Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Điều tra hiện trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm củng cố và phát triển nhân rộng các tổ chức hợp tác phù hợp với nguyện vọng của các thành viên cộng đồng CHun (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.8 KB, 10 trang )

Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ HỢP TÁC XÃ
2.1.1 Khái niệm về HTX
HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân
(gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyên góp vốn theo qui
định của Luật HTX để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia
HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh
doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp
nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi
vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của HTX theo qui định của
pháp luật [Luật HTX sửa đổi, 2003].
2.1.2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX
HTX tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc sau đây:
- Tự nguyện: mọi cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có đủ điều kiện theo
qui định của Luật HTX, tán thành điều lệ HTX đều có quyền gia nhập HTX;
Xã viên có quyền ra HTX theo qui định của điều lệ HTX;
- Dân chủ, bình đẳng và công khai: xã viên có quyền tham gia quản lý,
kiểm tra, giám sát HTX và có quyền ngang nhau trong biểu quyết; Thực hiện
công khai phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những
vấn đề khác qui định trong điều lệ HTX;
- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi: HTX tự chủ và tự chịu
trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh; Tự quyết định về phân phối thu
nhập; Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ
của HTX, lãi được trích một phần vào các quĩ của HTX, một phần chia theo
vốn góp và công sức đóng góp của xã viên, phần còn lại chia cho xã viên
theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX;


- Hợp tác và phát triển cộng đồng: xã viên phải có ý thức phát huy tinh
thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong HTX, trong cộng đồng xã

15


Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

hội; Hợp tác giữa các HTX trong nước và ngoài nước theo qui định của pháp
luật.
Quyền của HTX
HTX có các quyền sau:
- Lựa chọn ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm;
- Quyết định hình thức và cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh của
HTX;
- Trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên doanh, liên kết với tổ chức,
cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài để mở rộng sản xuất, kinh
doanh theo qui định của pháp luật;
- Thuê lao động trong trường hợp trong trường hợp xã viên không đáp
ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh của HTX theo qui định của pháp luật;
- Quyết định kết nạp xã viên mới, giải quyết việc xã viên ra HTX, khai
trừ xã viên theo qui định của điều lệ HTX;
- Quyết định việc phân phối thu nhập, giải quyết các khoản lỗ của HTX;
- Quyết định khen thưởng xã viên có nhiều thành tích trong xây dựng và
phát triển HTX; Thi hành kỷ luật xã viên vi phạm điều lệ HTX; quyết định
việc xã viên phải bồi thường các thiệt hại đã gây ra cho HTX;
- Vay vốn của tổ chức tín dụng và huy động các nguồn vốn khác; Tổ
chức tín dụng nội bộ theo qui định của pháp luật;
- Được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo qui định của pháp luật;
- Được từ chối yêu cầu của tổ chức, cá nhân trái với pháp luật;

- Khiếu nại các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của HTX;
- Các quyền khác theo qui định của pháp luật.
2.1.3

2.1.4 Nghĩa vụ của HTX
HTX có nhưng nghĩa vụ như sau:
- Sản xuất, kinh doanh đúng ngành nghề, mặt hàng đã đăng ký;
- Thực hiện đúng qui định của pháp luật về kế toán, thống kê và kiểm
toán;
- Nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp
luật;
- Bảo toàn và phát triển vốn hoạt động của HTX; Quản lý và sử dụng đất
được Nhà nước giao theo qui định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ,
vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của HTX theo qui định của pháp luât;
16


Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Bảo vệ môi trường, môi sinh, cảnh quan, di tích lịch sử - văn hóa và
các công trình quốc phòng, an ninh theo qui định của pháp luật;
- Bảo đảm các quyền của xã viên và thực hiện các cam kết kinh tế đối
với xã viên;
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với xã viên trực tiếp lao động cho HTX và
người lao động do HTX thuê theo qui định của pháp luật về lao động;
Khuyến khích và tạo điều kiện để người lao động trở thành xã viên;
- Đóng bảo hiểm bắt bược cho xã viên và người lao động thường xuyên
cho HTX theo qui định của điều lệ HTX phù hợp với qui định của pháp luật
về bảo hiểm; Tổ chức cho xã viên không thuộc đối tượng trên tham gia đóng

bảo hiểm tự nguyện. Chính phủ qui định cụ thể về việc đóng bảo hiểm xã hội
đối với xã viên HTX;
- Chăm lo giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết của
xã viên, cung cấp thông tin để mọi xã viên tích cực tham gia xây dựng HTX;
- Các nghĩa vụ khác theo qui định của pháp luật.

2.2 MỘT SỐ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC XÃ
2.2.1 Tầm quan trọng phát triển kinh tế hợp tác trong chủ nghĩa xã
hội
Ngay sau khi đất nước được tuyên bố độc lập, ngày 11 tháng 4 năm 1946
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông dân
muốn giàu, nông nghiệp muốn phồn thịnh thì cần phải có Hợp tác xã” để kêu
gọi điền chủ, phú nông tham gia lập nên HTX để phát triển sản xuất, góp
phần kháng chiến kiến quốc [ />Trong nhiều tác phẩm nghiên cứu của mình, C.Mác và Ph.Ăng-ghen
đã trả lời vấn đề về quan hệ của giai cấp vô sản đối với nông dân sau thắng
lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giai cấp vô sản chiến thắng phải hết sức
kiên quyết đứng về phía tiểu nông, áp dụng những biện pháp nhằm làm cho
việc chuyển từ sở hữu tư nhân về ruộng đât sang sở hữu tập thể được dễ
dàng. Sau khi nghiên cứu những cơ sở lý luận của chế độ hợp tác xã xã hội
chủ nghĩa, C. Mác và Ph. Ăng – ghen đã đề nghị sử dụng chế hợp tác xã, coi
đó là một hình thức trung gian để thu hút tiêu nông đi vào sử dụng chung
ruộng đất. Chế độ hơp tác xã tiếng La tinh là Cooperation. Hợp tác xã nông
nghiệp – đó là sự hợp nhất các nông hộ vào những tập thể để cùng nhau sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm, trang bị máy móc và các công cụ nông nghiệp khác.

17


Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu


Lê Nin đã nhấn mạnh tầm quan trọng của HTX qua câu “Khi nhân dân
lao động đã vào hợp tác xã với mức độ nhất định, thì chủ nghĩa xã hội tự nó
sẽ được thực hiện” [Diệp Thanh Tùng – tr 13, LVThS.].
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng: “Phát triển nền kinh tế nhiều
hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở
thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” Lồng ghép nội dung
phát triển kinh tế tập thể thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KT-XH vùng.
Sau Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết TW 5 (Khoá IX), Ban Bí thư ra
Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 02/01/2008 về tăng cường lãnh đạo thực hiện
nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển
và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đã yêu cầu: “Các cấp, các ngành các
địa phương trong hoạch định chính sách, xây dựng và triển khai các chương
trình, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, phát triển vùng, ngành,
địa phương phải lồng ghép nội dung, nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể và
cân đối, bố trí các nguồn lực triển khai. Kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước
về kinh tế tập thể phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế của các cấp, ngành
địa phương”.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá IX), Nhà nước đã ban hành
Luật HTX năm 2003 và tiếp đến là các Nghị định khẳng định địa vị pháp lý
HTX: Nghị định 177/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã;
Nghị định 77/2005/NĐ-CP về việc ban hành mẫu hướng dẫn xây dựng điều
lệ hợp tác xã; Nghị định 87/2005/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh hợp tác xã,
Thông tư 05/2005/TT-BKH hướng dẫn đăng ký kinh doanh; Nghị định
48/2001/NĐ-CP, Nghị định 69/2005/NĐ-CP quy định về tổ chức hoạt động
của các quỹ tín dụng nhân dân; Nghị định số 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và
hoạt động của Tổ hợp tác; Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với một số
Bộ ngành xây dựng Thông tư hướng dẫn Nghị định về Tổ hợp tác, dự kiến
ban hành trong năm 2008. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chủ trì xây

dựng Chiến lược phát triển HTX đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020; các cơ
quan quản lý nhà nước đang tiếp tục hoàn thiện, đưa chính sách khuyến
khích hỗ trợ HTX để xã viên và người lao động, người tiêu dùng trong hộ
(gia đình và pháp nhân) xã viên được hưởng lợi.

18


Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Một số đặc trưng chung của mô hình HTX nông nghiệp – nông thôn
trong điều kiện mới như sau:
- HTX là tổ chức kinh tế liên kết hợp tác của các chủ thể kinh tế tự chủ
(kinh tế hộ, kinh tế trang trại) đây là hạt nhân và là nền tảng cơ bản của HTX
kiểu mới được thiết lập.
Theo Liên minh HTX quốc tế và Tổ chức Lao động Quốc tế , HTX là
hiệp hội tự chủ của các cá nhân liên kết với nhau một cách tự nguyện nhằm
đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hoá
thông qua một doanh nghiệp được sở hữu chung và được kiểm soát một cách
dân chủ.
- HTX là tổ chức chủ yếu của những người nghèo tự nguyện thành lập vì
mục tiêu chung về kinh tế, xã hội và văn hóa trước sức ép của cạnh tranh
kinh tế trên thị trường, thể hiện sức mạnh đoàn kết của những người yếu
trước kẻ mạnh.
- HTX NN nói chung là loại hình tổ chức kinh tế hoạt động khó khăn và
đạt hiệu quả kinh tế thấp nhất.
- Thành viên của HTX NN nói chung chủ yếu là nông dân, là lực lượng
lao động đông đảo trong xã hội.
Xuất phát từ những đặc trưng này, HTX NN nói chung đã trở thành một
hình thức tổ chức sản xuất tiêu biểu cho giai cấp nông dân, có ý nghĩa chính

trị, kinh tê, xã hội rất quan trọng trong quá trình phát triên mô hình kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta nói chung và ở
tỉnh Hậu Giang nói riêng.
Lợi ích của kinh tế hợp tác
Kinh tế hợp tác có những lợi ích sau: Trên 70% dân số Việt Nam là nông dân
và gắn bó với sản xuất nông nghiệp là chính yếu. Thế nhưng, nông dân
chúng ta còn mang nặng tập quán sản xuất nhỏ lẻ, thiếu tính tập trung và tự
giác trong việc hình thành nhóm liên kết nên thường gặp nhiều rủi ro, thất
bại. Do vậy, Nhà nước đã thành lập kinh tế hợp tác đem lại nhiều lợi ích
nông dân nhất là trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế:
Thứ nhất, giúp nông dân dễ dàng tiếp cận khoa học kỹ thuật, công nghệ
tiên tiến và chia sẻ trao đổi những kinh nghiệm lẫn nhau, cùng nâng cao tay
nghề sản xuất.
19


Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Thứ hai, nhanh chóng nắm bắt các chính sách chủ trương chính sách Nhà
nước và thuận tiện được Nhà nước hỗ trợ, dễ dàng liên kết với các công ty và
doanh nghiệp phát triển dịch vụ phục vụ nông nghiệp... nhất là được Ngân
hàng cho vay tín chấp.
Thứ ba, sản phẩm làm ra hướng tới an toàn và đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu
theo VietGap; xét về lâu dài dễ dàng tiến đến xây dựng thương hiệu.
Thứ tư, không chỉ tránh khỏi nạn mua vật tư nông nghiệp và con giống kém
chất lượng mà còn giảm đáng kể tình trạng bị thương lái ép giá.
Thứ năm, giảm chi phí sản xuất tăng lợi nhuận, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho nông dân.
Thứ sáu, thắt chặt tình làng nghĩa xóm, nâng cao tinh thần đoàn kết, giảm tệ
nạn xã hội; góp phần thực hiện tốt công tác xã hội và công tác phúc lợi khác,

xây dựng đời sống văn hóa nông thôn lành mạnh; phát huy quyền dân chủ
của nông dân.
Muốn phát huy tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế nông nghiệp nông thôn
thì nông dân phải tập hợp lại, chung vốn, chung sức làm ra sản phẩm phù
hợp với tiêu chuẩn quốc tế và có thương hiệu đàng hoàng... Như Bác Hồ đã
nói một cách ngắn gọn, dễ nhớ: "Nhóm lại làm giàu, chia nhau thành khó".
Vì vậy, việc tập trung nông dân vào kinh tế hợp tác càng có ý nghĩa quan
trọng trong phát triển tam nông.
2.2.2 Nhu cầu hợp tác sản xuất trong điều kiện hội nhập
Trên thế giới đã hình thành những mô hình liên kết sản từ lâu và đã phát
huy tính hiệu quả như một thành phần kinh tế mạnh, đóng góp cho tăng
trưởng kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.
Nước ta nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng vẫn mang hình thức kinh
tế nông nghiệp đang chuyển đổi từng bước. Với những đặc điểm còn mang
tính thuần nông, lực lượng lao động phát triển thấp, nền nông nghiệp nói
chung vẫn còn đang gặp nhiêu khó khăn, đặc biệt trong điều kiện hội nhập
sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng lớn không chỉ dừng
lại ở phạm vi trong nước mà còn lan tỏa đến những nền nông nghiệp tiên tiến
ở ngoài nước.
Đứng trước nhu cầu gia tăng tính cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp,
đòi hỏi các nông hộ cần phải có sự liên kết để tổ chức sản xuất với qui mô
lớn, tận dụng thế mạnh chung để phát triển sản xuất và cùng nhau tìm kiếm

20


Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong quá trình tở chức phát triển HTX thể
hiện những vai trò quan trong như sau:

- Tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển;
- Góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,
nông thôn theo hương công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo cho nông
nghiệp hàng hóa phát triển bền vững;
- Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để kinh tế hộ nông dân phát triển
sản xuất, kinh doanh theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa;
- Phát triển kinh tế hợp tác có vai trò quan trọng trong xây dựng nông
thôn mới theo hướng văn minh hiện đại;
- Phát triển kinh tế hợp tác có vai trò quan trọng trong xây dựng lực
lượng lao động có trình độ, có kỹ năng và phong cách phù hợp với yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ở khu vực nông thôn, các nhà sản xuất nông nghiệp qui mô nhỏ và vừa có
thể đạt kết quả sản xuất kinh doanh tốt thông qua hợp tác xã: Giúp các hộ
nông dân đạt được kết quả tốt hơn khi tiếp cận với các dịch vụ đầu vào, thiết
bị sản xuất và tìm kiếm thị trường; cải thiện an ninh lương thực cả ở địa
phương và thành thị; tăng thu nhập cho xã viên và giúp phát triển sức mạnh
kinh tế toàn diện. Đầu tư phát triển HTX là đầu tư vào việc tạo ra và củng cố
hoạt động kinh doanh bền vững, có tiềm năng tác động quy mô lớn khi nó
giúp những hộ dân thoát nghèo đồng thời cung cấp các dịch vụ đời sống xã
viên và bảo vệ tài sản của người nghèo. HTX có tác động kinh tế quan trọng
ở những nước đang phát triển trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông Mellor,
giáo sư của Viện phát triển nông nghiệp Harvard (Mỹ), nhấn mạnh: Lĩnh vực
nông nghiệp phát triển nhanh sẽ kéo theo các lĩnh vực khác phát triển nhanh
hơn, đó chính là xu hướng khái quát hoá phát triển kinh tế để giảm nghèo.
Thực tế, nông nghiệp phát triển sẽ tác động đến giảm nghèo trực tiếp và gián
tiếp. Để nông nghiệp phát triển nhanh, các nước đang phát triển cần quan
tâm đầu tư đáng kể vào nông nghiệp và phát triển nông thôn trong những
năm tới. Có nhiều loại HTX nông nghiệp cung cấp các dịch vụ nông nghiệp
cho xã viên như: Cung cấp đầu vào cho nông nghiệp, chế biến nông nghiệp,

tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. HTX sản xuất nông nghiệp giúp các hộ nông
dân nhỏ tập hợp lại với nhau để đạt được lợi ích lớn hơn và tăng giá trị sản
phẩm. HTX tiêu thụ giúp người sản xuất tiêu thụ nông sản với giá cạnh
tranh. Các HTX này cung cấp nhiều dịch vụ khép kín cho xã viên như: Cung
ứng đầu vào, làm đất, chế biến, đóng gói và tiêu thụ sản phẩm. HTX dịch vụ
21


Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

nông nghiệp cung cấp các dịch vụ như: thụ tinh nhân tạo, kiểm tra chất lượng
sữa, máy móc sản xuất, thiết bị nông nghiệp..
Nhu cầu hợp tác và sử dụng mô hình kinh tế hợp tác, HTX trong sản xuất,
phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Hậu Giang trong hiện tại, tương lai là
có và lớn nhưng chưa chuyển thành cầu thật sự để ra đời, phát triển thành
HTX đúng bản chất doanh nghiệp. Hầu hết các hộ đều không có khả năng tự
xử lý các vấn đề trên và do vậy xuất hiện những khó khăn trong trong tổ
chức sản xuất kinh tế hộ.

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Thu thập số liệu
Thông tin thứ cấp: được thu thập từ các cơ quan quản lý các cấp của
Tỉnh: chi cục quản lý HTX; LMHTX tỉnh; và tài liệu thống kê ở Cục Thống
kê tỉnh; các báo cáo tổng kết hàng năm về kinh tế tập thể của các ban ngành
liên quan.
Thông tin sơ cấp: Được thu thập trên cơ sở hệ thống bảng câu hỏi soạn
trước (03 loại bảng câu hỏi phỏng vấn: Bảng câu hỏi phỏng vấn nông hộ,
bảng câu hỏi phỏng vấn các HTX và bảng câu hỏi phỏng vấn các cơ quan
quản lý kinh tế hợp tác) để phỏng vấn đại diện các nông hộ theo nguyên tắc
chọn mẫu ngẫu nhiên trên địa bàn nghiên cứu với số mẫu điều tra là 798;

mỗi huyện chọn 3 xã đại diện để điều tra 100 mẫu/xã; Tuy nhiên, trong quá
trình điều tra, số liệu thu thập được chỉ có 54 HTX, số còn lại hoặc không
còn hoạt động hoặc nằm trong diện giải thể, không còn trụ sở giao dịch nên
không lấy được thông tin đáp ứng cho việc xử lý.
Thu thập thông tin qua bảng câu hỏi đối với tất cả các HTX trong tỉnh.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn có sự tham gia của người dân (PRA)
tiến hành ở 3 huyện đã chọn là Phụng Hiệp, Châu Thành và Long Mỹ để lấy
dữ liệu cho phân tích đánh giá làm cơ sở để xây dựng bảng ma trận SWOT
2.3.2 Phương pháp phân tích
Mục tiêu 1,2: Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên
cứu nhằm mô tả thực trạng tham gia vào HTX, tổ kinh tế hợp tác của các hộ
trong nông thôn; thực trạng hoạt động của các HTX của tỉnh.
Thông tin nhằm phân tích số liệu với sự trợ giúp của phần mềm EXCEL
hoặc SPSS. Sử dụng phương pháp phân tổ, phương pháp so sánh số tuyệt
đối, so sánh số tương đối trong nghiên cứu đánh giá kết quả họat động của

22


Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

HTX; nghiên cứu nhu cầu nguyện vọng hợp tác của các thành viên trong
cộng đồng; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của HTX.
Mục tiêu 2: Sử dụng cây giải pháp để tìm các nhân tố ảnh hưởng đến
hình thành và hoạt động của HTX
Mục tiêu 3: sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn tham dự (PRA), sử
dụng công cụ ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh-điểm yếu (bên trong
của HTX; thành viên tham gia); phân tích cơ hội-đe dọa (môi trường bên
ngoài: cơ chế chính sách; kinh tế; văn hóa-xã hội; các tổ chức trong nông
thôn; hội nhập quốc tế…) để xây dựng giải pháp.


SWOT

Điểm yếu

1.

1.

2.

2.

3.

3.





Cơ hội (O)

(S+O)
Sử dụng những điểm mạnh
để tận dụng những cơ hội

(W+O)
Tận dụng những cơ hội để
hạn chế những điểm yếu


Đe dọa (T)

(S+T)
Vượt qua những bất trắc
bằng tận dụng các điểm
mạnh

(W+T)
Tối thiểu hóa các điểm
yếu và né tránh những đe
dọa

1
2
3


1.
2.
3.
...

Điểm mạnh

23


Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu


24



×