Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

11 Hoàng Văn Dưỡng, Hoàng Minh Bắc KYHT 20 năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.83 KB, 7 trang )

QUẢN LÝ BẢN QUYỀN SỐ TRONG XÂY DỰNG THƯ VIỆN SỐ
ThS. Hoàng Văn Dưỡng *
Hoàng Minh Bắc**
Tóm tắt: Bài viết nêu những nội dung của Quản lý bản quyền số - Digital Rights
Management (DRM); vấn đề cần quan tâm đối DRM trong quá trình xây dựng thư viện
số; nhấn mạnh việc áp dụng DRM trong quản lý bản quyền số đối với các tài liệu số, các
bộ sưu tập số trong các thư viện..
Từ khóa: Bản quyền số; Quản lý Bản quyền số; Thư viện số;Quản lý bản quyền số thư
viện.
Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư –FIR
(Fourth Industrial Revolution). FIR đã bắt đầu vào thời điểm chuyển giao sang thế kỷ này
và xây dựng dựa trên cuộc cách mạng số. Các công nghệ số với phần cứng máy tính, phần
mềm và hệ thống mạng đang trở nên ngày càng phức tạp hơn, được tích hợp nhiều hơn và
vì vậy đang làm biến đổi xã hội và nền kinh tế toàn cầu. Đây là xu hướng kết hợp giữa
các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối Internet (IoT) và các hệ thống kết nối Internet
(IoS) [5].
Các thư viện đang trong quá trình chuyển đổi, chuyển đổi nhanh từ thư viện truyền
thống sang thư viện số nhằm đáp ứng tốt nhu cầu người dùng tin.. Với khả năng vượt trội
như lưu trữ khối lượng lớn tài nguyên thông tin; lưu trữ và chuyển giao tài nguyên thông
tin bằng nhiều phương tiện khác nhau; tính linh hoạt và khả năng cung cấp dịch vụ thông
tin không bị giới hạn về không gian, thời gian. Tuy nhiên, vấn đề quản lý bản quyền số
trong thư viện số (TVS) khiến cho các thư viện đứng trước những thách thức không nhỏ
trong quá trình xây dựng và vận hành TVS.
Từ việc nghiên cứu vấn đề quản lý bản quyền số (kiểm soát và bảo vệ quyền sở hữu tài
sản trí tuệ số) nói chung và áp dụng quản lý bản quyền số trong xây dựng TVS, mục đích
của bài viết này nhằm trao đổi vấn đề trong quản lý bản quyền số khi xây dựng TVS.
1. Vấn đề quản lý bản quyền số
Quản lý bản quyền số
Quản lý bản quyền số - Digital Rights Management (DRM) là liên quan đến việc kiểm
soát và bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ số (nội dung) bao gồm eDocument, eBook,
Picture, Music, Film, Software, Game … lưu hành trên môi trường Internet. DRM hạn


chế những gì người dùng có thể làm với nội dung này cho dù họ là chủ sở hữu. [2].

*

Phòng Hành chính-Tổ chức, Trung tâm Thông tin –Thư viện, ĐHQGHN.
**Phòng Hành chính-Tổ chức, Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN.


DRM giúp kiểm soát tài sản số bằng cách hạn chế số lượng sao chép, thời gian sử
dụng nội dung số, số lượng lần xem, không cho in, không cho sao chụp từ màn hình...
DRM sẽ xáo trộn thông tin trong file để người sử dụng không thể đọc được trừ khi có
khóa mã hợp pháp. Các file đã "gắn" DRM có thể được gửi qua internet nhưng trở nên vô
dụng với những ai không trả tiền mua chúng. [1].
Dựa vào DRM, các hãng sản xuất và phân phối nội dung số có thể cho phép số lượng
thiết bị, loại thiết bị mà người dùng sử dụng để truy cập sản phẩm của họ, cũng như thời
gian, số lần đọc nội dung. Họ đồng thời cũng ngăn cản được việc cố tình in ấn, sao chép
và chia sẻ nội dung số của họ khi chưa được phép.
Khi mua một nội dung số, người mua không thực sự sở hữu nội dung số đó, mà thực
chất người mua chỉ mua giấy phép sử dụng nội dung đó. Người mua cũng không được
quyền phân phối hay chỉnh sửa nội dung số đó. Khác với tài liệu giấy, trong trường hợp
này, thực sự không thể chỉnh sửa hay sao chép nội dung số, cho dù người sử dụng cố ý
muốn làm vậy. Đó là nhờ công nghệ Quản lý bản quyền số - Digital Rights Management
(DRM)..
Việc loại bỏ công nghệ DRM khỏi nội dung số là vi phạm điều khoản sử dụng giữa
người dùng và nhà cung cấp. Thông thường, các nhà cung cấp nội dung số như Amazon
hay Barnes and Noble sẽ cho phép người dùng lưu trữ sách, video mà người dùng đã mua
lên "đám mây" để có thể tải nó về sau, nhưng thường thì nhà cung cấp sẽ giới hạn chỉ cho
phép người dùng làm điều đó trên các ứng dụng hay thiết bị độc quyền như máy đọc sách
điện tử (e-reader) Kindle PaperWhite và GlowLight ...
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ giúp tốc độ đường truyền internet tăng không

ngừng, sự phổ biến của mạng chia sẻ ngang hàng (peer-to-peer), công nghệ rip game,
phim, nhạc ngày càng tiện lợi và dễ dàng hơn... tất cả những yếu tố này khiến nạn vi
phạm bản quyền và tải lậu nội dung số ngày càng diễn ra phổ biến hơn. Do đó, các công
ty sử dụng DRM đầu tiên là các công ty sản xuất nội dung số, như các xưởng phim, hãng
thu âm, các hiệu sách, thư viện trực tuyến và các hãng game,...
Một hệ thống quản lý bản quyền số gồm các thành phần cơ bản sau: nhà cung cấp nội
dung, các kênh phân phối nội dung, máy chủ bản quyền, trung tâm xác thực, phần mềm
trình diễn (player), người dùng và các file với các định dạng khác nhau
Tại sao cần bảo vệ bản quyền nội dung số bằng DRM ?
Tại Việt Nam, hệ thống pháp luật về bản quyền hiện nay bao gồm: (1) Các công ước
quốc tế về bản quyền và quyền liên quan mà Việt Nam là thành viên; (2) Các hiệp định
(đa phương và song phương) mà Việt Nam tham gia ký kết; (3) Hệ thống văn bản pháp
luật về bản quyền SHTT.
Về các công ước quốc tế về bản quyền và quyền liên quan hiện nay Việt Nam tham gia
có thể kể tới công ước Berne (tên gọi tắt của công ước về bảo hộ các tác phẩm khoa học,
văn học, nghệ thuật). Về hiệp định, có thể kể đến hiệp định TRIPs được ký kết ngày 15


tháng 12 năm 1993 có giá trị ràng buộc đối với tất cả các thành viên của WTO mà Việt
Nam là thành viên từ năm 2007. Về văn bản pháp luật về bản quyền được quy định tại
Bộ luật Dân sự 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 2009 và văn bản pháp qui số 05 2013 TTBKHCN “Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01 2007 TT-BKHCN
ngày 14 02 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103 2006 NĐ-CP qui định chi tiết một
số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông
tư số 13 2010 TT-BKHCN ngày 30 7 2010 và Thông tư 18 2011 TT-BKHCN ngày
22 7 2011” bởi Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 20 02 2013...
Mặc dù đã có văn bản pháp qui nhưng vấn đề nhận thức và tuân thủ luật về quyền sở
hữu trí tuệ nói chung và đối với lĩnh vực nội dung số nói riêng của nhà kinh doanh nội
dung số (Content Business) và người sử dụng trên Internet chưa cao và hiệu quả. Từ năm
2007 đến nay, cơ quan quản lý đã xử phạt hành chính nhiều doanh nghiệp vi phạm bản
quyền phần mềm, dịch vụ nội dung số trên máy tính1 nhưng tình hình không mấy cải

thiện. Một trong những lý do mà tác giả của sản phẩm nội dung số hay nhà kinh doanh
dịch vụ nội dung số không khởi kiện là vì để khởi kiện, họ phải thu thập tất cả các chứng
cứ vi phạm bản quyền SHTT nội dung số như thời gian bị xâm phạm, số lượng bản sao vi
phạm, giá trị tổn thất và các thủ tục khởi kiện tốn nhiều công sức, tiền của nhưng kết quả
nếu được đền bù không đáng gì so với chi phí và thời gian để theo đuổi kiện tụng, cũng
như để có thể bù đắp cho sự tổn thất về doanh thu. Chính vì sự xâm phạm mà các giải
pháp công nghệ quản lý bản quyền nội dung số đã ra đời để bảo vệ bản quyền SHTT lưu
hành trên môi trường Internet. Điều này được rất nhiều người dùng và nhà kinh doanh nội
dung số quan tâm và xem như giải pháp cứu cánh hiệu quả bên cạnh việc áp dụng đến vấn
đề pháp lý. [3].
2. Áp dụng DRM trong thư viện số
Hiện nay, có hai ngành chính về nội dung số đang được đề cập đến nhiều là: công
nghiệp nội dung số và dịch vụ nội dung số. Các dịch vụ nội dung số hiện đang nổi lên là
các sản phẩm về giáo dục (e-learning, e-trainning,…); các dịch vụ điện tử về y tế (dữ liệu
điện tử theo dõi bệnh án,…); các dịch vụ qua mạng (cả hữu tuyến và vô tuyến) về thông
tin kinh tế xã hội, về tài chính, ngân hàng, chứng khoán; và đặc biệt là các sản phẩm về
dịch vụ cung cấp, trao đổi thông tin (thư viện số, các kho dữ liệu,…)
1

Theo báo cáo của Google, gã khổng lồ tìm kiếm hiện phải xử lí hơn 2 triệu yêu cầu gỡ bỏ liên kết vi phạm từ các
kết quả hiển thị mỗi ngày. Theo TorrentFreak thì trong tháng, Google nhận được tới 65 triệu yêu cầu gỡ bỏ từ 5609
đơn vị nắm giữa bản quyền trên toàn thế giới, đây là một con số quá lớn, tương đương 1500 yêu cầu phút. Một trong
những đơn vị nắm giữ bản quyền gửi yêu cầu nhiều nhất là Degban, British Recorded Music Industry (BPI) và
Recording Industry Association of America (RIAA) [7]..
Theo số liệu thống kê của Công ty Nghiên cứu thị trường IDC (Mỹ), tỷ lệ vi phạm bản quyền của Việt Nam hiện nay
là 90%, nằm trong top 10 quốc gia có vi phạm bản quyền cao nhất. Tình trạng này rất phổ biến kể cả các cơ quan
Nhà nước. Bà Đoàn Thị Lam Luyến – Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam (VIETTRO)
cho biết, thời gian qua VIETTRO đã phát hiện trên dưới 20 triệu người thường xuyên sao chụp các tác phẩm dưới
dạng xuất bản phẩm mà không xin phép và không trả tiền thù lao cho người nắm giữ quyền. VIETTRO cũng phát
hiện trên 100 website khai thác, sử dụng trái phép nội dung dưới dạng số hóa.



. Có nhiều yếu tố cấu thành một thư viện số vì vậy khi tiến hành xây dựng thư viện số
các thư viện và trung tâm thông tin cần phải quan tâm đến nhiều vấn đề khác nhau, trong
đó những yếu tố cơ bản: Tài liệu số các bộ sưu tập số; Hạ tầng công nghệ thông tin;
Người dùng tin số; Nhân lực số. Vấn đề trọng tâm và cần giải quyết đầu tiên trong xây
dựng thư viện số đó là tạo lập và phát triển các bộ sưu tập số đặc biệt là các bộ sưu tập
“nội sinh” trên cơ sở số hóa tài liệu của chính cơ quan thông tin thư viện. Hiện nay để xây
dựng các bộ sưu tập số các thư viện thường tiến hành theo các cách sau:
-Tự số hóa nguồn tài liệu giấy của thư viện. Tức là chuyển tài liệu hiện có sang dạng
số bằng phương pháp quét, chụp rồi nhận dạng ký tự...
- Bổ sung nguồn tin điện tử thông qua việc mua, trao đổi tài liệu điện tử đang được xuất
bản hoặc lưu hành.
- Xây dựng các liên kết (tạo khả năng truy cập) đến các nguồn tài liệu trên Internet
đặc biệt là nguồn của các cơ quan có cùng diện chuyên đề bao quát [5].
Vấn đề khiến những nhà quản lý thư viện hiện nay quan tâm trong việc tạo lập bộ sưu
tập số không phải là cách thức, phương pháp tạo lập mà là giải pháp để việc thu thập, tạo
lập, khai thác các bộ sưu tập số không bị vi phạm luật quyền tác giả, cũng như các giải
pháp công nghệ quản lý bản quyền các bộ sưu tập số mà do chính các cơ quan thông tin
thư viện xây dựng mà có thể thư viện là nạn nhân.
Thực hiện DRM đối với các bộ sưu tập số tại các thư viện sẽ tập trung hơn vào tài
liệu nội sinh, bởi lẽ tài liệu nội sinh do chính các thư viện thu thập, quản lý và tổ chức
khai thác. Đối với nguồn tin điện tử do thư viện bổ sung, trao đổi và các liên kết (tạo khả
năng truy cập) có thể hoặc đã được các nhà cung cấp, sản xuất nguồn tin điện tử, cơ sở dữ
liệu có giải pháp DRM.
Theo TS. Phạm Huy Hoàng, hiện có hai giải pháp DRM: giải pháp quản lý quyền sở
hữu nội dung số (DRM) truyền thống và giải pháp DRM trên nền tảng công nghệ điện
toán đám mây. Đối với giải pháp DRM truyền thống các sản phẩm (eDocument, eBook,
picture, music, film, softwarem, game …) sẽ được mã hóa khi đưa vào lưu trữ trong máy
chủ quản lý dữ liệu (File Server). Đối với giải pháp DRM trên nền tảng công nghệ điện

toán đám mây, là sự cải tiến từ mô hình truyền thống bằng cách chuyển đổi các máy chủ
quản lý nội dung (Content Server), máy chủ quản lý bản quyền (Lisence Server) và máy
chủ quản lý khóa mã (Key Server) của nhà kinh doanh nội dung lên trên dịch vụ đám
mây riêng (Private Cloud) của nhà cung cấp dịch vụ đám mây (Cloud Service Provider).
[3].
Về mặt khoa học công nghệ, một số công ty chuyên ngành DRM đã nghiên cứu ngôn
ngữ chuẩn mới XRML (Extensite Right Markup Language) đi kèm với nội dung cung cấp
để bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ Extensite Right Markup Language (XRML).
Thư viện số với kho dữ liệu thuộc nhóm dịch vụ nội dung số, áp dụng các giải pháp
DRM truyền thống và DRM trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây là cần thiết và


hữu dụng. Các thư viện có thể áp dụng giải pháp DRM truyền thống, khi xây dựng thư
viện số các các thư viện cung cấp, phục vụ các bộ sưu tập số tài liệu số với một số các
tính năng hạn chế quyền sử dụng của người dùng như: (i) chỉ có thể sử dụng trong thời
gian được quy định trước, người dùng đăng ký sử dụng theo ngày, tuần, tháng, năm; ii)
chỉ cho in ấn một phần hoặc cấm không cho in ấn; iii) Ngăn chặn việc chỉnh sửa, bổ sung,
chỉ cho phép trình diễn và không cho phép chỉnh sửa, sao lưu sản phẩm nội dung số; iv)
Ngăn chặn việc sao chép. Ngay cả việc nếu người dùng sao chép dữ liệu này sang một
thiết bị khác, cho dù có dùng đúng phần mềm của nhà kinh doanh nội dung số (Content
Business) đi chăng nữa cũng không thể trình diễn được sản phẩm nội dung số đó.
Đánh dấu số (Digital Watermarking) cũng là giải pháp thư viện quan tâm để thực
hiện DRM. Đánh dấu số là một dạng Strganography (kỹ thuật giấu tin), trong đó bản
quyền số và thông tin nguồn được giấu ngay trong tập tin tài liệu,. Kỹ thuật này không
nhằm chống lại việc sao chép lậu hay khống chế việc sử dụng nhưng lại cho phép các thư
viện chứng minh tác giả và lần theo dấu vết của các bản sao để tìm ra người sở hữu ban
đầu.
Giải pháp đơn giản khác mà các thư viện thường áp dụng là phá ký tự để không cho
copy – dán đối với tài liệu số.
Một vấn đề khiến cho các thư viện đang phải đối mặt, giải quyết hiện nay đó là, một

mặt các thư viện hiểu rằng cần thực hiện các phương thức, giải pháp công nghệ, cùng với
các sản phẩm, dịch vụ thông tin tiện ích giúp cho mọi người dùng được tiếp cận dễ dàng,
nhanh chóng, thuận tiện tới các tài liệu số các bộ sưu tập số; mặt khác các thư viện thực
hiện các “rào cản” để bảo vệ được file tài liệu khỏi việc in ấn, sao chép nhân bản không
hợp pháp, dẫn đến có thể nảy sinh xung đột lợi ích với tác giả, nhà xuất bản hoặc các bên
giữ bản quyền và thiệt hại cho thư viện.
Áp dụng DRM đối với tài liệu/các bộ sưu tập trong thư viện số hiện nay tại các thư
viện:
Hiện nay, đa số để thực hiện DRM đối với tài nguyên số, các bộ sưu tập số các thư
viện thực hiện việc quản lý tài khoản người dùng, chỉ những người dùng đã đăng ký và
thuộc diện đối tượng phục vụ sẽ được cấp quyền khai thác mới được sử dụng, truy cập.
Đồng thời, các thư viện sẽ xây dựng chính sách truy cập cho các đối tượng được cấp
quyền khai thác.
+ Xây dựng chính sách truy cập tài nguyên có phân biệt phân quyền đối tượng: Đối
tượng được cấp tài khoản truy cập miễn phí; đối tượng cấp tài khoản truy cập có tính phí
đối với tài liệu có bản quyền; đối tượng không được cấp tài khoản chỉ xem thông tin thư
mục về tài liệu. Quản lý thông qua các phần mềm quản lý tài nguyên số. Hệ thống phần
mềm có khả năng kiểm soát việc đọc hay tải về tài liệu của người dùng ở các mức độ
khác nhau, việc kiểm soát có thể thực hiện theo các cách thức sau:


- Có thể xác thực thông qua LDAP (Lightweight Directory Access Protocol) ở tầng
các bộ sưu tập số.
- Giới hạn truy cập theo địa chỉ IP (Internet Protocol).
- Từng tài liệu có thể được gán mật khẩu để giới hạn việc tải tài liệu về máy.
- Các tài liệu hoặc các bộ sưu tập có thế được giới hạn đối với người dùng công
cộng.
+ Các giải pháp quản lý quyền sở hữu nội dung số (DRM) truyền thống mà thư viện có
thể áp dụng đối với các bộ sưu tập tài liệu số gồm:
- Đánh dấu số (Digital Watermarking), là một thuật ngữ dùng để diễn tả cách “đánh

dấu” trên tài liệu số của thư viện. Đánh dấu số cho biết “thương hiệu” của thư viện hay
thông tin về bản quyền.
- Không cho copy tải tài liệu (No copy); không cho in tài liệu (No Print)
- Chỉ được đọc một phần của tài liệu (đối với những tài liệu phải trả phí).
- Đọc toàn bộ nội dung trên web-based interface (đối với những tài liệu miễn phí
hoặc tài liệu trả phí).
- Không cho phép chụp màn hình.
- Được phép đọc, tải về nhưng tài liệu tải về sẽ tự hủy trong khoảng thời gian nhất
định.
- Hạn chế số lần mở file.
- Hạn chế số lần tải về (download)
- Hạn chế dung lượng tải về.
- Hạn chế thời gian truy cập.
Ngoài ra, các thư viện có thể kết hợp với các nhà cung cấp phần mềm đề xuất, triển
khai, ứng dụng các giải pháp kiểm soát bản quyền số trên nền tảng điện toán đám mây.
Giải pháp DRM sẽ cất giữ các khóa mã (Encryption Decryption Keys) và các bản quyền
(Lisences) tại các máy chủ đặt trong đám mây riêng, các máy chủ này trao đổi thông tin
có mã hóa với nhau và chỉ tồn tại bên trong đám mây riêng để đảm bảo tính bảo mật, để
bảo vệ quyền sở hữu của tác giả (Content Provider), của nhà kinh doanh nội dung số
(Content Business) và quyền sử dụng của người trả tiền mua nội dung số (Right User) ở
mức độ cao nhất. Các giải pháp phần mềm xuất bản điện tử2 hoặc các nhà kinh doanh nội
dung số 3 cung cấp giải pháp DRM chuyên dụng cho thư viện để bảo vệ bản quyền SHTT
tài liệu số trên môi trường số.

2

Giải pháp phần mềm xuất bản điện tử là cung cấp công cụ tin học hóa toàn bộ chu trình từ biên tập, đóng gói, mã
hóa sách điện tử (ebooks) tới quản trị và vận hành kho sách điện tử trực tuyến và các ứng dụng (apps) đọc sách trên
các hệ điều hành phổ dụng cho cả PC và thiết bị di động (Windows, Android, iOS).
3

Tại Việt Nam, công ty TNHH Sách điện tử trẻ YBOOK cung cấp giải pháp YBOOK DRM cho nhà kinh do anh nội
dung số (Content Business) có thể bảo vệ sản phẩm ebook lưu hành trên Internet.


Kết luận
Trong bối cảnh kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối Internet
(IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS), hệ thống các cơ quan thông tin – thư viện
không là ngoại lệ. Xây dựng và phát triển thư viện số là xu hướng tất yếu trong sự phát
triển chung; quản lý bản quyền số các tài liệu số, bộ sưu tập số là nhiệm vụ mới đối với
các thư viện. Để đóng vai trò trong nhóm cung cấp dịch vụ nội dung số trong bối cảnh hội
nhập, liên kết, chia sẻ thông tin; các thư viện cần chuẩn bị đầy đủ các yếu tố để sẵn sàng;
trong đó các vấn đề bản quyền nói chung và vấn đề DRM đối với tài liệu số bộ sưu tập số.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. />&id=311:ng-dng-din-toan-dam-may-trong-vic-qun-ly-bn-quyn-ni-dungs&catid=54&Itemid=179
5. />6. />7. />8. Klaus Schwab, The Fourth Industrial Revolution, 2016



×