Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

DSpace at VNU: Phát triển hoạt động tư vấn đầu tư tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.05 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------------------------

NGUYỄN TOÀN THẮNG

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TƢ VẤN ĐẦU TƢ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÕN

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số:

60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. Đào Lê Minh

HÀ NỘI-2010


LỜI NÓI ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày 20 tháng 07 năm 2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt trong sự phát
triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Kể từ đó tới nay, thị trường đã không
ngừng lớn mạnh. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có hai Sàn giao dịch
chứng khoán tập trung (Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Sở
giao dịch chứng khoán Hà Nội), 105 công ty chứng khoán, gần 400 cổ phiếu và
chứng chỉ quỹ niêm yết trên hai sàn giao dịch, 1077 công ty đại chúng đăng ký tại


Ủy ban chứng khoán nhà nước và đặc biệt đã có gần 700.000 tài khoản của các nhà
đầu tư tham gia giao dịch. Tổng giá trị giao dịch một phiên thường xuyên đã đạt
trên 2.500 tỷ đồng. Với một nền kinh tế mới nổi có số dân hơn 80 triệu người, tốc
độ tăng trưởng hàng năm luôn đạt tỷ lệ cao, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
ngày càng lớn, thị trường chứng khoán Việt Nam hứa hẹn đầy triển vọng.
Tuy nhiên thị trường chứng khoán là một thị trường đặc biệt - là sản phẩm bậc
cao của kinh tế thị trường. Giá cả của hàng hóa trên thị trường này phụ thuộc vào
hầu như tất cả các yếu tố tác động tới nền kinh tế. Nó là thị trường của thông tin,
của tương lai và do đó giá cả của hàng hóa cũng phụ thuộc rất lớn vào các dự đoán
mang tính cá nhân của nhà đầu tư cũng như tâm lý của chính họ.
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã trải qua những trạng thái, những
thái cực trái ngược nhau và trên quan điểm của cá nhân tôi, thị trường đã trải qua
những thời điểm thăng hoa nhất cũng như thời điểm ảm đạm nhất. Do vậy bản lĩnh
của nhà đầu tư đã trở nên vững vàng cũng như quan điểm, nhận thức của họ về đầu
tư chứng khoán với tư cách là một kênh đầu tư cũng trở nên đúng đắn hơn.
Tuy nhiên, kiến thức về chứng khoán cũng như khả năng nhận định của các
nhà đầu tư chứng khoán, đặc biệt là những nhà đầu tư cá nhân nói chung còn hạn
chế. Điều này rất dễ nhận thấy ở phản ứng của thị trường được diễn biến theo kiểu


tõm lý by n. H u t theo din bin ca th trng cỏc nc phỏt trin, theo
cỏc nh u t nc ngoi hoc theo quan im cỏ nhõn ca nhng ngi c
ỏnh giỏ l cú uy tớn m khụng theo kh nng t duy phõn tớch ca chớnh bn thõn
mỡnh. Do ú ụi khi ó lm thit hi cho chớnh mỡnh bi vỡ trờn th trng chng
khoỏn cng nh cỏc th trng khỏc, mt trong nhng lý do ca s tht bi chớnh l
trõu chm ung nc c.
Vi tinh thn ú, trong khuụn kh ti ny, tụi cp ti vic Phỏt trin
hot ng t vn u t ti Cụng ty c phn chng khoỏn Si Gũn vi t cỏch l
mt trong cỏc nghip v kinh doanh ca cỏc cụng ty chng khoỏn ti th trng
chng khoỏn Vit Nam khụng ngoi mc ớch nhm gúp phn nõng cao kh nng

cung cp dch v cho khỏch hng, to doanh thu cng nh uy tớn ca cụng ty trờn
th trng. Mt khỏc cng giỏn tip gúp phn trang b cho nh u t cú thờm
thụng tin, tng cng kh nng phõn tớch v nhn nh, tớch ly thờm kinh nghim.
T ú hn ch bt cỏc ri ro trong quỏ trỡnh u t ca mỡnh.
2. TèNH HèNH NGHIấN CU
Hin nay v mt lý lun ó cú nhiu cụng trỡnh khoa hc cp ti vn
phát triển hoạt động t- vấn đầu t- chứng khoán, tuy nhiên tại Công ty cổ phần
chứng khoán Sài Gòn thì hiện nay ch-a có đề tài nào đề cập đến.
3. MC CH V NHIM V NGHIấN CU
ti Phỏt trin hot ng t vn u t chng khoỏn ti Cụng ty cổ phần
chng khoỏn Si Gũn c thc hin vi mc ớch nghiờn cu lý lun hot ng
t vn u t chng khoỏn ti cụng ty chng khoỏn núi chung v nghiờn cu thc
trng hot ng ny ang din ra ti Cụng ty chng khoỏn Si Gũn núi riờng, t ú
xut cỏc gii phỏp nhm phỏt trin hot ng ny ti Cụng ty.
4. I TNG V PHM VI NGHIấN CU


Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu của nó là lý thuyết về hoạt động tư vấn
đầu tư chứng khoán – một trong những hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán
và thực tế của hoạt động này tại Công ty chứng khoán Sµi Gßn.
Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán có rất nhiều mảng nhưng phạm vi của
đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu nội dung tư vấn đầu tư cho nhà đầu tư cá nhân.
Đây là một trong những vấn đề hiện nay chưa được quan tâm đúng mức và còn
nhiều những bất cập. Nhìn nhận từ thực tế hiện trạng TTCK Việt Nam hiện nay cho
thấy tư vấn đầu tư cổ phiếu cho nhà đầu tư cá nhân là hình thức tư vấn phổ biến và
cần thiết nhất nên đề tài nghiên cứu sâu hơn hình thức tư vấn này.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
- Phương pháp duy vật biện chứng: Nghiên cứu nghiệp vụ tư vấn đầu tư tại
Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn trong mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại

với các nghiệp vụ kinh doanh khác của Công ty cũng như với các công tác quản trị
doanh nghiệp tại công ty.
- Phương pháp duy vật lịch sử: Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động tư
vấn đầu tư, đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại cần được khắc phục, những
khiếm khuyết cần được bổ sung từ đó đưa ra các biện pháp khả thi nhằm góp phần
hoàn thiện và phát triển hoạt động tư vấn đầu tư tại Công ty.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở lý luận chung về nghiệp vụ tư
vấn đầu tư kết hợp với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, đề tài đã phân
tích, đánh giá, tổng hợp những kết quả đạt được, những tồn tại, nguyên nhân của
nghiệp vụ tư vấn đầu tư tại Công ty.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác trong quá trình nghiên
cứu như: Phương pháp thu thập số liệu, so sánh, phương pháp chuyên gia… để có
thể có những đánh giá về hoạt động tư vấn đầu tư tại Công ty một cách xác thực.
6. DỰ KIẾN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN


H thng húa nhng lớ lun c bn v Cụng ty chng khoỏn v cỏc nghip v
kinh doanh ca cỏc cụng ty chng khoỏn.
Phõn tớch rừ hin trng hoạt động t- vấn đầu t- tại Công ty cổ phần chứng
khoán Sài Gòn và từ đó đ-a ra những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của
hoạt động này tại Công ty.
7. B CC CA LUN VN
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đ ti c kt cu thnh 3 chng
Chng 1: Cỏc vn c bn v hot ng t vn u t chng khoỏn ca
cụng ty chng khoỏn
Chng 2: Thc trng hot ng t vn u t chng khoỏn ti Cụng ty
chng khoỏn Si Gũn
Chng 3: Gii phỏp phỏt trin hot ng t vn u t chng khoỏn ti
Cụng ty chng khoỏn Si Gũn


CHNG 1:
NHNG VN C BN V HOT NG T VN U T
CHNG KHON CA CC CễNG TY CHNG KHON


1.1. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
TẠI VIỆT NAM.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của công ty chứng khoán
1.1.1.1. Khái niệm công ty chứng khoán
Thị trường chứng khoán là sản phẩm bậc cao của nền kinh tế thị trường. Một
trong những chỉ tiêu quan trọng và chính xác để đo lường mức độ phát triển của
một nền kinh tế đó là sự phát triển của TTCK và các chỉ số của thị trường chứng
khoán.
Sản phẩm trên TTCK không giống với các hàng hóa thông thường khác ở chỗ
chúng là những hàng hóa đặc biệt. Đó không phải là những sản phẩm hữu hình có
thể cầm, nắm, sờ, ngửi, nếm hay cân đo đong đếm được mà đó là những sản phẩm
tài chính còn được gọi với tên phổ biến là chứng khoán. Thực ra hình thức thể hiện
của chứng khoán cũng giống như tiền giấy – tức là không có giá trị nội tại. Giá trị
của nó chính là các cam kết lợi ích mà tổ chức phát hành mang lại với những điều
kiện ràng buộc cụ thể. Thuộc tính gắn liền với chứng khoán là tính sinh lợi, tính rủi
ro và tính thanh khoản. Chính vì những đặc điểm này đã làm chứng khoán trở
thành một loại hàng hóa cao cấp, mà việc xác định giá trị thật không đơn giản.
Trên TTCK giao dịch tập trung, không phải trực tiếp những người muốn mua hay
bán chứng khoán trao đổi với nhau mà mọi giao dịch phải được thực hiện qua khâu
trung gian, đó là các CTCK. Trung gian là một trong những nguyên tắc cơ bản của
TTCK để đảm bảo tính trật tự trên thị trường, hỗ trợ cho công tác quản lý thị
trường đồng thời đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. Chính vì thế trên TTCK phải
có các nhà môi giới để đảm nhiệm khâu trung gian này.
Lịch sử hình thành và phát triển của TTCK cho thấy ban đầu các nhà môi giới
thường là cá nhân hoạt động độc lập, sau đó trải qua quá trình hoạt động cùng với

sự tăng lên của quy mô và khối lượng giao dịch, các nhà môi giới có xu hướng tập
hợp theo một tổ chức nhất định – đó là các công ty chứng khoán. Điều này chứng


tỏ rằng người môi giới có thể là thể nhân hoặc pháp nhân, nhưng trên thực tế môi
giới pháp nhân được nhà đầu tư và pháp luật tin tưởng hơn. Ở Việt Nam hiện nay,
người môi giới phải là các tổ chức có tư cách pháp nhân.
Theo Giáo trình “Thị trường chứng khoán” xuất bản năm 2005 của Đại học
Kinh tế quốc dân Hà Nội “Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung
gian thực hiện các nghiệp vụ trên TTCK” [05;Tr 120]. Ở Việt Nam, CTCK là công
ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được
UBCKNN cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng
khoán.
Căn cứ vào loại hình nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán nhất định mà CTCK
thực hiện, người ta có thể chia thành các loại sau:
-

Công ty môi giới chứng khoán: là CTCK chỉ đơn thuần thực hiện lệnh mua

bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng phí.
-

Công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán: bảo lãnh phát hành chứng khoán là

nghiệp vụ hoạt động chính của CTCK và họ sẽ thu phí hoặc hưởng chênh lệch giá
từ hoạt động này.
-

Công ty kinh doanh chứng khoán: là loại CTCK dùng vốn tự có của công ty


tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường vì mục tiêu lợi nhuận.
-

Công ty trái phiếu: là CTCK chuyên mua bán các loại trái phiếu

-

Công ty chứng khoán không tập trung: là các CTCK hoạt động chủ yếu trên thị

trường giao dịch không tập trung (thị trường OTC) và đóng vai trò là nhà tạo lập thị
trường.
Như vậy, CTCK là một chủ thể quan trọng không thể thiếu trên TTCK. Họ là
tổ chức trung gian kết nối giữa tổ chức phát hành với nhà đầu tư, họ cũng có thể là
nhà tạo lập thị trường và đồng thời là tổ chức cung cấp các dịch vụ cần thiết phục
vụ cho hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường.
1.1.1.2. Đặc điểm của công ty chứng khoán


Là một chủ thể kinh doanh, CTCK cũng có những điểm tương đồng với các
doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, sản phẩm và dịch vụ mà CTCK cung cấp đều liên
quan đến chứng khoán đã làm cho CTCK mang những đặc trưng khác riêng.
Không những thế các CTCK ở các nước khác nhau cũng có thể có điểm khác nhau,
thậm chí ở trong cùng một quốc gia các CTCK vẫn có nhiều sự khác biệt tùy thuộc
vào tính chất hoạt động của công ty và mức độ phát triển của thị trường. Song xét
về bản chất, các CTCK có một số đặc trưng cơ bản sau:
 Về loại hình tổ chức của CTCK
Trong lịch sử và trên thực tế, CTCK đã từng được tồn tại dưới nhiều loại hình
tổ chức như công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp góp vốn, doanh
nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp liên doanh. Mỗi loại
hình này đều có những ưu thế, bất lợi riêng, trong đó loại hình doanh nghiệp: công

ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn với những ưu điểm về quyền sở hữu,
khả năng huy động vốn, năng lực điều hành, tư cách pháp lý… rất phù hợp với
nghiệp vụ chứng khoán đã trở thành sự lựa chọn phổ biến ở các quốc gia.
 Về mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán
Việc xác định mô hình tổ chức kinh doanh của CTCK không đơn giản chỉ là
quyết định của bản thân công ty mà hơn thế nó mang tính pháp luật, thể hiện ở chỗ:
những người làm công tác quản lý Nhà nước sẽ cân nhắc, lựa chọn ra mô hình phù
hợp nhất với đặc điểm của hệ thống tài chính, hệ thống pháp luật, mức độ phát
triển của nền kinh tế. Từ đó, các CTCK chỉ được phép hoạt động theo những mô
hình đã lựa chọn.
Hiện nay, trên thế giới có hai mô hình phổ biến về CTCK :
- Mô hình công ty chuyên doanh chứng khoán.
Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các CTCK độc
lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận, các ngân hàng không
được tham gia vào kinh doanh chứng khoán.


Với ưu điểm hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho TTCK
phát triển, mô hình này đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, trong đó
có các nước phát triển như: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Canada, Thái Lan…
Những năm gần đây, các nước áp dụng mô hình này có xu hướng nới lỏng
dần những hạn chế đối với ngân hàng thương mại trong nghiệp vụ kinh doanh
chứng khoán, từng bước xóa bỏ hàng rào ngăn cách giữa loại hình kinh doanh tiền
tệ và kinh doanh chứng khoán.
- Mô hình công ty đa năng kinh doanh chứng khoán và tiền tệ
Theo mô hình này, các ngân hàng thương mại được phép thực hiện các nghiệp
vụ chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Mô hình này chia thành 2 loại:
+ Loại đa năng một phần: Muốn tham gia kinh doanh chứng khoán trên
TTCK, các ngân hàng thương mại phải thành lập CTCK trực thuộc, hạch toán độc
lập và hoạt động tách rời với hoạt động kinh doanh tiền tệ.

+ Loại đa năng hoàn toàn: Các ngân hàng thương mại được phép tham gia
hoạt động kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanh tiền
tệ và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật
Mô hình đa năng có ưu điểm là các ngân hàng thương mại có thể thực hiện đa
dạng hóa, giảm bớt rủi ro, tăng khả năng chịu đựng những biến động của thị trường
tài chính. Bên cạnh đó, ngân hàng còn tận dụng được thế mạnh về chuyên môn, cơ
sở vật chất kỹ thuật, vốn, mạng lưới khách hàng để kinh doanh chứng khoán. Tuy
nhiên, mô hình này cũng bộc lộ những hạn chế nhất định như không thúc đẩy được
thị trường cổ phiếu phát triển vì các ngân hàng có xu hướng bảo thủ thích hoạt
động cho vay hơn là thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán như: bảo
lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư. Và một khi
thị trường có biến động thì nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tiền tệ
của ngân hàng nếu các ngân hàng không tách bạch giữa hai loại hình kinh doanh
tiền tệ và kinh doanh chứng khoán.


 Về tính chuyên môn hóa và phân cấp quản lý
Các CTCK chuyên môn hóa ở mức độ cao trong từng bộ phận, từng phòng
ban, từng đơn vị kinh doanh nhỏ.
Nếu như ở các doanh nghiệp sản xuất, trong quy trình sản xuất sản phẩm giữa
các khâu phải có mắt xích kết nối, một sản phẩm ra đời phải trải qua tất cả các công
đoạn, không thể thiếu một công đoạn nào. Trong khi đó, toàn bộ các nghiệp vụ của
CTCK đều phục vụ cho các giao dịch chứng khoán, nhưng mỗi nghiệp vụ lại liên
quan đến một góc cạnh riêng. Các phòng ban khác nhau đảm nhiệm các công việc
khác nhau như: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán và
ngay cả trong từng bộ phận các công việc đều được phân công cụ thể, rõ ràng đến
từng nhân viên.
Từ trình độ chuyên môn hóa cao độ dẫn đến phân cấp quản lý và làm nảy sinh
việc có quyền tự quyết. Các bộ phận trong CTCK nhiều khi không phụ thuộc lẫn
nhau (Ví dụ quan hệ giữa bộ phận môi giới và bộ phận tự doanh, hay môi giới và

bộ phận bảo lãnh phát hành). Giữa các phòng ban có một sự độc lập tương đối, mối
liên kết không phải mật thiết, hữu cơ như trong các doanh nghiệp sản xuất khác.
Chính vì vậy, hoạt động hay cơ cấu của phòng ban này không tác động nhiều đến
phòng ban khác.
 Về nhân tố con người


DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Ngân hàng (2004), Giáo trình Thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản
Thống kê.
2. Phạm Minh, Tiếp cận thị trường và kinh doanh chứng khoán, Nhà xuất bản Tài
chính.
3. Tạp chí Chứng khoán Việt Nam
4. Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ
5. Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (2005), Giáo trình Thị trường chứng
khoán, Nhà xuất bản Tài chính.
6. Ủy ban chứng khoán nhà nước (2002), Giáo trình những vấn đề cơ bản về
chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
7. Ủy ban chứng khoán nhà nước (2002), Đề tài nghiên cứu: Vai trò của Công ty
chứng khoán trong hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng.
8. Ủy ban chứng khoán nhà nước (2004), Thị trường chứng khoán và quản trị
công ty, Nhà xuất bản Thống kê.
9. Quốc hội (2006), Luận chứng khoán số 70/2006/QH 11
10. Các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán do Chính
phủ và UBCKNN ban hành.
11. Trang Web Http://www.ssi.com.vn/




×