Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Thiết kế phương án trắc địa phục vụ thi công xây dựng công trình tòa nhà 25T1 trên lô đất N05 đường Hoàng Đạo Thúy quận Cầu Giấy Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 78 trang )

Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỤC LỤC..........................................................................................................i
LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................1
Chương I:GIỚI THIỆU CHUNG......................................................................3
I.1. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH..............................3
I.1.1. Địa điểm địa lý ........................................................................................5
I.1.2. Quy mô công trình...................................................................................6
I.1.3. Về kết cấu.................................................................................................8
I.1.4. Đặc điểm khí hậu của khu vực xây dựng công trình...............................9
I.2. CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT VÀ HẠN SAI CHO PHÉP DÙNG TRONG
THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG CÔNG TRÌNH...................................................10
I.2.1. Các chỉ tiêu kỹ thuật của mạng lưới cơ sở bố trí công trình..................10
I.2.2. Các tài liệu trắc địa và bản vẽ xây dựng................................................14
I.3. NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA TRONG THI CÔNG XÂY
DỰNG NHÀ CAO TẦNG..............................................................................14
I.3.1. Thành lập xung quanh công trình một lưới khống chế cơ sở.................15
I.3.2. Thành lập lưới khống chế trên mặt bằng móng.....................................15
I.3.3. Chuyển tọa độ từ lưới trắc địa cơ sở lên các tầng..................................16
I.3.4. Bố trí chi tiết công trình.........................................................................16
I.3.5. Chuyển độ cao thiết kế lên các tầng.......................................................17
I.3.6. Công tác bố trí chi tiết trên mặt bằng xây dựng ....................................17
I.3.7. Đo vẽ hoàn công hạng mục công trình..................................................17
I.3.8. Quan trắc biến dạng công trình..............................................................18
CHƯƠNG II:THIẾT KẾ LƯỚI KHỐNG CHẾ CƠ SỞ MẶT BẰNG PHỤC
VỤ THI CÔNG CÔNG TRÌNH TÒA NHÀ 25T1..........................................19
II.1. ĐẶC ĐIỂM THÀNH LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ CƠ SỞ TRONG XÂY
DỰNG NHÀ CAO TẦNG..............................................................................19


II.2. THIẾT KẾ LƯỚI KHỐNG CHẾ CƠ SỞ MẶT BẰNG PHỤC VỤ
CÔNG TRÌNH TÒA NHÀ 25T1....................................................................20
Sinh viên: Phạm Thành Nam

1

Lớp: LT Trắc địa – K59


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

II.2.1. Phương án thiết kế lưới khống chế cơ sở mặt bằng..............................21
II.2.2. Tính toán độ chính xác của lưới thiết kế..............................................21
II.2.3. Các thông số kỹ thuật thiết kế lưới thiết kế..........................................24
II.2.4. Ước tính độ chính xác của lưới thiết kế................................................26
II.4. PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ TRỤC CHI TIẾT CÔNG TRÌNH.................30
II.4.1. Lập bản vẽ bố trí trục chính chi tiết công trình....................................30
II.4.2. Độ chính xác của phương pháp............................................................30
II.4.3. Bố trí các trục chính và các trục chi tiết trên mặt bằng móng..............33
CHƯƠNG III:THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ THI CÔNG CÔNG TRÌNH
TÒA NHÀ 25T1..............................................................................................35
III.1. THÀNH LẬP LƯỚI TRẮC ĐỊA CHUYÊN DỤNG TRÊN MẶT BẰNG
MÓNG CÔNG TRÌNH...................................................................................35
III.1.1. Ước tính hạn sai của lưới khống chế trên mặt bằng móng công trình.36
III.1.2. Ước tính độ chính xác của lưới khống chế mặt bằng móng................38
III.1.3. Ước tính độ chính xác đo góc.............................................................40
III.1.4. Ước tính độ chính xác của phương pháp đo toàn cạnh.......................42
III.2. PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ LƯỚI CHUYÊN DỤNG VÀO BÊN TRONG

CÔNG TRÌNH................................................................................................43
III.2.1. Sơ đồ bố trí lưới chuyên dụng trên mặt bằng móng vào trong công
trình.................................................................................................................43
III.2.2. Bố trí lưới chuyên dụng ......................................................................44
III.3. THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN CHUYỂN TOẠ ĐỘ CỦA LƯỚI KHỐNG
CHẾ CƠ SỞ TRÊN MẶT BẰNG MÓNG LÊN CÁC TẦNG......................45
III.3.1. Lựa chọn phương án ..........................................................................45
III.3.2. Ước tính độ chính xác ........................................................................48
III.3.3. Phương án hoàn nguyên lưới chuyên dụng ........................................49
III.3.4. Phương pháp đánh dấu điểm trên các sàn ..........................................51
III.4. THIẾT KẾ PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ CÁC TRỤC CÔNG TRÌNH
TRÊN TỪNG SÀN.........................................................................................52
Sinh viên: Phạm Thành Nam

2

Lớp: LT Trắc địa – K59


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

III.4.1. Thành lập bản vẽ bố trí các trục ........................................................52
III.4.2. Phương pháp bố trí các trục.................................................................53
III.5. PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ CHI TIẾT CÁC CẤU KIỆN TRÊN MẶT SÀN
THI CÔNG......................................................................................................54
III.5.1. Xác định vị trí cột ...............................................................................54
III.5.2. Xác định vị trí dầm ngang ..................................................................56
III.6. PHƯƠNG PHÁP CHUYỀN ĐỘ CAO LÊN CÁC TẦNG...................60

III.6.1. Phương pháp .......................................................................................60
III.6.2. Ước tính độ chính xác ........................................................................61
III.6.3. Phương án bố trí chi tiết độ cao các hạng mục tại mỗi tầng...............62
KẾT LUẬN.....................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................65
PHỤ LỤC........................................................................................................66

Sinh viên: Phạm Thành Nam

3

Lớp: LT Trắc địa – K59


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển
mạnh, đặc biệt ở Hà Nội phát triển với tốc độ cao ở trên nhiều lĩnh vực: công
nghiệp, nông nghiệp, du lịch và dịch vụ... Chính vì thế mà Hà Nội được coi là
một địa điểm trọng tâm thu hút rất nhiều tầng lớp nhân dân trên mọi miền tổ
quốc cũng như bạn bè quốc tế về làm ăn sinh sống và hoạt động trên mọi lĩnh
vực khác nhau.
Cùng với sự phát triển không ngừng đó, nhu cầu về nhà ở cho nhân
dân, kinh doanh, thương mại dịch vụ và làm văn phòng đại diện cho các công
ty trong và ngoài nước, đồng thời tạo ra bộ mặt đô thị văn minh hiện đại cho
thành phố. Để đán ứng nhu cầu đó nhiều công ty đã và đang đầu tư hoàng loạt
các dự án lớn trên địa bàn. Một trong các dự án đó là “khu văn phòng và nhà

ở cao cấp N05” địa chỉ lô đất N05 đường Hoàng Đạo Thúy Quận Cầu Giấy Hà Nội. Đơn vị thi công là: Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt
Nam - Vinaconex. Để thi công xây dựng công trình theo đúng thiết kế đặt ra,
công tác trắc địa luôn đi tiên phong hàng đầu từ giai đoạn khảo sát thiết kế, thi
công công trình và quan trắc biến dạng. Nhằm hiểu sâu hơn về công tác trắc
địa trong thi công công trình nói chung và thi công công trình nhà cao tầng
nói riêng, em đã nhận đề tài: "Thiết kế phương án trắc địa phục vụ thi công
xây dựng công trình tòa nhà 25T1 trên lô đất N05 đường Hoàng Đạo Thúy
quận Cầu Giấy Hà Nội"
Đề tài được thực hiện trong 3 chương:
Chương I: Giới thiệu chung.
Chương II: Thiết kế lưới khống chế cơ sở mặt bằng và độ cao phục vụ
thi công công trình Tòa nhà 25T1.
Chương III: Thiết kế phương án bố trí thi công công trình Tòa nhà
25T1.
Với tinh thần làm việc nhiệt tình và được sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo trong khoa trắc địa, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình và nghiêm túc của
Sinh viên: Phạm Thành Nam

Lớp: LT Trắc địa – K59


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

thầy PGS.TS Trần Viết Tuấn mà đồ án này được hoàn thành đúng thời hạn.
Vì thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đồ án của em không tránh khỏi
được những thiếu sót và khiếm khuyết nên em mong nhận được sự đóng góp
và nhận xét của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đồ án được hoàn
thiện hơn, đem lại hiệu quả cao nhất trong sản xuất và có những kiến thức sau

này phục vụ các công trình tiếp theo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm 2016
Sinh viên thực hiện:
Phạm Thành Nam

Chương I
GIỚI THIỆU CHUNG
I.1. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Việt Nam đang trên đà phát triển, các tập đoàn nước ngoài đầu tư vào
nước ta theo nhiều hướng khác nhau, để có một Hà Nội là một trung tâm kinh
tế, văn hóa, chính trị của cả nước. Chính vì vậy để xây dựng một bề mặt đô
thị hiện đại thì Hà Nội đã, đang và sẽ xây dựng, phát triển các khu tổ hợp văn
phòng mới với những dãy nhà cao tầng hiện đại.
Xuất phát từ thực tế trên, dự án N05 đã được triển khai xây dựng để
đáp ứng cho các nhu cầu doanh nhân, nhân dân và người nước ngoài... Tiết
kiệm được quỹ đất cho nhà nước hình thành nếp sống văn minh đô thị. Với
tiêu chuẩn cao, cơ sở hạ tầng đầy đủ, điều kiện sinh hoạt tốt nhất, loại hình
dịch vụ đồng bộ hiện đại sẽ đem lại sự thoải mái, sang trọng và niềm vui cho
người sử dụng.
Dự án N05 được tọa lạc trên diện tích 29860 m 2 lô đất N05 đường
Hoàng Đạo Thúy quận Cầu Giấy - Hà Nội được xây dựng theo quy mô khu tổ
Sinh viên: Phạm Thành Nam

Lớp: LT Trắc địa – K59


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp


hợp thương mại và nhà ở cao cấp theo lối kiến trúc hiện đại châu âu. diện tích
sàn là 192800 m2 bao gồm 4 tòa tháp căn hộ cao cấp.
Tòa nhà 25T1 là một công trình nằm trong dự án N05, tòa nhà gồm 25
tầng và cao 109,2m với:
- 3 tầng hầm cao 10,5m.
- 6 tầng làm khu dịch vụ tổng hợp với chiều tổng chiều cao 21,9m.
- Các tầng còn lại là tầng ở với tổng chiều cao 76,8m.

Tòa nhà được thiết kế theo khối hình hộp như hình:

Sinh viên: Phạm Thành Nam

Lớp: LT Trắc địa – K59


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

bó n - í c

bó n - í c m? i

t? n g kü thu? t
than g m? y

t? n g ? p m? i

t? n g 25


t? n g 24

t? n g 23

t? n g 22

t? n g 21

t? n g 20

t? n g 19

t? n g 18

t? n g 17

t? n g 16

t? n g 15

t? n g 14

t? n g 13

t? n g 12

t? n g 11

t? n g 10


t? n g 9

t? n g 8

t? n g 7

t? n g küthu? t

t? n g 6

t? n g 5

t? n g 4

t? n g 3

t? n g 2

t? n g 1

H12

H10

m? t c ? t a - a

Hình 1.1: Hình chiếu đứng của tòa nhà.
Căn cứ vào bản vẽ thiết kế mặt bằng công trình thì công tình gồm 12
trục dọc trục E1 ÷ E12 và 12 trục ngang trục H1 ÷ H12, toàn bộ thành một

khối nhà hình chữ nhật với chiều dài 58m và 37m và có sơ đồ như hình vẽ:
Sinh viên: Phạm Thành Nam

Lớp: LT Trắc địa – K59


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Hình 1.2. Mặt bằng công trình.
I.1.1. Địa điểm địa lý .
Dự án N05 đã được quy hoạch gần đường vành đai 3 nối với đường
Khuất Duy Tiến, đường Trần Duy Hưng, đường trên cao bến xe Nước Ngầm,
đại học Quốc Gia giúp việc di chuyển ra sân bay Nội Bài một cách dễ dàng,
nằm trong khu vực có nhiều cơ quan lớn của cả nước như Trung Tâm Hội
Nghị Quốc Gia, siêu thị Big C, và các trường học các cấp như trường Hà Nội
Amstesdam…tạo điều kiện thuận lợi cho viêc đi lại cũng như sinh hoạt của
mọi người.

Sinh viên: Phạm Thành Nam

Lớp: LT Trắc địa – K59


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Hình 1.3. Toàn cảnh sơ đồ vị trí công trình

I.1.2. Quy mô công trình.
Dự án N05 là tổ hợp công trình được xây dựng trên diện tích 29860m 2,
diện tích sàn là 192800 m2, tổng vốn đầu tư là 1850 tỷ.
N05 là trung tâm thương mại lớn nhất khu vực tây bắc hà nội. Khu căn
hộ cao cấp được chia thành 04 tòa nhà chung cư và 3 tầng hầm thông nhau.
Dự án bao gồm 04 tòa nhà trong đó có 02 tòa cao 29 tầng và 02 tòa cao 25
tầng trong đó có tòa 25T1 cao 25 tầng, tổng số căn hộ là 644 căn hộ được chia
thanh 03 loại khác nhau với diện tích từ 150 đến 180 m 2, tòa nhà có 3 tầng
hầm với sức chứa 1000 xe.

Sinh viên: Phạm Thành Nam

Lớp: LT Trắc địa – K59


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Hình 1.3. Phối cảnh tòa nhà trong sau khi hoàn thành
- Các chỉ tiêu kỹ thuật của dự án:
+ Tổng diện tích của dựa án là 29860 m2.
+ Diện tích đất nằm trong chỉ giới là 94 m2.
+ Diện tích đất nằm ngoài chỉ giới là 23285 m2.
+ Diện tích đất xây dựng trung tâm thương mại khoảng 5501 m2.
+ Diện tích đất xây dựng nhà ỏ cao tầng khoảng 14203 m2.
- Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 140598 m2.
+ Diện tích sàn xây dựng trung tâm thương mại khoảng 21903
m2.
+ Diện tích sàn nhà xây dựng nhà ở cao tầng 107345 m2.

Sinh viên: Phạm Thành Nam

Lớp: LT Trắc địa – K59


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

+ Tầng cao dự kiến 25 – 32 tầng, có 3 tầng hầm thông nhau.
+ Tổng diện tích sàn kỹ thuật, mái 5000 m2.
+ Tổng diện tích sàn xây dựng (bao gồm cả tầng hầm và tầng kỹ
thuật) là 148.399 m2.
Giai đoạn 1 dự kiến đến tháng 05/2011 hoàn thành 730 căn hộ, giai
đoạn 2 dự kiến đến thánh 12/2011 hoàn thành các hạng mục còn lại.
I.1.3. Về kết cấu.
Các hạng mục công trình trên được xếp vào loại các công trình nhà
cao tầng.
Giải pháp kết cấu của công trình là khung bê tông cốt thép chịu lực với
hệ thống dầm sàn liền khối bằng bê tông cốt thép mác 300 từ cột tầng hầm 3
lên đến hết mái.
Kết cấu móng là móng cọc sâu thi công bằng phương pháp cọc khoan
nhồi có đường kính 1.200mm; 1000mm. Móng công trình được thiết kế là
móng từ mặt đài cọc lên đến mặt sàn tầng hầm 3 (cos – 11.4m) là bê tông mác
300. Toàn bộ kết cấu bê tông cốt thép chính của công trình như đài móng,
giằng móng, khung, cột, dầm, sàn, vách thang bộ, vách thang máy đều được
dùng bằng bê tông từ các nhà máy trộn bê tông chở đến công trình với mác từ
300  350.
Tường xây bằng bạch chỉ đặc M75, VXM 50. Mái được đổ bê tông và
lợp tôn Austnam có tác dụng chống thấm, cách nhiệt và tạo dáng kiến trúc.

Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cao và an toàn trong quá trình thi công,
chúng tôi dự kiến công tác thi công trên một số nguyên tắc sau:
- Khu vực thi công được ngăn cách riêng biệt bằng hàng rào chắn.
Đồng thời cũng đảm bảo vấn đề giao thông nội bộ của khu vực trong suốt quá
trình thi công và không ảnh hưởng hoạt động bình thường của dự án và các
công trình lân

Sinh viên: Phạm Thành Nam

Lớp: LT Trắc địa – K59


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

cận. Hàng rào đảm bảo cao ít nhất 1,8m, chắc chắn, kín và có bạt che bụi.
Trên cao có lưới chắn vật rơi để đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn lao
động trong suốt quá trình thi công.
- Bố trí mặt bằng khoa học, đảm bảo thi công thuận tiện an toàn vệ sinh
và giảm kinh phí đến mức thấp nhất.
- Dự trù vật liệu trên cơ sở tiến độ và tận dụng tối đa mặt bằng hiện có
đáp ứng thi công liên tục. Vật tư đưa về phải đúng chủng loại và chất lượng
như yêu cầu của bên thiết kế.
Trong quá trình thi công mọi công việc phải tuân thủ theo quy phạm,
được giám sát chặt chẽ về kỹ thuật, chất lượng cũng như tiến độ thi công. Tổ
chức nghiệm thu nội bộ trong đơn vị thi công trước khi mời bên A (tư vấn
giám sát và chủ đầu tư) nghiệm thu theo đúng quy phạm và quy định về xây
dựng cơ bản theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ban hành ngày 16/12/2004
của BXD về việc ban hành quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng

và TCVN số 4447-1987.
I.1.4. Đặc điểm khí hậu của khu vực xây dựng công trình.
Khu vực xây dựng công trình nằm trong khu vực thành phố Hà Nội nên
có đặc điểm khí hậu như sau:
+ Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình trong năm là 23,40C.
Nhiệt độ cao nhất trong năm là 370C (tháng 6).
Nhiệt độ thấp nhất trong năm là 5,80C (tháng 1).
+ Độ trung bình là 83,4%
+ Hướng gió: Hướng gió chủ yếu trong năm là hướng Đông Nam và
Đông Bắc (chiếm 54% lượng gió cả năm).
+ Số giờ nắng:
Số giờ nắng trung bình trong năm là 1640 giờ.
Số giờ nắng cao nhất trong một tháng là 195 giờ (vào tháng 6).
Số giờ nắng thấp nhất trong một tháng là 48 giờ (vào tháng 1).
+ Lượng mưa:
Sinh viên: Phạm Thành Nam

Lớp: LT Trắc địa – K59


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Lượng mưa trung bình trong năm là 1661 mm.
Số ngày mưa trung bình trong năm là 142 ngày.
+ Bão thường xuyên xuất hiện vào tháng 7, 8 trong năm và kèm theo
mưa to, gió lớn từ cấp 7  8 có khi lên đến cấp 12.


I.2. CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT VÀ HẠN SAI CHO PHÉP DÙNG
TRONG THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG CÔNG TRÌNH
Để có một công trình bền vững với thời gian và xây dựng theo đúng
thiết kế - kiến trúc đề ra thì trong quá trình thi công cần phải tuân thủ nghiêm
ngặt các quy phạm,các chỉ tiêu kỹ thuật và hạn sai cho phép.
Dưới đây là một số chỉ tiêu kỹ thuật và quy phạm trong thi công xây
dựng nhà cao tầng theo TCXDVN 309 : 2004 "Công tác trắc địa trong xây
dựng công trình - Yêu cầu chung" quy định các yêu cầu kỹ thuật về đo vẽ bản
đồ địa hình tỷ lệ lớn và trắc địa công trình, được bộ xây dựng ban hành theo
quy định số 04/2005/QĐ-BXD ngày 10 tháng 01 năm 2005.
I.2.1. Các chỉ tiêu kỹ thuật của mạng lưới cơ sở bố trí công trình.

Bảng 1.1. Sai số trung phương chuyển trục và độ cao lên các mặt bằng
xây lắp.

Các sai số

Chiều cao của mặt bằng thi công xây
dựng (m)
< 15
15  60 60 100 100 120

Sai số trung phương chuyển các
điểm, các trục theo phương

2

2,5

3


4

3

4

5

5

thẳng đứng (mm)
Sai số trung phương xác định độ
cao trên mặt bằng thi công xây
dựng so với mặt bằng gốc (mm)

Sinh viên: Phạm Thành Nam

Lớp: LT Trắc địa – K59


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Bảng 1.2. Sai số trung phương khi lập lưới khống chế thi công

Cấp
chính
xác


1

2

3

4

Đặc điểm của đối tượng xây
dựng

Xí nghiệp các cụm nhà và công
trình xây dựng trên phạm vi lớn
hơn 100 ha, từng ngôi nhà và
công trình riêng biệt trên diện tích
lớn hơn 100 ha.
Xí nghiệp, các cụm nhà và công
trình xây dựng trên phạm vi nhỏ
hơn 100 ha, từng ngôi nhà và
cong trình riêng biệt trên diện tích
từ 1ha  10ha
Nhà và công trình xây dựng trên
diện tích nhỏ hơn 1ha. Đường
trên mặt đất và các đường ống
ngầm trong phạm vi xây dựng
Đường trên mặt đất và các đường
ống ngầm ngoài phạm vi xây
dựng


Sai số trung phương khi lập lưới
cơ sở
Đo chênh
cao trên
Đo góc
mS/S
1km thủy
m
chuẩn
(mm)
3''

1/25000

4

5''

1/10000

6

10''

1/5000

10

30''


1/2000

15

Bảng 1.3. Các dung sai bố trí điểm và trục nhà về mặt bằng.
Khoảng kích thước định mức
< 25.000
2.500 - 4.000
4.000 - 8.000
8.000 - 16.000
16.000 - 25.000
25.000 - 40.000
40.000 - 60.000
60.000 - 100.000
100.000 - 160.000

1
0,6
1,0
1,6
2,4
4,0
6,0
10,0
16,0
24,0

Cấp chính xác
2
3

1,0
1,6
1,6
2,4
2,4
4,0
4,0
6,0
6,0
10,0
10,0
16,0
16,0
24,0
24,0
40,0
40,0
80,0

4
2,4
4,0
6,0
10,0
16,0
24,0
40,0
80,0
100,0


Bảng 1.4. Các dung sai chuyển điểm và trục nhà.

Khoảng kích thước định mức
(mm)
Sinh viên: Phạm Thành Nam

Cấp chính xác
Lớp: LT Trắc địa – K59


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

H

L

< 25.000
< 4.000
2.500 - 4.000
4.000 - 8.000
4.000 - 8.000
8.000 - 16.000
8.000 - 16.000 16.000 - 25.000
16.000 - 25.000 25.000 - 40.000
25.000 - 40.000 40.000 - 60.000
40.000 - 60.000 60.000 - 100.000
100.000 60.000 - 100.000
160.000

Đồ án tốt nghiệp


1
0,6
1,0
1,6
2,4
4,0
6,0
10,0

2
0,6
1,0
1,6
2,4
4,0
6,0
10,0
16,0

3
0,6
1,0
1,6
2,4
4,0
6,0
10,0
16,0


4
1,0
1,6
2,4
4,0
6,0
10,0
16,0
24,0

24,0

40,0

Bảng 1.6. Chỉ tiêu kỹ thuật của mạng lưới cơ sở bố trí công trình
(TCXDVN203:1997)
Cấp
chính
xác

Sai số trung phương
của lưới cơ sở bố trí
Đo cạnh
Đo góc m
mS/S

Đặc điểm của đối tượng xây dựng

Xí nghiệp hoặc cụm nhà, công trình công
1 - Cơ nghiệp trên khu vực có diện tích lớn hơn

3''
1 : 25.000
sở
100ha. Khu nhà hoặc công trình độc lập
trên
Xí nghiệp hoặc cụm nhà, công trình công
2 - Cơ nghiệp trên khu vực có diện tích lớn hơn
5''
1 : 10.000
sở
100ha. Khu nhà hoặc công trình độc lập
trên
3 - Cơ Nhà và công trình trên diện tích nhỏ hơn
10''
1 : 5.000
10ha
sở
Bảng 1.5. Sai số trung phương khi lập lưới bố trí công trình

Cấp
chính
xác

Đặc điểm của các tòa nhà, các
công trình và kết cấu xây dựng

Sinh viên: Phạm Thành Nam

Sai số trung phương khi lập
các lưới bố trí trục và sai số

của các công tác bố trí khác
Đo
cạnh

Đo góc
('')

Chênh cao
tại trạm
máy (mm)

Lớp: LT Trắc địa – K59


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Các kết cấu kim loại có phay các bề
mặt tiếp xúc; kết cấu bê tông cốt
thép được lắp ghép bằng phương

1
15.000

5

1

1

100m hoặc có khẩu độ từ 18m ÷ 10.000

10

2

20

2,5

1
3.000

30

3

1
2.000

30

5

1
1.000

45

10


Cấp 1 pháp tự định vị tại các điểm chịu
lực; các công trình cao từ 100m ÷
120m hoặc có khẩu độ từ 30m ÷
36m
Các tòa nhà cao hơn 15 tầng; các
Cấp 2

công trình có chiều cao từ 60m ÷

30m
Các tòa nhà cao từ 5 tầng đến 15
1
Cấp 3 tầng; các công trình có chiều cao từ
5.000
15m ÷ 60m hoặc có khẩu độ < 18m

Các tòa nhà cao dưới 5 tầng; các
Cấp 4 công trình có chiều cao < 15m hoặc
có khẩu độ < 6m
Các kết cấu gỗ, các lưới công trình,
Cấp 5 các đường xá, các đường dẫn ngầm
Các công trình bằng đất (trong đó kể
Cấp 6 cả công tác quy hoạch đứng)

I.2.2. Các tài liệu trắc địa và bản vẽ xây dựng.
Trên khu vực xây dựng có các mốc TL I-102; TL I-324 có tọa độ và độ
cao nhà nước. Qua khảo sát hiện trường, tất cả những điểm vẫn còn đầy đủ,

Sinh viên: Phạm Thành Nam


Lớp: LT Trắc địa – K59


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

nguyên vẹn, ổn định, đủ điều kiện làm tư liệu gốc để xây dựng lưới khống chế
cơ sở và phát triển xuống các bậc lưới cấp thấp.

Bảng 1.7. Các mốc tọa độ trắc địa và độ cao
Tên mốc
TL I-102
TL I-324

X(m)
2323050.387
2322882.104

Y(m)
504176.480
504298.168

Z(m)
6.832
6.762

Các bản vẽ nằm trong phụ lục 2:
Bản vẽ mặt bằng tổng thể công trình.

Các bản vẽ mặt cắt đứng .
Bản vẽ mặt bằng định vị công trình,
Bản vẽ mặt bằng tầng một.
Mốc độ cao của công trình: Được dẫn chuyền từ mốc độ cao nhà nước,
mốc nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội. Độ cao tương đối giả định cốt
0,000 của công trình tương ứng với độ cao tuyệt đối là: H = +7.450 (m).

I.3. NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA TRONG THI CÔNG
XÂY DỰNG NHÀ CAO TẦNG
Trong thi công xây dựng công trình nhà cao tầng bao gồm các nội dung
chính sau:
+ Thành lập xung quanh công trình xây dựng một lưới khống chế có
đo nối với lưới trắc địa thành phố.
+ Chuyển ra thực địa các trục chính của công trình từ các điểm khống
chế.
+ Bố trí chi tiết khi xây dựng phần dưới mặt đất của ngôi nhà.
+ Thành lập lưới cơ sở trên mặt bằng móng.
+ Chuyển tọa độ và độ cao từ lưới cơ sở lên các tầng. Thành lập trên
các tầng lưới khống chế khung.

Sinh viên: Phạm Thành Nam

Lớp: LT Trắc địa – K59


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

+ Tại mỗi tầng dựa vào lưới khống chế khung phát triển lưới bố trí

phục vụ bố trí chi tiết.
+ Đo vẽ hoàn công các kết cấu xây dựng đã được lắp đặt.
+ Quan trắc biến dạng công trình.
I.3.1. Thành lập xung quanh công trình một lưới khống chế cơ sở.
- Lưới khống chế này được thành lập làm cơ sở để chuyển ra thực địa
các trục công trình phục vụ cho công tác đào hố móng, đổ bê tông móng.
- Lưới khống chế thường được thành lập là lưới đường chuyền cấp 2, có
tạo độ được tính trong hệ tọa độ đã thiết kế công trình.
Để chuyển các trục chính công trình ra thực địa ta dùng phương pháp tọa
độ cực, công tác này giúp cho công tác chuyển các trục được nhanh chóng và
tiện lợi. Các số liệu có thể được tính toán trước. Các trục chính khi chuyển ra
thực địa được đánh dấu bằng mốc bêtông ở ngoài vùng đào đắp.
- Dùng máy thủy chuẩn để chuyền độ cao đến chân công trình phục vụ
đào hố móng và đổ bê tông nền móng.
I.3.2. Thành lập lưới khống chế trên mặt bằng móng.
Mạng lưới này có tác dụng để bố trí phần trên mặt đất của công trình, kể
từ mặt bằng móng (mặt bằng gốc) trở lên. Do yêu cầu về độ chính xác bố trí
các công trình nhà cao tầng, lưới khống chế cơ sở trên mặt bằng móng có độ
chính xác cao hơn so với mạng lưới thành lập trong giai đoạn thi công móng.
Sai số trung phương tương hỗ giữa 2 điểm kề nhau khi bố trí các điểm
chi tiết phải đảm bảo điều kiện:
ms
1
1


S 10.000 25.000

Các tiêu chuẩn và quy phạm xây dựng quy định: Sai số trung phương
tương đối khi bố trí lắp ráp các kết cấu bêtông phải đạt 1/15.000 khoảng cách

giữa các cấu kiện đó. Với các công trình có số tầng lớn hơn 16 và độ cao lớn
hơn 60m thì yêu cầu này là 1/10.000.

Sinh viên: Phạm Thành Nam

Lớp: LT Trắc địa – K59


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Nếu sử dụng các điểm tọa độ của lưới đường chuyền để bố trí công
trình thì không thể đạt được yêu cầu độ chính xác cao của công tác bố trí như
trên. Do đó ta cần tiến hành thành lập mạng lưới trắc địa chuyên dụng nằm
ngay trên bề mặt móng của công trình. Lưới này dùng để bố trí chi tiết công
trình và chuyển tọa độ lên các tầng.
Để không phá hủy kết cấu kiến trúc của công trình, việc thiết kế lưới
chuyên dụng phải dựa vào bản thiết kế xây dựng về mặt phẳng và độ cao để
từ đó lựa chọn dạng lưới cơ sở cho phù hợp.
I.3.3. Chuyển tọa độ từ lưới trắc địa cơ sở lên các tầng.
Để đảm bảo độ chính xác của công trình khi thi công giữa các tầng, từ
tầng thứ 2 trở đi người ta phải chuyền các trục công trình hoặc các điểm của
lưới trắc địa cơ sở trên mặt bằng móng lên các tầng. Công tác chuyển tọa độ
các điểm của lưới cơ sở lên các tầng được thực hiện bằng máy chiếu đứng
PZL để chiếu điểm lên các tầng. Thiết bị này cho phép chuyển tọa độ từ mặt
bằng móng lên độ cao tầng h = 100m với độ chính xác chiếu điểm mP =
0,3mm. Thiết bị này đang được áp dụng rất nhiều trong xây dựng nhà cao
tầng. Các phương pháp thường được sử dụng là:
- Phương pháp dây dọi ngược.

- Phương pháp mặt phẳng chuẩn trực máy kinh vĩ.
- Phương pháp đường thẳng đứng quang học bằng máy chiếu đứng.
Ngoài ra còn sử dụng công nghệ GPS kết hợp với các trị đo mặt đất.
I.3.4. Bố trí chi tiết công trình.
Để bố trí chi tiết trên các tầng thì nhiệm vụ của công tác trắc địa phải
bảo đảm tính thẳng đứng, đồng trục của kết cấu xây dựng.
Đối với công trình xây dựng dạng đổ bê tông khung, trụ cần phải chỉ
đạo lắp đặt ván khuôn vào đúng vị trí thiết kế.

Sinh viên: Phạm Thành Nam

Lớp: LT Trắc địa – K59


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Độ cao được bố trí bằng máy thủy chuẩn với độ chính xác 3mm.
Dùng máy kinh vĩ quả dọi, dụng cụ chiếu đứng để kiểm tra độ thẳng đứng của
các trụ cột.
I.3.5. Chuyển độ cao thiết kế lên các tầng.
Trong thi công xây dựng nhà cao tầng, nhằm đảm bảo tính thống nhất
về độ cao trong suốt quá trình thi công công trình, người ta chuyền độ cao
thiết kế lên mặt bằng móng và lấy độ cao đó làm độ cao khởi tính để bố trí
công trình và thường được gọi là cốt 0,00 (Độ cao tương đối giả định cốt
0,00 của công trình tương ứng với độ cao tuyệt đối nhà nước là: H =
+7.450m). Độ cao được chuyển lên các tầng bằng phương pháp thủy chuẩn
hình học, khi đó sử dụng 2 máy thủy chuẩn và thước thép để tiến hành công
tác chuyển độ cao lên các tầng.

I.3.6. Công tác bố trí chi tiết trên mặt bằng xây dựng .
Nhiệm vụ của công tác trắc địa là phải đảm bảo tính thẳng đứng và đồng
bộ của các kết cấu xây dựng, cầu thang máy, điều chỉnh việc lắp đặt và đổ bê
tông sàn theo độ cao thiết kế.
Đối với công trình xây dựng theo kiểu nhà khung cần phải điều chỉnh để
các tấm ván khuôn sàn và các cột được đặt vào đúng vị trí thiết kế. Bố trí về
độ cao dùng máy thủy chuẩn với độ chính xác  0.5/1.0(mm).
Kiểm tra các cột theo phương thẳng đứng bằng máy kinh vĩ, máy chiếu
đứng hoặc máy thủy chuẩn bên với độ chính xác 1 - 2(mm).
I.3.7. Đo vẽ hoàn công hạng mục công trình.
Sau khi xây dựng hoặc lắp đặt xong các kết cấu xây dựng trên từng tầng
ta cần phải tiến hành đo vẽ hoàn công vị trí của chúng về tọa độ và độ cao.
Giá trị độ lệch nhận được so với thiết kế được đưa vào kết quả tính bố trí trục
và độ cao của các tầng tiếp theo, để đảm bảo cho công trình xây dựng đúng
theo trục và độ cao thiết kế.

Sinh viên: Phạm Thành Nam

Lớp: LT Trắc địa – K59


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Công tác trắc địa khi hoàn thiện công trình (trát vữa hay lát nền trên các tấm
panen hay tường xây) được gọi là công tác trắc địa ở ngoài kết cấu xây dựng.
I.3.8. Quan trắc biến dạng công trình.
+ Quan trắc lún:
Quá trình quan trắc lún phải tuân theo một chu kỳ và được tính toán

sao cho kết quả quan trắc phản ánh được thực chất quá trình lún của công
trình. Chu kỳ quan trắc đầu tiên được tiến hành ngay sau khi thi công xong
phần móng của công trình. Thường chu kỳ quan trắc được tiến hành vào thời
kỳ công trình xây dựng đạt 25%, 50%, 75%, 100% tải trọng của bản thân nó.
+ Quan trắc độ nghiêng và vặn xoáy của công trình:
Để xác định độ biến dạng của các tầng riêng biệt và độ biến dạng
không đồng đều của công trình do ảnh hưởng điều kiện bên ngoài ta có thể
quan trắc theo chu kỳ hàng loạt điểm được gắn ở các tầng khác nhau. Khi đó
thể sử dụng phương pháp chụp ảnh hay giao hội trắc địa.

Sinh viên: Phạm Thành Nam

Lớp: LT Trắc địa – K59


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG II
THIẾT KẾ LƯỚI KHỐNG CHẾ CƠ SỞ MẶT BẰNG PHỤC VỤ
THI CÔNG CÔNG TRÌNH TÒA NHÀ 25T1
II.1. ĐẶC ĐIỂM THÀNH LẬP LƯỚI KHỐNG CHẾ CƠ SỞ TRONG XÂY
DỰNG NHÀ CAO TẦNG.
Lưới khống chế cơ sở mặt bằng và độ cao được thành lập trên khu vực
xây dựng phải có đủ độ chính xác theo yêu cầu đặt ra.
- Có mật độ điểm vừa đủ, phân bố đều và có khả năng khống chế cho
cả công trình.
- Các mốc khống chế có kết cấu vững chắc, độ ổn định cao, được bảo
quản lâu dài, hạn chế tối đa khả năng mất mát, hư hỏng trong quá trình sử

dụng. Vị trí khống chế càng gần các kết cấu cần lắp đặt càng tốt.
Lưới khống chế cơ sở được thành lập có một số lượng điểm nhất định,
nằm trong một hệ tọa độ cao thống nhất với hệ tọa độ và độ cao thiết kế của
công trình, với độ chính xác cần thiết cho phép lắp đặt đồng thời các yếu tố
công nghệ ở mọi vị trí trên khu vực thi công. Lưới này được sử dụng với hai
mục đích chính là:
+ Bố trí công trình vào vị trí thiết kế, định vị công trình trong hệ tọa độ đã
dùng để thiết kế công trình, nghĩa là định vị nó so với các công trình bên cạnh.
Chuyển ra thực địa các trục công trình từ các điểm khống chế.
Bố trí chi tiết hố móng và đổ bê tông hố móng.
Xác định vị trí các hạng mục công trình ngầm liên quan (hệ thống
đường đi, hệ thống cấp thoát nước, cáp quang)
+ Đo vẽ hoàn công công trình.
Tùy từng bản vẽ thiết kế công trình ta có các trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: Nếu bản thiết kế công trình nhà cao tầng được thiết kế
trong tọa độ thành phố hoặc tọa độ quốc gia thì trong trường hợp này hệ thống

Sinh viên: Phạm Thành Nam

Lớp: LT Trắc địa – K59


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

lưới phải được đo nối với các điểm khống chế tọa độ của thành phố hoặc các
điểm khống chế tọa độ quốc gia.
+ Trường hợp 2: Nếu bản thiết kế công trình được thiết kế trong hệ tọa
độ giả định thì trong trường hợp này ta cần phải thành lập một lưới khống chế

mặt bằng, sử dụng hệ tọa độ giả định.
Việc thành lập lưới khống chế trắc địa cũng như công tác đo đạc trong
quá trình xây dựng công trình chịu nhiều ảnh hưởng do quá trình thi công
công trình tạo ra. Điều kiện thi công chật hẹp sẽ tạo ra những khó khăn cho
quá trình thành lập lưới, đo đạc bố trí công trình. Do ảnh hưởng của điều kiện
xây dựng nên cạnh lưới khống chế thường ngắn, rất khó đạt một đồ hình lý
tưởng. Ngoài ra, do ảnh hưởng của môi trường và sự hoạt động của các
phương tiện thi công và con người cũng làm ảnh hưởng đến độ chính xác
thành lập lưới khống chế.

II.2. THIẾT KẾ LƯỚI KHỐNG CHẾ CƠ SỞ MẶT BẰNG PHỤC VỤ
CÔNG TRÌNH TÒA NHÀ 25T1.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung và kỹ
thuật đo đạc nói riêng, với khả năng xử lý kết quả đo đạc trên máy tính đã tạo
cho công tác thiết kế phương án trắc địa có được nhiều sự lựa chọn trong việc
tìm ra giải pháp tối ưu đối với các loại lưới khống chế sử dụng trong trắc địa
nói chung và trong trắc địa công trình nói riêng.
Trong thi công công trình xây dựng nhà cao tầng người ta thường sử
dụng lưới ô vuông, lưới tam giác đo góc - cạnh, lưới đo góc để thành lập lưới
khống chế cơ sở mặt bằng. Việc lựa chọn cho mỗi lưới trên hoàn toàn phụ
thuộc vào yêu cầu với độ chính xác, điều kiện địa hình, địa vật và hình dạng
mặt bằng của khu nhà.
Căn cứ vào bản thiết kế công trình ta nhận thấy rằng: Mặt bằng móng
của công trình mang hình dạng điển hình là chữ nhật, để có cơ sở trắc địa tốt
nhất cho việc bố trí công trình, các điểm khống chế mặt bằng cần phải bao
quanh toàn bộ khu vực xây dựng. Vì vậy trong trường hợp này lưới khống chế
Sinh viên: Phạm Thành Nam

Lớp: LT Trắc địa – K59



Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

mặt bằng cơ sở được khống chế dưới dạng lưới tứ giác với các cạnh song
song với các trục chính của công trình dưới dạng độc lập, gốc tọa độ giả định
nằm về phía Tây Nam của công trình để tất cả các điểm tọa độ luôn luôn
dương. Việc sử dụng lưới tứ giác làm lưới khống chế cơ sở mặt bằng sẽ tận
dụng được ưu điểm về khả năng linh hoạt đồ hình của dạng lưới này, đồng
thời phân bố các điểm khống chế chắc địa một cách đồng đều trên khu vực
xây dựng, tạo điều kiện cho việc bố trí các trục chính và phần móng công
trình được thuận tiện, nhanh chóng.
II.2.1. Phương án thiết kế lưới khống chế cơ sở mặt bằng.
Căn cứ vào bản thiết kế kỹ thuật và bản đồ định vị công trình ta đưa ra
sơ đồ sau:X

B

C

A

D

Y

Hình 2.1. Sơ đồ lưới khống chế mặt bằng cơ sở.
Lưới khống chế cơ sở là một mạng lưới độc lập bao gồm các điểm A,
B, C và D với đồ hình là một lưới tứ giác trắc địa. Trong quá trình thiết kế

lưới ta nên đưa một số cạnh của lưới về song song với các trục dọc và trục
ngang để việc bố trí sau này thực hiện một cách đơn giản.
Lưới được thiết kế dưới dạng lưới đo góc - cạnh.
II.2.2. Tính toán độ chính xác của lưới thiết kế.

Sinh viên: Phạm Thành Nam

Lớp: LT Trắc địa – K59


Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Đồ án tốt nghiệp

Lưới khống chế mặt bằng được thiết kế với mục đích để đảm bảo thi
công công tác móng và bố trí các trục chính công trình ra ngoài thực địa, đây
là giai đoạn bố trí cơ bản, do vậy chúng ta cần tính toán độ chính xác mạng
lưới đáp ứng yêu cầu này. Để đảm bảo độ chính xác công tác chuyển các điểm
và trục chính công trình ra thực địa, theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 2031997 quy định như sau: "Sai số bố trí điểm trục chính công trình của tòa nhà
cao tầng không được vượt quá giá trị 16mm" nếu gọi m0 là sai số trung
phương chuyển một điểm trục công trình ra thực địa ta có:

B

C
N

P

M


Q
D

A
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí điểm chính.

Từ hình 2.2 giả thiết xét điểm P là một điểm chính của công trình thì độ
chính xác bố trí điểm P phụ thuộc vào các nguồn sai số sau;
- Sai số bố trí: mbt
- Sai số số liệu gốc: mg
Sai số trung phương tổng hợp xác định vị trí điểm trục P là:
(2.1)
Để ảnh hưởng của sai số liệu gốc là nhỏ nhất và có thể bỏ qua ta đặt
điều kiện:
mg = 10%mdo hay
Sinh viên: Phạm Thành Nam

Lớp: LT Trắc địa – K59


×