Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

báo cáo thực tập THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ VỚI TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.17 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
Năm 2012: Khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính và bước ến mới về chất của hoạt động
đầu tư ra nước ngoài 6
2.2 MỞ RỘNG, PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ 24
2.3. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ, ƯU ĐÃI CỦA NHÀ NƯỚC 25
2.3.1 Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư 25
2.3.2 Chính sách ưu đãi về thuế 25
2.4 THỰC HIỆN CÁC HIỆP ĐỊNH, THỎA THUẬN SONG PHƯƠNG, ĐA PHƯƠNG 26
2.5 VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI HỐI 26
2.6 VỀ ĐÀO TẠO LAO ĐỘNG 26
Lực lượng lao động tại một số nước sở tại (Lào và Campuchia còn hạn chế, trình độ chuyên môn
thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng. Do
đó, doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải đưa lao động từ Việt Nam sang với số lượng lớn để làm
việc hoặc đưa các lao động người Lào về Việt Nam để đào tạo. Do đó, kiến nghị chính phủ có cơ
chế,chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sang Lào, Campuchia đào tạo các lao động
người Lào, Campuchia hoặc đào tạo các lao động Việt Nam sang làm việc tại Lào, Campuchia 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA
VIỆT NAM VÀ LIÊN HỆ THỰC TẾ VỚI TẬP ĐOÀN VIỄN
THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL
1.1 CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP RA NƯỚC NGOÀI
Bên cạnh việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý, chính sách
về đầu tư ra nước ngoài, một trong những giải pháp được Thủ tướng đặc biệt lưu
ý là cải tiến thủ tục hành chính, mở rộng diện dự án đăng ký, giảm sự can thiệp
bằng các biện pháp hành chính ngay cả đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước,
tăng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.
Ngoài các thị trường truyền thống như Lào, Campuchia, các nước trong
khu vực, Liên bang Nga, các nhà đầu tư còn được khuyến khích đầu tư sang
những địa điểm mới như Mỹ Latinh, Đông Âu, châu Phi dựa trên cơ sở lợi thế


so sánh và thực lực của các thành phần kinh tế trong nước.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng danh mục các địa bàn
trọng điểm khuyến khích đầu tư ra nước ngoài cùng chính sách ưu đãi và chế độ
hỗ trợ đi kèm. Bộ này cũng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây
dựng các chương trình xúc tiến đầu tư ra nước ngoài phù hợp với đặc thù của
từng địa bàn, đưa nội dung xúc tiến đầu tư ra nước ngoài thành một nội dung
của chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia.
Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ xây dựng, ban hành cơ chế ưu đãi, hỗ trợ
về tài chính, tín dụng đầu tư đối với các doanh nghiệp Việt Nam và các dự án
đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm.
Hàng năm sẽ tổ chức gặp mặt các nhà đầu tư Việt Nam tại nước sở tại,
đồng thời hỗ trợ thành lập Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam nhằm phát triển đầu
tư của doanh nhân người Việt ở nước sở tại.
Chính sách thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhằm tạo điều kiện
thuận lợi và định hướng cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài
đạt hiệu quả, an toàn và đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh
1
nghiệp.
1.2 CÁC LĨNH VỰC KHUYẾN KHÍCH VÀ HẠN CHẾ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
1.2.1 Lĩnh vực khuyến khích đầu tư ra nước ngoài
-Các dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng, sản xuất điện
năng, khai thác tài nguyên thiên nhiên, trong đó đặc biệt chú trọng các lĩnh vực
thăm dò khai thác dầu khí, khoáng sản và lĩnh vực trồng cây công nghiệp.
-Khuyến khích và hỗ trợ các dự án đầu tư ra nước ngoài đáp ứng được các
yêu cầu trong nước về nguyên liệu phục vụ sản xuất, khuyến khích các tổ chức
kinh tế tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với những lĩnh vực xuất khẩu
nhiều lao động; phát huy có hiệu quả các ngành, nghề truyền thống của Việt
Nam; mở rộng thị trường khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu
tư; tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ.

1.2.2 Lĩnh vực hạn chế đầu tư ra nước ngoài
Nhà nước Việt Nam không cấp phép đầu tư ra nước ngoài đối với những
dự án gây phương hại đến bí mật, an ninh quốc gia, quốc phòng, lịch sử, văn
hóa, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
1.3 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
1.3.1 Số lượng dự án và vốn đăng ký đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của Việt Nam
Nhìn lại hành trình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam có thể chia
làm 3 giai đoạn chủ yếu sau:
Giai đoạn 1 từ 1989 đến 1998: đầu tư còn nhỏ lẻ và manh mún
Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư 18 dự án ra nước ngoài với tổng vốn
đăng ký đạt trên 13,6 triệu USD, quy mô bình quân đạt 0.76 triệu USD. Việc
đầu tư vốn ra nước ngoài trong giai đoạn này chủ yếu xuất phát từ nhu cầu nội
địa của doanh nghiệp. Nguyên nhân là do đầu những năm 1990, lượng vốn FDI
vào Việt Nam ngày càng gia tăng, nhất là trong lĩnh vực dệt may, nên lượng
quota hàng năm không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Bên cạnh đó, chính sách
“đóng cửa rừng”, cấm khai thác đánh bắt gần bờ để bảo vệ tài nguyên môi
trường cũng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số ngành công
nghiệp chế biến hàng tiêu dùng. Vì vậy nhằm bù đắp những thiếu hụt trên, một
số doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển địa bàn hoạt động sang một số nước láng
2
giềng. Các doanh nghiệp đi tiên phong trong hoạt động này là một số doanh
nghiệp tư nhân của những địa phương có chung đường biên giới với hai nước
ban Lào và Campuchia trên cơ sở hợp tác song phương giữa chính quyền địa
phương hai nước.
Giai đoạn 2 từ 1999 đến 2005: đầu tư có sự thay đổi lớn về chất và lượng
Việt Nam có thêm 131 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký
đạt trên 559,89 triệu USD, tăng gấp 7 lần về số dự án và gấp 40 lần về vốn đăng
ký so với giai đoạn 1989 - 1998; quy mô bình quân vốn đăng ký/dự án cũng cao
hơn hẳn, đạt 4,27 triệu USD/dự án.

Bảng 1.1: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1999-
2005(chỉ tính đối với các dự án còn hiệu lực)
(Đơn vị: triệu USD)
Năm Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện
1999 10 12,338 0.139
2000 15 7,165 1,231
2001 13 7,696 2,622
2002 15 191,46 37,619
2003 24 62,391 8,743
2004 17 12,463 4,762
2005 37 437,905 4,853
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Biểu đồ 1.1: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1999-
2005 (chỉ tính đối với các dự án còn hiệu lực)
(Đơn vị: triệu USD)
3

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Giai đoạn 3: Từ 2006 đến nay: Suy thoái kinh tế toàn cầu và nỗ lực của
nhà đầu tư
Bảng 1.2: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2006-2012
(đơn vị: triệu USD)
Năm
Số dự án
(cấp mới)
Tổng vốn
đăng kí
Tổng vốn
thực hiện
Vốn thực

hiện /dự án
Vốn đăng
kí / dự án
2006 36 349,106 0,2055 0,0057 0,39
2007 80 911,82 0,110 0,0014 11,4
2008 103 2 386 596 5,78 23,167
2009 457 7 200 2440 5.339 15,755
2010 107 2 926 900 8.411 27,351
2011 75 2 120 950 12,667 28,275
2012 84 1 414 1200 14, 286 16,843
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư
Biểu đồ 1.2: Vốn đăng ký và vốn thực hiện của Việt Nam giai đoạn 2006-2012
(đơn vị: triệu USD)
4
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư
Năm 2006, 2007: Vốn thực hiện giảm sút mạnh mẽ.
Nếu như năm 2005 vốn thực hiện đạt 4,853 triệu USD thì đến năm 2006,
2007 chỉ còn 0,2055 và 0,11 triệu USD. Đây là một khoảng cách lớn so với tổng
vốn đăng ký và kinh tế Việt Nam bước đầu chịu ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế thế giới.
Năm 2008, 2009: Tăng nhanh về số lượng dự án đầu tư dù trong bối cảnh
nền kinh tế toàn cầu khó khăn
Năm 2008, cả vốn đăng ký và vốn thực hiện đều có chuyển biến tích cực so
với 2 năm trước. Đặc biệt trong năm 2009, do tác động của suy thoái kinh tế
toàn cầu, nên kế hoạch đầu tư ban đầu có sự điều chỉnh giảm với số vốn dự kiến
vào khoảng 2,8 tỷ USD. Nhưng thực tế đã không diễn ra theo đúng kịch bản của
cơ quan dự báo khi các doanh nghiệp Việt Nam lại coi đây là cơ hội để mở rộng
thị trường và tìm kiếm địa bàn đầu tư mới. Kết quả là năm 2009, vốn đầu tư ra
nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đạt 7,2 tỷ USD cho 457 dự án bao
gồm cả cấp mới và tăng vốn tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, bằng 143%

kế hoạch và bằng 214% so với toàn bộ quá trình từ 1989 - 2008 xét về vốn. Đây
là kết quả khả quan trong bối cảnh luồng FDI toàn cầu có sự suy giảm mạnh
dưới tác động của khủng hoảng kinh tế kéo theo sự đổ vỡ của hàng loạt công ty.
5
Năm 2010: Sự cố gắng của các doanh nghiệp Việt Nam trong đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài
Năm 2010, số dự án đầu tư được cấp phép tuy giảm mạnh so với năm 2009
với chỉ 107 dự án và số vốn đăng ký cũng chỉ đạt 2,926 tỷ USD, gần bằng mức
của năm 2008, trong đó vốn thực hiện đạt khoảng 900 triệu USD. Nhưng đây
được xem là một cố gắng lớn của các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong bối
cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu đã thực sự đặt chúng ta trước những thách thức
lớn về phát triển do phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao và yêu cầu tái cấu
trúc nền kinh tế theo hướng bền vững và hiệu quả hơn chứ không chỉ dựa trên sự
gia tăng về vốn, hay nhân công giá rẻ.
Năm 2011, sự thay đổi tích cực trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Do thị trường quốc tế có tính cạnh tranh ngày càng lớn bởi sự tham gia của
ngày càng nhiều công ty nước ngoài, sự khan hiếm của một loạt các nguyên liệu
sản xuất đầu vào, cộng thêm chí phí vận chuyển đắt đỏ do giá xăng dầu biến
động khó lường và những hàng rào thuế quan (cả kỹ thuật và phi kỹ thuật) liên
tục được dựng lên; nên để tiếp cận thị trường một cách nhanh chóng và hiệu
quả, thì biện pháp FDI vẫn là lựa chọn hàng đầu của giới doanh nghiệp.
Trong cả năm 2011, Việt Nam đã cấp mới cho 75 dự án và điều chỉnh tăng
vốn cho 33 dự án, với số vốn đăng kí khoảng 2,12 tỷ USD, trong đó số vốn thực
hiện đạt khoảng 950 triệu. Dù số dự án đầu tư không tăng và số vốn đăng kí
giảm khá nhiều (từ 2,926 tỷ USD vào 2010 xuống chỉ còn 2,12 tỷ USD vào
2011) nhưng số vốn đầu tư thực hiện trung bình trên dự án đã tăng rõ rệt, với
năm 2010 là 8,411triệu USD/ dự án và năm 2011 là 12,667 triệu USD/dự án.
Từ đây có thể thấy rằng, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh
nghiệp Việt Nam đã không còn chỉ chú trọng đến tăng số lượng dự án, mà đã
quan tâm đến chất lượng cũng như quy mô dự án. Các dự án đầu tư trở nên có

trọng điểm, có kế hoạch, tập trung, ít nhỏ lẻ, phân tán hơn trước.
Năm 2012: Khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính và bước tiến
mới về chất của hoạt động đầu tư ra nước ngoài
Trong năm 2012, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, thị trường trở
nên khó khăn hơn, những bất lợi về điều kiện kinh tế vĩ mô cũng như bản thân
6
các doanh nghiệp khiến cho việc đầu tư ra nước ngoài gặp nhiều trở ngại.
Trong năm này, chỉ có 84 dự án được cấp giấy phép đầu tư với số vốn đăng
kí là khoảng 1,4 tỉ USD, trong đó có 1,2 tỉ vốn thực hiện.
Có thể thấy rằng số dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam 2012 đã giảm
khá rõ so với năm 2011, kéo theo đó là số vốn đầu tư cũng giảm. Tuy nhiên, số
vốn thực hiện khá lớn so với vốn đăng kí (1,2 tỷ USD được đăng kí, trong đó số
vốn đã giải ngân là khoảng 1,41 tỷ USD), cho thấy tốc độ thực hiện dự án đã
nhanh chóng hơn, các dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn nhanh hơn và sớm
có được lợi nhuận, độ trễ đầu tư của các dự án đã có thể giảm.
Bên cạnh đó, số vốn thực hiện tính trung bình trên mỗi dự án cũng tăng lên,
đến năm 2012 đạt 14, 286 triệu USD, càng cho thấy rõ xu hướng tập trung thực
hiện các dự án lớn của các nhà đầu tư Việt Nam, tránh đầu tư dàn trải, không có
trọng điểm và kém hiệu quả.
1.3.2 Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực
Biểu đồ 1.3: Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực lũy kế đến hết năm 2012
Nguồn: Tổng cục Thống kê
7
Bảng 1.3: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo lĩnh vực (hiệu lực lũy kế
đến 31/12/2012)
Số
DA
Vốn K
(Triệu USD)
TỔNG SỐ 726 13 023,2

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 77 1800,5
Khai khoáng 99 5298,0
Công nghiệp chế biến, chế tạo 120 567,9
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hoà không khí 9 1873,9
Cung cấp nước; hoạt động xử lý rác, nước thải 2 7,9
Xây dựng 28 32,0
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe
máy và xe có động cơ khác 155 187,5
Vận tải, kho bãi 17 110,9
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 26 80,8
Thông tin và truyền thông 37 923,9
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 30 569,7
Hoạt động kinh doanh bất động sản 31 222,4
Hoạt động chuyên môn, KH – CN 64 38,8
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 11 10,3
Giáo dục và đào tạo 3 2,1
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 5 45,1
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 5 1239,2
Hoạt động khác 7 3,3
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Tính đến hết năm 2012 thì số vốn đăng ký vẫn tập trung nhiều vào các
ngành nghề truyền thống như nông lâm nghiệp và khai khoáng còn hoạt động
dịch vụ, truyền thông và tài chính ngân hàng bảo hiểm vẫn giữ vị trí khá khiêm
tốn trong bảng xếp hạng. Tuy nhiên, tính riêng trong năm 2010, 2012 thì bảng
xếp hạng lại có sự thay đổi lớn. Khai khoáng vẫn giữ vị trí đầu bảng nhưng lĩnh
vực tài chính ngân hàng bảo hiểm lại vươn lên vị trí thứ 2 chiếm 11.57%. Nông
lâm, thủy sản lại giảm xuống còn 11.3% so với 13.83% lũy kế đến hết năm
2012. Điều này chứng tỏ xu hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
cũng giống với xu thế đầu tư của thế giới trong bối cảnh hiện nay.

8
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực năm 2010 (đơn vị: %)
Nguồn: Theo số liệu cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Biểu đồ 1.5: Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực năm 2012 (đơn vị: %)
Nguồn: Theo số liệu cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Lĩnh vực khai khoáng, trong đó chủ yếu là khai thác dầu khí, chiếm hơn
60% tổng số vốn đăng kí năm 2011, 2012 và chiếm 8/84 dự án đăng kí mới, 3/9
dự án được bổ sung vốn trong năm 2012. Có thể nói đây là lĩnh vực trọng điểm
trong đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài, với doanh nghiệp đi
đầu là là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than và
Khoáng sản.
9
Theo sau đó là các ngành Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và nông, lâm, thủy
sản với tỉ trọng khoảng 11,5%, kinh doanh bất động sản chiếm 4.23% tổng số vốn
đăng kí. Còn lại một số ngành khác được đầu tư nhỏ với tỉ trọng không đáng kể.
Từ đây có thể nhận xét rằng, các lĩnh vực mà các doanh nghiệp Việt Nam
đầu tư chủ yếu là trong lĩnh vực khai thác khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên.
Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đang là một hướng phát triển mới.
Công nghệ thông tin bưu chính viễn thông cũng là điểm sáng trong hoạt
động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam, tiêu biểu nhất là hoạt động
đầu tư của Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel).
1.3.3 Cơ cấu đầu tư theo vùng, lãnh thổ
Bên cạnh việc đẩy mạnh và duy trì hoạt động kinh doanh tại các địa bàn
truyền thống ở Lào, Campuchia, Nga và Angiêri, các doanh nghiệp Việt Nam đã
khai phá thành công một số thị trường mới có mức độ canh tranh và yêu cầu cao
về công nghệ, cũng như năng lực triển khai và quản lý dự án tại Mỹ, Nhật Bản,
Hồng Kông, Đài Loan - vốn đang được coi là địa chỉ của các nhà đầu tư hàng
đầu tại Việt Nam hiện nay, hay một số nước ở Mỹ Latinh như Venezuela, Cuba,
Peru và châu Phi và Trung Đông như Mozambique, Iran, Iraq,
Biểu đồ 1.6: Cơ cấu đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam theo vùng,

lãnh thổ lũy kế đến hết năm 2012 (đơn vị %)
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
10
Cho đến hết tháng 12/2012, tổng đầu tư trực tiếp của Việt Nam ở Lào là gần
3,6 tỉ đô-la với 210 dự án; ở Campuchia là gần 2,4 tỉ đô-la với 105 dự án. Hai quốc
gia này chiếm tỉ trọng hơn 50% trong tổng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt
Nam. Trong những năm vừa qua, Việt Nam luôn là một trong những nhà đầu tư lớn
nhất tại hai quốc gia này. Ngoài ra, Việt Nam cũng mở rộng đầu tư sang các quốc gia
khác trong lưu vực.
Tính riêng trong năm 2012, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào 25
quốc gia khác nhau trên thế giới, trong đó, số vốn đầu tư lớn nhất là dành cho 4
nước Peru, Lào, Campuchia và BritishVirginIslands, trong đó, Lào và
Campuchia là 2 nước quen thuộc mà Việt Nam đã đầu tư nhiều từ trước đến nay.
Bảng 1.4: Tổng hợp đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam theo đối tác
năm 2012 từ 1/1/2012 đến 31/12/2012
TT Quốc gia/vùng lãnh thổ
Số dự
án cấp
mới
Vốn đăng ký mới
của nhà đầu tư
Việt Nam (USD)
Số dự
án
tăng
vốn
Tăng vốn
của nhà đầu
tư Việt Nam
(USD)

Tổng vốn đầu tư
mới và tăng thêm
của nhà đầu tư
Việt Nam (USD)
1 Peru 3 828.110.000 - - 828.110.000
2 Lào 16 140.387.447 5 110.363.322 250.750.769
3 Campuchia 16 169.093.067 2 13.542.695 182.635.762
4 BritishVirginIslands 1 70.859.952 - - 70.859.952
5 CHLB ĐỨC 2 65.800.000 - - 65.800.000
6 Singapore 4 63.006.772 - - 63.006.772
7 Hoa Kỳ 16 44.970.819 1 200.000 45.170.819
8 Đông Timor 1 14.919.294 - - 14.919.294
9 Myanmar 2 5.650.000 1 8.147.000 13.797.000
10 Hàn Quốc 4 4.282.000 - - 4.282.000
11 Canada 2 2.030.000 - - 2.030.000
12 Australia 3 1.058.335 - - 1.058.335
13 Pháp 1 717.568 - - 717.568
14 Uzbekistan 1 630.000 - - 630.000
15 Trung Quốc 1 620.000 - - 620.000
16 Malaysia 2 450.000 - - 450.000
17 Liên bang Nga 1 441.000 - - 441.000
18 Brunei 1 300.000 - - 300.000
19 Nhật Bản 1 300.000 - - 300.000
20 Thái Lan 1 250.000 - - 250.000
21 Vương quốc Anh 1 200.000 - - 200.000
22 Cộng hòa Ghana 1 110.154 - - 110.154
11
23 TVQ ả rập thống nhất 1 110.154 - - 110.154
24 Bangladesh 1 100.000 - - 100.000
25 Mauritius 1 20.000 - - 20.000

Tổng số 84 1.414.416.562 9 132.253.017 1.546.669.579
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trong số này không thể không kể đến Peru với số vốn được nhà đầu tư Việt
Nam đăng kí là hơn 828 triệu USD với 3 dự án cấp mới. Đây có thể là đối tác
chiến lược mới của các doanh nghiệp Việt Nam vì các dự án đầu tư vào đây có
quy mô rất lớn, cho thấy kì vọng tốt của các Doanh nghiệp Việt Nam vào nước
này. Lào và Campuchia cũng vẫn là các đối tác lớn trong đầu tư ra nước ngoài
của Việt Nam.
Tuy nhiên, đối với một số quốc gia ở châu Mĩ và châu Âu (Hoa Kì, Đức,
Pháp, Anh, Canada…) hay thậm chí một số quốc gia láng giềng châu Á như
Nhật Bản, Hàn Quốc,… các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thể mở rộng đầu
tư nước ngoài lớn tại đây. Nguyên nhân chính là vì các quốc gia này tuy có
nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh nhưng tính cạnh
tranh lại rất khốc liệt. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn có chỗ đứng và phát
triển tại những quốc gia này phải tự mình nâng cao năng lực cạnh tranh, phát
huy thế mạnh của bản thân hơn nữa.
12
1.3.4 Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế đầu tư
Biểu đồ 1.7: Cơ cấu đầu tư theo thành phần kinh tế đầu tư giai đoạn
2008-2011
(Đơn vị: %)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Qua biểu đồ trên ta thấy,thành phần kinh tế nhà nước luôn dẫn đầu về vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài.Theo số liệu của 5 Tập đoàn Nhà nước có lượng vốn
đầu tư ra nước ngoài lớn là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn
Công nghiệp Than và Khoáng sản, Tập đoàn Công nghiệp Cao su, Tập đoàn
Viễn thông Quân đội và Tổng công ty Sông Đà cho thấy đến nay số vốn đã
chuyển ra nước ngoài của các doanh nghiệp này đến nay ước khoảng 1,35 tỷ
USD, chiếm 69,9% tổng số vốn đã chuyển ra đầu tư ra nước ngoài của các thành
phần kinh tế, nhưng hầu hết chưa có lợi nhuận.

1.3.5 Hiệu quả của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam
Theo Bộ Kế hoạch-Đầu tư, mặc dù tốc độ độ chuyển vốn ra nước ngoài
năm sau thường cao hơn năm trước nhưng tỷ suất lợi nhuận rất thấp, chỉ đạt
2,02% giai đoạn 1989-2010. Lợi nhuận chuyển về nước lũy kế đến năm 2012 là
430 tỷ USD gần bằng 11,3% so với vốn thực hiện là 3,8 tỷ USD.
13
Lĩnh vực dầu khí có số vốn chuyển ra nước ngoài lớn nhất với số tiền 1,03
tỷ USD, nhưng lợi nhuận chuyển về nước mới đạt 38,8 triệu USD.
Hiện tượng này cho thấy, dòng tiền đầu tư ra thì ngày càng lớn nhưng dòng tiền
chuyển về nước lại chưa tương xứng với những gì đã bỏ ra. Điều này làm cho
vốn trong nước bị chảy ra nước ngoài, tạo sức ép lên cán cân thanh toán vốn đã
bị thâm hụt rất lớn.
Đầu năm 2011, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phát đi công văn yêu cầu chủ
đầu tư của 516 dự án đầu tư ra nước ngoài báo cáo tình hình thực hiện và hoạt
động của dự án. Tuy nhiên, chỉ có 300 dự án thực hiện báo cáo, 149 dự án
không phản hồi và 69 dự án đã “bốc hơi”, không còn ở địa chỉ cũ. Trong đó, một
số dự án đã chuyển tiền ra nước ngoài nhưng không hoạt động, hoặc chấm dứt
hoạt động trước thời hạn mà không báo cáo. Từ đây cho thấy sự kém minh bạch
trong công tác quản lý các dự án cũng như các hạn chế trong hệ thống pháp lý
về đầu tư ra nước ngoài.
Đặc biệt, 60-70% khoản tiền chuyển ra ngoài là để phục vụ các dự án của
doanh nghiệp nhà nước. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ sử dụng vốn nhà nước
không hiệu quả, thất thoát vốn nhà nước, sử dụng vốn sai mục đích.
Bên cạnh đó một số doanh nghiệp đầu tư rất hiệu quả và đạt được nhiều
thành tựu đáng nể, điển hình là tập đoàn viễn thông quân đội Viettel.
1.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA
VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.4.1 Kết quả đạt được
Qua việc điểm lại kết quả hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, có thể
nhận định những thành công đạt được đó là:

Thứ nhất, hành lang pháp lý quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài ngày càng được hoàn thiện và đầy đủ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà
đầu tư Việt Nam tiến hành các hoạt động đầu tư. Kể từ khi có Nghị định chính
phủ về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài năm 1999 đến nay, cơ chế đã 2 lần sửa đổi
và hiện nay Nghị định 78/2006/ NĐ-CP ngày 9/8/2006 của chính phủ cũng đang
được xem xét, bổ sung và sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. Ban đầu, từ 18 dự
14
án đầu tư giai đoạn 1989-1998 lên đến 124 dự án giai đoạn 1999-2005 và đến
nay là hơn 500 dự án. Quy mô vốn cũng tăng đáng kể từ 0,76 triệu USD/dự án
lên đến 4.27 triệu USD/dự án và 16,843 triệu USD/dự án tương ứng với 3 giai
đoạn.
Thứ hai, tính đa dạng của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt
Nam thể hiện khá rõ nét: đa dạng về thị trường, về ngành đầu tư, về các thành
phần kinh tế tham gia đầu tư.
-Đa dạng về thị trường đầu tư: Việt Nam đầu tư ra 25 quốc gia trên thế giới
gồm cả quốc gia đang phát triển như Lào, Campuchia, Myanmar và phát triển
như Nhật Bản, Mỹ, các nước trong và ngoài khu vực ASEAN.
-Đa dạng về ngành đầu tư: đầu tư trong cả công nghiệp, nông nghiệp, dịch
vụ Trong đó nông, lâm nghiệp chiếm gần 16% lượng vốn đầu tư. Tuy nhiên
dịch vụ ngày càng trở nên thu hút đối với các nhà đầu tư, riêng trong năm 2012
lĩnh vực tài chính- ngân hàng-bảo hiểm đã lên tới tới 11.57%, lĩnh vực thông tin
và truyền thông chiếm 5,7% lượng vốn đầu tư. Khai khoáng vẫn dẫn đầu với
63% trong đó chủ yếu là dầu khí chiếm 8/84 dự án mới, 3/9 dự án bổ sung vốn
năm 2012.
-Đa dạng về thành phần kinh tế đầu tư: gồm cả doanh nghiệp quốc doanh,
khu vực FDI và khu vực tư nhân trong đó khu vực quốc doanh luôn đứng đầu về
lượng vốn đầu tư khoảng gần 40% giai đoạn 2008-2011 và hơn 69% lũy kế đến
năm 2012
Thứ ba, các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam đã góp phần
mang lại doanh thu ngoại tệ cho đất nước và nâng cao vị thế hình ảnh của Việt

Nam trên trường quốc tế. Tiêu biểu là một số dự án đầu tư thành công ở nước
ngoài trong lĩnh vực dầu khí, bưu chính viễn thông của các tập đoàn lớn, tổng
công ty lớn như Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP), tập đoàn
bưu chính viễn thông quân đội Viettel. Doanh thu của Vietel đã gấp 3 lần so với
VNPT, tốc độ tăng trưởng lớn. Riêng doanh thu từ đầu tư trực tiếp nước ngoài
đã có đóng góp ngày càng quan trọng trong doanh thu của tập đoàn và dự kiến
đạt 15% trong năm 2013. Lợi nhuận mang về nước tính đến 2012 đạt 120 triệu
15
USD.
Thứ tư, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam đã hình
thành một đội ngũ doanh nhân có năng lực trong đàm phán đấu thầu quốc tế
(ngành dầu khí, xây dựng), trong liên doanh với nước ngoài để tổ chức thực hiện
các dự án hợp tác đầu tư.
Thứ năm, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã đóng góp tích cực
cho sự phát triển kinh tế, an sinh xã hội cho địa bàn nước sở tại, tạo công ăn việc
làm cho người lao động địa phương làm việc cho dự án. Tại thị trường
Campuchia và Lào, Viettel thực hiện chương trình xã hội hóa bán hàng nhằm
tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa với thu nhập từ 60-65 USD/tháng.
Năm 2010, tại Campuchia, Viettel có 4.000 lao động và tại Lào là 2000 lao
động.
1.4.2 Những hạn chế
Thứ nhất, thể chế chính sách còn chưa hoàn chỉnh, luôn đi chậm so với
thực tế, tác động đến sự phát triển của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
còn chưa mạnh, thậm chí còn gây trở ngại cho hoạt động đầu tư.
Thứ hai, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam còn nhiều
bất cập. Đại diện chính phủ Việt Nam ở nước ngoài (Đại sứ quán, lãnh sự quán,
đại diện thương mại) chưa tham gia quản lý nhà nước và hỗ trợ các dự án đầu tư
ra nước ngoài. Cụ thể, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nhiều nước không
nắm rõ số lượng dự án, ai đầu tư, khó khăn, thuận lợi của nhà đầu tư, không có
chương trình gặp gỡ, báo cáo hoạt động đầu tư Giai đoạn 1989-2010 có đến

hơn 500 dự án đầu tư trực tếp ra nước ngoài trong đó mới có 300 dự án thực
hiện báo cáo, 149 dự án không phản hồi, 69 dự án không ở vị trí cũ đến năm
200 công ty làm ăn thua lỗ, lợi nhuận đến năm 2012 chuyển về nước đạt 430
triệu USD bằng 11,3% so với vốn thực hiện .
Thứ ba, một số lĩnh vực đầu tư quan trọng tại Lào và Campuchia chậm
được triển khai thực hiện, ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của
nước bạn, nảy sinh một số vướng mắc với người dân trong vùng của dự án. Hoạt
động đầu tư sang Lào còn mang tính tự phát, dễ xảy ra tranh chấp.
16
1.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, hoạt động đầu tư ra nước
ngoài của Việt Nam được thực hiện muộn hơn do đó chịu nhiều bất lợi của vị
thế người đi sau nên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Có thể kể đến một vài
nguyên nhân của hạn chế như sau:
Việt Nam chưa có chiến lược đầu tư ra nước ngoài trừ ngành dầu khí có
những kế hoạch dài hạn đầu tư ra nước ngoài, còn từ trung ương, địa phương,
ngành chưa xây dựng chiến lược đầu tư ra nước ngoài, cho nên chính phủ chưa
xây dựng được những biện pháp hỗ trợ, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của Việt Nam còn mang tính tự phát.
Các thông tin về môi trường đầu tư còn chưa được coi trọng. Nếu như
chính phủ Trung Quốc có chỉ thị cho các cơ quan ngoại giao của Trung Quốc ở
nước ngoài có trách nhiệm nghiên cứu môi trường đầu tư bao gồm cơ chế pháp
lý, đặc điểm của môi trường đầu tư, các cơ hội đầu tư, có hệ thống thông tin về
thị trường đầu tư được thiết lập từ trung ương đến địa phương, các bộ, ngành
đến các hiệp hội và doanh nghiệp thì ở Việt Nam trên trang web của Cục xúc
tiến đầu tư chỉ đề cập một số quy chế đầu tư tại Lào, Myanmar, Nhật Bản.
Công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài còn chưa được quan tâm. Ở
Việt Nam mới chỉ thực hiện xúc tiến để thu hút đầu tư nước ngoài vào các
ngành, các địa phương chứ việc xúc tiến đầu tư ra nước ngoài còn chưa được tổ
chức nhiều vì còn chưa có chiến lược và chưa được quan tâm.

Khả năng tài chính của các doanh nghiệp của Việt Nam còn quá eo hẹp.
Đa số các doanh nghiệp hoạt động với lượng vốn thấp từ 1-5 tỷ đồng, điều này
ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Trên thực tế hiện nay vấn đề huy động vốn là rất khó khăn khi
muốn vay ngân hàng bởi hai lý do: một là, các ngân hàng thương mại không có
cơ chế để quản lý tiền vay khi họ không có văn phòng đại diện ở quốc gia mà
doanh nghiệp đầu tư. Hai là cơ chế quản lý ngoại hối của ngân hàng Nhà nước
hiện nay chưa quy định về quản lý đồng tiền đầu tư ra nước ngoài. Không chỉ
khó khăn trong việc vay vốn, hiện nay các thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài và
17
chuyển lợi nhuận từ nước ngoài về Việt Nam cũng là vấn đề bức xúc của nhiều
doanh nghiệp.
Quan niệm sai lầm khi nghĩ rằng khi nào nền kinh tế thừa vốn mới tiến
hành hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tư duy phiến diện một chiều,
nghĩ rằng đầu tư ra nước ngoài sẽ khiến đầu tư trong nước bị giảm sút, chảy máu
ngoại tệ, giảm việc làm trong nước. Nói cách khác, họ chỉ coi trọng dòng vốn
vào mà không coi trọng dòng vốn ra. Điều đó cho thấy Việt Nam còn nhận thức
chưa đúng với những gì mà đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mang lại.
Kinh nghiệm quản lý và kinh nghiệm thương trường của các doanh nghiệp
Việt Nam còn quá hạn chế. Việt Nam còn thiếu nhân lực có trình độ cao, kinh
nghiệm thương trường còn yếu kém nhất là các doanh nghiệp nhà nước, được sự
bao bọc và hỗ trợ lớn của Nhà nước. Chính vì vậy mà nhiều xí nghiệp quốc
doanh gần như làm ăn thua lỗ.
Luật và hỗ trợ của nhà nước còn chậm chạp, nhiều kẽ hở, thủ tục rườm rà.
Quy trình thẩm định và đăng ký cấp giấy phéo đầu tư còn kéo dài, qua nhiều thủ
tục, thiếu các quy định và chế tài cụ thể vê quản lý dự án, thông tin không chính
xác Sự hỗ trợ của nhà nước còn quá mờ nhạt và thiếu đồng bộ từ chủ trương đế
các biện pháp cụ thể. Nhiều cơ quan còn mang nặng tâm lý trong nước còn thiếu
vốn nên còn cho rằng không nên đầu tư ra nước ngoài bởi đầu tư ra nước ngoài
làm giảm nguồn vốn trong nước.

1.5 LIÊN HỆ THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC
NGOÀI CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL
1.5.1 Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế quốc
phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp
lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội . Tập đoàn Viễn
thông Quân đội(Viettel) do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là
một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông và
công nghệ thông tin.
Hoạt động kinh doanh của tập đoàn:
18
Cung cấp dịch vụ viễn thông, Truyền dẫn, bưu chính, phân phối thiết bị đầu
cuối, đầu tư tài chính, truyền thông,đầu tư bất động sản, xuất nhập khẩu, đầu tư
ra nước ngoài.
Slogan:
Hãy nói theo cách của bạn
Chặng đường phát triển:
Từ năm 1989, với tiền thân là Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin
(SIGELCO), Viettel đã phát triển trở thành một trong những tập đoàn viễn thông
lớn nhất trên cả nước, cung cấp các dịch vụ viễn thông dẫn đầu.
Năm 2006, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong chặng đường phát triển của
Viettel khi tập đoàn này quyết định đầu tư ra nước ngoài và điểm đến đầu tiên là
Campuchia và Lào. Tháng 6-2006, Viettel thành lập công ty con tại Campuchia
với thương hiệu Metfone. chỉ sau 2 năm kinh doanh, Unitel - thương hiệu liên
doanh của Viettel tại Lào cũng trở thành hãng viễn thông số 1 tại đây. Tại
Campuchia và Lào, sau 3 năm kinh doanh, Viettel đã hoàn vốn và chuyển lợi
nhuận về nước. Năm 2010-2012 Viettel quyết định đầu tư vào viễn thông Haiti
với thương hiệu Natcom và Movitel là thương hiệu của Viettel tại Mozambique.
Năm 2011, Viettel đã công bố đầu tư vào Peru nhưng các thông tin cụ thể chưa
được công bố.

Những thành tựu:
+Tại Việt Nam: Số 1 về dịch vụ di động tại Việt Nam, Số 1 về tốc độ phát
triển dịch vụ di động tại Việt Nam (năm 2005, 2006, 2007), Số 1 về tốc độ
truyền dẫn cáp quang ở Việt Nam, số 1 về mạng lưới phân phối ở Việt Nam
+Trên thế giới: Lọt vào top 20 nhà mạng lớn nhất thế giới, là nhà cung cấp
dịch vụ của năm tại thị trường mới nổi trong hệ thống Giải thưởng
Frost&Sullivan Asia Pacific ICT Awards 2009
1.5.2 Chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Viettel
19
-Tập trung đầu tư vào lĩnh vực thế mạnh của Viettel đó là viễn thông. Tuy
nhiên, đây là những bước đi ban đầu để tạo cơ sở đầu tư cho các lĩnh vực khác
như thị trường thiết bị đầu cuối, thị trường dịch vụ nội dung, truyền hình cáp …
Ngoài ra, Viettel cũng tạo cơ sở để các doanh nghiệp trong nước có thể xâm
nhập vào thị trường nước ngoài, như BIDV đã đi cùng Viettel để đầu tư sang
Campuchia; MB cũng đang xúc tiến để đầu tư vào Mozambique. Viettel sẵn
sàng là cầu nối cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các thị trường mà
Viettel đang có mặt.
-Hầu hết các quốc gia mà Viettel tập trung tìm kiếm cơ hội đầu tư đều là
các thị trường đang phát triển, về cả kinh tế lẫn viễn thông. Lý do đơn giản là,
chúng ta là những người đi sau, những thị trường hấp dẫn đều đã được các công
ty nổi tiếng trên thế giới đầu tư và khai thác. Nhưng Viettel đã nhìn thấy lợi thế
của mình ở những thị trường khó khăn này. Trong tổng số khoảng 30 nhà đầu tư
viễn thông quốc tế, Viettel là nghèo nhất. Chính vì nghèo, lại trưởng thành ở
một thị trường đang phát triển như Việt Nam nên Viettel có nhiều kinh nghiệm
để kinh doanh ở những thị trường khó khăn, hiểu và chia sẻ những điều mà các
quốc gia đang phát triển trăn trở.
-Viettel đã chứng minh được một điều rằng các doanh nghiệp Việt Nam
hoàn toàn có thể đầu tư ra nước ngoài và đạt được những thành công. Điển hình
như ở Lào và Campuchia, sau một năm khai trương (2006), cả hai mạng viễn
thông là Unitel và Metfone đều vươn lên giữ vị trí số 1 về thị phần (với khoảng

50% về thuê bao). Và đến năm thứ 3 hoạt động, cả 2 công ty này đã có lợi nhuận.
-Viettel có thể đầu tư xây dựng và vận hành bộ máy, hạ tầng mạng lưới ở
những nơi xa nhất, có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhất. Điển hình như ở
Mozambique, tại đây trước khi Movitel xuất hiện, quốc gia này vẫn là một nước
rất lạc hậu về viễn thông, với hạ tầng thuộc vào nhóm kém nhất thế giới. Chỉ sau
hơn một năm đầu tư, Movitel đã đưa quốc gia này lọt vào nhóm 3 nước có hạ
tầng viễn thông tốt nhất châu Phi. Movitel dã được trao giải “Doanh nghiệp có
20
giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông vùng nông thôn châu Phi”
1.5.3 Kết quả và mục tiêu của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
1.5.3.1 Kết quả
Biểu đồ 2.8: Doanh thu của tập đoàn Viettel giai đoạn 2000-2012
Nguồn: Theo báo cáo hàng năm của tập đoàn Viettel
Doanh thu của tập đoàn này liên tục tăng nhanh qua các năm và đặc biệt là
từ sau khi đầu tư ra nước ngoài năm 2006, doanh thu đạt được ngày càng lớn.
Năm 2000 đạt 54 tỷ đồng, 2006 là 7100 tỷ đồng và 2012 là 141,418 tỷ đồng.
21
Biểu đồ 2.8: Lợi nhuận của tập đoàn Vietel giai đoạn 2000-2010
Nguồn: Theo báo cáo hàng năm của tập đoàn Viettel
Trong năm 2011, Viettel đã chuyển về nước 40 triệu USD lợi nhuận từ
những thị trường nước ngoài. Năm 2012, tổng doanh thu từ đầu tư trực tiếp
nước ngoài của Viettel là 734 triệu USD, tăng 41% so với 2011, số lợi nhuận
chuyển về Việt Nam là 77 triệu USD. Ban lãnh đạo Viettel cho biết trong bối
cảnh suy thoái toàn cầu tác động mạnh, Viettel vẫn có tốc độ tăng trưởng gấp 4
lần tăng trưởng GDP của Việt Nam, số tiền đã nộp ngân sách nhà nước từ năm
2007 đến nay là 44 nghìn tỷ đồng.
1.5.3.2 Mục tiêu
“Mục tiêu của Viettel là đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài để đến năm 2015
sẽ có thị trường lớn hơn thị trường trong nước, với quy mô 400 - 500 triệu dân
vào 2015 và sẽ đạt quy mô thị trường 1 tỷ dân vào năm 2020”, ông Nguyễn

Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Viettel nói.
Trước đó, Viettel đã đưa ra mục tiêu của giai đoạn 2015 - 2020 là sẽ có thị
trường quy mô 300 - 500 triệu dân. Nếu đạt được con số này, Viettel sẽ đạt
doanh thu từ thị trường nước ngoài lớn gấp 3 - 5 lần thị trường trong nước và trở
thành 1 trong 10 doanh nghiệp viễn thông đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới.
22
Hiện nay, Viettel đã có 7 giấy phép đầu tư vào 3 nước châu Á là Lào,
Campuchia, Đông timor, 2 nước châu Phi là Mozambique, Cameroon, 2 nước
châu Mỹ là Haiti và Peru. Tính đến nay tổng số vốn góp ra nước ngoài của
Viettel là 175 triệu USD, tổng số tiền lợi nhuận mang về nước là 120 triệu USD
và mục tiêu lợi nhuận trong năm 2013 là 34000 tỷ đồng
Biểu đồ 2.10 : Tỷ trọng doanh thu đầu tư trực tiếp nước ngoài của
Viettel so với tổng doanh thu tập đoàn giai đoạn 2010-2012 (Đơn vị: %)
Nguồn: Theo báo cáo hàng năm của tập đoàn Viettel
Doanh thu từ đầu tư trực tiếp nước ngoài của Viettel ngày càng chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng doanh thu. Riêng trong năm 2013, Viettel đặt mục tiêu lợi
nhuận đầu tư trực tiếp nước ngoài là 1,1 tỷ USD với 3 thị trường mục tiêu là
Lào, Campuchia và Mozambique.Viettel ngày càng là điểm sáng của Việt Nam
trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
23
CHƯƠNG 2
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VỚI
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
2.1. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ LUẬT PHÁP, CHÍNH SÁCH
Thứ nhất, tiến tới bỏ hình thức cấp phép ,chuyển sang hình thức đăng ký
đầu tư cho thuận tiện mà không giảm tính chất quản lý của nhà nước, giảm bớt
thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian. Không nên giới hạn đầu tư ra nước ngoài
vì thực lực của các doanh nghiệp hiện nay ngày càng lớn mạnh,nắm bắt cơ hội
đầu tư phải nhanh thì mới thành công được.

Thứ hai, xây dựng các danh mục khuyến khích đầu tư ra nước ngoài với
những hình thức ưu đãi như phù hợp về tín dụng, mua ngoại tệ, thuế
Thứ ba, đối với các hoạt động đầu tư ra nước ngoài đặc biệt, có tầm ảnh
hưởng lớn về vốn, công nghệ và hình ảnh đất nước thì cần thể chế hóa thành các
luật, nghị định điều chỉnh riêng tạo thuận lợi cho các dự án trong đối tượng này
hoạt động dễ dàng và phù hợp với tình hình hiện tại của đất nước.Ví dụ như
ngành khai thác dầu khí, công nghiệp xây dựng
Vấn đề tiếp theo là sự phối hợp quản lý giữa các cơ quan trong bộ máy nhà
nước, phối hợp giữa các bộ và cơ quan ngang bộ để tạo ra một hành lang pháp lý
chuẩn để điều chỉnh hoạt động đầu tư
2.2 MỞ RỘNG, PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ
Ưu tiên nổi bật trong số các dịch vụ này là cung cấp thông tin thị trường,
thông tin đối tác,cơ hội kinh doanh,thông tin về môi trường đầu tư ( các qui định
pháp lý , thủ tục xuất-nhập khẩu, các yêu cầu và giấy chứng nhận về vệ sinh an
toàn thực phẩm, các đặc điểm văn hóa, thị hiếu tiêu dùng, hệ thống phân phối
hàng ) và các dịch vụ xúc tiến thương mại ( hội chợ, triển lãm, quảng cáo và
tham quan thị trường, môi giới và tiếp xúc với các đối tác tiềm năng )
24

×