Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

DSpace at VNU: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TÂN VIỆT – HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.77 KB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGHIÊM TRUNG ĐOÀN

NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
TÂN VIỆT – HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGHIÊM TRUNG ĐOÀN

NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
TÂN VIỆT – HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRỊNH THỊ HOA MAI
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2015


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN .................................................. 6
1.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ... 6
1.1.1. Khái niệm và phân loại CTCK ........................................................ 6
1.1.2. Vai trò của Công ty Chứng khoán.................................................... 8
1.1.3. Các nghiệp vụ của CTCK ............................................................... 10
1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CTCKError!

Bookmark

not

defined.
1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh ........ Error! Bookmark not defined.

1.2.2. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của CTCK ................. Error!
Bookmark not defined.
1.2.3. Năng lực cạnh tranh đối với các nghiệp vụ cụ thể của CTCK Error!
Bookmark not defined.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của CTCK Error!
Bookmark not defined.
1.3. KINH NGHIỆM CTCK NƢỚC NGOÀI TRONG VIỆC NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH ( Trƣờng hợp Tập đoàn Merrill Lynch)
...................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Sản phẩm và dịch vụ......................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Định vị chiến lược ............................ Error! Bookmark not defined.


1.3.3.Nguyên tắc của Merrill Lynch........... Error! Bookmark not defined.
1.3.4. Bài học kinh nghiệm ......................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 2: NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
TÂN VIỆT....................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1.Giới thiệu về Công ty Chứng khoán Tân Việt( TVSI)Error! Bookmark
not defined.
2.1.1.Tầm nhìn và Mục tiêu dài hạn........... Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Chứng khoán Tân Việt ..... Error!
Bookmark not defined.
2.2. Năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán Tân Việt .................. 34
2.2.1. Tiềm lực tài chính ........................................................................... 34
2.2.2. Năng lực công nghệ thông tin .......... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Nguồn nhân lực ................................ Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Sản phẩm và dịch vụ........................ Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Khả năng phản ứng với các cú sốc .. Error! Bookmark not defined.
2.2.6. Thị Phần .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Đánh giá chung .................................... Error! Bookmark not defined.

2.3.1. Điểm mạnh ....................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Điểm yếu và nguyên nhân ................ Error! Bookmark not defined.
2.3.3 Cơ hội và Thách thức. ....................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TÂN VIỆT ......... Error!
Bookmark not defined.
3.1. Định hƣớng phát triển TVSI ................. Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Bối cảnh chung ................................. Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Chiến lược phát triển của Công ty Chứng khoán Tân Việt .... Error!
Bookmark not defined.


3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của TVSI ................. Error!
Bookmark not defined.
3.2.1. Tăng cường tiềm lực tài chính ......... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro: ... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Đào tạo nguồn nhân lực .................. Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Chiến lược marketing và dịch vụ khách hàngError! Bookmark not
defined.
3.2.5. Hợp tác với các CTCK trong nước và ngoài nước ................ Error!
Bookmark not defined.
3.3. Nhóm các Giải pháp nâng cao từng nghiệp vụError! Bookmark not
defined.
3.3.1. Môi giới chứng khoán ..................... Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Tự doanh chứng khoán ..................... Error! Bookmark not defined.
3.3.3 Bảo lãnh phát hành chứng khoán .... Error! Bookmark not defined.
3.3.4. Tư vấn đầu tư ................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 11



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Công ty Chứng khoán:

CTCK

Công ty Chứng khoán Bảo Việt:

BVSC

Công ty Chứng khoán FPT:

FPTS

Công ty Chứng khoán Công Thƣơng:

ICBS

Công ty Chứng khoán Kim Long

KLS

Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản

ROA

Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu

ROE


Công ty Chứng khoán Sacombank

SCBS

Ngân hàng TM Sài Gòn:

SCB

Công ty Chứng khoán Sài Gòn:

SSI

Công ty Chứng khoán Thăng Long

TSC

Công ty Chứng khoán Tân Việt:

TVSI

Thị trƣờng Chứng khoán:

TTCK

Công ty Chứng khoán VN DIRECT:

VND

Ủy ban chứng khoán Nhà Nƣớc:


UBCKNN

-i-


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính của Chứng khoán Tân Việt(TVSI)Error! Bookmark
not defined.

Bảng 2.2: Lợi nhuận sau thuế của TVSI với một số CTCK năm (2011 – 2013)
............................................................................................. Error! Bookmark not defined.

Bảng 2.3: So sánh ROA, ROE của TVSI với một số CTCK năm (2011-2013)Error!
Bookmark not defined.

Bảng: 2.4 Hệ số nợ / vốn chủ sở hữu của TVSI so với các CTCKError!

Bookmark

not defined.

Bảng 2.5 : Khả năng thanh toán ngắn hạn của TVSI so với một số CTCK Năm
(2011-2013) ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.6: Số lƣợng cán bộ TVSI qua các thời kỳ ......... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.7: Mạng lƣới của TVSI đến thời điểm 31/12/2003Error!

Bookmark

not


defined.

Bảng 2.8: Kết quả hoạt động môi giới chứng khoán của TVSIError! Bookmark not
defined.

Bảng 2.9: Doanh thu môi giới của TVSI so với một số CTCKError! Bookmark not
defined.

Bảng 2.10: Doanh thu tự doanh của TVSI so với các CTCKError! Bookmark not
defined.

Bảng 2.12: Thị phần các CTCK trên TTCK năm 2011 -2013Error! Bookmark not
defined.

Bảng 2.13: Chiến lƣợc cạnh tranh của CTCK Tân ViệtError!
defined.

- ii -

Bookmark

not


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Biểu đồ Tổng tài sản TVSI qua các năm 2008 - 2013Error!

Bookmark


not defined.
Hình 2.2: Biểu đồ doanh thu, lợi nhuận của TVSI các năm (2007- 2013) ....... Error!
Bookmark not defined.
Hình 2.3: Mô hình sơ đồ tổ chức Công ty Chứng khoán Tân Việt .................. Error!
Bookmark not defined.
Hình 2.4: Biểu đò thị phần môi giới TVSI năm 2013Error!
defined.

- iii -

Bookmark

not


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, kinh tế Việt nam đang hội nhập với kinh tế thế
giới. Với đặc điểm là những công ty vừa và nhỏ chiếm số lƣợng lớn, kinh tế Việt
nam đang đối mặt với câu hỏi “ làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp Việt nam” vì sự lớn mạnh của doanh nghiệp chính là nhân tổ
chính gây dựng sự lớn mạnh của nền kinh tế. Cùng với sự phát triển kinh tế, thị
trƣờng chứng khoán Việt nam đã đƣợc hình thành từ năm 2000. Sau 11 năm phát
triển, hiện nay thị trƣờng chứng khoán đã trƣởng thành hơn với 105 công ty chứng
khoán thành viên. Tƣơng tự những thị trƣờng khác, “cạnh tranh”giữa các công ty
chứng khoán đang là một vấn đề đƣợc bàn thảo nhiều trong bối cảnh phần lớn công
ty chứng khoán hiện nay là các công ty vừa và nhỏ và bức tranh kinh tế vĩ mô, kinh
tế ngành ảm đạm đòi hỏi tái cơ cấu thị trƣờng.
Năm 2011, Kinh tế Việt Nam ngoài ảnh hƣởng từ quốc tế còn phải đối mặt
với các vấn đề nội tại nhƣ lạm phát, những yếu tố do suy giảm tổng cầu nên chƣa

bền vững nợ xấu tăng nhanh, tồn kho lớn đặc biệt là bất động sản, số lƣợng doanh
nghiệp phá sản, dừng hoạt động tăng cao… Kết quả kinh doanh của các doanh
nghiệp giảm sút nghiêm trọng. Thị trƣờng chứng khoán thực sự khó khăn với các
công ty chứng khoán. Giá trị thấp, nhiều nhà đầu tƣ quay lƣng lại với thị trƣờng
chứng khoán. Các Công ty chứng khoán cạnh tranh khốc liệt, nhiều công ty chứng
khoán thua lỗ, cắt giảm quy mô, thay đổi lãnh đạo cao cấp. Một số Công ty chứng
khoán bị mất thanh khoản, xin rút nghiệp vụ môi giới, bị rơi vào diện kiểm soát
thậm chí thuộc diện kiểm soát đặc biệt.
Trong bối cảnh kinh tế nhƣ vậy, Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) là
CTCK thứ 8 ra đời ở nƣớc ta với số vốn đầu tƣ lên đến 350 tỷ. Ngay từ những ngày
đầu thành lập TVSI có thế mạnh riêng là môi giới, công nghệ và tƣ vấn đầu tƣ, đây
cũng chính là một mũi chủ lực trong năng lực cạnh tranh mạnh mẽ của TVSI trong
các nghiệp vụ kinh doanh trên TTCK Việt Nam.
-1-


Xuất phát từ thực tế đó, Sau thời gian nghiên cứu mô hình hoạt động của
Công ty Chứng khoán Tân Việt nhận thấy Công ty cần có những giải pháp thích
hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể đứng vững trong thị trƣờng chứng
khoán. Với mong muốn đóng góp một số ý kiến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công ty. Tác giả đã chọn vấn đề NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG
TY CHỨNG KHOÁN TÂN VIỆT - HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
làm đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh chƣơng trình định hƣớng thực hành.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về chứng khoán và TTCK trên thế giới đã đƣợc thực hiện từ rất lâu
trên nhiều phƣơng diện khác nhau. Tại Việt Nam, trƣớc khi xuất hiện TTCK vào
tháng 7 năm 2000 cũng đã có những giáo trình, bài viết nhận định và phân tích tổng
quan về mặt lý thuyết và một số đánh giá thực tế TTCK thế giới. Đến khi TTCK
Việt Nam đi vào hoạt động, các bài viết, nghiên cứu, phân tích về thị trƣờng và các
chủ thể thị trƣờng mới đa dạng và đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau.

Tuy vậy, những nghiên cứu về CTCK, đặc biệt là năng lực cạnh tranh của các
CTCK chƣa nhiều và mới chỉ đƣợc thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Khoa học
và Đào tạo Chứng khoán - Ủy ban Chứng khoán Nhà Nƣớc (UBCKNN).
Một số đề tài điển hình nhƣ:

- Nguyễn Sơn. Phạm Huyền Anh(2010), Giải pháp hoàn thiện mối quan hệ
giữa công ty chứng khoán và khách hàng. Nxb Thống kê(Tái bản).
Công trình đã đánh giá chủ yếu về việc xây dựng mối liên hệ kết nối giữa
Công ty Chứng khoán và khách hàng trong tiến trình phát triển giao dịch chứng khoán.
Các giải pháp phát triển hệ thống giao dịch nhằm đẩy mạnh chất lƣợng phục vụ khách
hàng, tiến tới một xu hƣớng thị trƣờng giao dịch từ xa mà không cần hệ thống nhân
viên đặt lệnh thủ công.

- Phan Thị Bích Nguyệt(2012) trong cuốn ,Những vấn đề cơ bản trong việc
hình thành và phát triển công ty chứng khoán Việt Nam, Nxb Thống kê đã đánh giá
quá trình phát triển các Công ty Chứng khoán trong quá trình hội nhập trƣớc thời kỳ
bùng nổ chứng khoán trong nƣớc, chỉ ra cho thấy sự cần thiết của Công ty Chứng
-2-


khoán trong vai trò là ngƣời tạo lập và kết nối thị trƣờng với khách hàng.

- Trần Ngọc Thơ. Nguyễn Ngọc Định(2010),Vai trò của công ty chứng
khoán trong hoạt động tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán cho khách hàng. Nxb Lao động
và Xã Hội(Tái bản).

- Đào Lê Minh(2009) tái bản, Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thi
trường chứng khoán, Nxb Chính trị Quốc Gia
Công trình đã chỉ ra những vai trò quan trọng về thị trƣờng chứng khoán, chứng
minh sự cần thiết của thị trƣờng chứng khoán trong nền kinh tế đƣợc mô tả nhƣ là phong

vũ biểu của nền kinh tế. Trong đó chỉ ra những kết nối giữa CTCK với TTCK.
Các tác giả đã phân tích đánh giá vai trò của các Công ty Chứng khoán trong
hoạt động tƣ vấn hỗ trợ khách hàng, nhằm cung cấp cho khách hàng những thông tin
về doanh nghiệp niêm yết, tƣ vấn thông tin giao dịch. Đánh giá kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp để từ đó đƣa ra các giải pháp đầu tƣ cho khách hàng.
Các công trình trên đã tập trung đánh giá quá trình phát triển các Công ty
Chứng khoán trong quá trình hội nhập trƣớc thời kỳ bùng nổ chứng khoán trong
nƣớc, chỉ ra cho thấy sự cần thiết của Công ty Chứng khoán trong vai trò là ngƣời
tạo lập và kết nối thị trƣờng với khách hàng, đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống
giao dịch nhằm đẩy mạnh chất lƣợng phục vụ khách hàng, cung cấp cho khách hàng
những thông tin về doanh nghiệp niêm yết, tƣ vấn thông tin giao dịch. Tuy nhiên, nhìn
chung, các công trình trên mới chỉ nói về việc hệ thống hóa tin học hay hoàn thiện hệ
thống giao dịch trong chứng khoán, hoặc đã đề cập đến phƣơng pháp phân tích
chứng khoán và cách thức quản lý danh mục đầu tƣ chứng khoán, chứ chƣa nghiên
cứu, phân tích, đánh giá thực trạng các CTCK, cũng nhƣ chƣa đƣa ra các chiến lƣợc
để cạnh tranh giữa các CTCK, cũng nhƣ các giải pháp để giúp các Công ty Chứng
khoán nói chung, đặc biệt là cho Công ty Chứng khoán Tân Việt tăng khả năng
cạnh tranh, lựa chọn chiến lƣợc hội nhập thị trƣờng đúng hƣớng.
Luận văn NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN TÂN VIỆT - HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP sẽ nghiên
cứu nhằm trả lời câu hỏi sau:
-3-


1. Hiện trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) nhƣ
thế nào ?
2. Những điểm mạnh, điểm yếu. Cơ hội và thách thức mà TVSI sẽ gặp phải là gì?
3. Những giải pháp nào có thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của TVSI ?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài đƣợc thực hiện với mục đích đƣa ra các đánh giá năng lực cạnh tranh
của Công Ty Chứng Khoán Tân Viêt từ năm 2011 đến năm 2013. Để để từ đó đƣa
ra những giải pháp cạnh tranh mới, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
trong năm 2014 và những năm tiếp theo.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh của Công
ty Chứng khoán
 Nghiên cứu, đánh giá về năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán
Tân Việt trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam thông qua các tiêu chí nhƣ: Tiềm
lực tài chính, Sản phẩm và dịch vụ, Mức độ cạnh tranh giữa các Công ty, Năng lực
công nghệ, Nguồn nhân lực.
 Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của TVSI
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tƣợng nghiên cứu
Năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán Tân Việt
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán Tân Việt,
tham khảo thông tin về TTCK ở một số quốc gia khác trên thế giới và một số Công
ty Chứng khoán trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
Thời gian: Từ năm 2009 đến cuối năm 2013.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bên cạnh phƣơng pháp truyền thống là dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa
Mác-Lenin để xem xét các hiện tƣợng, trong luận văn này, tác giả còn sử dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu sau đây để làm rõ các luận điểm của mình.
-4-


 Phƣơng pháp đánh giá Swot: để làm sáng tỏ, điểm mạnh, điểm yếu, những
cơ hội và những thách thức đang đặt ra đối với Công ty Chứng khoán Tân Việt.
 Phƣơng pháp so sánh: đƣợc sử dụng nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh

của Công ty Chứng khoán Tân Việt với các Công ty Chứng khoán khác qua các con
số và các hiện tƣợng.
 Phƣơng pháp thống kê: để thu thập và xử lý các số liệu phù hợp với mục
đích sử dụng
 Phƣơng pháp phân tích lịch sử: để nhìn nhận lại một số vấn đề, thực tế đã
điễn ra trong quá khứ, từ đó xây dựng lên nền tảng trong quá trình đánh giá.
6. Đóng góp mới của Luận văn
 Đánh giá đúng năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán Tân Việt
 Đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng
khoán Tân Việt nói riêng, và các Công ty Chứng Khoán nói chung trong thời kỳ
hiện nay.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chƣơng.
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của Công ty
Chứng khoán
Chƣơng 2: Năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán Tân Việt
Chƣớng 3: Định hƣớng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Chứng Khoán Tân Việt

-5-


CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1.1. Khái niệm và phân loại CTCK
1.1.1.1. Khái niệm CTCK
Thị trƣờng chứng khoán(TTCK): là một bộ phận của thị trƣờng tài chính, có
một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình huy động vốn và sử dụng vốn cho

nền kinh tế. Để hình thành và phát phát triển thị trƣờng có hiệu quả, một điều kiện
không thể thiếu là có sự tham gia của các chủ thể kinh doanh trên TTCK. Trên
TTCK, chứng khoán đƣợc các tổ chức phát hành bán cho nhà đầu tƣ cũng nhƣ các
chứng khoán đƣợc mua đi bán lại giữa các nhà đầu tƣ với nhau. Tuy nhiên, giao
dịch trên TTCK không phải thực hiện trực tiếp giữa ngƣời mua và ngƣời bán mà
phải qua các định chế tài chính trung gian, ở TTCK Việt Nam chủ yếu đó là các
Công ty Chứng khoán(CTCK).
Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian thực hiện các
nghiệp vụ trên thị trƣờng chứng khoán. CTCK là tổ chức trung gian trong các giao
dịch trên TTCK, kết nối và thực hiện giao dịch giữa ngƣời mua và ngƣời bán. Bên
cạnh đó, CTCK còn là trung gian về thông tin, cung cấp thông tin tƣ vấn, các sản
phẩm nghiên cứu nhằm hỗ trợ nhà đầu tƣ chọn lựa đƣợc các chứng khoán cho danh
mục đầu tƣ của mình. CTCK cũng là trung gian về vốn khi đóng vai trò là cầu nối
giữa nhà đầu tƣ và tổ chức phát hành,…
Tại Việt Nam, trong Luật Chứng khoán và các nghị định hƣớng dẫn đều không
nêu định nghĩa hay khái niệm CTCK. Duy chỉ trong Quyết định 27/2007/QĐ-BTC
ngày 24/4/2007 của Bộ Tài chính có quy định: “Công ty chứng khoán là tổ chức có tƣ
cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ
các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành
chứng khoán, tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán”.

-6-


1.1.1.2. Phân loại CTCK
Hiện nay trên thế giới, các CTCK có rất nhiều hình thức pháp lý nhƣ quốc
doanh, cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, liên doanh, doanh nghiệp tƣ nhân… Theo
Luật Chứng khoán hiện hành, các CTCK hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có
hai hình thức pháp lý là công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn. Quy định này
giúp CTCK có khả năng huy động vốn lớn và chia sẻ rủi ro trong phạm vi vốn góp.

Hoạt động của các CTCK rất đa dạng và phức tạp, khác hẳn với các doanh
nghiệp sản xuất hay thƣơng mại thông thƣờng vì môi trƣờng hoạt động là TTCK thị trƣờng tài chính bậc cao của nền kinh tế thị trƣờng. Do hoạt động đa dạng và
phức tạp nhƣ vậy nên vấn đề xác định mô hình tổ chức kinh doanh của CTCK ở
mỗi quốc gia lại có những điểm khác biệt nhất định tùy theo đặc điểm của hệ thống
tài chính và sự cân nhắc lợi hại của những ngƣời làm chính sách ở quốc gia đó.
Nhƣng khái quát lại, hai mô hình đƣợc áp dụng phổ biến hiện nay là mô hình công
ty đa năng và mô hình công ty chuyên doanh chứng khoán.
 Mô hình công ty đa năng đƣợc chia làm hai dạng: đa năng một phần (các
ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán phải thành lập các công ty con độc lập,
hoạt động tách rời với hoạt động kinh doanh tiền tệ) và đa năng hoàn toàn (các ngân
hàng thƣơng mại đƣợc phép kinh doanh tổng hợp, bao gồm cả tiền tệ, chứng khoán
và bảo hiểm). Mô hình này có ƣu điểm là sự kết hợp rất cao, do đó giảm bớt đƣợc
rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung bằng việc đa dạng hóa đầu tƣ. Ngoài ra, mô
hình này còn có ƣu điểm là tăng khả năng chịu đựng của ngân hàng trƣớc những
biến động trên thị trƣờng tài chính. Tuy nhiên ở mô hình đa năng hoàn toàn này tính
chuyên môn hóa không cao, và nếu môi trƣờng luật pháp không chặt chẽ sẽ dễ dẫn
tới tình trạng lũng đoạn thị trƣờng, kéo theo là khủng hoảng tài chính.
 Mô hình công ty chuyên doanh chứng khoán, hoạt động kinh doanh
chứng khoán sẽ do các công ty độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng
khoán đảm nhận, các ngân hàng không đƣợc trực tiếp tham gia vào kinh doanh
chứng khoán. Mô hình này có ƣu điểm là hạn chế đƣợc rủi ro cho hệ thống ngân
hàng, tạo điều kiện cho các CTCK đi vào chuyên môn hóa sâu trong lĩnh vực chứng

-7-


khoán để thúc đẩy thị trƣờng phát triển, tuy nhiên khả năng phân tán rủi ro trong
kinh doanh bị hạn chế. Mô hình này đƣợc áp dụng phổ biến ở các nƣớc Mỹ, Nhật và
các thị trƣờng mới nổi nhƣ Hàn Quốc, Thái Lan… Tuy nhiên do xu thế hình thành
nên các tập đoàn tài chính khổng lồ nên ngày nay một số thị trƣờng cũng cho phép

kinh doanh trên nhiều lĩnh vực tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm nhƣng đƣợc tổ chức
theo mô hình công ty mẹ - công ty con, có sự quản lý, giám sát chặt chẽ và hoạt
động tƣơng đối độc lập với nhau. Hiện nay ở Việt Nam đang áp dụng mô hình công
ty đa năng một phần.
1.1.2. Vai trò của Công ty Chứng khoán
1.1.2.1.Đối với các tổ chức phát hành
 Hỗ trợ chuyên môn thông qua các hoạt động tƣ vấn: CTCK cung cấp cho
doanh nghiệp các giải pháp tổng hợp về tài chính công ty nhƣ, cơ cấu lại doanh nghiệp,
lập và đánh giá dự án, quản lý tài sản và định hƣớng đầu tƣ cho doanh nghiệp.
 Tạo ra cơ chế huy động vốn thông qua TTCK: Mục tiêu của các tổ chức
phát hành khi tham gia vào TTCK là huy động vốn thông qua hình thức phát hành
các chứng khoán. Vì thế, bằng hoạt động bảo lãnh phát hành và mạng lƣới đại lý
phát hành, CTCK có thể cung cấp dịch vụ chào bán chứng khoán ra trên thị trƣờng,
giúp doanh nghiệp huy động vốn.
1.1.2.2. Đối với các nhà đầu tư
 Kiểm soát rủi ro trong hoạt động đầu tƣ của khách hàng: TTCK là thị
trƣờng của những sản phẩm tài chính cao cấp, và niềm tin của nhà đầu tƣ vào giá trị
tƣơng lai của doanh nghiệp. Để thẩm định chất lƣợng và giá cả của chứng khoán thì
cần thiết phải dựa trên các thông tin về doanh nghiệp, ngành…và xử lý thông tin. Vì
thế CTCK có vai trò giúp nhà đầu tƣ đánh giá đúng và chính xác giá trị khoản đầu
tƣ của mình. Với dịch vụ tƣ vấn, CTCK trở thành một kênh cung cấp thông tin hiệu
quả cho nhà đầu tƣ. Những thông tin này bao gồm giá cả các loại cổ phiếu, trái
phiếu, tình hình chính sách, môi trƣờng kinh tế trong và ngoài nƣớc. Những thông
tin này đƣợc CTCK cung cấp chính xác và kịp thời, là cơ sở để các nhà đầu tƣ thực
hiện các quyết định mua bán của mình.

-8-


 Đảm bảo an toàn trong giao dịch: Thông qua việc lƣu ký và đăng ký chứng

khoán, các CTCK nắm đƣợc thông tin về các chứng khoán và tỷ lệ sở hữu chứng
khoán của nhà đầu tƣ, từ đó kịp thời đƣa ra các quyết định xử lý khi tỷ lệ này vƣợt
quá mức quy định của pháp luật hiện hành. Cũng qua hoạt động này, CTCK cung
cấp cho nhà đầu tƣ những thông tin về chứng khoán bị mất cắp hay không còn giá
trị lƣu hành, đảm bảo cho các chứng khoán mua bán là các chứng khoán thực nhằm
bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tƣ. Khi giao dịch chứng khoán đƣợc thực hiện, CTCK
tiến hành chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán và thanh toán tiền giữa các bên
tham gia giao dịch. Nhƣ vậy, CTCK có nhiệm vụ đảm bảo an toàn trong các hoạt
động giao dịch chứng khoán.
1.1.2.3. Đối với thị trường Chứng khoán(TTCK)
 Góp phần tạo lập giá cả và điều tiết thị trƣờng: Giá cả là do thị trƣờng
quyết định, nhƣng để đƣa ra mức giá cuối cùng, ngƣời mua và ngƣời bán phải thông
qua CTCK vì họ không đƣợc trực tiếp tham gia vào quá trình mua bán. Ngoài ra,
CTCK còn thực hiện vai trò ổn định thị trƣờng, can thiệp để điều tiết giá cả. Vai trò
này xuất phát từ nghiệp vụ tự doanh, qua đó CTCK dành một tỷ lệ nhất định các
giao dịch của mình (do luật pháp quy định) để thực hiện vài trò bình ổn thị trƣờng.
 Là tác nhân tạo hàng hoá và tính hấp dẫn của hàng hoá cho TTCK. Trên thị
trƣờng sơ cấp, bằng hoạt động bảo lãnh phát hành.
 Với chuyên môn và uy tín của mình, cổ phiếu và trái phiếu khi đƣợc CTCK
bảo lãnh phát hành sẽ rút ngắn thời gian phát hành và nhanh chóng đƣợc giao dịch
trên TTCK. Trong quá trình bảo lãnh, CTCK xác định giá chứng khoán cho đợt
phát hành phù hợp với thực trạng của tổ chức phát hành và tình hình thị trƣờng,
đồng thời bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu. Điều này khiến chứng
khoán đƣợc nhà đầu tƣ tín nhiệm hơn. Bên cạnh đó, hoạt động môi giới và tƣ vấn
của CTCK trên thị trƣờng thứ cấp tạo nên tính thanh khoản cho chứng khoán, làm
cho chúng hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tƣ. Từ đó tác động trở lại, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp tiếp tục phát hành chứng khoán để huy động vốn trên thị trƣờng
sơ cấp.

-9-



1.1.2.4.Đối với các cơ quan quản lý thị trường
Mục tiêu của các cơ quan quản lý, giám sát thị trƣờng là đảm bảo giao dịch an
toàn và kiểm soát thị trƣờng. CTCK có vai trò cung cấp thông tin cho các cơ quan
quản lý thị trƣờng để thực hiện mục tiêu đó. Các CTCK thực hiện đƣợc vai trò này
vì họ vừa là ngƣời phân phối các chứng khoán mới phát hành thông qua hoạt động
bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành, vừa là trung gian mua bán chứng khoán và
thực hiện các giao dịch trên thị trƣờng. Một trong những yêu cầu của TTCK là các
thông tin phải đƣợc công khai, minh bạch dƣới sự giám sát của các cơ quan quản lý
thị trƣờng. Việc cung cấp thông tin vừa là quy định của hệ thống luật pháp, vừa là
nguyên tắc nghề nghiệp của các CTCK. Vì vậy, các CTCK cần phải minh bạch và
công khai trong hoạt động của mình. Các thông tin mà CTCK có thể cung cấp bao
gồm thông tin về các giao dịch mua bán trên thị trƣờng, thông tin về các cổ phiếu,
trái phiếu và tổ chức phát hành, thông tin về các nhà đầu tƣ… Nhờ các thông tin
này, các cơ quan quản lý thị trƣờng có thể kiểm soát và xử lý kịp thời các hiện
tƣợng thao túng và lũng đoạn thị trƣờng.
1.1.3. Các nghiệp vụ của CTCK
Hoạt động của CTCK rất đa dạng và phong phú với nhiều sản phẩm, dịch vụ
để thích ứng với sự phát triển của TTCK. Để tham gia thị trƣờng, các CTCK có thể
thực hiện một, một vài hoặc tất cả các hoạt động sau:
1.1.3.1. Môi giới chứng khoán
Là việc CTCK làm trung gian môi giới giúp khách hàng mua và bán chứng
khoán, qua đó hƣởng hoa hồng trên tổng doanh số mà khách hàng thực hiện mua
bán và chính khách hàng phải tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.
Hoạt động môi giới cung cấp cho khách hàng thông tin và các khuyến nghị
đầu tƣ, cũng qua hoạt động môi giới, CTCK chuyển đến nhà đầu tƣ các sản phẩm và
dịch vụ tài chính.

- 10 -



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nghiêm Trung Hiếu(2010), Phân tích đề ra chiến lƣợc kinh doanh của Công ty
Chứng khoán Tân Việt,64(3) Tr. 20-30. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Trƣờng Đại
học Hawai
2. Phan Phúc Hiếu(2002), Phân tích chiến lược hiện đại và ứng dụng. Nxb Giao
Thông Vận Tải
3. Vƣơng Đình Huệ, PTS Đoàn Xuân Tiên(1997), Thực Hành Kiểm Toán Báo Cáo
Tài Chính Doanh Nghiệp. Nxb Tài Chính. 22-23(1). Tr.10-13
4. Đào Lê Minh(2002), Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thi trường chứng
khoán, Nxb Chính trị Quốc Gia
5. Nguyễn Công Nghiệp, PTS. Nguyễn Thức Minh(1999), Quản Trị Kinh Doanh,
Nxb Tài Chính Hà Nội.
6. Bùi Xuân Phong(2014), Bí Mật Tái Cấu Trúc và Mô Hình Kinh Doanh, Nxb Lao
Động-Xã Hội
7. Bùi Kim Yến(2009), Phân tích chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư, Nxb
Thống Kê.
8. Bùi Kim Yến(01/2009), Thị Trường Chứng Khoán, Nxb. Giao Thông Vận Tải.
TIẾNG ANH
9. W.Edwards. Deming(2012), Vượt qua khủng hoảng . Nxb Thời Đại. 35(2), Tr. 3
10. Micheal E. Porter (2003), Chiến lược cạnh tranh. Nxb Trẻ.
11. George Selden(07/2011), Tâm Lý Thị Trường Chứng Khoán, Dịch giả Phƣơng
Lan. Nxb Thời Đại
12. Philippe Lasserre Resphepatti (2001), Chiến lược quản lý kinh doanh , Nxb
Chính trị Quốc Gia.
13. Raymond Alan ThiefTart (2005) , Chiến lược doanh nghiệp, Nxb Thanh Niên
Website
14. Website www.bvsc.com.vn

15. Website www.cafef.vn
- 11 -


16. Website www.fpts.com.vn
17. Website www.ssi.com.vn
18. Website www.tvsi.com.vn
19. Website www.vnds.com.vn
20. Website www.vneconomy.vn
21.Website www.saga.vn

- 12 -



×