Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

DSpace at VNU: Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản rắn vùng biển nông ven bờ (0 – 30m nước) tỉnh Sóc Trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.27 KB, 3 trang )

Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý
tài nguyên khoáng sản rắn vùng biển nông ven
bờ (0 – 30m nước) tỉnh Sóc Trăng
Nguyễn Thị Bích Ngọc
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã số 60 85 01 01
Người hướng dẫn: TS. Đinh Xuân Thành
Năm bảo vệ: 2013

Abstract. Thu thập, tổng hợp và phân tích các dạng tài liệu, số liệu liên quan đến việc
đánh giá nguồn tài nguyên khoáng sản rắn và các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý
phục vụ phát triển kinh tế biển bền vững. Đánh giá được quy luật phân bố, trữ lượng
khoáng sản sa khoáng và vật liệu xây dựng khu vực biển nông ven bờ của tỉnh Sóc
Trăng. Đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý phục vụ phát triển kinh tế biển
bền vững.
Keywords. Khoáng sản rắn; Ven bờ biển; Tài nguyên thiên nhiên; Sóc Trăng.

Content
MỞ ĐẦU
- Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3000km. Với lợi thế ấy cùng với việc có một
vùng thềm lục địa rộng lớn tiếp nối với các đồng bằng ven biển đã tạo cho Việt Nam những
triển vọng và tiềm năng đa dạng về khoáng sản biển, đặc biệt là dầu khí và khoáng sản rắn.
- Vùng biển nông ven bờ (từ 0 – 30m nước) tỉnh Sóc Trăng được đánh giá là một trong
những vùng có triển vọng khoáng sản rắn, đặc biệt là vật liệu xây dựng. Đây là nguồn tài
nguyên đem lại giá trị kinh tế lớn, nhu cầu khai thác ngày càng nhiều. Hiện nay không chỉ
phục vụ nhu cầu vật liệu xây dựng trong nước mà nhiều quốc gia đông nam á cũng đã đặt vấn
đề nhập khẩu nguồn tài nguyên này. Tuy nhiên nên khai thác ở đâu, bao nhiêu, bằng công
nghệ gì, sử dụng như thế nào để tránh lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường, tai biến xói lở
trong xu thế dâng cao mực nước biển toàn cầu cần phải có những nghiên cứu đánh giá cẩn



trọng. Đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản rắn vùng
biển nông ven bờ (0 – 30m nước) tỉnh Sóc Trăng” góp phần đánh giá nguồn tài nguyên
khoáng sản rắn và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý phục vụ phát triển bền
vững.
Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được triển vọng tài nguyên khoáng sản rắn vùng biển nông ven bờ của tỉnh
Sóc Trăng;
- Đề xuất được các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý phục vụ phát triển bền vững.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập, tổng hợp và phân tích các dạng tài liệu, số liệu liên quan đến việc đánh giá
nguồn tài nguyên khoáng sản rắn và các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý phục vụ phát
triển kinh tế biển bền vững.
- Đánh giá được quy luật phân bố, trữ lượng khoáng sản sa khoáng và vật liệu xây
dựng khu vực biển nông ven bờ của tỉnh Sóc Trăng;
- Đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý phục vụ phát triển kinh tế biển bền
vững.
Luận văn được bố cục thành 4 chương không kể mở đầu và kết luận, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng
Chương 3: Tài nguyên khoáng sản rắn vùng biển Sóc Trăng
Chương 4: Giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản rắn tỉnh Sóc
Trăng.

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Biểu, Đào Mạnh Tiến, La Thế Phúc (1999). Triển vọng sa khoáng biển ven bờ
Nam Trung Bộ. Tuyển tập: “Báo cáo khoa học Hội nghị khoa học công nghệ biển toàn
quốc lần thứ IV”. NXB Thống kê, Hà nội.
2. Nguyễn Biểu và nnk, 2001. Điều tra địa chất, tìm kiếm khoáng sản rắn biển nông ven bờ

(0-30m nước) Việt Nam.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt
Nam. NXB Tài nguyên-Môi trường và bản đồ Việt Nam.
4. Nguyễn Ngọc Hoa và nnk, 1994. Báo cáo kết quả đo vẽ địa chất nhóm tờ đồng bằng Nam
Bộ, các tờ An Biên – Sóc Trăng, Sóc Trăng – Côn Đảo tỉ lệ 1/200.000. Lưu trữ tại Trung
tâm thông tinn Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.


5. Đặng Xuân Phong, 2002. Phương pháp tìm kiếm khoáng sản rắn. NXB Xây dựng.
6. Vũ Trường Sơn, 2005. Đề cương đề án: “Khảo sát đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng
sản vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng, tỉ lệ 1/100.000”. Lưu liên đoàn Địa chất biển.
7. Vũ Trường Sơn, 2012. Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ đánh giá tác động môi trường
đối vối các dự án khai thác khoáng sản rắn từ đáy biển.
8. Đào Mạnh Tiến, 2004. Báo cáo đề tài “Nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên và
khoáng sản vùng biển ven bờ (0-30m nước) phục vụ phát triển bền vững đới duyên hải
tỉnh Sóc Trăng”. Lưu trữ tại Liên đoàn địa chất biển, Hà Nội.
9. Nguyễn Hải Vân, Nguyễn Việt Dũng, Hoàng Xuân Thủy (2009), Đánh giá tác động môi
trường ở Việt Nam: từ pháp luật đến thực tiễn. Trung tâm con người và thiên nhiên.
10. Nguyễn Khắc Vinh (2004), Báo cáo 10 năm thực hiện công tác đánh giá tác động môi
trường. />11. A Review of marine aggregate extraction in England and Wales, 1970 – 2005. Published
July 2005.
12. An Annual Review Oceanography and Marine Biology (1998), The impact of dreging
works in coastal water: a review of the sensitivity to disturbance and subsequent recovery
of biological resources on the seabed.
13. British Marine Aggregate Producers Association. Aggregates from the sea.
14. British Marine Aggregate Producers Association, Marine aggregate terminology a
glossary, ISBN: 978-1-906410-13-1
15. Countryside Council for Wales (UK Marine SACs Project), Guidelines on the impact of
aggregate extraction on European Marine Sites.
16. C. Phua (Stichting De Noordzee), S. van den Akker (Stichting De Noordzee), M. Baretta

(Stichting De Noordzee), J. van Dalfsen (TNO MEP), Ecological Effects of Sand
Extraction in the North Sea.
17. European Marine Sand and Gravel Group, Modelling the effect of sand extraction on the
Kwinte Bank. – a wave of opportunities for the marine aggregates industry EMSAGG
Conference, 7-8 May 2009 Frentani Conference Centre, Rome, Italy.



×