Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

DSpace at VNU: Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.01 KB, 7 trang )

Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập
Lò Thùy Linh
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật kinh tế; Mã số 60 38 50
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Viết Tý
Năm bảo vệ: 2010

Abstract. Nghiên cứu những cơ sở lý luận cũng như các vấn đề pháp lý của hợp đồng
gia nhập và vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Phân tích các quy định pháp
luật Việt Nam về bảo vệ người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập, so sánh với pháp
luật bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới. Đưa ra nhận xét, đánh giá
thực tiễn cũng như xu hướng của vấn đề bảo vệ người tiêu dùng. Kiến nghị nhằm hoàn
thiện khuôn khổ pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia
nhập cũng như các cơ chế cho việc áp dụng pháp luật cho phù hợp với thực tiễn tại
Việt Nam và quốc tế.
Keywords. Người tiêu dùng; Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Hợp đồng kinh tế.

Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sâu
sắc như hiện nay thúc đẩy giao lưu thương mại ngày càng được mở rộng và phát triển mạnh mẽ.
Trên thị trường, hàng hóa và dịch vụ ngày càng đa dạng về chủng loại và chất lượng đem đến nhiều
cơ hội được lựa chọn và sử dụng sản phẩm hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu
dùng. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị xâm phạm về quyền và
lợi ích hợp pháp từ phía nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ như: vấn đề thực phẩm không
an toàn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, dịch vụ kém chất lượng, quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm



lẫn… Bởi vậy, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng được coi là một trong những yêu cầu tất yếu
của một xã hội dân chủ và văn minh, vì sự phát triển và tiến bộ của con người.
Mối quan hệ giữa nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và người tiêu dùng được
thiết lập và duy trì thông qua hợp đồng. Về nguyên tắc, hợp đồng là công cụ thiết yếu để ghi
nhận các thoả thuận và tạo lập sự cân bằng tương đối lợi ích giữa các bên và do đó các bên
trong quan hệ hợp đồng hoàn toàn được tự nguyện thoả thuận trên cơ sở tự do ý chí nhằm
thiết lập “luật chơi chung”. Tuy nhiên, hầu hết các hợp đồng mà nhà sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ ký kết với người tiêu dùng lại là những hợp đồng được soạn thảo sẵn với
các điều kiện giao dịch được thiết lập từ trước đó, hay còn được gọi là hợp đồng gia nhập. Vì
vậy, người tiêu dùng thông thường vẫn là một bên yếu thế hơn so với nhà sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ về khả năng tiếp cận thông tin cũng như khả năng đàm phán các điều
khoản của hợp đồng bởi thực chất người tiêu dùng chỉ là bên gia nhập hợp đồng.
Tại Việt Nam, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng được đặt ra kể từ sau Đại hội toàn quốc
lần thứ VI của Đảng năm 1986 - mốc son đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của kinh tế
đất nước, từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế vận
hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Việc thừa nhận nền kinh tế thị
trường, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay cũng đang làm thay đổi căn bản những vấn đề về
nhận thức và phương pháp điều tiết của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
ở Việt Nam. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được coi là một trong những chính sách quan
trọng của Đảng và Nhà nước ta nhằm hiện thực hoá mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng đã thực sự trở thành
một lĩnh vực pháp luật độc lập, có vị trí đáng kể trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nhất là
khi Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành vào năm 1999, dự kiến sẽ
được nâng lên thành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong năm 2010.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại Việt Nam cho thấy quyền và lợi ích hợp pháp của
người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập với một bên là nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ vẫn chưa được đảm bảo và hiện người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận sự thiệt thòi, bất
lợi khi giao kết hợp đồng mà không có cơ hội được đàm phán cũng như cơ hội lên tiếng để
bảo vệ chính mình. Pháp luật vẫn chưa đủ mạnh và trở thành công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo
vệ người tiêu dùng trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng gia nhập. Vì vậy, việc nghiên

cứu đầy đủ các khía cạnh pháp lý về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng
gia nhập nói riêng cũng như xây dựng và hoàn thiện hơn các quy định pháp luật về bảo vệ
người tiêu dùng nói chung là một yêu cầu cấp thiết ở nước ta hiện nay.


Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã lựa chọn chủ đề “Pháp luật Việt Nam về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mặc dù xuất hiện và được đề cập đến chưa lâu ở
Việt Nam nhưng đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Có thể kể đến cuốn “Tìm hiểu Luật bảo vệ
người tiêu dùng các nước và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam” của Viện Nhà nước và
Pháp luật, NXB Lao động, 1999; “Nghiên cứu người tiêu dùng: Những vấn đề về việc bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng ở Việt Nam” của Đoàn Văn Trường, NXB khoa học và kỹ thuật, 2003; “Tìm
hiểu pháp luật bảo vệ người tiêu dùng” của Bá Linh, NXB Tư pháp, 2005; “Sổ tay công tác bảo vệ
người tiêu dùng” của Cục quản lý cạnh tranh - Bộ thương mại, NXB Chính trị quốc gia, 2006.
Ngoài ra, còn có các bài viết có liên quan khác như: “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong pháp
luật cạnh tranh” của Ngô Vĩnh Bạch Dương, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 11/2000; “Pháp luật
và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng” của Đặng Vũ Huân đăng trên Tạp chí dân chủ và pháp luật, số
chuyên đề về pháp luật và tiêu dùng tháng 1/2005; “Người tiêu dùng và pháp luật bảo vệ người tiêu
dùng” của Ths. Nguyễn Ngọc Sơn, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 1/2009; “Điều kiện thương mại
chung và nguyên tắc tự do khế ước” của PGS. TS Nguyễn Như Phát, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật số 9/2000; “Hợp đồng theo mẫu và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” của Nguyễn Văn
Vân, Tạp chí khoa học pháp lý, số 4/2000.
Tuy nhiên, nội dung của các công trình nghiên cứu trên đây chủ yếu đề cập đến các
vấn đề lý luận về người tiêu dùng và pháp luật bảo vệ người tiêu dùng hoặc chỉ đề cập đến
khía cạnh nào đó của hợp đồng gia nhập, chứ chưa có một nghiên cứu tổng thể và toàn diện
về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập dưới góc độ pháp lý. Do
vậy, vai trò và ý nghĩa của hợp đồng gia nhập trong mối quan hệ giữa người tiêu dùng với nhà
kinh doanh, vấn đề bảo vệ người tiêu dùng khi gia nhập hợp đồng cần được tiếp tục nghiên

cứu và hoàn thiện.
3. Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài là nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập dưới góc độ pháp lý, góp phần hoàn thiện các quy định
pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng. Do đó, trong phạm vi một luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung
làm rõ một số nội dung sau:
- Nghiên cứu những cơ sở lý luận cũng như các vấn đề pháp lý của hợp đồng gia
nhập và vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập.


- Phân tích các quy định pháp luật Việt Nam về bảo vệ người tiêu dùng trong hợp
đồng gia nhập, so sánh với pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của một số nước trên thế giới.
- Đưa ra nhận xét, đánh giá thực tiễn cũng như xu hướng của vấn đề bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập tại Việt Nam.
- Kiến nghị nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trong hợp đồng gia nhập cũng như các cơ chế cho việc áp dụng pháp luật cho phù hợp với thực
tiễn tại Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lê nin làm cơ sở
phương pháp luận cho việc nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng
một số phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích các sự kiện, hiện tượng pháp lý và
tổng hợp những kinh nghiệm thực tiễn trong việc bảo vệ người tiêu dùng trong hợp đồng gia
nhập.
- Phương pháp phân tích quy phạm: Phân tích các quy phạm pháp luật thực định để
làm sáng tỏ những điểm hợp lý, hạn chế cũng như mối quan hệ với các quy định khác trong
hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập.
- Phương pháp so sánh pháp luật: so sánh các quy định pháp luật Việt Nam với một
số nước trên thế giới.
5. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của luận văn

Về mặt lý luận, luận văn là một công trình nghiên cứu tương đối hệ thống và toàn diện
về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập ở Việt Nam hiện nay,
đưa ra và phân tích những vấn đề có tính lý luận về hợp đồng gia nhập làm cơ sở cho các luận
cứ khoa học của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập bằng pháp
luật hiện hành. Việc nghiên cứu pháp luật bảo vệ người tiêu dùng sẽ góp phần hoàn thiện hơn
pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập, nhất là khi
quá trình pháp điển hoá Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thành Luật bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng đang tích cực được hoàn thành.
Về mặt giá trị thực tiễn, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng của pháp luật Việt
Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập, tìm ra nguyên nhân
cũng như đưa ra các giải pháp để khắc phục nhằm nâng cao tính khả thi, tính minh bạch
của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tạo hành lang pháp lý thuận lợi để góp
phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả quản lý


nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoàn thiện cơ chế và các thiết
chế bảo vệ quyề n lơ ̣i ngư ời tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập ở Việt Nam hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm
ba chương, trong đó:
Chương 1: Khái quát chung về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp
đồng gia nhập
Chương 2: Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng
gia nhập
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập.

Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1.

Bình An (2009), Ký hợp đồng bảo hiểm: Thận trọng kẻo “nắm đằng lưỡi”,
.

2.

Hồng Anh (2010), Nạn nhân đầu tiên của 3G, />
3.

Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.

4.

Bộ luật hàng hải số 40/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.

5.

Corinne renault - Brahinsky (2002), Đại cương về pháp luật hợp đồng, NXB Văn hoá –
Thông tin, Hà Nội, tr. 8.

6.

Cục quản lý cạnh tranh - Bộ thương mại (2006), Sổ tay công tác bảo vệ người tiêu dùng,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 55 – 56.

7.


Ngô Huy Cương (2009), Tài liệu giảng dạy cao học: Luật hợp đồng (Trích trong đề tài
đặc biệt cấp Đại học quốc gia Hà Nội), Hà Nội, tr. 31, 162 – 170.


8.

Ngô Huy Cương (2010), “Những bất cập trong các quy định về hợp đồng của Bộ luật
dân sự năm 2005 và định hướng cải cách”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (Số chuyên đề
sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự), tr.104.

9.

Ngô Vĩnh Bạch Dương (2000), “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong pháp luật cạnh
tranh”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (11), tr. 36 – 40.

10. Dự thảo 5 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Tài liệu phục vụ kỳ họp lần thứ 8,
Quốc hội XII, 10/2010, />
11. Trần Chí Hoằng (Lê Quang Lâm dịch) (1999), Bàn về tiêu dùng của Chủ nghĩa xã hội,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 7 – 8.

12. Luật bảo vệ người tiêu dùng Đài Loan năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2005).
13. Luật điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004.
14. Luật hàng không dân dụng số 66/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006.
15. Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000.
16. Luật viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 04/12/2009.
17. Vũ Văn Mẫu (1992), Việt Nam dân luật lược khảo, quyển II: Nghĩa vụ và khế ước, In
lần thứ nhất, Bộ quốc gia giáo dục xuất bản, tr. 58.

18. Nhà pháp luật Việt – Pháp, Bộ Tư pháp (2010), Hội thảo Pháp ngữ khu vực “Bảo vê ̣
quyề n lợi người tiêu dùng: Từ hai góc nhìn Á – Âu”, Hà Nội, tr. 12 – 14: Hiê ̣n nay, thuâ ̣t

ngữ này đươ ̣c hiể u là “điề u kiê ̣n giao dich
̣ chung”.

19. Tuyết Nhung (2009), Ngân hàng trả nhầm tiền cho trộm, khách hàng chỉ biết khóc,
/>
20. Phạm Duy Nghĩa (2005), “Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro trong
pháp luật hợp đồng Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (5), tr. 40.

21. Nguyễn Như Phát (2000), “Điều kiện thương mại chung và nguyên tắc tự do khế ước”,
Tạp chí nhà nước và pháp luật, (9), tr.36 – 38.

22. Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 13/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27 tháng
4 năm 1999.

23. Hà

Thanh

(2009),

Rắc

rối

câu

chữ

trong


hợp

đồng

bảo

hiểm,

/>
24. Trung tâm từ điển học (2007), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr.1532.
25. Đoàn Văn Trường (2003), Nghiên cứu người tiêu dùng - Những vấn đề về việc bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 236.


26. V.I Lê Nin (1989), V.I. Lênin: Toàn tập, tập 36, NXB Sự thật, Hà Nội, tr.577.
27. Phạm Thái Việt (1993), Những quy định chung của Luật hợp đồng ở Pháp, Đức, Anh, Mỹ,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 14, 16, 23, 24, 25.

28. Viện thống nhất tư pháp quốc tế Roma – Italia (1999), Những nguyên tắc hợp đồng
thương mại quốc tế, NXB TP. Hồ Chí Minh.

29. Nguyễn Văn Vân (2000), “Hợp đồng theo mẫu và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng”, Tạp chí khoa học pháp lý, (4), tr. 36.
Tiếng Anh

30. Bryan A. Garner (1999), Black’s Law Dictionary, Deluxe Seventh edition, by West
group, p.311.

31. Clayton P. Gillette (2009), Standard form contracts, New York University School of
Law, USA, p.1 – 2.


32. Council Directive 93/13/EEC on Unfair terms in consumer contracts (1993).
33. Leon E. Trakman (2006), Adhesion contracts and the twenty first century consumer,
University of New South Wales, USA, p.78 - 81.

34. Regulation of Adhesion contracts Act of Korea (1992), (Amended by law No. 07491,
March 31, 2005).

35. West Publishing Co (1990), Deluxe Black’s Law Dictionary, p.23.
36. Wikipedia,

the

free

encyclopedia,

ipedia,org/wiki/Standard_form_contract.

Standard

form

contract,



×