Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN TẦM VÓC THỂ LỰC học SINH TIỂU học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.46 KB, 34 trang )

1

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nghiên cứu sự phát triển tầm vóc - thể lực của học sinh 2 trường
Tiểu học Thành Phố Huế niên khóa 2015 – 2016


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
"Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ
không phải là không có bệnh tật hoặc tật nguyền" (theo Tổ chức Y tế Thế giới) [43]
Trẻ em là đối tượng chiếm 1/4 dân số Việt Nam.Không những vậy các em còn
lànhững chủ nhân tương lai xây dựng và bảo vệ đất nước. Bác Hồ đã từng dạy: “Vì
lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” càng khẳng định thêm
sự quan trọng trong việc nuôi nấng và đào tạo thế hệ trẻ. Không sai khi nói sức khỏe
trẻ em chính là sức khỏe của cả đất nước. Chính vì thế mà Trong “Đề án tổng thể
phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030” [25] cũng nêu
lên mục tiêu là “Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam trong 20 năm tới để
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước; từng bước nâng cao chất lượng giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh
của người Việt Nam”.Đến năm 2020, chiều cao trung bình của thanh niên sẽ từ
1,65m; tăng thêm 4cm so với hiện nay; còn tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi
phải ít hơn 5% (hiện nay: 17,5 %) và tuổi thọ trung bình là 75 (hiện nay: 73). Đó là
những chỉsốcơbản đặt ra trong chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam đến năm
2020 đã được Thủ tướng Chính phủphê duyệt ngày 19 tháng 4 năm 2011.[24]
Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, vấn đề quan tâm chăm sóc đến sự
phát triển tầm vóc - thể lực không chỉ còn là mối quan tâm của các bậc phụ huynh
mà nó còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Qua những nghiên cứu về vấn đề
trên[6], [21]có thể thấy sự tăng trưởng và phát triển của trẻ là không hằng định và
thường xuyên biến đổi, có mối liên quan chặt chẽ tới điều kiện môi trường, điều


kiện sống, tình hình kinh tế - xã hội..... Vì thế việc nghiên cứu sự phát triển tầm vóc
và thể lực phải được thực hiện thường xuyên, liên tục ở tất cả các địa bàn trên cả
nước và cần được điều tra thường xuyên mỗi 5,10 năm. Ở nước ta đã có một số
công trình nghiên cứu về sự phát triển tầm vóc - thể lực, songcác số liệu này chưa
đầy đủvà không còn phù hợp với bối cảnh kinh tế- xã hội hiện nay, cũng như chưa
được cập nhật và bổ sung cho phù hợp.
Xuất phát từ tình hình trên cũng như nhận thấy việc cần thiết phải có nghiên


3
cứu cụ thể về vấn đề này, vì vậy tôi quyết định thựchiện đề tài: "Nghiên cứu sự
phát triển tầm vóc - thể lực của học sinh 2 trường Tiểu học Thành Phố Huế niên
khóa 2015 – 2016” với các mục tiêu sau đây:
1. Xác định được các giá trịmột số chỉ tiêu tầm vóc - thể lực học sinh 2 trường
tiểu học Thành Phố Huế.
2. So sánh với một số mẫu nghiên cứu và hằng số sinh học người Việt Nam.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHÂN TRẮC THỂ LỰC TRÊN THẾ GIỚI
Nhân trắc học là một môn khoa học dùng các phương pháp toán học và thống
kê để nhân định và phân tích sự đo đạc các kích thước cơ thể con người nhằm rút ra
các kết luận phục vụ thực tiễn hằng ngày. Nhân trắc học là một khoa học đã có từ
rất lâu, có thể nói ngay từ khi con người biết đo chiều cao và cân nặng của mình là
đã bắt đầu làm nhân trắc. Nhân trắc học được hình thành và phát triển song song với
lịch sử phát triển khoa học về người.
Từ năm 1754 tại Đại học Y khoa ở Halle đã có một công trình nghiên cứu có

thể gọi là đầu tiên theo Tanner[40] của C.F.Jampert có tựa đề: “Nguyên nhân giới
hạn của sự phát triển cơ thể động vật” bảo vệ ngày 5/11/1754. Trong luận án này,
C.F.Jampertđã đưa ra lí thuyết cho rằng sự tăng trưởng là do áp lực của các chất
dịch trong mạch máu lớn hơn sức cản của các tổ chức sợi của cơ thể, đặc biệt là tổ
chức xương. Vì vậy, cơ thể tăng trưởng căng ra theo mọi chiều và sự tăng trưởng
chỉ ngừng lại khi có sự cân bằng áp lực.
Đến năm 1885, theo Georges Olivier [37] thì đến cuối thế kỉ XIX, Topinard
trong cuốn “Các yếu tố nhân trắc học đại cương” mới là người đầu tiên đưa ra thuật
ngữ “Nhân trắc học cơ thể” đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử
nghiên cứu nhân trắc học.
Năm 1891, Bowditch [35] đã công bố mẫu tăng trưởng sử dụng các đường
cong biểu diễn dựa trên các bách phân vị của Galton. Galton là người đầu tiên tìm
ra các bách phân vị để mô tả sự phân phối các chỉ tiêu nhân trắc của 9377 người
được điều tra thống kê và công bố. Ông đã so sánh các kích thước nhân trắc của 2
giới (nam và nữ) và nhận thấy kích thước ở bách phân vị 7 của nam giới tương
đương như bách phân vị 93 của nữ giới. Bowditch đã phát triển ý tưởng này bằng
cách trình bày các bách phân vị chiều cao đứng của trẻ em ở Massachusetts (Mỹ)
trên một biểu đồ biến đổi theo tuổi.
Năm 1914, nhà nhân học người Đức tên là Rudolf Martin đã cho ra đời cuốn
“Giáo trình nhân học”, Martin là người đề ra các phương pháp mới, loại trừ phương


5
pháp chỉ số bằng cách so sánh các cá thể với một nhóm mà các cá thể đó là thành
phần. Phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn và được nhiều tác giả công nhận. Tuy
nhiên phương pháp này vẫn còn tồn tại nhược điểm đó là ba chỉ số chiều cao, cân
nặng, vòng ngực được coi là ba đặc điểm biếnđổi độc lập với nhau. Trên thực tế, chỉ
có chiều cao đứng là biến đổi độc lập còn cân nặng và vòng ngực thì biến đổi phụ
thuộc vào nhau và phụ thuộc vào cả chiều cao. Ngoài ra Martin còn sử dụng cả
phương pháp tương quan, nghĩa là chiều cao đứng biến đổi độc lập và cân nặng biến

đổi phụ thuộc vào chiều cao đứng và vòng ngực cơ thể.
Càng về sau, sự phát triển về nghiên cứu nhân trắc càng phong phú và đa dạng
hơn, song song với sự phát triển nhân chủng học. Tùy vào mục đích nghiên cứu mà
người ta chia ra: Nhân trắc nhân chủng học, chuyên nghiên cứu hình thái các chủng
tộc loài người; Nhân trắc học đường, nghiên cứu thể lực và các tiêu chuẩn kiểm tra
sức khỏe học sinh; Nhân trắc y học, nghiên cứu sự phát triển cơ thể trẻ em theo từng
lứa tuổi, phân loại tình trạng thể lực và dinh dưỡng, xác định thay đổi hình thái do
bệnh lý… [32].
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHÂN TRẮC THỂ LỰC Ở VIỆT NAM
Ở nước ta từ những năm 30 của thế kỉ XX cũng đã có những công trình nghiên
cứu về thể lực của người Việt Nam như Đỗ Xuân Hợp; Bigot A; Huard P… được
công bố chủ yếu trong nội san “Các công trình nghiên cứu của Viện giải phẫu học,
Đại học Y khoa Đông Dương” tại Viện giải phẫu học Hà Nội và Ban nhân học thuộc
Viện Viễn Đông Bác Cổ từ 1936 – 1944.
Như đã nêu ở trên, từ sau khi hòa bình lập lại, có nhiều nghiên cứu về hình
thái thể lực trên những đối tượng khác nhau, trong đó phải kể đến những công trình
nghiên cứu “Nghiên cứu một số kích thước hình thái và thể lực của học sinh phổ
thông từ 7 – 18 tuổi ở Thái Bình” (1972); Phần lớn các nghiên cứu thời kì này cho
thấy người Việt Nam nói chung là thấp bé, nhẹ cân và gầy hơn người nước ngoài.
Tuy nhiên vẫn đảm bảo sự chịu đựng dẻo dai, thể hiện qua các nghiên cứu thăm dò
chức năng hô hấp, tuần hoàn của người Việt Nam lúc bấy giờ thể hiện rất tốt.
Năm 1967 – 1972, có hai hội nghị toàn miền Bắc về hằng số sinh vật học ở
người Việt Nam bình thường đã được triệu tập. Nó giúp ích cho việc kiểm tra và


6
theo dõi sức khỏe của học sinh trong quá trình học tập; đề ra tiêu chuẩn và kế hoạch
tuyển quân; xây dựng chế độ sinh hoạt, luyện tập trong quân đội. Trong thể dục thể
thao nó cho phép lựa chọn vận động viên thích hợp cho từng ngành để phù hợp và
đạt thành tích tối đa.

Để tiện theo dõi, trong phần này chúng tôi xin trình bày quá trình nghiên cứu
lần lượt của một số công trình nghiên cứu điển hình theo từng vùng địa lý: miền
Bắc, miền Trung, miền Nam.
1.2.1. Ở miền Bắc
-Năm 1980, Nguyễn Văn Lực và cộng sự tiến hành nghiên cứu ở sinh viên khu
vực Thái Nguyên (trong đó có 400 nam và 368 nữ), tuổi từ 16 – 25. Trong đó,
52,6% là dân tộc Kinh, số còn lại là các dân tộc ít người và đưa ra các nhận xét cơ
bản: (tầm vóc, chiều cao, cân nặng) của sinh viên Thái Nguyên tốt hơn so với hằng
số sinh học thể lực được xếp loại tốt trong thang phân loại người Việt Nam bình
thường. Trong đó, thể lực nữ sinh viên tốt hơn nam sinh viên cùng tuổi [16].
-Sau năm 1993, Trịnh Văn Minh và cộng sự [18] cũng đã có một công trình
nghiên cứu “Đặc điểm sinh thể con người Việt Nam”. Trong khuôn khổ đề tài, ông
cùng cộng sự đã tiến hành nghiên cứu tầm vóc thể lực và tình trạng dinh dưỡng của
1309 đối tượng của một xã thuộc ngoại thành Hà Nội, tuổi từ 18 đến trên 60. Đây là
công trình nghiên cứu rất công phu, tốn kém và đưa ra được nhiều nhận định có giá
trị về tầm vóc thể lực người Việt Nam đương đại.
Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan và Nguyễn Bá Hùng [14] trên 1230 học
sinh giai đoạn 12 – 18 tuổi dân tộc Kinh và Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 cho
thấy, các chỉ số thể lực của học sinh tăng liên tục từ 12 đến 18 tuổi nhưng tốc độ
tăng không đều giữa các độ tuổi. Chiều cao của nam cả hai dân tộc tăng nhanh nhất
lúc 14 – 15 tuổi, muộn hơn so với của nữ (lúc 12 – 13 tuổi). Cân nặng và vòng ngực
trung bình của học sinh nam tăng nhanh nhất lúc 16 – 17 tuổi, muộn hơn so với của
nữ (lúc 13 – 14 tuổi). Chỉ số pignet của học sinh giảm dần theo tuổi chứng tỏ sức
khỏe của học sinh tăng dần. Chỉ số BMI của học sinh tăng dần theo tuổi chứng tỏ
thể trạng của học sinh tốt dần lên. Trong nhóm nghiên cứu, phần lớn học sinh có


7
tình trạng dinh dưỡng bình thường (87,80 %), số học sinh bị thừa cân rất ít (0,73 %)
và chỉ có 0,08 % số học sinh bị béo phì, nhưng số học sinh bị suy dinh dưỡng còn

chiếm một tỉ lệ đáng kể (11,38 %).
Năm 2012, Trần Thị Loan và Lê Thị Tám [15] nghiên cứu trên học sinh ở
Tuyên Quang cho thấy, các chỉ số thể lực của học sinh tăng liên tục từ 12 đến 18
tuổi nhưng tốc độ tăng không đều giữa các độ tuổi. Chiều cao của nam tăng nhanh
nhất lúc 14 – 15 tuổi, muộn hơn so với của nữ (lúc 12 – 13 tuổi). Cân nặng và vòng
ngực trung bình của học sinh nam tăng nhanh nhất lúc 16 – 17 tuổi, muộn hơn so
với của nữ (lúc 13 – 14 tuổi). Chỉ số pignet của học sinh giảm dần theo tuổi chứng
tỏ sức khỏe của học sinh tăng dần. Chỉ số BMI của học sinh tăng dần theo tuổi
chứng tỏ thể trạng của học sinh tốt dần lên. Trong nhóm nghiên cứu, phần lớn học
sinh có thể trạng bình thường (79,28 %), không có học sinh nào bị béo phì, số học
sinh bị thừa cân rất ít (0,95%) nhưng số học sinh bị suy dinh dưỡng còn chiếm một
tỉ lệ đáng kể (19,77 %).
Năm 2013, Nguyễn Thị Bích Ngọc [19] nghiên cứu trên học sinh 11 – 17 tuổi
ở miền núi tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ nhận thấy, các chỉ số hình thái của học sinh
tăng theo tuổi. Chiều cao của nam tăng nhanh lúc 14 – 15 và của nữ lúc 12 – 13
tuổi. Thời điểm tăng nhanh cân nặng và vòng ngực của học sinh diễn ra chậm hơn
so với thời điểm tăng chiều cao 1 – 2 năm. Chiều cao của học sinh dân tộc Kinh lớn
hơn so với học sinh dân tộc Mường và Sán Dìu.
1.2.2. Ở miền Trung
-Năm 1986, Nguyễn Khải và cộng sự đã nghiên cứu tầm vóc thể lực của 2836
người tuổi từ 16 đến 60 ở xã Thủy Dương (ngoại thành Huế) bằng các phương pháp
và kĩ thuật nghiên cứu vẫn thường được sử dụng trong nhân trắc học.
-Năm 1998, Võ Phụng và cộng sự [20] trong “Báo cáo một số chỉ tiêu sinh học
của người bình thường tại khu vực miền Trung” đã có nhận định chung là kích
thước nhân trắc của người miền Trung có khuynh hướng tốt hơn so với hằng số sinh
học 1975. Song, qua kết quả tổng kết toàn quốc của Trịnh Văn Minh và cộng sự
(2000) [17] thì kích thước người miền Trung vẫn thuộc loại thấp so với toàn quốc.


8

-Năm 2000, Nguyễn Trường An [1] trong công trình nghiên cứu các chỉ số
nhân trắc hình thái thể lực của trên 2343 người trưởng thành của 6 xã vùng ven biển
huyện phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế (954 nam và 1389 nữa) từ 15 đến 60 tuổi,
chủ yếu làm nghề nông và đánh bắt thủy hải sản đã có kết luận như sau:
+ Chiều cao tiếp tục phát triển mạnh ở nhóm tuổi 15 – 19 và đạt tối đa ở nhóm
tuổi 20 – 24.
+ Hầu hết kích thước nam đều lớn hơn nữ, trừ một số kích thước nữ lớn hơn
nam như vòng đùi, rộng liên mào chậu…
-Năm 2003, Trần Thị Huệ [8] trong đề tài “Nghiên cứu thể lực thanh niện
huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế” với 1620 đối tượng (nam 769 và nữ 851),
độ tuổi 18 – 25 cho thấy:Đối tượng nam thanh niên có thể lực tốt hơn nữ thanh niên,
thanh niên dân tộc Kinh có thể lực tương đương thanh niên dân tộc Cơ tu.
- Năm 2014, theo Nguyễn Tấn Đức [5] cho thấy vị thành niên giai đoạn 15-19
tuổi ở huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi có thể lực loại 3 trở lên là 70,3%. Nam phát
triển mạnh hơn nữ về chiều cao nhưng so với mục tiêu về chiều cao được Chính phủ
phê duyệt đến năm 2020 thì chiều cao ở cả nam và nữ đều thấp hơn nhiều.
Theo phân loại thể lực của Lê Văn Phương [22] thì thể lực của nam thanh niên
khám tuyển nghĩa vụ quân sự tỉnh Quảng Ngãi có thể lực đạt chuẩn tuyển quân sự
là 88,2%. Bên canh đó thể lực đạt loại tốt cũng phân bố theo vùng sinh thái: đồng
bằng (93%), miền núi (85,5%)…
Nghiên cứu 525 trẻ em từ 1-6 tuổi tại một sô quận, huyện của 3 tỉnh Quảng
Nam, Cần Thơ và Hưng Yên năm cho thấy trẻ em thành phố phát triển thể lực tốt
hơn trẻ em nông thôn, trẻ trai phát triển tốt hơn trẻ gái. Nghiên cứu của Nguyễn
Minh Tú năm 2014 [29] cũng cho kết quả tương tự rằng các chỉ số nhân trắc như
chiều cao, cân nặng... ở thành thị đều cao hơn nông thôn.
1.2.3. Ở miền Nam
Nguyễn Phi Hùng (2000) [9] nghiên cứu trên học sinh, sinh viên Cần Thơ đều


9

nhận thấy ở nam, các chỉ số về tầm vóc thể lực đều lớn hơn so với hằng số sinh học
người Việt Nam (1975), còn ở nữ sinh viên thì hầu hết các chỉ số đều nhỏ hơn.
Ngoài một số nghiên cứu tập trung trên các đối tượng ở đồng bằng, một số tác
giả hướng tới các dân tộc ít người như Nguyễn Xuân Thao [28] nghiên cứu trên
người trưởng thành ở Đak Lak đã nhận thấy rằng tầm vóc và thể lực của phụ nữ
người Chill lớn hơn chút ít so với người phụ nữ Việt Nam bình thường ở thập kỉ 70,
còn nam dân tộc Ê-đê thuộc loại tốt trong thang phân loại người Việt Nam của
Nguyễn Quang Quyền. Trong khi đó, các nghiên cứu trên các dân tộc ít người vùng
núi phía Bắc như nghiên cứu của Nguyễn Văn Lực và cộng sự (1974) trên các học
sinh Bắc Kạn [16], đã có kết luận về chiều cao đứng và cân nặng của các đối tượng
nói trên hơi nhỏ hơn so với người miền xuôi nhưng các chỉ số thể lực có khuynh
hướng tốt hơn.
-Từ cuối thập kỉ 70 đến đầu 80, bên cạnh hướng nghiên cứu về hình thái và thể
lực các nghiên cứu nhân trắc dinh dưỡng cũng được chú ý đến, đặc biệt là vấn đề
thành phần cấu tạo cơ thể (khối mỡ, khối nạc). Đó là các công trình nghiên cứu
như:Lê Hữu Hưng, Vũ Duy San và cộng sự(1996) “Hình thái thể lực, khối mỡ, khối
nạc và bề dày lớp mỡ dưới da của công nhân LHXN Mộc Châu” [10]… Các nghiên
cứu đã xây dựng được một số công thức tính khối mỡ, khối nạc cho người Việt Nam
và đã đưa ra các số liệu đánh giá về tình trạng dinh dưỡng cũng như thang phân loại
độ béo, gầy theo các tiêu chuẩn khác nhau trong giai đoạn này.
-Sang thập kỉ 90, một số công trình nghiên cứu có tầm vóc lớn triển khai tiếp,
số liệu nhân trắc thu thập được lên tới hàng vạn đối tượng nghiên cứu, đã được
Trịnh Văn Minh và cộng sự tổng kết và được xem là chuẩn mẫu tham khảo thứ 3
đại diện cho thập kỉ này [17].
- Đến năm 2012, nghiên cứu trên 520 trẻ từ 7-11 tuổi của Lê Phước Hảo [6]
cho thấy chiều cao trẻ gần như giá trị sinh học (GTSH) người Việt Nam bình
thường nhưng lại tương đương với học sinh Thừa Thiên Huế 1999. Điều này chứng
tỏ trẻ em Vĩnh Lợi phát triển ngang mức Thừa Thiên Huế cách đây 13 năm.
- Trần Văn Tèo và cộng sự nghiên cứu trên học sinh khối lớp 8 ở Tiền Giang
năm 2010 cho thấy chiều cao của học sinh nam là 1,55 ± 0,03; cân nặng là 38,23 ±



10
2,89 kg và các chỉ số này ở nam đều cao hơn nữ [27].
Tóm lại, những công trình nghiên cứu về tầm vóc thể lực của người Việt Nam
trong thời gian qua có thể nhận thấy:
+ Người Việt Nam thuộc loại nhỏ bé so với thang phân loại của thế giới nhưng
thể lực cũng vẫn đủ tốt để đảm bảo sinh hoạt và lao động
+ Người Việt Nam trong lứa tuổi lao động (17 -55)có chiều cao và trọng lượng
cơ thể thuộc loại trung bình thấp của thế giới.
+ Sự chênh lệch giới tính (nam và nữ) về chiều cao, các vòng và trọng lượng
là có ý nghĩa thống kê thuộc loại bình thường thường gặp trên thế giới.
Nhiều kích thước cơ thể tăng dần từ miền Bắc vào miền Nam. Sự khác biệt
của một số kích thước giữa các miền theo lớp tuổi trẻ và giảm dần theo các lớp tuổi
này là có ý nghĩa thống kê. Mức chênh lệch về các kích thước trong vòng 15-20
năm trung binhg là 2 cm. Có quy luật gia tăng về tầm vóc cơ thể theo thời gian
trong vòng 15 năm qua [31]
Các công trình nghiên cứu về tầm vóc thể lực của trẻ em ở Việt Nam khá
phong phú. Tuy kết quả nghiên cứu trong các công trình có sự khác nhau ít
nhiều, nhƣng đều xác định được là chúng biển đổi theo lứa tuổi và có sự khác
biệt về những chỉ số này giữa nam và nữ, giữa học sinh thành phố, thị xã và học
sinh nông thôn.
1.3. CÁC SỐ ĐO NHÂN TRẮC
1.3.1 Cân nặng
Cân nặng của người nói lên khối lượng và trọng lượng hay độ lớn tổng hợp
của toàn bộ cơ thể, nó liên quan đến mức độ và tỷ lệ giữa hấp thu và tiêu hao. Trẻ
được nuôi dưỡng tốt sẽ tăng cân. Cân nặng cơ thể khác nhau theo tuổi, giới, chủng
tộc… đặc biệt tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe [30]. Do đó cân nặng phần nào nói
lên tình trạng thể lực, dinh dưỡng và sự tăng trưởng của trẻ em. Mặt khác, đây là
một kích thước phổ cập, dễ đo, không đòi hỏi kĩ thuật đo đặc biệt nào.

Chỉ số cân nặng đánh giá vềquá trình phát triển của hệcơ và sựtích lũy của cơ
thể như độbéo gầy [34]


11
1.3.2 Chiều cao
Chỉsốchiều cao khẳng định sựphát triển của bộxương[34].
Chiều cao đứng là một chỉ tiêu nhân trắc vô cùng quan trọng.Chiều cao nói lên
chiều dài của toàn thân. Là một biến số độc lập không bị ảnh hưởng bởi các chỉ tiêu
khác. Chiều cao thay đổi theo giới, chủng tộc [30]. Bên cạnh đó, nó cũng chịu ảnh
hưởng của dinh dưỡng, văn hóa, kinh tế, xã hội. [31] Do đó nó đủ dùng để đánh giá
sức lớn của trẻ em.
Chiều cao là số đo rất trung thành của hiện tượng tăng trưởng, chiều cao phản
ánh tốt cuộc sống quá khứ và là bằng chứng của sự dinh dưỡng.
1.3.3 Vòng ngực
Vòng ngực là kích thước cũng hay được dùng trong nhân trắc, vỡ nú tượng
trưng cho sự phát triển về chiều ngang (rộng + dầy) của thân mình và cho phép
đánh giá thể lực của một người. Lúc mới đẻ vòng ngực bằng hoặc nhỏ hơn vòng
đầu khoảng 1cm. Sau khi đẻ vòng ngực lớn nhanh hơn vòng đầu, lúc 6 tháng vòng
ngực bằng vòng đầu, sau đó vòng ngực lớn vượt vòng đầu. Từ 2 đến 6 tuổi vòng
ngực lớn hơn vòng đầu 2cm.
Chỉsốvòng ngực và dung tích sống cho phép phán đoán về sự phát triển bộ
máy hô hấp ở trẻ em[34]
1.3.4 Vòng cánh tay
Vòng cánh tay chỉ sự phát triển của cơ, sự tích mỡ…nên thường được sử dụng
để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, hay sử dụng ở trẻ em từ 1-5 tuổi [18], [37], [41].
1.3.5 Chỉ số BMI
Chỉ số BMI = Cân nặng/chiều cao2[2]
Trong đó cân nặng được tính bằng kilogam (kg), chiều cao tính bằng mét (m)
Chỉ số BMI có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ khối mỡ trong cơ thể, do đó BMI là

một chỉ số được TCYTTG khuyến nghị dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng
mức độ béo gầy. Đối với trẻ em chỉ số này thay đổi theo tuổi.
1.3.6 Chỉ số Pignet
Chỉ số Pignet = Chiều cao (cm) – [Cân nặng (kg) + VNTB (cm)]


12
Chỉ số càng nhỏ thì thể lực càng tốt. Đối với trẻ em chỉ số này thay đổi theo tuổi, vì
vậy khi lập thang phân loại phải lập riêng cho từng lứa tuổi thì việc đánh giá mới
thích hợp.
1.4 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành tại 2 trường tiểu học Vĩnh Ninh và Phú Bình.
Trường tiểu học Vĩnh Ninh thuộc phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế. Trường
nằm ở trung tâm thành phố Huế. Trường thành lập từ năm 1955. Đến nay trường có
35 lớp với 1457 học sinh thuộc các khối lớp từ 1 đến 5. Đa số học sinh của trường
là con của cán bộ công chức trên địa bàn phường.
Trường tiểu học Phú Bình thuộc phường Phú Bình, nằm về phía Đông bắc
kinh thành Huế, ở vùng ven thành phố Huế, trường thành lập từ năm 1984. Hiện
nay trường có 3 cơ sở giảng dạy nằm trên địa bàn phường Phú Bình. Trường có 19
lớp với 594 học sinh. Hiện nay trường thực hiện giảng dạy cho các em học sinh từ
khối 1 đến 5.


13

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Học sinh

Là học sinh tiểu học của 2 trường trên địa bàn Thành phố Huế. Trong đó trường
tiểu học Vĩnh Ninh ở trung tâm Thành phố và trường tiểu học Phú Bình ở vùng ven.
*Tiêu chuẩn loại trừ:
- Có dị dạng về hình thái hoặc dị tật bẩm sinh do mắc phải.
- Mắc các bệnh mãn tính
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại 2 trường Tiểu học Vĩnh Ninh và Phú Bình
Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thời gian thu thập số liệu: 5/10/2015 – 25/10/2015.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng phương pháp điều tra ngang
2.2.2. Cỡ mẫu
Áp dụng được tính theo công thức tính giá trị trung bình trong quần thể:
n = Z2(1 -

)x

Trong đó:
- n: cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra
- α: mức ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05 thì Z (1-α/2) = Z0,975: trị số từ phân phối
chuẩn=1,96.
- d: sai số cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu nghiên cứu (p) và tỷ lệ của
quần thể (P), ở đây ta lấy d= 0,1
- s: độ lệch chuẩn. Trong nghiên cứu này chúng tôi lấy độ lệch chuẩn theo
vòng cánh tay phải duỗi của nghiên cứu Võ Minh Phươngvề tình trạng thể lực của
học sinh tiểu học ở thành phố Huế là 1,62 [21].
Thay vào công thức ta tính được n=1008. Thực tế lấy 1015.


14

2.2.3. Cách chọn mẫu
Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo tỉ lệ để chọn. Vì
số lượng học sinh của trường tiểu học Vĩnh Ninh gấp gần 2 lần trường tiểu học Phú
Bình nên ta cần chọn 672 học sinh ở trường Vĩnh Ninh và 336 học sinh ở trường
Phú Bình. Vì ở mỗi trường, số lượng học sinh ở các khối từ 1 đến 5 là gần bằng
nhau nên chia đều rồi chọn ngẫu nhiên cho đến khi đủ số lượng cần.
Bảng2.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới:
Tuổi
Giới

Nam
Nữ

6
88
115

7
91
112

8
112
91

9
110
93

10

95
108

2.3.PHƯƠNG THỨC TIẾN HÀNH
2.3.1. Các chỉ số đo
Tiến hành đo đạc các chỉ số nhân trắc theo mô hình nghiên cứu toàn quốc. Các
chỉ tiêu được đo là:
- Đo chiều cao đứng
- Cân trọng lượng
- Đo vòng ngực hít vào hết sức và thở ra hết sức
- Đo vòng tay phải duỗi (VTPD) và vòng tay phải co (VTPC)
- Đo vòng đùi phải (VĐP)
2.3.2. Dụng cụ đo
- Thước đo chiều cao: Sử dụng thước đo chiều cao gắn tường của hãng Seca
sản xuất, thước có độ chia tới milimet, treo trên tường phẳng thẳng góc với nền nhà.
- Cân nặng: Sử dung cân đứng của UNICEF cung cấp thường dùng để cân trẻ
em với độ chính xác bằng 0,5 kg. Cân được kiểm tra qua một lần cân chuẩn trước
khi sử dụng và sau mỗi buổi khám thể lực thì kiểm tra lại cân.
- Thước dây vải quét nhựa để đo các vòng với độ chính xác tính bằng milimet, ít độ
chun giãn. Chuẩn bị trước 3 thước, mỗi thước được kiểm tra trước với thước kim
loại để thay đổi thước liên tục sau khi đo khoảng 30 học sinh. Trong một buổi đo,
mỗi thước dây không dùng quá một lần.
2.3.3. Phương pháp chia nhóm tuổi


15
Áp dụng cách chia nhóm tuổi như phương pháp được Viện Dinh dưỡng phổ
biến và thống nhất [12]. Tính tuổi quy ước vào thời điểm khảo sát. Thời điểm khảo
sát là 1 ngày ở giữa những ngày tổ chức khám thể lực. Ví dụ: Chọn ngày 15/10 thì
quy định những học sinh xếp cùng lớp tuổi là những học sinh mà ngày sinh của các

em chênh lệch nhau 11 tháng 29 ngày, tính từ thời điểm khảo sát. Như vậy, các em
10 tuổi sẽ là những em sinh từ 16/10/2004 đến15/10/2005, nếu thời điểm khảo sát là
15/10/2015.
2.4.KĨ THUẬT ĐO ĐẠC
Áp dụng theo kĩ thuật đo do Bộ Y tế ban hành [4]
2.4.1. Cân nặng
Học sinh nam phải cởi hết giày dép mũ nón và các vật dụng mang theo
trong người, mặc quần đùi, đi chân đất. Học sinh nữ chỉ mặc bộ đồ nhẹ sau đó
đứng lên cân (sau khi đã chỉnh cân đúng quy định), ghi nhận kết quả, kết quả
được tính bằng cm.
2.4.2. Chiều cao đứng
Người được đo đứng ở tư thế tự nhiên, đầu nhìn thẳng, bỏ guốc dép, đi chân
đất, đứng quay lưng vào thước đo (để thước đo theo chiều thẳng đứng). Thước
vuông góc với mặt đất nằm ngang. Hai tay trẻ thả lỏng 2 bên mình. Về phía mặt
lưng, bảo đảm 4 điểm tựa vào thước (chẩm, lưng, gót, mông). Đoc kết quả trên vạch
của thước đo khi đáy thước cham nhẹ vào đầu trẻ, kết quả được tính bằng kg
2.4.3. Các vòng ngực
Người đo đứng về phía bên phải của học sinh để có thể quan sát được cả phía
trước và phía sau của học sinh, xê dịch thước phía sau ở mức dưới của góc hai
xương bả vai, phía trước đặt ở mép dưới quầng thâm núm vú. Sau đó bảo học sinh
thở ra hết sức để đo được vòng ngực tối thiểu (VNTT), rồi hít vào hết sức để người
đo nới dần thước dây để lấy số đo vòng ngực tối đa (VNTĐ). Trung bình cộng của
VNTĐ và VNTT là vòng ngực trung bình. HIệu số của VNTĐ và VNTT là độ giãn
ngực(chỉ số Hirtz)
2.4.4. Các vòng cánh tay phải


16
Đặt thước dây vuông góc trục cánh tay phải, độ khít sát cánh tay vừa phải. Đo
vòng cánh tay phải duỗi trước, học sinh duỗi ngang cánh tay phải, lòng bàn tay mở.

Người đo đặt thước dây ngang qua điểm giữa đoạn nối từ mỏm cùng vai đến mỏm
khuỷu, được số đo vòng cánh tay phải duỗi. Sau đó, yêu cầu học sinh gấp cẳng tay
vào cánh tay, bàn tay nắm chặt, co cơ tối đa, rồi đo ở chỗ to nhất của cánh tay không
ngang qua cơ deltađể lấy số đo vòng cánh tay phải co. Kết quả được tính bằng cm,
đọc chính xác tới 0,1 cm.
2.4.5. Vòng đùi phải
Tương tự như đo các vòng cánh tay, đặt thước dây vuông góc với trục đùi phải
và đo ngang dưới nếp lằn mông. Kết quả tính bằng cm.
2.5. PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÍ SỐ LIỆU
Số liệu được kiểm tra và làm sạch trước khi nhập liệu.Số liệu điều tra được mã
hóa, nhập trên phần mềm Epidata 3.1.và xử lý thống kê sử dụng phần mềm SPSS
19. Sử dụng phép kiểm định giả thuyết về trung bình của tổng thể (T-test).
Cách tính toán các chỉ số thể lực [2]:
Chỉ số BMI = Cân nặng (kg) / Chiều cao2 (m)
Chỉ số Hirtz = VNTĐ (cm) – VNTT (cm)
Chỉ số QVC = Chiều cao (cm) – [VNTĐ (cm) + VĐP (cm) + VTPC (cm)]
Chỉ số Pignet = Chiều cao (cm) – [Cân nặng (kg) + VNTB (cm)]
2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được sự đồng thuận của Ban Giám hiệu trường và các thầy cô giáo.
Học sinh cũng được giải thích chu đáo trước khi đo đạc, đây là hoạt động có
lợi cho học sinh vì đánh giá được sự phát triển thể chất của các em và không có chút
ảnh hưởng nào có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên vẫn chấp nhận thay thế ngẫu nhiên
một học sinh khác, nếu học sinh được chọn từ chối.
Kết quả sơ bộ sau đo đạc được báo cáo lại với nhà trường.

Chương 3


17


KẾT QUẢ

3.1. CÁC CHỈ TIÊU NHÂN TRẮC
3.1.1. Chiều cao đứng
Bảng 3.1: Chiều cao đứng của học sinh 2 trường tiểu học
Tuổi
6
7
8
9
10

Giới

N

Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ

88
115
91

112
112
91
110
93
95
108

Chiều cao
±SD

Tăng

P

Biểu đồ3.1: Chiều cao đứng của trẻ em theo tuổi và giới
3.1.2 Cân nặng
Bảng 3.2: Cân nặng của học sinh 2 trường tiểu học
Tuổi

Giới

N

Cân nặng
±SD

p



18
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ

6
7
8
9
10

88
115
91
112
112
91
110
93
95
108

Biểu đồ3.2: Cân nặng của trẻ theo tuổi và giới

3.1.3. Các vòng ngực
Bảng 3.3: Vòng ngực tối đa ở trẻ theo tuổi và giới
Tuổi
6
7
8
9

Giới

N

Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam

88
115
91
112
112
91
110

VNTĐ
±SD


p

VNTT
±SD

p


19
Nữ
Nam
Nữ

10

93
95
108

3.1.4 Các vòng cánh tay phải
Bảng 3.4: Vòng cánh tay phải duỗi của học sinh 2 trường tiểu học
Tuổi
6
7
8
9
10

Giới


N

Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ

88
115
91
112
112
91
110
93
95
108

VTPD
±SD

VTPC


p

±SD

p

3.1.5 Vòng đùi phải.
Bảng 3.5: Vòng đùi phải của học sinh 2 trường tiểu học
Tuổi
6
7
8
9
10

Giới

n

Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ


88
115
91
112
112
91
110
93
95
108

VĐP
±SD

p

3.2. CÁC CHỈ SỐ THỂ LỰC
3.2.1. Chỉ số Hirtz
Bảng 3.6: Chỉ số Hirtz của học sinh 2 trường tiểu học
Tuổi

Giới

n

Chỉ số Hirtz

p



20

±SD
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ

6
7
8
9
10

88
115
91
112
112
91
110
93
95
108


4,84±1,39

3.2.2. Chỉ số QVC và Pignet
Bảng 3.7: Chỉ số QVC và Pignet của trẻ theo tuổi và giới
Tuổi
6
7
8
9
10

Giới

N

Nam

88

Nữ

115

Nam

91

Nữ


112

Nam

112

Nữ

91

Nam

110

Nữ

93

Nam

95

Nữ

108

Chỉ số QVC
±SD

Chỉ số PIGNET


p

P

±SD

3.2.3. Chỉ số BMI
Bảng 3.8: Chỉ số BMI của học sinh 2 trường tiểu học
Tuổi
6
7

Giới

N

Nam
Nữ
Nam
Nữ

88
115
91
112

BMI
±SD


p


21
Nam
Nữ
Nam
9
Nữ
Nam
10
Nữ
3.3 SO SÁNH VỚI
8

112
91
110
93
95
108
CÁC MẪU NGHIÊN CỨU KHÁC VÀ GIÁ

TRỊ SINH HỌC
3.3.1 Chiều cao đứng
Bảng 3.9: So sánh chiều cao học sinh 2 trường Thành phố Huế năm 2015 với
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền 2015, Lê Phước Hảo 2012 và GTSH

Tuổi


Giới

Nghiên cứu

Nguyễn Thị

Lê Phước Hảo

2015

Thu Hiền 2015

2012

±SD

±SD

±SD

GTSH 2003
±SD

Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam

Nữ
Nam
Nữ

6
7
8
9
10

3.3.2 Cân nặng
Bảng 3.10: So sánh cân nặng học sinh 2 trường Thành phố Huế năm 2015 với
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền 2015, Lê Phước Hảo 2012 và GTSH

Tuổi

Giới

Nghiên cứu

Nguyễn Thị

Lê Phước Hảo

2015

Thu Hiền 2015

2012


±SD
6

Nam
Nữ

±SD

±SD

GTSH 2003
±SD


22

Nam
Nữ
Nam
8
Nữ
Nam
9
Nữ
Nam
10
Nữ
3.3.3. Các vòng ngực
7


Bảng 3.11: So sánh VNTĐ học sinh 2 trường Thành phố Huế năm 2015 với GTSH
Tuổi

Giới

Nghiên cứu2015

GTSH 2003

±SD

±SD

Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ

6
7
8
9
10
3.3.4 Chỉ số Pignet


Bảng 3.12: So sánh chỉ số Pignet học sinh 2 trường Thành phố Huế năm 2015 với
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền 2015, Lê Phước Hảo 2012 và GTSH
Nghiên cứu
Tuổi

Giới

2015
±SD

6
7
8

Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ

Nguyễn Thị
Thu Hiền
2015
±SD

Lê Phước
Hảo 2012
±SD


GTSH 2003
±SD


23
Nam
Nữ
Nam
10
Nữ
3.3.5 Chỉ số BMI
9

Bảng 3.13: So sánh chỉ số BMI học sinh 2 trường Thành phố Huế năm 2015 với
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền 2015, Lê Phước Hảo 2012 và GTSH
Tuổi

Giới

Nghiên cứu

Nguyễn Thị

Lê Phước

GTSH

2015


Thu Hiền 2015

Hảo 2012

2003

±SD
6
7
8
9
10

Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ

±SD

±SD

±SD



24

Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. CÁC CHỈ TIÊU NHÂN TRẮC
4.1.1. Chiều cao đứng
Chiều cao đứng là một chỉ tiêu nhân trắc vô cùng quan trọng. Là một biến số
độc lập không bị ảnh hưởng bởi các chỉ tiêu khác. Chiều cao thay đổi theo giới,
chủng tộc [30]. Bên cạnh đó, nó cũng chịu ảnh hưởng của dinh dưỡng, văn hóa,
kinh tế, xã hội. [31]
So sánh với kết quả của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền năm 2015 thực hiện tại
Thành phố Thủ Dầu Một [7]để so sánh với kết quả năm 2015 của nghiên cứu, Lê
Phước Hảo năm 2012 ở Long An[6]và so với Giá trị sinh học người Việt Nam 2003
[3]
4.1.2. Cân nặng
Cân nặng cũng là một chỉ tiêu được ứng dụng phổ biến vì thu thập khá dễ. Đây
cũng là một chỉ số tổng hợp cơ bản không thể thiếu trong việc đánh giá về mặt thể
lực, dinh dưỡng và sự tăng trưởng của con người. Cân nặng cơ thể khác nhau theo
chủng tộc, giới, tuổi… đặc biệt tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe [30].Ở trẻ em, cân
nặng được xem là một tiêu chuẩn để đánh giá suy dinh dưỡng và là một trong
những yếu tố được ứng dụng trong điều trị (khi tính liều dùng của một số thuốc)
4.1.3 Các vòng ngực
Vòng ngực là một chỉ số thường được sử dụng với số đo chiều cao đứng và
cân nặng cơ thể để tính toán các chỉ số về thể lực, đặc biệt là chỉ số Pignet mà sẽ
được bàn sau.
So sánh với GTSH thấy chênh lệch ở nam lón nhất là lúc 10 tuổi 10,54 cm và
nữ lớn nhất là 9,48 cmTrong nghiên cứu này cho thấy, cả vòng ngực tối đa và vòng
ngực tối thiểu đều tăng dần theo tuổi phù hợp với quy luật chung.



25
4.2. CÁC CHỈ SỐ THỂ LỰC
4.2.1. Chỉ số Pignet
Chỉ số Pignet là một trong những chỉ số được dùng để đánh giá thể lực phổ
biến nhất. Tuy nhiên hiện nay người ta ít sử dụng chỉ số này để đánh giá thể lực trẻ
em. Nó chỉ có giá trị đối với người trưởng thành vì chỉ số này thay đổi theo tuổi.
Đối với trẻ em chỉ số Pignet chỉ có giá trị tham chiếu, nghĩa là để so sánh, đối chiếu
giữa các địa phương hoặc từng nhóm đối tượng mà thôi.
4.2.2. Chỉ số BMI
BMI là một chỉ số nhân trắc phổ biến hiện nay, giai đoạn bệnh về chuyển hóa
và nội tiết trở thành phổ biến ở các nước đang và đã phát triển. Ở người trưởng
thành BMI tương đối ổn định so với tuổi nên được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến
cáo dùng thước đo tình trạng dinh dưỡng của cơ thể [33].Ở trẻ BMI phụ thuộc vào
tuổi, nên mỗi lứa tuổi có một giá trị tương ứng của BMI. Trong nghiên cứu này,
BMI và tuổi đã được chứng minh cụ thể.
Chỉ số BMI cũng tăng theo tuổi, phù hợp cới quy luật chung.
4.3. SO SÁNH TẦM VÓC THỂ LỰC CỦA HỌC SINH GIỮA 2 TRƯỜNG
TIỂU HỌC THÔNG QUA MỘT SỐ CHỈ TÊU NHÂN TRẮC
4.3.1 Các chỉ tiêu nhân trắc
4.3.1.1 Chiều cao và cân nặng
Bảng 4.1: Chiều cao của nam

Tuổi
6
7

Trường

N


VN
PB
VN
PB

56
32
61
30

Chiều cao
±SD

P


×