kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán
và các kế toán viên. Kế toán trưởng điều hành công việc chung của phòng, tổ
chức chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, giúp giám đốc
chấp hành các chính sách, chế độ về quản lý cũng như việc chấp hành các quy
định của pháp luật Nhà nước.
- Bộ phận kế toán có nhiệm vụ thực hiện khâu tổng hợp số liệu báo cáo của cơ
sở, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập các báo cáo tài chính nộp cho
cơ quan tổ chức quản lý. Đồng thời, các kế toán viên có trách nhiệm theo dõi
theo từng chuyên môn và nghiệp vụ của mình liên quan đến từng phần hành kế
toán. Đặc biệt, quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
cho các công trình, hạng mục công trình thi công ở các đơn vị sản xuất sẽ do
kế toán giá thành đảm nhiệm.
Hiện nay, công ty đang áp dụng theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”


Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
tại công ty

Nguồn: Thống kê phòng Tài chính – Kế toán – Thống kê
(1)- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập
Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ
ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm
căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có
liên quan.
(2)- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số


phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái.
Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phỏt sinh.
(3)- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi
tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài
chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số
phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng
nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số
dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải
bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải
bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
2.1.5 Tình hình lao động

Đơn vị tính : Người
2012
STT

1


Chỉ tiêu

Tổng số lao động

So sánh

2014
2013

253

262

13/12

247

14/

+, -

%

+, -

9

103,56

(15)



U

ẢN NGẮN HẠN

2

Theo trình độ

2.1

Từ đại học trở lên

2.2

Cao đẳng,trung cấp

2.3

Khác

3

Theo giới tính

3.1
3.2

35


35

31

0

100,00

(4)

88

88

102

0

100,00

14

130

139

114

9


106,92

(25)

Nam

171

188

176

17

109,94

Nữ

82

74

71

(8)

90,24

(12)

(3)

Bảng 2.1 Cơ cấu lao động của công ty
Nguồn : Thống kê phòng hành chính – Y tế
Công ty đi vào hoạt động một thời gian dài do đó lao động của công ty tương
đối nhiều song không nhiều biến động.
- Năm 2012 tổng số lao động là 253 người đến năm 2013 do cần lao động sản
xuất thêm sản phẩm nên doanh nghiệp tuyển thêm ngườisố lao động tăng lên là
262 tăng 3,56% so với năm 2012. Sau đó năm 2014 lao động giảm đi 15 lao
động còn 247 lao động, giảm 5,73%.
- Trình độ lao động chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là lao động phổ thông, sau đó đến
lao động cao đẳng, trung cấp và lao động trình độ đại học trên đại học. Do đặc
thù ngành nghề sản xuất kinh doanh mà số lao động nam vẫn chiếm tỉ trọng
cao hơn nữ qua các năm.
3.1.6Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty
Phân tích bảng cân đối kế toán của trường qua 3 năm 2012, 2013, 2014
2012

2013

2014

So sánh
2013/2012
+/-

18.413.652.287

18.517.351.966


18.293.998.486

103.699.680

20
%

100,56

+/-

(223.35


các khoản tương

3.874.444.806

1.139.952.706

1.764.534.691 (2.734.492.100)

29,42

6.336.780.655

5.188.043.446

4.658.272.351 (1.148.737.209)


81,87

(529.77

tồn kho

8.202.426.826

12.189.335.814

11.871.191.444

3.986.908.984

148,61

(318.14

ẢN DÀI HẠN

2.745.757.008

2.834.291.963

2.804.699.958

88.534.955

103,22


(29.59

cố định

1.726.308.183

1.362.449.566

2.002.422.609

(363.858.616)

78,92

639.97

1.019.448.825

1.471.842.397

802.277.349

452.393.572

144,38

(669.56

21.159.409.295


21.351.643.929

21.098.698.444

192.234.630

100,91

(252.94

HẢI TRẢ

7.387.604.295

14.278.360.570

12.371.759.809

6.890.756.275

193,27 (1.906.60

n hạn

7.288.554.379

14.270.360.570

11.479.759.809


6.981.806.191

195,79 (2.790.60

159.050.000

0

892.000.000

(159.050.000)

0

892.00

CHỦ SỞ HỮU

13.771.804.916

7.073.283.359

8.726.938.635 (6.698.521.551)

51,36

1.653.65

ủ sở hữu


13.771.804.916

7.073.283.359

8.726.939.635 (6.698.521.551)

51,36

1.653.65

GUỒN VỐN

21.159.409.295 21.351.643.929

100,91

(252.94

n

oản phải thu ngắn

dài hạn khác

ÀI SẢN

624.58

VỐN


hạn

21.098.698.444

192.234.630

Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2012- 2014
Nguồn: Thống kê của phòng Tài chính – Kế toán – Thống kê


Về tài sản:
-

Tình hình tài sản của 3 năm từ 2012 đến 2014 lúc tăng lúc giảm cụ thể như

sau: tăng từ 21.159.409.295 đồng năm2012lên 21.351.643.929 đồng năm 2013
tăng 192.234.630 đồng và giảm xuống còn 21.098.698.444 đồng năm 2014,
giảm252.945.480đồng so với 2013. Tổng tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn
hơn trong cơ cấu tài sản.
Từ

Tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh từ năm 2012 đến 2013.
3.874.444.806

đồng

xuống

còn


1.139.952.706

đồng,

giảm

2.734.492.100đồng do công ty mua một số nguyên vật liệu như dây cáp quang,
cáp treo, cáp đồng, măng xông co nhiệt Daeco,vi mạch điện tử, cút,…, đầu tư
nhà xưởng ,bãi chứa,kho nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định mỗi năm.
Việc nhập nguyên vật liệu cho sản xuất làm hàng tồn kho tăng từ
8.202.426.826 đồng năm 2012 lên 12.189.335.814 đồng năm 2013. Một phần
NVL dùng cho sản xuất tạo thành phảm nhập kho còn lại được sử dụng cho
nhiều năm.
-

Hàng tồn kho giảm nhẹ vào 2014 là 11.871.191.444 đồng do doanh

nghiệp bán được hàng. Bán được hàng nên doanh thu tăng, tiền và các khoản
tương đương tiền tăng nhưng do doanh nghiệp mua tài sản cố định nên tiền chỉ
tăng 624.581.985 đồng.
=> Cơ cấu tài sản của công ty có sự thay đổi qua các năm tuy nhiên
phần lớn vẫn là tài sản ngắn hạn. Tỉ trọng của tài sản ngắn hạn và tỉ trọng của
tài sản dài hạn vẫn còn chênh lệch quá xa. Đây là một cơ cấu chưa hợp lý vì
công ty đang trên đà phát triển, dần mở rộng quy mô, thị trường và lĩnh vực
hoạt động đòi hỏi phải có 1 lượng tài sản dài hạn nhất định làm nền tảng để
nâng cao vị trí cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, công ty cần phải có kế hoạch
theo dõi với từng giai đoạn cụ thể nhằm nhanh chóng xác định những bất ổn


của thị trường hay điều kiện thuận lợi để có thể tiến hành điều chỉnh kịp thời

nhằm đạt được kết cấu tài sản cân đối hơn.
Về nguồn vốn:
-

Nguồn vốn tăng giảm thất thường, năm 2013 có dấu hiệu tăng song lại

giảm ở năm 2014 cụ thể như sau tăng từ 21.159.409.295 đồng năm 2012 lên
21.351.643.929 đồng năm 2013, và giảm còn 21.098.698.444 năm 2014.
-

Vốn chủ sở hữu giảm trong khi nợ phải trả tăng mạnh điều này cho thấy

công ty đang gặp bất lợi trong công tác sử dụng vốn. Cần có những biện pháp
để khắc phục.


TT

Chỉ tiêu

2012

2013

So sánh

2014
2013/2012
+/-


1

Doanh thu bán
hàng và cung cấp

2

dịch vụ
Doanh thu thuần
về bán hàng và

3

cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng

4

bán
Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung

5

47.280.935.71

65.855.950.99

5


6

34.711.959.917

2014/1013
%

18.575.015.28
0

47.280.935.715 65.855.950.996 34.711.959.917 18.575.015.280

%

139,29 (31.143.991.080)

52,71

139,29 (31.143.991.080)

52,71

143,75 (24.915.192.860)

52,71

52.684.760.79

27.769.567.93


16.035.567.28

7

4

0

10.631.742.202 13.171.190.199

6.942.391.983

2.539.447.990

123,86

(6.228.798.207)

52,71

115.992.286

81.382.817

156,64

(109.083.646)

51,53


36.649.193.513

cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt
động tài chính

+/-

143.693.115

225.075.932


6

Chi phí tài chính

7

Chi phí quản lý

8

doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động

9

772.878.213


(41.231.978)

94,44

72.142.043

110,30

5.294.673.861

7.902.714.120

4.165.435.190

2.608.040.259

149,26

(3.737.278.930)

52,71

4.738.793.308

4.792.815.841

2.120.070.866

54.022.533


101,14 (2.672.744.975)

44,23

4.738.793.308

4.792.815.841

2.120.070.866

54.022.533

101,14 (2.672.744.975)

44,23

1.184.698.327

1.198.203.960

466.415.591

13.505.633

101,14

(731.788.369)

38,93


3.554.094.981

3.594.611.881

1.653.655.275

40.516.900

101,14

(1.940.956.606)

46,00

thuế
Chi phí thuế thu
nhập doanh

11

700.736.170

kinh doanh
Tổng lợi nhuận
kế toán trước

10

741.968.148


nghiệp
Lợi nhuận sau
thuế thu nhập
doanh nghiệp

Bảng 2.3 Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty


Nguồn: Thống kê của phòng Tài chính – Kế toán – Thống kê



Qua bảng biểu trên ta có thể thấy:
Năm 2012 – 2013
- Giá vốn đã thực hiện năm 2013 là 52.684.760.797 đồng tăng
16.035.567.280 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 43,75% so với năm 2012. Chủ
yếu là do công ty nhập nguyên vật liệu và sản xuât thêm sản phẩm.
-

Doanh thu từ bán hàng cũng tăng đáng kể tăng 39,29% so với năm 2012

với con số 18.575.015.280 đồng, kéo theo lợi nhuận từ hoạt động bán hàng
cũng tăng và tăng 2.539.447.990 đồng chiếm 23,86% so với năm 2012. Tuy
nhiên chi phí quản lý tăng 2.608.040.259 đồng năm 2013 làm lợi nhuận kế toán
trước và sau thuế tăng nhưng không đáng kể. Cụ thể lợi nhuận kế toán sau thuế
chỉ tăng 1,14 % so với năm 2012.
-

Doanh nghiệp bán được hàng nên số thuế phải nộp tăng so với năm 2012


nhưng do doanh nghiệp nhập NVL đầu vào được khấu trừ nên chi phí thuế tăng
không nhiều . Năm 2012 là 1.184.698.327 đồng, năm 2013 là 1.198.203.960
đồng tăng 13.505.633 đồng.
Năm 2013 – 2014
-

Giá vốn năm 2014 giảm so với năm 2013, doanh nghiệp nhập ít nguyên vật

liệu do giá nguyên vật liệu tăng cùng với lượng tồn năm trước còn khá nhiều,
giá vốn thực hiện là27.769.567.934 đồng.
- Doanh thu bán hàng giảm so với năm 2013, chỉ chiếm 52,71% so với 2013.
Điều này là cho lợi nhuận kế toán trước và sau thuế giảm so với 2 năm 2012,
2013.Cụ thể như sau lợi nhuận kế toán sau thuế giảm 1.940.956.606 đồng chỉ
bằng 46% so với năm 2013.
-

Doanh thu giảm nên chi phí thuế phải nộp cũng giảm so với năm 2013. Từ

1.198.203.960 đồng giảm xuống 466.415.591đồng. Giảm 731.788.369 đồng,
giảm hơn một nửa chỉ chiếm 38,93% so với năm 2013.


2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
 Phương pháp quan sát:
Quan sát anh chị kế toán làm việc, xem cách ghi chứng từ, nhập xuất
nguyên vật liệu….
 Thu thập số liệu thứ cấp :

Các tài liệu, văn bản, báo cáo tài chính… của Công ty đã được công
bố, các trang mạng đáng tin cậy, các giáo trình của ngành
Phỏng vấn anh chị trong công ty một số vấn đè như:
-

Hoạt động chung của doanh nghiệp như kỹ thuật công nghệ, chất
lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, tình hình tài chính của công
ty.v..v.

-

Kết quả hoaạt động của công ty trong những năm gần đây

-

Tình hình sản xuất, nhập – xuất- tồn như thế nào?

-

Doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn gì?

....................
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Nhóm sử dụng phần mềm exel, máy tính cầm tay và một số công cụ khác.
2.2.3 Phương pháp phân tích
 Phương pháp thống kê mô tả
Nhóm sử dụng các phương pháp thống kê mô tả đó là biểu diễn dữ liệu
bằng sơ đồ, đồ thị, bảng số liệu tóm tắt, liệt kê số liệu đơn giản, giá trị lớn
nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị trung bình...
 Phương pháp so sánh

Trong bài nghiên cứu, nhóm sử dụng cả hai phương pháp so sánh tuyệt đối
và so sánh tương đối.


 Các phương pháp kế toán
- Phương pháp chứng từ kế toán
- Phương pháp tính giá
- Phương pháp đối ứng tài khoản
- Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán

PHẦN III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1 Kết quả nghiên cứu

3.1.1 Phân loại nguyên vật liệu
-

Đối với công ty, chi phí nguyên vật liệu là khoản mục cơ bản chiếm tỉ

trọng lớn nhất trong toàn bộ chi phí sản xuất.
-

Công ty sử dụng vật tư đa dạng về chủng loại và mẫu mã như:
+ Vật liệu chính gồm vật liệu, máy móc, thiết bị lắp đặt trong xây dựng,

+ Vật liệu phụ gồm thiết bị và linh kiện điện tử, quặng kim loại, phụ
tùng máy nông nghiệp…


-

Việc tập hợp chính xác đầy đủ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có ý nghĩa

đặc biệt trong việc xác định lượng vật chất tiêu hao trong sản xuất và đảm bảo
tính chính xác trong giá thành sản phẩm.
-

Giá trị thực tế của nguyên vật liệu xuất dùng được tính trên cơ sở vật liệu

nhập giá nào thì xuất giá đó. Giá trị nguyên liệu xuất dùng được tính theo công
thức:
Giá trị thực tế NVL xuất dùng = Giá mua theo hóa đơn
3.1.2 Đánh giá NVL
-

Nguyên vật liệu của công ty được nhập chủ yếu từ nguồn ngoài nước ( do

bên đặt hàng gia công chuyển sang ), một số được mua trong nước. Nguyên vật
liệu mua ngoài được công ty đánh giá trên hóa đơn chưa có VAT.
-

Đối với nguyên vật liệu nhập trong kỳ :

+ ) Đối với nguyên vật liệu mua ngoài :
Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho là giá mua chưa có thuế VAT đầu vào


+) Chi phí mua thực tế. Thông thường chi phí vận chuyển bốc dỡ do bên bán
cung cấp nên đã tính vào giá bán . Vì vậy trị giá nguyên vật liệu nhập kho là

giá mua ghi trên hóa đơn chưa có thuế VAT.
-

Đối với nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ: Nguyên vật liệu xuất kho chủ

yếu dùng để chờ mang đi gia công , một số dùng cho chế mẫu , sản xuất thử .
-

Hiện nay phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho đươc Công ty áp

dụng là phương pháp bình quân gia quyền :
Trị giá thực tế nguyên vật = Số lượng NVL xuất kho x Đơn giá bình quân

3.1.3 Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty
a) Thủ tục hạch toán NVL tại công ty
-

Vật tư tại công ty được sử dụng chủ yếu theo hình thức căn cứ vào khối
lượng công việc được giao khoán và tiến độ thi công. Do đó, Công ty
không mua vật tư về dự trữ tại các kho mà thi công đến đâu mua nguyên
vật liệu đến đó nên tiết kiệm được chi phí về trông coi vật tư vừa đảm
bảo được tiến độ thi công lại tránh lãng phí mất vật tư.

-

Đồng thời, nó không những làm tăng vòng chu chuyển vốn trong hoạt
động sản xuất kinh doanh mà còn làm tăng trách nhiệm của nhân viên
quản lý công trình trong việc sử dụng số vật tư theo đúng mục đích và
hạng mức tiêu hao.


-

Công ty giao quyền cho các xí nghiệp mua những vật tư có khối lượng
lớn gần khu vực thi công như thế sẽ giảm được chi phí vận chuyển nếu
để công ty mua và cấp cho các đơn vị thi công.


×