Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

DSpace at VNU: Hoàn thiện tiêu chí đánh giá nghiên cứu khoa học dựa trên đặc điểm và logic của nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.09 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------

HOÀNG THỊ VÂN

HOÀN THIỆN TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC DỰA TRÊN ĐẶC ĐIỂM VÀ LOGIC
CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------

HOÀNG THỊ VÂN

HOÀN THIỆN TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC DỰA TRÊN ĐẶC ĐIỂM VÀ LOGIC
CỦA NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: 60340412

Người hướng dẫn: TS. TS. Trịnh Ngọc Thạch


Hà Nội - 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 40
2. Lịch sử nghiên cứu....................................................................................... 41
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 44
4. Phạm vi nghiên cứu .....................................Error! Bookmark not defined.
5. Mẫu khảo sát ................................................Error! Bookmark not defined.
6. Câu hỏi nghiên cứu ......................................Error! Bookmark not defined.
7. Giả thuyết nghiên cứu ..................................Error! Bookmark not defined.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................Error! Bookmark not defined.
10. Kết cấu của Luận văn ................................Error! Bookmark not defined.
PHẦN NỘI DUNG ..........................................Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ..........................Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái niệm khoa học và nghiên cứu khoa họcError! Bookmark not defined.
1.1.1. Khoa học ................................................Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Nghiên cứu khoa học .............................Error! Bookmark not defined.
1.2. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học ..........Error! Bookmark not defined.
1.3. Logic của nghiên cứu khoa học ................Error! Bookmark not defined.
1.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học .....Error! Bookmark not defined.
1.5. Tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa họcError! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI HỌC VIỆN TÀI CHÍNHError! Bookmark not defin
2.1. Khái quát về Học viện Tài chính ..............Error! Bookmark not defined.

2.2. Khái quát về hoạt động nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chínhError! Bookmar



2.2.1. Các nguồn lực đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện
Tài chính ..........................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Tình hình triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài
chính .................................................................Error! Bookmark not defined.
2.3. Thực trạng công tác đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại Học viện
Tài chính ..........................................................Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Thực trạng về tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại Học
viện Tài chính...................................................Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Quy trình đánh giá kết quả nghiên cứu .Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Đội ngũ đánh giá ...................................Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (TRƢỜNG HỢP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH)Error! Bookma
3.1. Căn cứ để hoàn thiện tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu tại Học viện
Tài chính ..........................................................Error! Bookmark not defined.
3.2. Hoàn thiện tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học dựa trên đặc

điểm và logic của nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chínhError! Bookmark not defi
3.3. Khảo nghiệm hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học tại
Học viện Tài chính ...........................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ......................................................Error! Bookmark not defined.
KHUYẾN NGHỊ..............................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 45
PHỤ LỤC.........................................................Error! Bookmark not defined.


LỜI CẢM ƠN


Sau thời gian tìm hiểu nghiên cứu, cùng với những kiến thức đã đƣợc
trang bị trong thời gian học tập tại trƣờng, tôi đã hoàn thành Luận văn thạc sĩ
với đề tài: “Hoàn thiện tiêu chí đánh giá nghiên cứu khoa học dựa trên đặc
điểm và logic của nghiên cứu khoa học”. Để có đƣợc kết quả này, tôi xin gửi
lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể các thầy giáo, cô giáo thuộc chuyên ngành Quản
lý Khoa học và Công nghệ, Khoa khoa học Quản lý trƣờng Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình họp tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới TS.Trịnh
Ngọc Thạch, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu
niên và Nhi đồng của Quốc hội, thầy là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình
chỉ bảo và cho tôi những định hƣớng, những góp ý rất quý báu trong quá trình
thực hiện nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Luận văn cũng nhận đƣợc nhiều thông tin, ý kiến đánh giá, góp ý và sự
giúp đỡ từ các giảng viên, các chuyên gia, các đồng nghiệp, các học viên cao
học trong quá trình nghiên cứu. Bạn bè và tập thể lớp Cao học Quản lý
KH&CN K12, đã chia sẻ kinh nghiệm và động viên tác giả trong suốt quá
trình học tập và làm luận văn. Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc trƣớc sự
giúp đỡ đó.
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đối với Viện Kinh tế – Tài chính, Học
viện Tài chính đã hỗ trợ và tạo điều kiện về thời gian và tài chính cho tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi đã có nhiều cố
gắng trong nghiên cứu. Tuy nhiên, tôi còn gặp nhiều khó khăn về sức khỏe,


thời gian, và trình độ nên kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế nhất định. Rất mong nhận đƣợc sự quan tâm, góp ý chân
thành của Quý thầy/cô giáo và các anh/chị học viên để giúp tôi hoàn thiện
Luận văn của mình.

Trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Hoàng Thị Vân


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, nhu cầu nhận thức và
nhu cầu cải thiện đời sống đã thúc đẩy khoa học phát triển mạnh mẽ. Trong
hoạt động nghiên cứu khoa học, luôn tồn tại nhu cầu bàn thảo, tọa đàm, bình
xét, xem xét về một kết quả nghiên cứu. Đó chính là các khía cạnh của việc
đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học.
“Đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học là một công việc hết sức cần
thiết trong tổ chức nghiên cứu khoa học. Điều quan trọng trƣớc hết là cần phải
đánh giá đề hiểu đƣợc giá trị khoa học đích thực của kết quả nghiên cứu”
[4;tr.3]. Đối với mỗi tổ chức nghiên cứu, đơn vị giáo dục - đào tạo, hoạt động
đánh giá kết quả nghiên cứu góp phần nhận dạng đúng chất lƣợng của các
công trình khoa học, chọn lựa đƣợc đúng những nhà nghiên cứu xứng đáng
đƣợc vinh danh và từ đó, góp phần quan trọng phát triển hoạt động nghiên
cứu khoa học của tổ chức, đóng góp những kết quả nghiên cứu chất lƣợng có
ích cho xã hội.
Tuy nhiên, hoạt động đánh giá nghiên cứu khoa học ở nƣớc ta chƣa
thực sự phản ánh đúng chất lƣợng của các kết quả nghiên cứu. Hiện nay, việc
đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học vẫn còn mang nặng cảm tính, phụ
thuộc vào chủ quan của ngƣời đánh giá. Một trong những nguyên nhân chính
là do hệ thống tiêu chí đánh giá nghiên cứu khoa học chƣa phù hợp. Các tiêu
chí đánh giá nghiên cứu khoa học chƣa phản ánh đƣợc đầy đủ yêu cầu về tính
mới, tính logic và giá trị khoa học của một nghiên cứu khoa học hay nhiều
tiêu chí đánh giá còn rất chung chung, không rõ ràng dẫn đến hậu quả là xếp

loại chất lƣợng các kết quả nghiên cứu khoa học chƣa chuẩn xác.
Với ý nghĩa đó, đề tài “Hoàn thiện tiêu chí đánh giá nghiên cứu khoa
học dựa trên đặc điểm và logic của nghiên cứu khoa học” phân tích những bất
40


cập trong tiêu chí đánh giá nghiên cứu khoa học hiện nay và qua đó đề xuất
giải pháp hoàn thiện tiêu chí đánh giá nghiên cứu khoa học dựa trên đặc điểm
và logic của nghiên cứu khoa học.
2. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề đánh giá nghiên cứu khoa học và tiêu chí đánh giá nghiên cứu
khoa học là nội dung đƣợc các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, các
nhà quản lý, tổ chức nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về nội dung này đƣợc công
bố trên các tạp chí, ấn phẩm trong thời gian qua. Theo tìm hiểu của tác giả, có
thể kể đến một số tác phẩm nhƣ sau:
Trên thế giới, chúng ta có thể kể đến tác phẩm “Evaluation of Research
and development” (1983) tập hợp bài viết của rất nhiều tác giả về các phƣơng
pháp đánh giá nghiên cứu và triển khai ở các nƣớc thành viên Cộng đồng
châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản. trong đó, tiêu biểu là một số quan điểm của
các tác giả nhƣ:
- Tác giả P. Fasella, với bài viết “The evaluation of the European
Community’s Research and Development Programmes” [24;tr.3-13] (Đánh
giá các chƣơng trình nghiên cứu và triển khai của Cộng đồng Châu Âu) đã
nêu ra một số nguyên tắc chung trong việc đánh giá R&D: Quá trình đánh giá
cần tiến hành trong mối liên hệ đến việc hình thành và triển khai các giai đoạn
của nghiên cứu; có thể có đánh giá trong và đánh giá ngoài. Đánh giá trong
thƣờng đƣợc thực hiện bởi các nhà quản lý dự án, tham gia trong quá trình
thực hiện đề tài. Còn đánh giá ngoài là đánh giá của các chuyên gia bên ngoài
không tham gia vào chƣơng trình nghiên cứu. Tuy nhiên theo ông, việc đánh

giá nên đƣợc tiến hành với các chuyên gia ngoài, những ngƣời không tham
gia vào thực hiện chƣơng trình đó. Tác giả nhấn mạnh cần có cơ chế phản hồi
thƣờng xuyên. Đồng thời, tác giả còn đƣa ra đề xuất hội đồng đánh giá cần
41


dừng lại ở mức tƣơng đối nhỏ (từ 6- 8 ngƣời). Thời gian dành cho việc đánh
giá tối đa là 6 tháng cho đánh giá bằng phƣơng pháp “chuyên gia” và 3 tháng
cho đánh giá bằng phƣơng pháp “hội đồng”.
- Tác giả A.M.T Rouban, trong bài viết “Evaluation of R&D
Programmes in France” [24;tr.14-21] (Đánh giá các chƣơng trình R&D của
Pháp) cho rằng mặc dù có thể đƣa ra hệ thống chỉ báo rõ ràng, tuy nhiên khi
tiến hành đánh giá và sử dụng công trình khoa học thì sẽ phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố nhƣ các nhà khoa học, các nhà quản lý, các cơ quan giám sát. Do
vậy, việc đƣa ra một hệ thống chỉ báo có thể áp dụng cho mọi đánh giá vẫn là
vấn đề đang đƣợc bàn cãi.
Các quan niệm của các tác giả kể trên mới chỉ dừng lại ở việc đề ra một
số nguyên tắc, phƣơng pháp chung cho việc đánh giá nghiên cứu và triển
khai.
Ở Việt Nam, bàn về đánh giá nghiên cứu khoa học và tiêu chí đánh giá
nghiên cứu khoa học có nhiều nhà khoa học có công trình nghiên cứu về đánh
giá nghiên cứu khoa học nhƣ tác giả Vũ Cao Đàm, Nguyễn Văn An, Hồ Tú
Bảo,…Trong đó, đặc biệt là tác giả Vũ Cao Đàm với tác phẩm “Đánh giá
nghiên cứu khoa học”, (2005) Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. Tác
giả đã trình bày hệ thống phƣơng pháp luận về đánh giá nghiên cứu khoa học,
bao gồm đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học và đánh giá hiệu quả nghiên
cứu khoa học.
Bên cạnh đó còn có nhiều bài viết khác trên các tạp chí bàn về vấn đề
này:
- “Một số vấn đề trong đánh giá và nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoa

học” đăng trên tạp chí Hoạt động khoa học, số 4/2005 của tác giả Nguyễn
Văn An. Qua việc làm rõ vai trò và thực trạng của hoạt động đánh giá và
nghiệm thu nghiên cứu khoa học Việt Nam hiện nay, tác giả đề xuất một số
42


giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới cơ chế quản lý trong đánh giá,
nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoa học.
- “Đánh giá định lƣợng kết quả nghiên cứu khoa học” tạp chí Hoạt
động khoa học, số 7/2010 của tác giả Hồ Tú Bảo đã giới thiệu khái niệm và
một số đặc điểm cơ bản cũng nhƣ hạn chế của các độ đo dùng để đánh giá
định lƣợng các ấn phẩm nghiên cứu khoa học bao gồm: chỉ số trích dẫn, hệ số
ảnh hƣởng (IF) và chỉ số H.
- “Đánh giá nghiên cứu khoa học?” đăng trên trang web
, ngày 13/04/2012, đã nêu những trƣờng hợp sử dụng
đánh giá nghiên cứu khoa học; các thang đánh giá nghiên cứu khoa học hiện
có; phân loại đánh giá nghiên cứu khoa học và đề nghị xây dựng một hệ thống
tiêu chí đánh giá khoa học phù hợp để đánh giá khách quan các công trình
khoa học.
Vấn đề này cũng đã đƣợc một số học viên chuyên ngành Quản lý Khoa
học và công nghệ quan tâm lựa chọn nghiên cứu:
- Nguyễn Xuân Quang (2008), “Xây dựng các tiêu chí đánh giá nghiên
cứu khoa học tại trƣờng Cao đẳng nghề Hải Dƣơng”, Luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn. Tác giả đã tìm hiểu về đánh giá nghiên cứu khoa học và xây dựng
tiêu chí đánh giá nghiên cứu khoa học áp dụng cho địa chỉ cụ thể là trƣờng
Cao đẳng nghề Hải Dƣơng.
- Lê Ngọc Sơn (2010), “Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả
nghiên cứu khoa học của cán bộ trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội”, Luận văn
thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ, Trƣờng Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn. Tác giả đã đƣa ra bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng
nghiên cứu khoa học dựa theo 3 bƣớc:

43


+ Bƣớc 1: Tập trung xem xét tính mới dựa trên sự kiện khoa học, vấn
đề khoa học và luận điểm khoa học theo các chỉ tiêu chuẩn mực (40 điểm).
+ Bƣớc 2: Xem xét tính logic của 5 bộ phận: sự kiện khoa học, vấn đề
khoa học, luận điểm khoa học, luận cứ khoa học và phƣơng pháp nghiên cứu
(35 điểm).
+ Bƣớc 3: Xem xét tổng thể các tiêu chí còn lại nhƣ tiêu chí và mức độ
rõ ràng, tính logic và khoa học của việc luận giải về sự cần thiết nghiên cứu
đề tài; mức độ rõ ràng và khả thi của mục tiêu nghiên cứu; phƣơng pháp
nghiên cứu; tính khoa học, độc đáo, phù hợp của cách tiếp cận; kết cấu , hình
thức theo cấu trúc logic của kết quả nghiên cứu (35 điểm).
- Trần Thị Hồng (2013) “Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả
nghiên cứu khoa học ngành khoa học xã hội tại trƣờng Đại học Khoa học, Đại
học Thái Nguyên”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Khoa học và
Công nghệ, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tác giả đã nghiên
cứu thực trạng đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học ngành khoa học xã hội
tại trƣờng Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và xây dựng mới một hệ
thống tiêu chí cho việc đánh giá kết quả nghiên cứu ngành khoa học xã hội
của trƣờng này.
Các nghiên cứu trên đã tiếp cận chủ đề đánh giá nghiên cứu khoa học ở
những khía cạnh khác nhau. Nhìn chung, các tác giả đã đề cập đến phƣơng
pháp, chỉ báo trong đánh giá nghiên cứu khoa học cũng nhƣ chỉ ra những bất
cập còn tồn tại. Đề tài sẽ kế thừa những luận điểm đã đƣợc trình bày trong các
nghiên cứu trên và vận dụng nghiên cứu giải pháp hoàn bộ tiêu chí đánh giá
nghiên cứu khoa học dựa trên đặc điểm và logic của nghiên cứu khoa học.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu: hoàn thiện tiêu chí đánh giá nghiên cứu khoa
học dựa trên đặc điểm và logic của nghiên cứu khoa học.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
44


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn An, Một số vấn đề trong đánh giá và nghiệm thu kết quả
nghiên cứu khoa học, tạp chí Hoạt động khoa học, số 4/2005.
2. Hồ Tú Bảo, Đánh giá định lượng kết quả nghiên cứu khoa học, tạp chí
Hoạt động Khoa học, số 7/2010.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).
4. Vũ Cao Đàm (2005), Đánh giá nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản
Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
5. Vũ Cao Đàm (2011), Đánh giá nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản
Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
6. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình Phương pháp luận nghiên cứu khoa
học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
7. Vũ Cao Đàm (2014), Tài liệu hƣớng dẫn nghiên cứu khoa học, Nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam.
8. Vũ Cao Đàm (2014), Giáo trình quản lý khoa học & công nghệ.
9. Vũ Cao Đàm, Đánh giá nghiên cứu khoa học?, ,
ngày cập nhật 13.04.2012.
10. Học viện Tài chính (2010), Quy định quản lý hoạt động khoa học và
công nghệ Học viện Tài chính (Ban hành kèm theo Quyết định số
266/QĐ-HVTC ngày 21 tháng 4 năm 2010)
11. Học viện Tài chính (2013), Quy định về hoạt động nghiên cứu khoa
học của sinh viên Học viện Tài chính (Ban hành kèm theo Quyết định

số 496/QĐ-HVTC ngày 03 tháng 10 năm 2013)

45


12. Học viện Tài chính (2010), Đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân
sách năm 2010 và xây dựng dự toán ngân sách năm 2011, dự kiến năm
2012.
13. Học viện Tài chính (2011), Đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân
sách năm 2011 và xây dựng dự toán ngân sách năm 2012, dự kiến năm
2013.
14. Học viện Tài chính (2012), Đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân
sách năm 2012 và xây dựng dự toán thu, chi ngân sách năm 2013, dự
kiến năm 2014.
15. Học viện Tài chính (2013), Đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân
sách năm 2013 và xây dựng dự toán ngân sách năm 2014, dự kiến năm
2015.
16. Học viện Tài chính (2014), Đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân
sách năm 2014 và xây dựng dự toán ngân sách năm 2015, dự kiến năm
2016.
17. Học viện Tài chính (2014), Kỷ yếu hội thảo Học viện Tài chính 50 năm
xây dựng và phát triển (1963-2013), Nhà xuất bản Tài chính.
18. Trần Thị Hồng (2013), Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả
nghiên cứu khoa học ngành khoa học xã hội tại trường Đại học Khoa
học, Đại học Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý
Khoa học và Công nghệ, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn.
19. Nguyễn Xuân Quang (2008), Xây dựng các tiêu chí đánh giá nghiên
cứu khoa học tại trường cao đẳng nghề Hải Dương, Luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ, Trƣờng Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn.

46


20. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật
Khoa học và Công nghệ số 2013/QH13.
21. Lê Ngọc Sơn (2010), Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả
nghiên cứu khoa học của cán bộ trường Đại học sư phạm Hà Nội, Luận
văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công nghệ, Trƣờng
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
22. Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2013), Xây dựng tiêu
chí đánh giá nghiên cứu khoa học cho nhóm ngành khoa học xã hội và
nhân văn, Kỷ yếu hội thảo.
23. Nguyễn Văn Trƣờng (2014), Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động tại Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Hà Nội, Luận văn Thạc
sỹ.chuyên ngành Kế Toán, Học viện Tài chính.
24. Huỳnh Kim Tƣớc, Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí và quy trình
đánh giá thành tựu KH&CN, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý
Khoa học và Công nghệ, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn.
25. Commission of the European Communities (1983), Evaluation of

Research and development, D.Reided Publishing Company.

47




×