Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Nghiên cứu đánh giá kết quả sớm điều trị ghép tế bào gốc tự thân ở bệnh nhân u lym phô không Hodgkin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.14 KB, 8 trang )

NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN SỚM LÂM SÀNG, XÉT NGHIỆM Ở 5 BỆNH NHÂN
U LYMPHO KHÔNG HODGKIN GHÉP TẾ BÀO GỐC MÁU NGOẠI VI TỰ THÂN
TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nguyễn Tuấn Tùng*, Nguyễn Văn Hưng*, Phạm Quang Vinh**
TÓM TẮT
Hóa trị liệu liều cao kết hợp với ghép tế bào gốc tạo máu tự thân điều trị NHL tái phát, dai dẳng
và những thể tiến triển nhanh là phương pháp điều trị hiện đại có hiệu quả cao. Mục tiêu: Đánh giá
diễn biến sớm về lâm sàng, xét nghiệm và kết quả bước đầu ghép tế bào gốc máu ngoại vi tự thân điều
trị 5 bệnh nhân NHL. Đối tượng và phương pháp: 5 BN (3 NHL tế bào B tái phát, 2 NHL tế bào T).
Can thiệp lâm sàng không đối chứng. Kết quả và kết luận: 5/5 BN có nôn và buồn nôn; viêm loét
miệng và tiêu chảy là 4/5 BN, 1/5 BN (20%) có độc tính độ I trên Gan và Thận.Thời gian nằm viện
trung bình là: 28,6 ngày, số ngày sử dụng G-CSF trung bình là 10,5 ngày. Bạch cầu giảm thấp nhất ở
các ngày D5 – D9, tiểu cầu giảm thấp nhất ngày D6- D10. Hemoglobin giảm trung bình là 20,2 g/l,
thấp nhất ngày D6 - D7. Thời gian mọc mảnh ghép của bạch cầu đoạn trung tính là 11,0 ngày, với tiểu
cầu là 13,4 ngày. Sau ghép TBG tạo máu 30 ngày, tỷ lệ ĐƯHT là 5/5 BN (trước ghép: 4/5 BN). Thời
gian theo dõi đến thời điểm nghiên cứu: 3 BN ổn định (dài nhất 17 tháng), 1 BN tái phát sau 13 tháng,
1 BN tử vong sau ghép 2 tháng do nhiễm khuẩn.
Từ khóa: u lympho non Hodgkin, ghép tế bào gốc máu ngoại vi tự thân, Bệnh viện Bạch Mai
* Bệnh viện Bạch Mai, ** Trường Đại học Y Hà Nội
RESEARCH EARLY DEVELOPMENTS CLINICAL, LABORATORY OF THE 5 NON
HODGKIN LYMPHOMA PATIENTS AFTER AUTOLOGOUS PERIPHERAL BLOOD STEM
CELLS TRANSPLANTATION AT BACH MAI HOSPITAL
SUMMARY
Autologous transplantation of peripheral blood stem cells (PBSC) after high-dose
chemotherapy for relapse, refactory and high garde non Hodgkin lymphoma is high effective treatment.
Objective: To evaluate early developments about clinical, laboratory and initial results after auto- PBSC
transplantation of 5 patients non Hodgkin lymphoma. Subjects and Methods: 5 patients (3 B - cell
NHL relapse, 2 T-cell high garde NHL). Clinical intervention. Results and conclusion: 5/5 patients got
nausea and vomiting, mouth ulcers and diarrhea was 80%, 1/5 patient (20%) got toxicity grade one on
liver and kidney. Average hospital stay: 28.6 day, number of days used G-CSF average: 10.5 days,
leukopenia was the lowest in the days D5 - D9, thrombocytopenia was the lowest in the days D6 - D10,


average reduction of hemoglobin: 20.2 g/l and the lowest in days D6-D7. Time growth of neutrophils
pieces was 11.0 days, 13.4 days for platelets. After 30 days auto- PBSC transplantation, the rate
complete response is 5/5 patients (before auto- PBSC transplantation: 4/5 patients). Up to study: 3
patients were stable (longest: 17 months), one patient relapsed after 13 months, one patient died after
transplantation 2 months cause of infections.
Key words: Autologous transplantation of peripheral blood stem cells, non Hodgkin lymphoma,
Bạch Mai Hospital
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
U lympho không Hodgkin (NHL) là nhóm bệnh lý ác tính của dòng lympho có thể ở hạch bạch
huyết hoặc ngoài hệ thống hạch như: dạ dày, ruột, phổi, xương, vú, da.... Nhóm bệnh này luôn nằm
trong tốp 10 ung thư hàng đầu hay gặp [6]. Theo GLOBOCAN năm 2012, ở nước ta mỗi năm có 2700
ca mắc mới. Những năm gần đây, việc áp dụng các kỹ thuật hóa mô miễn dịch, di truyền tế bào và sinh
học phân tử đã giúp phân loại chính xác các dòng tế bào T, B và các bất thường di truyền đặc trưng như
t(14;18); t(8;14), các tổ hợp gen BCl2, BCl6, MYC....Sự ra đời của kháng thể đơn dòng (Rituximab) đã
cải thiện đáng kể tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn, thời gian sống thêm của bệnh nhân NHL tế bào B có CD20


dương tính. Nhưng vẫn còn số lượng lớn NHL tế bào T, nhất là các thể bệnh có diễn tiến nhanh như: tế
bào T lớn bất thục sản, tế bào T nguyên bào miễn dịch mạch… và NHL tế bào B giai đoạn tái phát, là
những trường hợp khó điều trị, tỷ lệ tử vong cao, thời gian sống thêm ngắn (khoảng 6 tháng) nếu không
được điều trị tích cực.
Ghép tế bào gốc (TBG) tạo máu điều trị các bệnh lý ác tính được triển khai từ giữa thập kỷ 70,
đến năm 1978 phương pháp này được áp dụng trong điều trị NHL. Hiện tại, hóa trị liệu liều cao kết
hợp với ghép TBG tự thân được đánh giá là phương pháp điều trị hiện đại, có hiệu quả cao trong điều
trị NHL tái phát, kháng thuốc và những thể có độ ác tính cao. Bệnh viện Bạch Mai triển khai ghép TBG
điều trị năm 2013, đến nay đã có trên 35 BN được điều trị bằng phương pháp này trong đó có 5 ca
NHL. Mục tiêu: Nghiên cứu diễn biến sớm về lâm sàng, xét nghiệm và kết quả bước đầu ghép tế bào
gốc máu ngoại vi tự thân điều trị 5 bệnh nhân u lympho không Hodgkin.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

- 5 bệnh nhân được chẩn đoán NHL điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc máu ngoại vi tự
thân tại khoa Huyết học – Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2013 – 2016, bao gồm:
- 3 BN chẩn đoán NHL tế bào B tái phát.
- 2 BN chẩn đoán NHL tế bào T độ ác tính cao (nguyên bào miễn dịch mạch và Anaplastic)
- Không mắc các bệnh lý nội khoa: Tim mạch, Gan, thận, các bệnh về thần kinh
- BN và gia đình ký cam kết đồng ý điều trị bằng phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân
2.2. Phương pháp nghiên cứu: can thiệp lâm sàng không đối chứng
2.2.1 Các chỉ tiêu nghiện cứu
Đặc điểm chung bệnh nhân: tuổi, chẩn đoán, yếu tố tiên lượng.
Đặc điểm về huy động và thu gom tế bào gốc máu ngoại vi
Thời gian mọc mảnh ghép (bạch cầu, tiểu cầu).
Một số tác dụng phụ trong quá trình ghép tế bào gốc tạo máu.
Một số kết quả điều trị bước đầu
2.2.2. Các bước tiến hành
* Chẩn đoán xác định: dựa vào kết quả sinh thiết và hóa mô miễn dịch tổ chức hạch, khối U
* Chẩn đoán giai đoạn: theo Ann Arbor
* Chỉ số tiên lượng: theo chỉ số tiên lượng quốc tế IPI
* Đánh giá đáp ứng: dựa vào tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng của quốc tế năm 2006 [ 6 ]
* Điều trị trước ghép tế bào gốc tạo máu tự thân
a, Đối với bệnh nhân NHL tế bào T tiến triển nhanh mới: theo hướng dẫn NCCN
- Phác đồ điều trị: CHOP, CHOP- E tùy theo tuổi BN và độ mô học.
- Đánh giá đáp ứng: sau 3 chu kỳ điều trị
+ Nếu không đáp ứng chuyển điều trị phác đồ hàng 2 là DHAP
+ Nếu có đáp ứng một phần trở lên, tiến hành ghép tế bào gốc tự thân
b, Đối với bệnh nhân tái phát: Theo hướng dẫn NCCN
- Điều trị phác đồ GDP ± R
- Đánh giá đáp ứng điều trị sau 2 đợt
- Ghép tế bào gốc máu ngoại vi tự thân nếu có đáp ứng một phần trở lên
* Ghép tế bào gốc máu ngoại vi tự thân
- Huy động, thu gom và bảo quản tế bào gốc máu ngoại vi (CD34+): huy động bằng G-CSF

600mg/ngày hoặc phối hợp Cyclophosphamid liều 4g/m 2 da với G- CSF, thu gom tế bào gốc ngày thứ
4 -5 bằng máy COBE SPECTRA, khi số lượng tế bào CD34+ >10 tế bào/µl. Kết thúc thu gom khi
tổng số lượng tế bào CD34+ đạt từ ≥ 3 x 106/kg cân nặng, lưu trữ và bảo quản tế bào gốc trong Nitơ
lỏng ở nhiệt độ -1960 C.
- Điều kiện hóa trước ghép tế bào gốc cho 4 bệnh nhân bằng phác đồ BEAM và 1 bệnh nhân
bằng phác đồ BuCy


- Truyền tế bào gốc sau 24 giờ kể từ khi kết thúc truyền hóa chất điều kiện hóa
* Theo dõi quá trình ghép
- Bệnh nhân nằm trong phòng vô trùng có áp lực dương, chế độ chăm sóc cấp I
- Các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm được đánh giá và ghi nhận hàng ngày.
- Thời gian mọc mảnh ghép: thời gian hồi phục bạch cầu được tính từ ngày ghép đến ngày bạch cầu
hạt ≥ 0,5 x 109/L, tối thiểu ở 3 lần xét nghiệm liên tiếp. Thời gian hồi phục tiểu cầu được tính từ ngày
ghép đến ngày tiểu cầu ≥ 20 x 109/L tối thiểu 3 lần xét nghiệm liên tiếp mà không truyền tiểu cầu.
- Xét nghiệm theo dõi chức năng gan, thận hằng ngày. Đánh giá độc tính dựa vào bảng phân loại
độc tính theo 5 mức độ của WHO
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Số liệu nghiên cứu được quản lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung, chẩn đoán, điều trị của 5 bệnh nhân
Bảng 1. Đặc điểm chung của 5 bệnh nhân nghiên cứu
Đặc điểm

BN 1

BN 2

BN 3


BN 4

BN 5

Tuổi

56

53

42

20

48

Giới

Nữ

Nam

Nam

Nữ

Nam

TB B thể

nang tái phát

TB B lớn lan
tỏa tái phát

Tế bào (TB) B
vùng rìa tái phát

TB T lớn bất
thục sản

TB T nguyên bào
miễn dịch mạch

IVB

IIIB

IVB

IB

IIB

3

3

3


1

2

Phác đồ điều trị
trước ghép

R- GDP

R- GDP

R- GDP

CHOP

3 CHOP-E
DHAP

Kết quả điều trị

ĐƯHT

ĐƯHT

ĐƯHT

ĐƯHT

ĐƯMP


Thể mô
bệnh học
Giai đoạn bệnh
Điểm IPI

2

Nhận xét: có 3/5 BN là NHL tế bào B tái phát, điểm IPI = 3, điều trị phác đồ R-GDP đều ĐƯHT. 2/5
BN NHL tế bào T độ ác tính cao, điều trị bằng CHOP, CHOPE- DHAP kết quả ĐƯMP và ĐƯHT
3.2. Đặc điểm về huy động và thu gom tế bào gốc (CD34+) máu ngoại vi
Bảng 2. Huy động và thu gom tế bào gốc (CD34+) máu ngoại vi
Đặc điểm

X±SD

Thấp nhất

Cao nhất

Thời gian sử dụng G-CSF đơn thuần
G – CSF (ngày)
G-CSF + Cyclophosphamid

6,4 ± 1,5

5,0

9,0

Số lượng Bạch cầu trước gạn tách (G/l)


41,2 ± 8,8

26,0

48,1

Số lượng tế bào CD34+/µl) trước thu gom

30,8 ± 26,9

14,0

78,0

2,0

1 (2 bệnh nhân)

3 (2 bệnh nhân)

4,31 ± 1,61

3,05

7,04

Số lần thu gom
Số lượng tế bào gốc thu gom x106/ kg cân nặng


7,0


Nhận xét: Số ngày dùng G – CSF thấp nhất là 5 ngày, cao nhất là 9 ngày, số lượng bạch cầu cao nhất
là 48,1 G/l, số lượng tế bào CD34+ cao nhất là 78, có 2 bệnh nhân gạn 3 lần, số lượng tế bào gốc
trung bình đạt 4,31 x106/ kg cân nặng, cao nhất là 7,04 x106/ kg cân nặng
3.3. Diễn biến lâm sàng, xét nghiệm và các tác dụng không mong muốn trong quá trình ghép
3.1. Diễn biến lâm sàng và các tác dụng không mong muốn trong quá trình ghép
Bảng 3: Lâm sàng và các tác dụng không mong muốn trong quá trình ghép
Đặc điểm
Số bệnh nhân (n=5)
Buồn nôn - nôn

5 bệnh nhân (100%)

Viêm loét miệng

4 bệnh nhân (80%)

Tiêu chảy

4 bệnh nhân (80%)

Độc trên chức năng Gan (GOT+ GPT)

Độc trên chức năng Thận ( Ure + Creatinin)
Tử vong

Độ 0


4 bệnh nhân (80%)

Độ 1

1 bệnh nhân (20%)

Độ 0

4 bệnh nhân (80%)

Độ 1

1 bệnh nhân (20%)
0

Thời gian nằm viện trung bình (ngày)

28,6 ± 6,6

Thời gian sử dụng G- CSF (ngày)

10,5 ± 1,4

Số đơn vị khối hồng cầu sử dụng

4,2 ± 2,3 (từ 2 – 8 đơn vị)

Số đơn vị khối tiểu cầu gạn tách sử dụng

8,6 ± 3,87 (từ 3 – 15 đơn vị)


Nhận xét: 5/5 có triệu chứng nôn, buồn nôn, 4/5 bệnh nhân loét niêm mạc miệng và tiêu chảy, độ tính
với Gan và thận là 1 bệnh nhân. Thời gian nằm viện trung bình: 28,6 ngày, thời gian sử dụng G-CSF
trung bình là: 10,5 ngày. Khối hồng cầu và khối tiểu cầu gạn tách trung bình là: 4,2 và 8,6 đơn vị.
3.2. Diễn biến tế bào máu ngoại vi trong liệu trình ghép
3.2.1. Thay đổi nồng độ hemoglobin và số lượng tiểu cầu
Biểu đồ 1. Thay đổi số lượng tiểu cầu và Hemoglobin trong liệu trình ghép


Nhận xét: Nồng độ Hemoglobin giảm thấp nhất ngày thứ 6 sau ghép, với lượng giảm trung bình
là:20,2 g/L. Số lượng tiểu cầu giảm thấp nhất từ ngày D6- D10
3.2.2. Thay đổi số lượng bạch cầu và số lượng bạch cầu đoạn trung tính
Biểu đồ 2. Thay đổi số lượng bạch cầu và bạch cầu đoạn trung tính trong liệu trình ghép

Nhận xét: Số lượng bạch cầu và bạch cầu trung tính giảm thấp nhất vào các ngày từ thứ 5 – 9 sau
ghép tế bào gốc
3.3. Kết quả ghép tế bào gốc
3.1. Thời gian mọc mảnh ghép
Bảng 4: Thời gian mọc mảnh ghép
Thời gian mọc mảnh ghép (ngày)

Trung bình

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Đối với bạch cầu đoạn trung tính

11,0 ± 1,56


9,0

12,0

Đối với tiểu cầu

13,4 ± 6,52

10,0

17,0

Nhận xét: Thời gian mọc mảnh ghép với bạch cầu trung tính là: 11,0 ngày (từ 9 đến 12 ngày), với tiểu
cầu là: 13,40 (từ 10 – 17 ngày).
3.3.2. Đánh giá đáp ứng điều trị sau ghép tế bào gốc tạo máu 30 ngày
Bảng 5. Kết quả sau ghép tế bào gốc tạo máu tự thân 30 ngày
Kết quả

Trước ghép

Sau ghép 30 ngày

Đáp ứng hoàn toàn

4/5 bệnh nhân

5 bệnh nhân

Đáp ứng một phần


1/ 5 bệnh nhân

0 bệnh nhân

Nhận xét: Trước ghép có 4/5 bệnh nhân đạt ĐƯHT sau ghép cả 5/5 bệnh nhân đều đạt ĐƯHT


3.3.3. Theo dõi thời gian sống thêm
Bảng 6. Thời gian sống thêm của bệnh nhân sau ghép tế bào gốc tạo máu đến thời điểm nghiên cứu
Bệnh nhân
Thời gian theo dõi
Hiện tại
BN 1

17 tháng

Ổn định

BN 2

16 tháng

Ổn định

BN 3

13 tháng

Tái phát


BN 4

13 tháng

Ổn định

BN 5

2 tháng

Tử vong do nhiễm khuẩn tại nhà

Nhận xét: 1 bệnh nhân tử vong sau 2 tháng, 3 bệnh nhân ổn định, 1 bệnh nhan tái phát sau 13 tháng.
IV. BÀN LUẬN
Hóa trị liệu liều cao kết hợp với ghép TBG máu ngoại vi tự thân được đánh giá là phương pháp
điều trị hiện đại được áp dụng nhiều trên thế giới, có khả năng kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh
nhân NHL tái phát hoặc các trường hợp có độ ác tính cao.
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 5 BN (3 Nam, 2 Nữ), tuổi trung bình là 43 tuổi,
cao nhất là 56 tuổi. 3 BN chẩn đoán NHL tế bào B tái phát và 2 BN chẩn đoán NHL tế bào T tiến triển
nhanh (Tế bào lớn bất thục sản và nguyên bào miễn dịch mạch). Lựa chọn ghép TBG của chúng tôi
cũng phù hợp với các chỉ định ghép trong điều trị NHL của các tác giả trên thế giới, đối với NHL tế
bào B ghép TBG ở giai đoạn tái phát hoặc kháng thuốc, với NHL tế bào T ghép TBG ngay với các thể
có độ ác tính cao [5]. Các bệnh nhân NHL tế bào B tái phát được điều trị bằng phác đồ R-GDP và đều
đạt đáp ứng hoàn toàn. Với bệnh nhân NHL tế bào T, chúng tôi điều trị theo hướng dẫn của NCCN, sử
dụng phác đồ CHOP hoặc CHOP-E điều trị hàng 1, BN có đáp ứng một phần trở lên, chuyển ghép
TBG máu ngoại vi tự thân, nếu không đáp ứng chuyển điều trị phác đồ hàng 2 là: DHAP, ICE, GDP…
Về huy động và thu gom TBG máu ngoại vi, theo kết quả ở bảng 2, thời gian huy động trung
bình là 6,4, dài nhất là 9 ngày. Trong NHL nhất là giai đoạn tái phát đã phải trải qua nhiều đợt đa hóa
trị liệu nên việc huy động và thu gom TBG máu ngoại vi gặp nhiều khó khăn, các tác giả khuyến cáo

nên huy động và thu gom TBG máu ngoại vi ngay sau các đợt hóa trị liệu. Trong nghiên cứu của
chúng tôi có 1 BN phải huy động bằng Cyclophosphamid liều cao kết hợp với G-CSF. Theo nghiên
cứu của Gojo [5] huy động TBG bằng Cyclophosphamid liều cao kết hợp với G-CSF cho số lượng
TBG cao hơn hẳn so với dùng G- CSF đơn thuần. Việc lựa chọn phác đồ hàng 2 phải cân nhắc rất kỹ
giữa hiệu quả và độc tính, nhất là độc tính với hệ tạo máu. Phác đồ GDP được các tác giả đánh giá
hiệu quả không kém hơn các phác đồ hàng 2 khác như: DHAP, ICE, ESHAP…nhưng độc tính thì
thấp hơn hẳn [ 3, 4 ].
Số lượng TBG CD34+ máu ngoại vi trung bình đạt 30,8 tế bào/ µl cao nhất là 78 tế bào/µl, có sự
tương quan chặt giữa số lượng tế bào CD34+ ở máu ngoại vi với số lượng tế bào CD34+ sẽ thu gom
được [8]. Các tác giả đưa ra phương trình thu gom tế bào gốc X = 3,028 + 0,064 x Y ± 0,820 (X:
số lượng tế bào CD34+ sẽ thu gom được, Y là số lượng tế bào CD34 máu ngoại vi trước gạn

tách). Như vậy, để đảm bảo thu đủ số lượng TBG cần thiết, các tác giả khuyên thu gom khi
TBG máu ngoại vi đạt > 10 tế bào/µl. Tại khoa Huyết học- Truyền máu, chúng tôi sử dụng máy
COBE SPECTRA (Mỹ) để gạn tách tế bào gốc máu ngoại vi. Bảng 2, Số lượng tế bào gốc
CD34+ trung bình đạt 4,31* 106 / kg cân nặng. Có 2 BN chỉ cần 1 lần gạn tách, có 2 BN phải
tách đến 3 lần mới đủ số lượng cần thiết.


Diễn biến lâm sàng và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình ghép TBG: triệu chứng
buồn nôn- nôn, loét miệng và tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa là các biến chứng hay gặp nhất.
Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu về ghép TBG khác [1, 2, 5, 6]. Triệu chứng nôn,
buồn nôn gặp sớm ngay sau khi điều kiện hóa làm ảnh hưởng đến ăn, uống của BN. Viêm loét niêm
mạc miệng cũng là biến chứng hay gặp, nhất là ở những BN được điều trị bằng melphalan liều cao,
thời gian viêm loét đỉnh điểm là: 12,1 ± 2,6 ngày, biến chứng này nặng thêm khi chất nôn tiếp xúc với
niêm mạc miệng bị loét dễ dẫn đến nhiễm khuẩn. Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa biểu hiện là
tiêu chảy cũng là biến chứng hay gặp trong các phác đồ hóa chất liều cao, trong nghiên cứu của chúng
tôi có 4/5 BN bị tiêu chảy, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Bạch Quốc Khánh [1] có thể do
phác đồ điều kiện hóa của tác giả là phác đồ ICE, trong nghiên cứu của chúng tôi là phác đồ BEAM
và BuCy. Tăng men gan gặp ở 1/5 BN và chỉ ở độ I, biến chứng này hết nhanh trong quá trình điều trị.

Suy thận có 1/5 BN và cũng ở độ I, kết quả này cũng tương tự như một số nghiên cứu khác. Sốt và có
bằng chứng về nhiễm trùng (CRP, Procalcitonin tăng) gặp ở 3 BN, phải dùng kháng sinh đường tĩnh
mạch, đặc biệt có 2 BN không sốt trong suốt liệu trình ghép. Có được kết quả này do khâu vô trùng
khu ghép được xây dựng đồng bộ, thực hiện quy trình chăm sóc BN nghiêm ngặt, hệ thống áp lực
dương được duy trì trong suốt quá trình ghép do đó hạn chế được tình trạng nhiễm trùng mặc dù bạch
cầu trung tính giảm bằng 0 kéo dài.
Sự thay đổi tế bào máu ngoại vi thể hiện qua biểu đồ 1 và 2: số lượng tiểu cầu giảm sâu nhất
từ ngày D6 – D10, có 1 bệnh nhân giảm tới ngày D17, và nồng độ hemoglobin giảm nhiều nhất vào
ngày D6, lượng giảm trung bình là 20,2 g/L. Số lượng bạch cầu và bạch cầu trung tính giảm nhiều
nhất vào các ngày D5 - D9, bạch cầu trung tính giảm sâu nhất là 0, kéo dài trong 2-3 ngày
Kết quả ghép tế bào gốc tạo máu: thời gian mọc mảnh ghép đối với bạch cầu trung tính là
10,4 ngày, dài nhất là 14 ngày, với tiểu cầu là 13,4, dài nhất là 20 ngày. Kết quả này cũng tương
đương với nghiên cứu của Bạch Quốc Khánh [1] mặc dù phác đồ điều kiện hóa có khác nhau . Sau
ghép TBG 30 ngày, cả 5/5 BN (100%) đạt ĐƯHT tăng thêm 1 bệnh nhân so với trước ghép TBG.
Với thời gian theo dõi dài nhất l7 tháng, cho tới thời điểm hiện tại có 1 BN tái phát sau 13
tháng và 1 BN tử vong sau 2 tháng, nguyên nhân được xác định do nhiễm khuẩn Hô Hấp và Tiêu Hóa.
V. KẾT LUẬN
Qua kết quả bước đầu ghép TBG tạo máu tự thân điều trị cho 5 bệnh nhân NHL tái phát và thể
tiến triển nhanh, chúng tôi có một số kết luận sau:
- Thời gian mọc mảnh ghép của bạch cầu đoạn trung tính là 11,0 ngày, của tiểu cầu là 13,4
ngày. Sau ghép TBG tạo máu 30 ngày, tỷ lệ ĐƯHT là 5/5 BN (trước ghép: 4/5 BN). Thời gian theo dõi
đến thời điểm nghiên cứu: 3 bệnh nhân ổn định (dài nhất 17 tháng), 1 bệnh nhân tái phát sau 13 tháng
và 1 bệnh nhân tử vong sau ghép 2 tháng do nhiễm khuẩn.
- Tác dụng không mong muốn: 5/5 bệnh nhân có nôn và buồn nôn, viêm loét miệng và tiêu
chảy là 4/5 (80%), 1/5 bệnh nhân (20%) có độc tính độ I trên Gan và Thận.
- Số lượng bạch cầu và bạch cầu đoạn trung tính giảm thấp nhất ở các ngày D5 – D9. Số lượng
tiểu cầu giảm nhiều nhất vào các ngày D6- D10. Nồng độ hemoglobin giảm trung bình là 20,2 g/l, thấp
nhất ngày D6-D7.
- Thời gian nằm viện trung bình là: 28,6 ngày, số ngày sử dụng G-CSF trung bình là: 10,5 ngày
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bạch Quốc Khánh (2015). Nghiên cứu hiệu quả ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh Đa u tủy
xương và U lymphô ác tính không Hodgkin. Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Byoung Yong Shim, Myoung A Lee, et al. (2004) High dose Chemotherapy and Autologous Stem
Cell Transplantation for Poor Risk and Recurrent Non-Hodgkin’s Lymphoma: A Single-Center
Experience of 50 Patients. Korean J Intern Med. 19(2):114-120.
3. Christian Gisselbrecht (2014). Should We Replace Dexamethasone, Cytarabine, and Cisplatin for
Relapsed Lymphoma. American Society of Clinical Oncology, JCO Nov 1, 2014:3490-3496


4. Diego Villa (2012). Second-line salvage chemotherapy for transplant-eligible patients with
Hodgkin’s lymphoma resistant to platinum-containing first-line salvage chemotherapy. Eropean
hematology association,Haematologica May 2012 97: 751-757
5. Gojo (2004). High-dose cyclophosphamide with or without etoposide for mobilization of peripheral
blood progenitor cells in patients with multiple myeloma: efficacy and toxicity, Bone Marrow
Transplant. 69-76
6. Bruce D (2007). Revised Response Criteria for Malignant Lymphoma. American Society of Clinical
Oncology, JCO January
7. R.S. Stein, J.P. Greer, S. Goodman et al. (2000) Intensified preparative regimens and autologous
transplantation in refractory or relapsed intermediate grade non-Hodgkin's lymphoma. Bone
Marr
8. Trần Ngọc Quế, Hoàng Thị Huế, Nguyễn Anh Trí và cs (2013). Nghiên cứu kết quả thu thập khối
tế bào gốc máu ngoại vi dung điều trị một số bệnh máu. Y học Việt Nam số 405: 138 – 144



×