Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

DSpace at VNU: Những khó khăn trong nhận thức các sự kiện lịch sử của học sinh dân tộc thiểu số trường THPT Mỏ Trạng (Yên Thế - Bắc Giang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.76 KB, 5 trang )

Những khó khăn trong nhận thức các sự kiện lịch sử của học sinh dân tộc thiểu số trường THPT
Mỏ Trạng (Yên Thế - Bắc Giang)
Sinh viên: Hoàng Trường Minh - Sử 49
GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Minh
1.Xác định vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên thực trạng dạy học lịch sử hiện nay ở nhà trường phổ
thông, trong đó phái kể đến :
- Thi Đại học: Hơn 1500 thí sinh có điểm từ 4,5 trở xuống, điểm 0 chiếm 4%
- Thi Tốt nghiệp: điểm TB môn Lịch sử là 6,19, xếp hàng đội sổ so với các môn khác
- Nguyên nhân do: thiếu thốn về phương tiện dạy học, PP giảng dạy của GV còn yếu kém, SGK
còn nhiều bất cập…
Từ thực trạng trên, chúng tôi đặt câu hỏi nghiên cứu:Trong quá trình học tập môn Lịch sử, HS
dân tộc thiểu số đã gặp phải những khó khăn gì và những khó khăn đó có mang tính đặc thù của
địa phương không?
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm :
a/ Phát hiện ra những khó khăn,
b/ Tìm ra nguyên nhân của khó khăn và biện pháp khắc phục khó khăn, cải thiện và nâng cao
chất lượng dạy và học môn Lịch sử của trường.
3. Các nội dung khoa học thực hiện
Chương 1: Cơ sở lý luận về lĩnh hội và nhận thức các sự kiện lịch sử
1.1. Một số khái niệm cơ bản.
Trong nghiên cứu này, một số khái niệm cơ bản được làm sáng tỏ như :
- Lĩnh hội: Tiếp thu và hiểu được một cách thấu đáo
- Nhận thức: Là quá trình nhận ra và biết được
- Sự kiện: Sự việc có ý nghĩa ít nhiều quan trọng đã xảy ra
-Lịch sử:Thuộc về lịch sử của các quốc gia, dân tộc, có ý nghĩa,tính chất quan trọng trong lịch sử
- Khó khăn: Là có nhiều trở ngại hoặc thiếu thốn
1.2 Quá trình nhận thức lịch sử
- GV tái hiện lại quá khứ lịch sử => nhận thức cảm tính



- Hướng dẫn HS ghi nhớ, phân tích các sự kiện => nhận thức lý tính
- Hướng dẫn PP học tập lịch sử, tổ chức các hoạt động học tập theo hướng phát huy tính tích cực,
thông minh, sáng tạo, năng lực tự học của HS => tư duy
Chương 2: Thực trạng việc học tập môn LS của HS DTTS trường THPT MT
2.1 Giới thiệu đối tượng nghiên cứu.
Trường THPT Mỏ Trạng là một trong 3 trường THPT của huyện, nằm tại xã Vùng cao Mỏ
Trạng, đào tạo trên 50% HS dân tộc thiểu số.
2.2. Kết quả nghiên cứu qua khảo sát :
Những yếu tố có tác động tiêu cực đến quá trình lĩnh hội và nhận thức các sự kiện lịch sử của HS
dân tộc thiểu số trường THPT Mỏ Trạng (Yên Thế - Bắc Giang)
- Khó khăn lớn nhất là do thiếu thốn về phương tiện học tập (76.7%)
- Do nhận thức còn hạn chế của HS (82.4%)
- Do những đặc trưng của vùng dân tộc thiểu số: khó khăn trong điều kiện giao thông vận tải
(32.7%), do quan điểm chưa phù hợp của các bậc phụ huynh…
Chương 3: Giải pháp
- Tổ chức thiết kế đồ dùng dạy học giữa các tổ chuyên môn, giữa các nhóm HS, những buổi hoạt
động ngoại khóa hướng dẫn HS phương pháp học tập có hiệu quả
- Đối với Giáo viên : Tăng cường tìm hiểu ngôn ngữ và văn hoá dân tộc thiểu số để có thể dễ
dàng hơn trong giao tiếp với phụ huynh HS.
- Đối với Học sinh : Tăng cường học tiếng Việt và tìm hiểu văn hoá Việt Nam nói chung để làm
cơ sở nhận thức các sự kiện lịch sử dân tộc dễ dàng hơn.
- Xây dựng trường học bán trú, nội trú để giải quyết khó khăn về đi lại.
KẾT LUẬN
- Chất lượng học tập môn Lịch sử còn thấp của trường do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có
những khó khăn chính: thiếu thốn về phương tiện dạy học, nhận thức còn hạn chế của chính bản
thân người học…


- Trong quá trình lĩnh hội và nhận thức các sự kiện lịch sử, HS dân tộc thiểu số cũng gặp phải

những khó khăn chung như HS ở các nơi khác. Tuy nhiên một số khó khăn đặc thù cũng được
phát hiện như trình độ ngôn ngữ và nhận thức văn hoá ảnh hưởng đáng kể đến việc lĩnh hội các
sự kiện lịch sử của HS.
- Một số giải pháp có tính đặc thù đã được chúng tôi đề xuất nhằm giúp HS vùng dân tộc cải
thiện kết quả học tập của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, 2000.
2. Phương pháp dạy học Lịch sử, Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, NXB GD, 2003.
3.Tập BG “Phương pháp dạy học lịch sử”, ThS Hoàng Thanh Tú, Khoa SP, ĐHQGHN, 2007.

32. Tìm hiểu môi trường dạy học trong một số lý thuyết dạy học Sinh viên thực hiện: Phạm Thị
Lương
Lớp: K49 Sư phạm Lịch sử
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Văn Minh
1. Xác định vấn đề nghiên cứu:
Hiện nay trong giáo dục nói chung đang tồn tại nhiều quan điểm tiếp cận về môi trường
dạy học (MTDH)? Việc ứng dụng những kết quả nghiên cứu môi trường đó vào dạy học trong
một bối cảnh cụ thể luôn là một trong những vấn đề có tính thời sự. Điều đó đã trở thành mối
quan tâm của tôi, với tư cách là một giáo viên tương lai.
2. Lý do chọn đề tài:
+ Xuất phát từ thực tế học tập của bản thân và của những người khác, tôi thấy có sự khác
biệt giữa các giờ học của cùng một giáo viên. Vì thế tôi muốn đi tìm nguyên nhân và theo nhận
định của tôi điều đó có liên quan mật thiết đến môi trường dạy học.
+ Ở Việt Nam môi trường dạy học chưa được nghiêm túc xây dựng. Trong khi qua tìm hiểu
sơ bộ, trong thành phần của các lý thuyết dạy học phổ biến hiện nay MTDH chiếm vị trí quan


trọng. MTDH được đề cập như thế nào, cách khai thác ra sao, đó là vấn đề cần quan tâm với mỗi
GV.
3. Mục đích nghiên cứu

a. Mục đích tổng quát :
Nghiên cứu này góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học trong đó môi trường giữ một vai
trò ngày càng quan trọng.
b. Mục đích riêng biệt
- Nghiên cứu nhằm hiểu rõ vai trò, tác động, ảnh hưởng của môi trường nói chung đến hoạt
động dạy và học.
- Tìm hiểu bản chất của môi trường trong từng lý thuyết dạy học để có những ứng dụng
thích hợp vào Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các lý thuyết dạy học để tìm hiểu môi trường dạy học.
- Quan sát thực tiễn, phỏng vấn để thấy được những ưu nhược điểm khi ứng dụng môi
trường dạy học theo các lý thuyết dạy học.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu này tôi thực hiện các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu về các quan điểm tiếp cận
khác nhau về môi trường nói chung và môi trường dạy học nói riêng.
- Phương pháp quan sát : Phát hiện vấn đề trong thực tiễn.
- Phương pháp xử lí thông tin: Xử lí các thông tin thu được.
6. Nội dung khoa học thực hiện
+ Tìm hiểu một số khái niệm: Môi trường nói chung, môi trường trong giáo dục
(MTGD), môi trường dạy học (MTDH), vai trò của MTDH.
+ Một số lý thuyết dạy học hiện đại có tiếp cận MTDH. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đã
chỉ ra rằng mỗi một lý thuyết có cách tiếp cận MTDH khác nhau. Đặc biệt nghiên cứu đã làm rõ
được vai trò, cũng như đặc điểm, đặc trưng của MTDH theo từng lý thuyết dạy học.
+ Nghiên cứu đã rút ra được những mặt tích cực, hạn chế khi ứng dụng MTDH theo từng
lý thuyết dạy học vào dạy học lịch sử ở Việt Nam dựa trên việc nghiên cứu MTDH theo từng lý
thuyết và quan sát của cá nhân.
7. Kết luận



- MTDH có vai trò quan trọng trong dạy học: không chỉ góp phần quyết định đến sự hình
thành nhân cách con người mà quan trọng hơn là đã kích thích chủ thể (con người) hoạt động
năng động hơn và sáng tạo hơn.
- Trong các lý thuyết: Lý thuyết tình huống, lý thuyết kiến tạo, tiếp cận sư phạm tương
tác đều quan tâm đến yếu tố môi trường. Tuy nhiên mỗi một lý thuyết có mức độ quan tâm, cách
tiếp cận môi trường dạy học khác nhau.
- Khi ứng dụng mỗi một lý thuyết và trong dạy học lịch sử ở Việt Nam cần phải phát huy
được những điểm tích cực, đồng thời khắc phục những hạn chế của mỗi lý thuyết.
8. Tài liệu tham khảo
1. PGS.TS Phạm Hồng Quang –“Môi trường giáo dục” – Nxb Giáo dục – 2006
2. Jean-Marc Denommé & Madeleine Roy – “Tiến tới một sư phạm tương tác”
- Nxb Thanh niên
3. TS Lê Văn Tiến – “Môi trường trong sư phạm tương tác và trong lý thuyết tình huống”
– Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh – Tạp chí khoa học giáo dục - số 6, tháng 5 – 2006, T. 5- 7
4. Ths. Trần Thị Tú Anh – “Tiếp cận hoạt động dạy - học từ góc độ tâm lý nhận thức” –
Tạp chí Giáo dục - số 18 (12/2001) T.12-14



×