Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

DSpace at VNU: So sánh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên thế giới: Bài học kinh nghiệm và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.99 KB, 5 trang )

So sánh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên
thế giới: Bài học kinh nghiệm và hướng hoàn
thiện pháp luật Việt Nam
Vũ Thị Kiều Anh
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật Quốc tế; Mã số 60 38 01 08
Người hướng dẫn: TS. Vũ Đức Long
Năm bảo vệ: 2014

Keywords. Nuôi con nuôi; Pháp luật Việt Nam; Luật Quốc tế; Luật hôn nhân và gia
đình.

Content
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, trong đó nổi lên mối quan hệ chính, chủ yếu là trẻ em Việt
Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi đang trở thành mối quan tâm của các cấp, các ngành có liên
quan.
Nuôi con nuôi mang tính nhân đạo sâu sắc trong mối quan hệ giữa con người với con người. Đây
chính là giải pháp “nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được
nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình”
(Điều 2, Luật Nuôi con nuôi 2010 của Việt Nam) đã nêu rõ mục đích của nuôi con nuôi.
Trong sự phát triển chung của thế giới, việc Việt Nam đã hoàn thiện được Luật nuôi con nuôi năm
2010 là một cố gắng hết sức to lớn nhằm tạo ra khung pháp lý hoàn chỉnh về việc nuôi con nuôi trong mối quan
hệ tương quan với các nước trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa ngày 18/7/2011 Việt Nam đã phê chuẩn
Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và con nuôi quốc tế, Công ước này có hiệu lực từ ngày 01/02/2012.


Một lần nữa thể hiện quyết tâm to lớn của Việt Nam trong việc quốc tế hóa quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài.


Việc nghiên cứu và so sánh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam với pháp
luật của một số nước trên thế giới trong bối cảnh hiện nay giúp chúng ta có cái nhìn khách quan, tổng thể và toàn
diện hơn về pháp luật của Việt Nam. Với tình hình thực tế Luật Nuôi con nuôi mới có hiệu lực hơn hai năm và
việc thi hành còn gặp nhiều khó khăn do tư tưởng cũ muốn quay lại qui trình cũ đã gây nhiều áp lực cho các cơ
quan giải quyết việc nuôi con nuôi. Chính vì thế việc so sánh này có ý nghĩa nhất định để hoàn thiện hơn cơ chế
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trong quá trình thực hiện Luật Nuôi con nuôi 2010 trong
những năm tới cũng như việc tuân thủ Công ước Lahay 1993.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học pháp lý
nghiên cứu và bình luận. Thông qua các nghiên cứu này các nhà khoa học pháp lý đã phân tích và làm rõ các
chế định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên nhiều khía cạnh như dưới góc độ hôn nhân gia đình, dưới
góc độ bảo vệ quyền trẻ em và trước yêu cầu hội nhập quốc tế cũng như đáp ứng yêu cầu gia nhập Công ước
Lahay 1993. Tuy nhiên việc so sánh pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số
nước trên thế giới chưa được đề cập nhiều, chính vì vậy việc chọn đề tài này nhằm tìm hiểu một cách tổng thể
pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của một số nước trên thế giới để tìm ra những nội dung tương
đồng cũng như sự khác biệt trong pháp luật của các nước. Đồng thời so sánh với pháp luật Việt Nam nhằm làm
sáng tỏ hơn sự giống và khác nhau với các nước trên để chúng ta có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn với các
chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng tỏ các vấn đề sau:
- Tổng quan về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam theo Luật Nuôi con nuôi 2010.
- Tổng quan về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của một số nước trên thế giới như: Trung Quốc,
Ấn Độ, Guatemala, Nepan, đây là các nước tương đồng nhiều mặt với Việt Nam và cũng là các quốc gia đóng
vai trò là nước cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.
- So sánh việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và các nước trên nhằm tìm ra sự giống và khác
nhau. Phân tích sự khác biệt dựa trên yếu tố về văn hoá, lịch sử, tác động xã hội trong việc nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngoài.


- Tình hình việc ký kết các Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi của các quốc gia trên với Việt Nam cũng như

việc thực thi Công ước Lahay số 33 năm 1993 mà Việt Nam đã ký kết ngày 18/7/2011 (có hiệu lực thi hành từ
01/02/2012). Kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hài hoà hoá pháp luật về nuôi con nuôi đối với quá trình
gia nhập các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi nói chung và có yếu tố nước ngoài nói riêng.
- Rút ra những vấn đề cần học hỏi và việc hoàn thiện cơ chế thực hiện pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài.
4. Tính mới và đóng góp của luận văn
Luận văn đã so sánh sự giống và khác nhau giữa Luật Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
của Việt Nam và một số nước trên thế giới. Từ đó phân tích được những điểm tiến bộ và hạn chế của pháp luật
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện các cơ chế nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài trong thời gian tới tại Việt Nam.
Để thực hiện được mục đích trên, việc nghiên cứu tập trung vào một số vấn đề chính như sau:
- Phân tích pháp luật của Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
- Phân tích pháp luật của một số nước về nuôi con có yếu tố nước ngoài.
- So sánh với pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam và một số nước trên.
- Từ các vấn đề trên đưa ra các đề xuất để hoàn thiện chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
trong thời gian tới.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Dựa trên việc nghiên cứu phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Các vấn đề mang tính
khoa học về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế mà Việt
Nam gia nhập, ký kết.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm: Phần mở đầu, nội dung, kết luận, các phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Phần
nội dung bao gồm 4 chương, như sau:
- Chương 1:Tổng quan về pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
- Chương 2:Tình hình ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi của Việt Nam
- Chương 3: Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của một số nước trên thế giới, so sánh với pháp luật
Việt Nam


- Chương 4: Bài học kinh nghiệm và hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước

ngoài
- Kết luận

Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt
1. Báo cáo thống kê số trẻ em được nhận làm con nuôi nước ngoài năm 1990-2000 của Cục
Con nuôi, Bộ Tư pháp
2. Báo cáo thống kê số trẻ em được nhận làm con nuôi nước ngoài năm 2001-2012 của Cục
Con nuôi, Bộ Tư pháp
3. Báo cáo thống kê số trẻ em được nhận làm con nuôi nước ngoài năm 1998-2003 của Cục
Con nuôi, Bộ Tư pháp
4. Báo cáo số liệu trẻ em được nhân làm con nuôi của Cục Con nuôi 1999-2012

II. Website
5. www.moj.gov.vn
6. www.moj.gov.vn
7. www.mofa.gov.vn
8. />
about-a-

9. />10. />11. />12.
13. />14. />

15.
16. />17. />18. />19. />20. />21. />22.
/>23. />24.
/>25. />



×