Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

DSpace at VNU: Phát triển du lịch cộng đồng tại vườn quốc gia U Minh thượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.72 KB, 9 trang )

Phát triển du lịch cộng đồng tại vườn quốc gia
U Minh thượng
Trịnh Ngọc Anh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Du lịch: 60 22 80
Người hướng dẫn : PGS.TS. Trần Đức Thanh
Năm bảo vệ: 2013
127 tr .
Abstract. Vận dụng cơ sở lý luận về Du lịch cộng đồng (DLCĐ), định hướng phát
triển du lịch tại Vườn quốc gia (VQG) với những lợi thế vốn có của nó. Đánh giá được
thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển DLCĐ tại VQG U Minh Thượng. Lượng
khách du lịch không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, do đó vấn đề khai thác
và bảo tồn cần được chú trọng hơn nữa. Nêu những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế
và đẩy mạnh những thế mạnh cho VQG trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng, Cơ sở vật
chất kỹ thuật (CSVCKT), giải pháp về cơ chế chính sách, xúc tiến quảng bá và cả
những giải pháp về việc thúc đẩy tham gia hoạt động du lịch của người dân địa
phương.
Keywords.Phát triển Du lịch; Du lịch cộng đồng; Vườn quốc gia U Minh thượng

Content.
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay ngành kinh tế Việt Nam ngày càng được nâng cao, nhất là khi nước ta
gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007. Nhiều ngành nghề cùng đóng
góp vào sự tăng trưởng GDP của đất nước, trong đó lĩnh vực dịch vụ gia tăng đáng kể,
nhất là ngành du lịch. Đây là ngành kinh tế tổng hợp, có mối quan hệ với nhiều lĩnh
vực, trong đó có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời giữa các đối tượng: khách du
lịch, nhà nước, cơ quan du lịch và nhất là cộng đồng địa phương (CĐĐP). Sự thành
công hay thất bại trong hoạt động du lịch phụ thuộc rất nhiều vào việc phối hợp, điều
hòa lợi ích, chia sẻ nghĩa vụ, quyền lợi giữa các bên tham gia.
U Minh Thượng là vùng đất giàu tài nguyên du lịch (TNDL) tự nhiên lẫn văn
hóa nên nhận được sự tham gia đông đảo của người địa phương vào hoạt động du lịch.


Tuy nhiên quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên còn gặp nhiều bất cập trong quản
lý và điều hòa lợi ích các bên, dẫn đến chất lượng sản phẩm du lịch giảm sút và mức


sống của người dân cũng chưa được đảm bảo. Sự tham gia của người dân địa phương
trong các hoạt động du lịch ở đây vẫn còn ở mức thấp, người dân mới chỉ chủ yếu
tham gia vào một số khâu không quan trọng, lợi ích về kinh tế không thường xuyên và
bấp bênh.
Vấn đề đặt ra đối với du lịch U Minh Thượng là cần giúp người dân địa phương
tham gia hoạt động du lịch có sự liên kết với nhau, mang tính cộng đồng sâu sắc,
cùng vì những mục đích lợi ích chung.
Hiện nay, chính sách phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) ngày càng được chú
trọng bởi mục tiêu của loại hình du lịch này là phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa
phương. Chính vì thế việc nghiên cứu nhằm phát triển du lịch cộng đồng ở các Vườn
quốc gia (VQG) của Việt Nam nói chung và nghiên cứu “Phát triển du lịch cộng đồng
tại vườn quốc gia U Minh Thượng” nói riêng là một việc làm cấp bách và hết sức ý
nghĩa.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài là xác lập được các giải pháp góp phần phát triển
DLCĐ tại VQG U Minh Thượng một cách bền vững.
Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục đích đặt ra, các nhiệm vụ chính sau đây cần được thực hiện
trong đề tài:
- Tổng quan cơ sở lý luận về DLCĐ.
- Phân tích các điều kiện phát triển DLCĐ tại VQG U Minh Thượng.
- Khảo sát thực trạng hoạt động DLCĐ tại VQG U Minh Thượng.
- Phân tích đánh giá hoạt động DLCĐ tại VQG U Minh Thượng.
- Đề xuất các giải pháp phát triển DLCĐ tại VQG U Minh Thượng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu
Các điều kiện phát triển du lịch, thực trạng hoạt động du lịch tại VQG U Minh
Thượng và khả năng thu hút CĐĐP tham gia vào hoạt động du lịch tại VQG U Minh
Thượng.
Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Những hoạt động du lịch diễn ra trong vùng Đệm VQG U Minh
Thượng.
- Thời gian: Thông tin du lịch tại VQG U Minh Thượng từ năm 2005 đến 2012.


4. Lược sử nghiên cứu
Trên thế giới
Nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến vai trò và quyền lợi của cộng đồng trong
phát triển du lịch, thậm chí ngay trong quá trình quy hoạch. Tiêu biểu là công trình của
G. Cazes, R. Lanquar, Y. Raynouard trong Quy hoach du lịch. Đây được xem là một
trong những tài liệu cung cấp những kiến thức cơ bản và khái quát về quy hoạch du
lịch, được sử dụng rất nhiều tại nước ta từ những năm 2000. Bên cạnh đó, những công
trình nghiên cứu về DLCĐ trên thế giới ngày càng xuất hiện nhiều với góc nhìn du lịch
ở những khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như Peter E. Murphy (1986) với Tourism: A
community Approach, Routledge; Philip L.Pearce (1997), Tourism Community
Relationships, Emerald Group Publishing; L. Roberts, Derek Hall (2001) với Rural
Tourism and Recreation: Principles to Practice, CABI; Paul F.J.Eagles, S.F.McCool
(2003), Tourism in National Parks and Protected Areas: Planning and Management,
CABI; Derek Hall (2003) với Tourism and Sustainable Community Development,
Routledge; Sue Beeton (2006) với Community Development Through Tourism,
Landlinks Press...
Những công trình của các nhà nghiên cứu trên thế giới đã giúp cho lĩnh vực du
lịch này được nhìn nhận một cách sâu sắc cũng như mở ra những hướng đi mới cho
các bên tham gia ngày một thuận lợi và đạt hiệu quả hơn.
Tại Việt Nam

Những công trình nghiên cứu về du lịch được thực hiện ngày một gia tăng sau
năm 1990. Về sau, những nghiên cứu về DLCĐ cũng được quan tâm và đóng góp trực
tiếp về mặt lý luận cũng như thực tiễn như TS. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng – Lý
thuyết và vận dụng, Nxb Khoa học Kỹ thuật; Ths. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên, 2012),
Du lịch cộng đồng, Nxb Giáo dục Việt Nam… Những tài liệu này được xem là giáo
trình của các trường cao đẳng, đại học khi nghiên cứu về quan điểm du lịch DLCĐ.
Trong phạm vi luận văn, đề tài đưa ra một số công trình tiêu biểu nhất của những địa
phương liên quan đến đề tài. Trước tiên, đó là công trình nghiên cứu về du lịch của
VQG U Minh Thượng dưới cách nhìn của nhà nghiên cứu nước ngoài Nina Iversen
(2003), Tourism development of U Minh Thuong National Park, Vietnam, NHTV
Internationale Hogeschool Breda; PGS.TS. Phạm Trung Lương (2002), Nghiên cứu
xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần
phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà - Hải Phòng; TS. Võ Quế (2003) với


Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại chùa Hương –
Hà Tây; Lê Thu Hương (2007) với Xây dựng mô hình du lịch cho người nghèo ở Vườn
quốc gia Cúc Phương, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội; Tổng cục du
lịch (2011) cũng xây dựng đề án Phát triển du lịch cộng đồng kết hợp với xói đói giảm
nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến năm 2020… Các tài liệu trên đã
nghiên cứu, đánh giá những điều kiện về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như
năng lực của cộng đồng đồng thời đề xuất các mô hình, hướng đi phù hợp trong việc
tham gia hoạt động du lịch tại các địa phương.
Nhận xét
Trên cơ sở tiếp thu và vận dụng những nghiên cứu trong và ngoài nước, đề tài
phân tích điều kiện và thực trạng phát triển DLCĐ tại VQG U Minh Thượng – nội
dung chưa được nghiên cứu từ trước đến nay - từ đó đưa ra những giải pháp khả thi,
phù hợp với những đặc trưng của Vườn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
6. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng
Chương 2: Điều kiện và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Vườn quốc
gia U Minh Thượng
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Vườn quốc gia U
Minh Thượng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đào Đình Bắc dịch (2000), Quy hoạch du lịch, Nxb Đại học Quốc gia HN
2. Ban quản lý Vườn quốc gia U Minh Thượng (2012), Đề án thành lập trung tâm du
lịch sinh thái
3. Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng thành phố Hải Phòng (2011), Dự án Du lịch cộng
đồng gắn với phát triển bền vững tại xã Việt Hải
4. Nguyễn Văn Dung (2008), Marketing du lịch, Nxb Giao thông Vận tải


5. Nguyễn Văn Dung (2009), Chiến lược và chiến thuật quảng bá marketing du lịch,
Nxb Giao thông Vận tải
6.

Nguyễn Văn Đính – Trần Thị Minh Hòa (2008), Kinh tế du lịch, Nxb Đại học

Kinh tế Quốc dân HN
7. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia
HN
8. Huyện ủy U Minh Thượng (2012), Nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ năm 2012
9. Huyện ủy U Minh Thượng (2012), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 2011
10. Lê Thu Hương (2007), Xây dựng mô hình du lịch cho người nghèo ở Vườn quốc

gia Cúc Phương, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn HN
11. Phạm Trung Lương (2002), Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du
lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát
Bà - Hải Phòng
12.

Lê Hữu Nghĩa – Lê Ngọc Tòng (2004), Toàn cầu hóa: Những vấn đề lý luận và

thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia
13. Bửu Ngôn (2004), Đất phương nam, Nxb Trẻ
14.

Bửu Ngôn (2004), Du lịch 3 miền: Về miền tây, Nxb Trẻ

15. Phạm Thị Hồng Như (2010), Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc
gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, Trường Đại học Cần Thơ
16.

Bùi Xuân Nhựt (1998), Marketing trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn tập 1,

Tổng cục du lịch
17. Võ Quế (2003), Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng
đồng tại chùa Hương - Hà Tây
18. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng, Nxb Khoa học Kỹ
thuật
19. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh KonTum (2010), Nghiên cứu xây dựng mô
hình phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh KonTum


20. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình (2012), đề tài Nghiên cứu, đề xuất

xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại Khu du lịch sinh thái Vân Long (Gia Viễn,
Ninh Bình)
21. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế (2004), đề án Mô hình du
lịch cộng đồng/du lịch sinh thái tại Nam Đông (Thừa Thiên Huế)
22. Ông Thị Đan Thanh (2006), Địa lý kinh tế - xã hội thế giới, Nxb Đại học Sư phạm
23. Trần Đức Thanh (1998), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia HN
24. Lê Bá Thảo (2008), Thiên nhiên Việt Nam, Nxb Giáo dục
25. Trần Văn Thông (2006), Tổng quan Du lịch, Nxb Đại học Quốc gia, TP. HCM
26. Tổng cục du lịch (1998), Non nước Việt Nam, Nxb HN
27. Tổng cục du lịch (2004), Non nước Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin
28. Tổng cục du lịch (2011), Đề án phát triển du lịch cộng đồng kết hợp với xóa đói,
giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến năm 2020
29. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim
Hồng (1996), Địa lý Du lịch, Nxb TP.HCM
30. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Vũ Đình Hòa, Lê Mỹ Dung, Nguyễn Trọng Đức, Lê
Văn Tin, Trần Ngọc Điệp (2012), Địa lý Du lịch, Nxb TP. HCM
31. UBND tỉnh Kiên Giang (1999), Dự án Phát triển kinh tế nông hộ vùng Đệm U
Minh Thượng
32. UBND Huyện U Minh Thượng (2012), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
33. Vietbooks (2005), Du lich Kiên Giang, Nxb Thông tấn
34. Bùi Thị Hải Yến (2000), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục
35. Bùi Thị Hải Yến (2006) , Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục
36. Bùi Thị Hải Yến (2009), Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục
37. Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, Nxb Giáo dục
Tiếng Anh


38.

David L. Edgell Sr. (2006), Managing Sustainable Tourism: A Legacy for the


Future, Haworth Press
39. Derek Hall (2003), Tourism and Sustainable Community Development, Routledge
40. Derek Hall, Morag Mitchell, Irene Kirkpatrick (2005), Rural Tourism and
Sustainable Business, Multilingual Matters Limited
41. E. Wanda George, Donald G. Reid, Heather Mair (2009), Rural Tourism
Development: Localism and Cultural Change, Channel View Publications
42. Gianna Moscardo (2008), Building Community Capacity of Tourism Development,
C.A.B International
43. Jarkko Saarinen, Fritz Becker, Haretsebe Manwa (2009), Sustainable Tourism in
Southern Africa: Local Communities and Natural Resources in Transition, Tourism
Channel View Publications
44. L. Roberts, Derek Hall (2001) với Rural Tourism and Recreation: Principles to
Practice, CABI
45. Martha Honey (1998), Ecotourism and Sustainable Development: Who owns
paradise?, Island Press
46. Michael J Halton (1999), Community Based Tourism in the Asia Pacific, School of
Media Studies at Humber College
47.

M. Thea Sinclair, Mike J. Stabler (1997), The Economics of Tourism,

Routledge
48. Nina Iversen (2003), Tourism development of U Minh Thuong National Park,
Vietnam, NHTV Internationale Hogeschool Breda
49. Paul F.J.Eagles, S.F.McCool (2003), Tourism in National Parks and Protected
Areas: Planning and Management, CABI
50. Peter E. Murphy (1986), Tourism: A community Approach, Routledge
51. Philip L.Pearce (1997), Tourism Community Relationships, Emerald Group
Publishing

52. Rhonda Phillips (2012), Tourism, Planning and Community Development,
Routledge
53. Rob Harris (2002), Sustainable Tourism, Routledge


54. Sue Beeton (2006), Community Development Through Tourism, Landlinks Press
55. Uel Blank (1989), The Community Tourism Industry: Imperative – The Necessity,
The Opportunities, It’s Potential, Venture Publishing
56. William F.Theobald (1995), Gold Tourism, Routledge
57. World Tourism Organitzaion (2009), Tourism Community Development – Asian
Practices
Các website
58.

/>
59. />dtourismVietnamesversion.pdf
60. />.pdf
61. />62. />63. />64.

/>
65.

/>
66. />67.

/>
68. />69. />70. />71. />1
72. />73. />p_rdma.pdf



74. />75. />76. />77. />_Minh_Th%C6%B0%E1%BB%A3ng
78. />


×