Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất lúa “năm giảm một phải” (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.73 KB, 26 trang )

I.

MỞ ĐẦU
Hậu Giang là một trong 13 tỉnh ĐBSCL có diện tích sản xuất lúa thâm
canh 2-3 vụ/năm và năng suất lúa đạt được khá cao. Cùng với chương trình Ba
giảm ba tăng, lợi nhuận từ trồng lúa của nông dân tỉnh Hậu Giang đã gia tăng.
Tuy nhiên, phạm vi áp dụng năm 2004 mới chỉ đạt 17,5 %, áp dụng các tiến bộ
kỹ thuật khác vẫn còn thấp như diện tích sử dụng giống chất lượng cao trong
gieo trồng theo hệ thống giống 4 cấp của tỉnh Hậu giang đứng thứ 6 trong 13
tỉnh, chiếm 12,95% trong khi trung bình vùng là 18,01%, giảm thất thoát sau
thu hoạch trong khâu phơi sấy, canh tác lúa tiết kiệm nước chưa được chú ý
đến nhiều. Vì vậy, Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất lúa “Năm
giảm một phải” cùng với việc nhân nhanh các giống lúa tốt, chất lượng cao có
sự kết hợp đồng bộ với các biện pháp canh tác hiệu quả sẽ giúp hoàn thiện qui
trình sản xuất lúa, gia tăng tính hiệu quả và bền vững cho sản xuất lúa thâm
canh của nông dân trồng lúa ĐBSCL nói chung và Hậu Giang nói riêng.
1.1 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung là nhằm giải quyết các vấn đề của thâm canh sản xuất lúa để đạt
năng suất và lợi nhuận cao, đảm bảo tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa hàng
hóa từ 10-15% trở lên. Để đạt được mục tiêu chung trên, các mục tiêu cụ thể của
đề tài gồm có:
- Tạo cho nông dân Hậu Giang có tập quán sử dụng giống xác nhận để làm
giống nhằm đạt được sản phẩm tốt, chất lượng cao, có thể tự sản xuất giống và
cung ứng giống cho nông dân trong huyện, trong tỉnh.
- Xây dựng qui trình sản xuất lúa chất lượng cao, áp dụng kỹ thuật tiên tiến để
hạ giá thành sản phẩm, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, an toàn và an sinh
xã hội, gia tăng tính bền vững của thâm canh sản xuất lúa.
- Giúp nông dân Hậu Giang tiếp thu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là kỹ
thuật mới quản lý nước ướt khô xen kẽ và kỹ thuật thu hoạch, phơi sấy nhằm
giảm thất thoát sau thu hoạch để sản xuất lúa có hiệu quả cao hơn
1.2 Nội dung nghiên cứu của đề tài:


(1) Điều tra đánh giá hiện trạng hiểu biết và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật sản
xuất lúa của địa phương.
(2) Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa «Năm giảm một phải»
đảm bảo đạt năng suất, chất lượng cao và tiết kiệm chi phí vật tư nông nghiệp.
- Nghiên cứu sử dụng giống lúa chất lượng, áp dụng kỹ thuật gieo sạ, sạ
hàng thích hợp cho vùng đất Hậu Giang.
- Nghiên cứu xây dựng qui trình kỹ thuật bón phân theo nhu cầu cây, bón
phân đạm theo bảng so màu lá lúa để giảm thiểu áp lực sâu bệnh, giảm số lượng
thuốc trừ dịch hại, tiết kiệm chi phí vật tư nông nghiệp.
- Nghiên cứu xây dựng qui trình kỹ thuật bón phân hữu cơ và thuốc sinh
học nhằm tăng chất lượng lúa gạo, giảm thiểu ô nhiểm môi trường, sản phẩm đạt
chất lượng xay chà cao hơn.
1


- Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật tưới nước ướt khô xen kẽ nhằm tiết kiệm
nước và giải quyết vấn đề khủng hoảng nước trong điều kiện khô hạn ở các giai
đoạn sinh trưởng của cây lúa.
- Nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật thu hoạch, phơi sấy, bảo quản nhằm
giảm thất thoát sau thu hoạch, tăng tỷ lệ gạo nguyên.
(3) Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo đầu bờ với sự tham gia của nông dân,
cán bộ kỹ thuật và cán bộ khuyến nông của địa phương.
(4) Xây dựng các mô hình sản xuất lúa «Năm giảm một phải» qui mô 20 ha tại
địa phương
1.3 Giới hạn của đề tài: Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của năm biện pháp kỹ
thuật trong canh tác lúa là giảm mật độ gieo sạ lúa bằng cách sạ hàng, giảm
lượng phân bón hóa học áp dụng, bổ sung thêm phân hữu cơ cho canh tác lúa
thâm canh, giảm lượng thuốc BVTV hóa học áp dụng bằng IPM và sử dụng
thuốc BVTV sinh học, giảm lượng nước tưới bằng kỹ thuật tưới ngập khô xen
kẽ và giảm thất thoát sau thu hoạch, chú trọng đến vấn đề phơi sấy lúa đảm bảo

năng suất và chất lượng cao cho lúa gạo hàng hóa. Xây dựng mô hình và quy
trình sản xuất lúa «Năm giảm một phải» giúp nhân nhanh các giống lúa xác nhận,
là nguồn sản xuất và cung cấp giống tốt tại chỗ cho địa phương, đẩy mạnh ứng
dụng TBKT vào sản xuất ngày một hiệu quả hơn.
II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

2.1 Tiến bộ kỹ thuật về giống lúa: Các giống lúa cao sản hiện nay trong điều
kiện thâm canh tốt ở ĐBSCL đều đã đạt năng suất gần đến ngưỡng tối đa «đội
trần». Để nâng cao tiềm năng năng suất lúa cho vùng thâm canh đòi hỏi sản xuất
phải đa dạng hóa nguồn gen, thay thế những giống lúa cũ có phẩm chất gạo
thấp, thay thế những giống lúa dài ngày bằng những giống lúa ngắn ngày được
khuyến cáo hàng vụ, hàng năm gần đây như OMCS2000, OM2718, OM2717,
OM2395, VND95-20, MTL250,... Năm 2008, Viện Lúa ĐBSCL đã được Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận 8 giống lúa trong đó OM5930
(chính thức), và các giống OM4900, OM5199, OM6073, OM4059, OM6561-62,
OM4668, OM5636 công nhận tạm thời. Bên cạnh 8 giống này, từ vụ ĐX20072008, Viện còn đưa ra 17 giống mới, 6 giống triển vọng mới và triển khai nhân
nhanh các giống lúa chất lượng cao đến nông dân thông qua các hệ thống giống
3 cấp: siêu nguyên chủng, nguyên chủng và giống xác nhận. Viện Lúa cũng
cung cấp các giống lúa thơm đặc sản như ĐS20, Jasmine 85, OM3536…(Báo
Cần Thơ, 2008).
2.2 Tiến bộ kỹ thuật về phương pháp sạ và mật độ sạ: Trong những năm gần
đây Viện Lúa ĐBSCL đã thực hiện nhiều thí nghiệm về điều chỉnh mật độ sạ và
phương pháp sạ, các kết quả nghiên cứu cho thấy nếu ruộng lúa bằng phẳng,
quản lý nước tốt khi gieo hàng ở mật độ 75-125 kg lúa giống/ha cho năng suất
tương đương hoặc cao hơn so với sạ lan ở mật độ 200-250 kg lúa giống/ha
(Hiraoka et al., 2000; Tan et al., 2000; Khuong et al., 2001; Khuong et al.,
2


2002; Huan et al., 2000; Huan et al., 2001). Từ các kết quả nghiên cứu của ba

vụ HT2000, ĐX2000-2001 và HT2001 nhóm các tác giả (Khuong et al., 2000;
Khuong et al., 2001) khẳng định rằng sạ hàng ở mật độ 125 kg/ha là mật độ sạ
được nông dân ĐBSCL chấp nhận và ứng dụng. Trong điều kiện ruộng thật
bằng phẳng, kiểm soát cỏ dại thích hợp thì mật độ sạ hàng 75 kg/ha có thể được
khuyến cáo áp dụng. Ở điều kiện làm đất kém, mật độ sạ thưa 75 kg/ha không
thể khuyến cáo bởi vì mật độ cỏ rất cao, trọng lượng chất khô của cây bị giảm
sút và năng suất lúa thấp do sự cạnh tranh của cỏ dại mạnh trong điều kiện
không kiểm soát tốt cỏ dại và do làm đất kém.
2.3 Tiến bộ kỹ thuật về quản lý sâu bệnh tổng hợp và phòng trừ sinh học
Toàn bộ các giống lúa ngắn ngày, thấp cây dù là giống kháng hay không
kháng đều có khả năng phục hồi cao. Vì vậy cây lúa dù bị sâu bệnh tấn công ở
giai đoạn lúa đẻ nhánh (từ 0-40 ngày sau khi sạ (NSS)) sẽ có khả năng phục hồi
sinh trưởng, sản xuất chất khô đền bù những lá, chồi bị mất nên việc không sử
dụng thuốc BVTV ở giai đoạn này không ảnh hưởng đến năng suất lúa về sau.
Ngày nay, các nhà chọn tạo giống đã chọn tạo giống mới theo hướng kháng lại
các loại côn trùng gây hại. Đặc điểm của các giống kháng này là chúng vẫn có
thể bị côn trùng cắn phá nhưng không có điều kiện gia tăng mật số một cách ồ
ạt. Ngoài việc sử dụng giống kháng giúp hạn chế ảnh hưởng của sâu bệnh, việc
bảo vệ thiên địch trên ruộng lúa rất quan trọng, việc hiểu biết mối liên hệ giữa
sự phát sinh sâu bệnh và các biện pháp canh tác sẽ góp phần cải thiện điều kiện
sinh trưởng phát triển của cây lúa khoẻ kháng sâu bệnh tốt hơn. IPM có ý nghĩa
về mặt sử dụng tổng hợp tất cả các biện pháp phòng trừ dịch hại hữu hiệu, nên
chỉ sử dụng thuốc BVTV khi mật số sâu hại đến ngưỡng gây hại (Lương Minh
Châu và ctv., 2002). Kết quả các mô hình quản lý tổng hợp dinh dưỡng và dịch
hại cây lúa, tiền thân của “Ba giảm ba tăng” ở các tỉnh cũng cho thấy rõ hiệu quả
của việc áp dụng IPM và không phun thuốc trừ sâu trước 40 NSS (Nguyễn Hữu
Huân, 2004).
Phòng trừ sinh học là một biện pháp quan trọng, chủ chốt trong hệ thống
phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) đối với sâu hại lúa và đây là biện pháp mang
lại sự an toàn cho con người, gia súc, các sinh vật khác và môi trường. Hơn nữa

biện pháp này có tác dụng thường xuyên, lâu dài và chuyên tính cao. Một trong
những biện pháp phòng trừ sinh học có tiềm năng là việc sử dụng các loài nấm
ký sinh côn trùng, đặc biệt tiểu khí hậu trong hệ sinh thái ruộng lúa rất thuận lợi
cho sự lây nhiễm của bệnh nấm, vì vậy nấm gây bệnh cho côn trùng là một trong
những nhân tố hữu dụng trong IPM và là yếu tố gây chết đối với sâu hại lúa, đặc
biệt là những vùng nhiệt đới ẩm.
Ở ĐBSCL, các công trình nghiên cứu và ứng dụng nấm trắng B. bassiana
và nấm xanh M. anisopliae có hiệu lực diệt các loại rầy hại lúa khá tốt (6085%). Hiệu lực đối với bọ xít hại lúa cũng đạt từ 60-70%. Hiệu lực của chúng
đối với sâu cuốn lá nhỏ thì thấp hơn, khoảng 40-45%. Đặc biệt là hiệu lực của
các chế phẩm vi nấm này khá bền lâu kéo dài tới 21 ngày sau khi phun, trong
3


một vụ lúa chỉ cần xử lý nấm một lần là đủ vì sau khi sâu hại chết do nấm thì các
bào tử nấm lại lan ra và gây bệnh cho những con sâu còn sống và cứ như thế sự
chết của sâu hại kéo dài tới cuối vụ, nếu như gặp điều kiện sinh thái thích hợp
cho nấm sinh trưởng và phát triển. Khi quần thể rầy nâu cao, những nghiệm thức
xử lý nấm trắng hoặc nấm xanh có thể cho năng suất cao hơn một cách có ý
nghĩa so với những nghiệm thức xử lý thuốc, nếu chỉ phun có 1 lần trong suốt vụ
lúa (Nguyễn Thị Lộc và ctv., 2002). Hai loại chế phẩm nấm trắng B.b (OM1-R)
và nấm xanh M.a (OM2-B) này hiện nay đã được Bộ môn Phòng trừ sinh học,
Viện Lúa ĐBSCL sử dụng các vật liệu rẻ tiền và sẳn có ở địa phương sản xuất
thành hai chế phẩm thương mại là Ometar và Biovip phục vụ cho công tác
BVTV ở ĐBSCL và trong các năm gần đây Ometar là loại thuốc BVTV sinh
học hữu hiệu trong phòng trừ rầy nâu khi ứng dụng vào các mô hình sản xuất lúa
an toàn ở ĐBSCL (Phạm Sỹ Tân và ctv., 2007).
2.4 Tiến bộ kỹ thuật về quản lý dinh dưỡng cho cây lúa: Kỹ thuật bón phân
mới là bón phân theo nhu cầu cây ở các giai đoạn sinh trưởng, giúp hạn chế
được việc sử dụng quá nhiều phân hóa học, giảm các loại thuốc trừ dịch bệnh,
sâu hại và cả các chất điều hoà sinh trưởng cho cây trồng. Trong đó phân đạm

giữ vai trò chủ yếu. Để nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm trong điều kiện
thâm canh và thay đổi tập quán bón nhiều phân đạm đặc biệt là trong vụ xuân hè
và vụ hè thu của nông dân ĐBSCL, các nghiên cứu về bón đạm theo máy đo
diệp lục tố và bảng so màu lá lúa thực hiện từ năm 1995 đến 1998 cho thấy tiết
kiệm được 20-40 kg N/ha tùy theo mùa vụ (Huan et al., 1999a). Các kết quả
thực nghiệm trên đồng ruộng của nông dân cũng đã đem lại lợi nhuận cho nông
dân trồng lúa một cách có ý nghĩa so với kỹ thuật bón phân của nông dân: năng
suất tăng khoảng 10% và tiết kiệm được khoảng 20-25 kg N/ha (Tan et al.,
2000).
Việc nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật canh tác mới về bón phân hợp
lý, bón phân theo vùng chuyên biệt (Site Specific Nutrient ManagementSSNM), điều kiện quần thể ruộng lúa thích hợp hơn, phát triển tán lá khoẻ
mạnh, ít sâu bệnh, thích hợp để duy trì chế độ dinh dưỡng tốt hơn cho cây lúa,
giúp canh tác lúa ngày một đạt hiệu quả hơn và gia tăng tính bền vững trong sản
xuất lúa thâm canh ở ĐBSCL (Tan et al., 2004). Các nghiên cứu kỹ thuật bón
phân SSNM ở 3 tỉnh Cần Thơ, Tiền Giang và An Giang cho thấy năng suất lúa ở
phương pháp SSNM đạt xấp xỉ hoặc cao hơn so với năng suất lúa ở kỹ thuật bón
phân của nông dân (trung bình cao hơn 0,17 tấn/ha). Phương pháp SSNM đã
nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón N, P, K. SSNM đã giúp giảm được lượng
phân đạm bón trung bình 11 kg N/ha; 5,2 kg P 2O5/ha, và 16 kg K2O/ha. Về hiệu
quả kinh tế, SSNM giúp giảm chi phí phân bón từ 3,6 - 16,6%. Phương pháp
SSNM đã góp phần tăng thu nhập, tăng lợi nhuận cho người trồng lúa thông qua
giảm chi phí phân bón và gia tăng tỉ số lợi nhuận/chi phí phân bón (Khuong et
al., 2007).
4


2.5 Tiến bộ kỹ thuật về quản lý nước cho cây lúa: Trung Quốc đã đi tiên phong
trong nhiều kỹ thuật khác nhau về tưới nước tiết kiệm (Water-saving irrigationWSI). Một trong những kỹ thuật phổ biến của phương pháp tưới nước tiết kiệm
là ướt khô xen kẽ (Alternative Wetting and Drying-AWD). Kỹ thuật AWD là để
ruộng lúa khô đến một mức độ nhất định và tưới nước trở lại. Nhiều kết quả

nghiên cứu cho thấy rằng kỹ thuật tưới nước AWD đã thích nghi rộng rãi trong
nông dân Trung Quốc. Theo Cabangon et al., (2002); Tuong (2003), kết quả
nghiên cứu về chế độ tưới ướt khô xen kẽ ở Trung Quốc đều cho năng suất
tương đương với duy trì ngập liên tục (CF) và đã tiết kiệm được từ 5-35% lượng
nước tưới so với chế độ ngập liên tục.
Ở ĐBSCL tuy nguồn nước dồi dào nhưng chúng ta cũng cần phải có
chiến lược tiết kiệm nước tưới hoặc nâng cao hiệu quả sử dụng nước trước mắt
là cho cây lúa theo hướng nông nghiệp bền vững. Trong chương trình hợp tác
nghiên cứu với IRRI về quản lý nước tại ĐBSCL, các thí nghiệm trong vụ
HT2006 và ĐX2006-07 trên chất đất lúa 2 vụ/năm tại Ô Môn, Cần Thơ cho
thấy kỹ thuật AWD đã tiết kiệm được số lần bơm nước, giảm được chi phí bơm
nước đáng kể mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất lúa. Lượng
nước tưới tiết kiệm được của chế độ ngập khô xen kẽ là 33,3% và 28,6% trong
hai vụ HT2006 và ĐX2006-07. Về hiệu quả kinh tế, tưới nước ướt khô xen kẽ
đạt lợi nhuận cao hơn: 154 ngàn đồng/ha trong vụ mùa mưa và 1,02 triệu
đồng/ha trong mùa khô so với chế độ nước ngập thường xuyên (Huan et al.,
2008).
2.6 Tiến bộ kỹ thuật trong giảm thất thoát sau thu hoạch, đặc biệt là phơi sấy
lúa: Vấn đề thất thoát sau thu hoạch nổi cộm từ rất nhiều năm nay, tổng thất
thoát từ thu hoạch đến khi ra tiêu thụ rất lớn, lên đến 30-50%, có nghĩa là nông
dân mất khoảng 30 đô la/1 tấn lúa (Ripple, 2007). Các nghiên cứu về công nghệ
thu hoạch và sau thu hoạch ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa gạo đã
được IRRI, DANIDA tiến hành ở nhiều nước như Indonesia, Cambodia,
Philippines... và tìm thấy rằng tỷ lệ thất thoát cao là do kỹ thuật thu hoạch, làm
khô lúa, bảo quản của nông dân còn thấp. Theo Karivaratharaju and
Sivasubramanian (1990) lúa thu hoạch vào giai đoạn từ 25-30 ngày sau trổ
không ảnh hưởng tới năng suất, nhưng ảnh hưởng đến tỷ lệ gạo trắng và gạo
nguyên. Tỷ lệ gạo trắng giảm 3% nếu thu trễ 1 tuần, tuốt lúa trễ 4 ngày sau thu
hoạch đã giảm tỷ lệ gạo trắng 5,8% (Berrio and Cuevas-Perez, 1989). Hạt phơi
trực tiếp dưới nắng tỷ lệ gạo nguyên chỉ đạt 50% trong khi phơi dưới bóng râm

tỷ lệ này đạt 70% (Crauford, 1962). Ngoài ra phẩm chất xay chà còn tùy thuộc
vào kỹ thuật canh tác trong các giai đoạn sinh trưởng như bón phân, quản lí cỏ
dại, nước... và kỹ thuật sau thu hoạch như thời điểm thu hoạch, cách phơi, ẩm độ
hạt.v.v... Theo Trịnh Thị Lũy và ctv. (1999), tỉ lệ gạo nguyên cao nhất khi thu
hoạch vào lúc lúa chín được 25-30 ngày (đạt 51,56% ở 30 ngày sau khi trổ và
55,09% ở 25 ngày sau khi trổ), còn thu muộn (35 ngày sau khi trổ) tỉ lệ gạo
nguyên rất thấp chỉ còn 39,97% trong vụ ĐX 97-98. Phơi mớ đạt tỉ lệ gạo
nguyên thấp nhất chỉ đạt 50,53%; phơi lúa trên sân xi măng đạt 54,05%, phơi
5


lưới đạt tỉ lệ gạo nguyên 58,05% ; sấy lúa đạt 59,13% và phới bằng mái che đạt
tỉ lệ gạo nguyên cao nhất 60,94%. Về ẩm độ hạt khi xay chà kết quả nghiên cứu
này cũng khẳng định ở ẩm độ hạt 14% đạt tỷ lệ gạo nguyên cao hơn ẩm độ 16%
nhưng thấp hơn so với ẩm độ hạt 12%.
Ở ĐBSCL, những năm gần đây, máy sấy được bà con nông dân biết đến
qua chương trình tài trợ của DANIDA (Hợp phần sau thu hoạch). Bên cạnh các
loại máy sấy công suất lớn (4-8 tấn/mẻ), nhiều máy sấy nhỏ cũng được chế tạo
theo yêu cầu qui mô nông hộ nhỏ như lều sấy sử dụng quạt thông gió, máy sấy
trục đứng, máy sấy vĩ ngang (khả năng sấy từ 1-2 tấn/mẻ), có cấu trúc đơn giản,
dễ chế tạo và vận hành, đầu tư vốn thấp, giá sấy rẻ, thời gian sấy nhanh và
phẩm chất lúa sấy tốt (Banh and Quoc, 2003). Tuy nhiên, do tập quán tận dụng
phơi nắng tự nhiên và phơi bằng công nhà trong mùa đông xuân nên nhu cầu
máy sấy chỉ sử dụng vào mùa mưa. Mặt khác, nông dân chưa sử dụng máy sấy
một cách rộng rãi vì diện tích nhỏ, và không có vốn. Một số nông dân cho rằng
máy sấy còn thiếu (4%), chi phí sấy lúa cao hơn phơi (39%).
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Điều tra đánh giá hiện trạng hiểu biết và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật
sản xuất lúa của địa phương.
- Chọn 03 xã tiêu biểu về sản xuất lúa cao sản thuộc 3 huyện của tỉnh Hậu

Giang là: xã Tân Thuận, huyện Châu Thành A, xã Vị Thanh, huyện Vị
Thủy và xã Long Bình, huyện Long Mỹ.
- Hộ nông dân điều tra được chọn ngẫu nhiên.
- Phương pháp điều tra là phỏng vấn trực tiếp nông dân về sản xuất lúa
trong năm 2006-2007 theo mẫu phiếu điều tra đã in sẵn.
- Tổng số phiếu điều tra là 150, mỗi xã 50 phiếu.
- Số liệu được tổng hợp bằng phần mềm Excell và xử lý thống kê theo
chương trình SPSS 10.05.
3.2 Thí nghiệm áp dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác lúa tăng năng suất,
chất lượng xay chà và giảm giá thành sản phẩm của các giống lúa cao sản
phổ biến
3.2.1 Thí nghiệm áp dụng các qui trình kỹ thuật nghiên cứu
3.2.1.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm: Các thí nghiệm được thực hiện
trên 10 hộ nông dân của 3 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Hậu Giang: xã Tân Thuận,
huyện Châu Thành A (3 hộ), xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy (3 hộ), xã Long Bình,
huyện Long Mỹ (4 hộ). Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẩu nhiên,
số lần lặp lại là số hộ nông dân. Các nghiệm thức thí nghiệm gồm 5 qui trình
nghiên cứu (QTNC) ở 2 chế độ nước: ngập thường xuyên (CF) và ướt khô xen
kẽ (AWD) và kỹ thuật canh tác (KTCT) của nông dân (Đ/C).
3.2.1.2 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
- Đo LCC ở các giai đoạn trước mỗi lần bón phân đạm, bắt đầu đo từ 20 NSS, 7
ngày đo 1 lần, đo 10 lá/lô và lấy trị số trung bình.
6


- Đo và kiểm tra mực nước ruộng ở hai chế độ ngập thường xuyên và ướt khô
xen kẽ để tính lượng nước tiết kiệm và hiệu quả sử dụng nước theo qui trình của
IRRI.
- Các thành phần năng suất và năng suất lúa được thu thập và xử lý theo qui
trình của IRRI, 1995.

- Hiệu quả kinh tế
- Phẩm chất xay chà: tỉ lệ gạo lức, tỉ lệ gạo trắng, tỉ lệ gạo nguyên và % tấm.
- Phương pháp phân tích phẩm chất xay chà theo IRRI, 1992.
- Số liệu được xử lý thống kê theo chương trình IRRISTAT for WINDOW 5.0
3.2.2 Thí nghiệm đánh giá các biện pháp kỹ thuật sau thu hoạch ảnh hưởng
đến chất lượng xay chà của lúa gạo
Thí nghiệm gồm 9 nghiệm thức với các cách phơi là phơi sân, phơi lưới và
sấy lúa, kết hợp ở hai mức ẩm độ hạt khi xay chà là >12-13% và >13-14% ở 3
biện pháp canh tác lúa khác nhau là KTCT của ND, QTNC áp dụng đầy đủ các
TBKT ở hai chế độ nước CF và AWD (CF-QT5 và AWD-QT5).
- Số lần lặp lại là 10.
- Chỉ tiêu phân tích: phẩm chất xay chà theo IRRI, 1992.
- Số liệu được xử lý thống kê theo IRRISTAT for WINDOW 5.0
3.3 Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo đầu bờ với sự tham gia của nông
dân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ khuyến nông của địa phương.
3.3.1. Các lớp tập huấn
Đề tài tổ chức 4 lớp tập huấn về các tiến bộ kỹ thuật (TBKT) sản xuất lúa
áp dụng trong hai vụ ĐX2007-2008 và Hè Thu 2008 cho 3 xã Tân Thuận, Châu
Thành A, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy và xã Long Bình, Long Mỹ với sự tham
gia của nông dân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ khuyến nông của địa phương (50
nông dân/xã/lớp).
3.3.2 Hội thảo đầu bờ
Đề tài tổ chức 3 cuộc hội thảo đầu bờ ở 3 xã Tân Thuận, Châu Thành A,
xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy và xã Long Bình, Long Mỹ với sự tham gia của
nông dân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ khuyến nông của địa phương, phóng viên
Đài phát thanh truyền hình của huyện (50 nông dân/xã/hội thảo).
3.4 Xây dựng các mô hình sản xuất lúa «Năm giảm một phải» qui mô 20 ha
tại địa phương.
Các mô hình được thực hiện trên 10 hộ nông dân của 3 xã thuộc 3 huyện của
tỉnh Hậu Giang: xã Tân Thuận, huyện Châu Thành A (3 ha/vụ), xã Vị Thanh,

huyện Vị Thủy (3 ha/vụ), xã Long Bình, huyện Long Mỹ (4 ha/vụ).
- Mùa vụ: HT2008 và ĐX2008-09.
- Thiết kế mô hình: Lô trình diễn trên diện rộng (10 ha/vụ).
- Nghiệm thức: 2 kiểu canh tác.
+ Biện pháp canh tác của nông dân (ND)
7


+ Mô hình «Năm giảm một phải» (MH): áp dụng đầy đủ các tiến bộ kỹ
thuật trong canh tác lúa đã thí nghiệm trong hai vụ ĐX2007-08 và HT2008
(AWD -QT5).
- Phương pháp thu thập mẫu và xử lý số liệu theo qui trình IRRI, 1995.
IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều tra đánh giá hiện trạng hiểu biết và áp dụng tiến bộ kỹ thuật sản
xuất lúa của nông dân tỉnh Hậu Giang trong năm 2006-2007
Mặc dù phần lớn nông dân đã nhận biết các TBKT như ba giảm ba tăng,
IPM, bảng so màu lá, .vv... có ảnh hưởng lớn đến gia tăng năng suất và chất
luợng lúa gạo cũng như phẩm cấp giống, nhưng thực trạng sản xuất lúa thâm
canh ba vụ/ năm ở Hậu Giang vẫn còn tồn tại những hạn chế như phần lớn nông
dân tự để lúa thương phẩm làm lúa giống (49,4-54,7%), sạ lan với mật độ dày
>150-200 kg giống/ha (43,6%), sạ hàng mới đạt 12-15,8%, đầu tư phân đạm cao
và như nhau trong cả ba vụ, trung bình 100 kg N/ha, không sử dụng phân hữu cơ
trong khi canh tác liên tục 3 vụ lúa/năm, ít sử dụng thuốc BVTV sinh học, kiểm
soát nước theo cách cổ truyền (ngập nước thường xuyên) và phơi lúa trên sân đã
ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, chi phí và thu nhập của nông dân trồng lúa
trong tỉnh. Trên cơ sở đó Đề tài đã tập huấn, nghiên cứu và xây dựng mô hình áp
dụng các tiến bộ kỹ thuật mới nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất lúa thâm
canh.
4.2 Kết quả thí nghiệm và xây dựng mô hình sản xuất lúa “Năm giảm một
phải”

4.2.1 Kết quả thí nghiệm
4.2.1.1 Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác nghiên cứu đến
năng suất lúa:
So sánh năng suất lúa ở các QTNC với KTCT của nông dân Hậu Giang,
kết quả trình bày ở Bảng 4.1 cho thấy: năng suất ở lô QT1, QT2 và QT5 đạt cao
hơn từ 140 kg/ha đến 510 kg lúa/ha ở chế độ nước CF và từ 260 đến 660 kg /ha
ở chế độ nước AWD so với năng suất lúa ở lô bón phân theo kinh nghiệm nông
dân trong vụ ĐX2007-08 và từ 140 kg/ha đến 370 kg/ha ở chế độ nước CF và từ
240 đến 650 kg /ha ở chế độ nước AWD so với năng suất lúa ở lô bón phân theo
kinh nghiệm nông dân trong vụ HT2008. Chế độ phân bón 50% phân hóa học và
bổ sung 0,5 t/ha phân hữu cơ (QT3 và QT4) đạt năng suất lúa thấp hơn so với
đối chứng bón hoàn toàn phân hóa học theo kinh nghiệm nông dân từ 60 - 150
kg lúa/ha trong vụ ĐX2007-08 và từ 140 kg/ha đến 180 kg lúa/ha trong vụ
HT2008. Sự khác biệt trong năng suất giữa các QT là do sự khác biệt đáng kể
trong cách bón phân trong các QTNC và cách bón phân của nông dân (Bảng
4.2).
Mặt khác, tuy mức độ ảnh hưởng của phân hữu cơ trên năng suất lúa khác
nhau tùy thuộc vào liều lượng phân hữu cơ bón, chế độ phân khoáng áp dụng và
8


tùy theo đáp ứng của mỗi giống nhưng nhìn chung liều lượng bón bổ sung
khoảng 0,5 tấn/ha trong điều kiện giá phân bón tăng cao như hiện nay là có thể
chấp nhận được, không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh tế (Bảng 4.7) mà còn
ảnh hưởng tốt đến phẩm chất lúa gạo (Bảng 4.4) và môi trường.
Bảng 4.1: Khác biệt năng suất lúa giữa các QTNC so với KTCT của ND trong hai
vụ ĐX2007-2008 và HT2008 ở tỉnh Hậu Giang.
Nghiệm thức
ĐX2007 -2008
HT2008

NS (t/ha)
Chênh lệch
NS (t/ha)
Chênh lệch
Đ/C (Nông dân)
6,23 ef
3,92 def
CF-QT1
6,37 cde
0,14
4,06 cde
0,14
CF-QT2
6,43 cd
0,20
4,19 cd
0,26
CF-QT3
6,08 f
-0,15
3,75 f
-0,17
CF-QT4
6,09 f
-0,14
3,74 f
-0,18
CF-QT5
6,69 b
0,51

4,29 bc
0,37
AWD-QT1
6,49 cd
0,26
4,17 bc
0,24
AWD-QT2
6,56 b
0,33
4,38 ab
0,45
AWD-QT3
6,17 ef
-0,13
3,78 ef
-0,14
AWD-QT4
6,24 def
-0,06
3,76 ef
-0,16
AWD-QT5
6,89 a
0,66
4,57 a
0,65
F
**
**

CV%
10,8
12,7
Bảng 4.2: So sánh chế độ phân bón ở các QTNC và của nông dân áp dụng trong
hai vụ ĐX2007-08 và HT2008 ở hai chế độ tưới nước CF và AWD của Hậu Giang.
NT Nghiệm thức a
Vụ ĐX2007-08
Vụ HT2008
N
P2O5
K2O
N
P2O5 K2O
ND SL+PhânHH+ThHH
108
45
39
94
40
36
QT1 SH+PhânHHK/C+ThHH
100
45
40
81
43
40
QT2 SH+PhânHH (LCC)
+ThHH
96

45
40
74
40
40
QT3 SH+PhânHH (1/2)K/C
+Hữu cơ+ThHH
77
26
26
56
32
28
QT4 SH+PhânHH (1/2)K/C
+Hữu cơ+ThSH
77
26
26
56
32
28
QT5 SH+PhânHH (LCC) +Hữu
cơ+ThSH
103
48
46
75
47
48
a


Phân hữu cơ sử dụng là VEDAGRO (10-0-3,5), GAZEO (3-1-1), COBANIC(3-2,5-2). Thuốc BVTV
sinh học sử dụng là Ometar và Silsau.

4.2.1.2. Ảnh hưởng của chế độ tưới đến lượng nước tưới tiết kiệm và hiệu
quả sử dụng nước
- Lượng nước tưới tiết kiệm: Kết quả áp dụng chế độ tưới nước ướt khô xen
kẽ ở Hậu Giang trong hai vụ ĐX2007-08 và HT2008 cho thấy thời gian khô
ruộng ở chế độ nước ướt khô xen kẽ được khoảng 3-5 ngày và số lần bơm nước
9


bổ sung cũng ít hơn so với chế độ ngập thường xuyên từ 2-3 lần/ vụ. Lượng
nước tiết kiệm được trong vụ ĐX2007-08 ở 2 xã Tân Thuận và Vị Thanh cao
hơn so với xã Long Bình là 25,1% và 26,1% tương ứng. Trong vụ HT2008,
lượng nước tiết kiệm được ở xã Tân Thuận (23,5%) cao hơn ở xã Vị Thanh,
huyện Vị Thủy cũng áp dụng được hai lần khô ruộng và tiết kiệm được 22,3%
lượng nước tưới. Ở Long Bình lượng nước tưới tiết kiệm được ít hơn (21,2%) do
ở đây canh tác trong vụ XH, gieo sạ vào giữa tháng 4 đến 21 tháng 4, vào giai
đoạn này đầu vụ mực nước thủy triều còn thấp nên lượng nước phải bơm tưới
nhiều hơn (Bảng 4.3).
Về hiệu quả sử dụng nước cho thấy chế độ tưới ướt khô xen kẽ đạt hiệu quả
cao hơn so với biện pháp quản lý nước ngập thường xuyên. Như đã phân tích ở
trên, khác biệt trong năng suất lúa khi áp dụng chế độ tưới nước ướt khô xen kẽ,
lượng nước tưới tiết kiệm được giữa các xã thay đổi một ít, tùy theo đặc tính đất,
thời vụ canh tác, chế độ thủy học của nước trong đất, số ngày khô ruộng và
nhiều yếu tố khác.v.v… và kết quả là hiệu quả sử dụng nước cũng thay đổi giữa
các xã: Hai xã Tân Thuận và Vị Thanh có hiệu quả sử dụng nước cao hơn so với
xã Long Bình. Hiệu quả sử dụng nước trong vụ ĐX cao hơn trong vụ HT mặc
dù lượng nước sử dụng cho cây lúa trong vụ ĐX cao hơn nhưng bù lại năng suất

lúa đạt được trong vụ ĐX cao hơn nhiều. Trung bình của ba xã, trong khi ở chế
độ ướt khô xen kẽ đạt 1,88 và 1,47 kg lúa/m 3 nước thì ở chế độ ngập nước
thường xuyên chỉ đạt 1,40 và 1,10 kg lúa/m 3 nước tương ứng cho hai vụ
ĐX2007- 08 và HT2008 (Bảng 4.3).
Bảng 4.3: So sánh lượng nước tưới ở hai chế độ tưới CF và AWD, và lượng nước
tiết kiệm trong hai vụ ĐX 2007- 08 và HT2008 ở Hậu Giang.
Lượng
Địa điểm
Lượng nước tưới (m3/vụ)
Hiệu quả sử dụng nước
nước tiết
(kg lúa/m3 nước)
CF

AWD

Tân Thuận
Vị Thanh
Long Bình
Trung bình

4.563
4.400
4.611
4.525

3.419
3.252
3.651
3.441


Tân Thuận
Vị Thanh
Long Bình
Trung bình

3.642
3.483
3.760
3.628

2.785
2.708
2.963
2.819

Khác biệt

kiệm (%)

Vụ ĐX 2007-08
1.144
25,1
1.148
26,1
960
20,8
1.084
24,0
Vụ HT2008

857
23,5
775
22,3
797
21,2
810
22,3

CF

AWD

Khác biệt

1,38
1,41
1,40
1,40

1,88
1,95
1,79
1,88

0,50
0,54
0,39
0,48


1,07
1,12
1,11
1,10

1,44
1,52
1,43
1,47

0,37
0,40
0,32
0,37

4.2.1.3 Ảnh hưởng của các QTNC đến chất lượng xay chà của lúa
Trong thâm canh sản xuất lúa, ngoài năng suất, lúa gạo hàng hóa muốn đạt
được chất lượng cao phải kể đến chất lượng xay chà tốt. Các chế độ phân bón
khác nhau cũng có ảnh hưởng đến chất lượng xay chà. Kết quả phân tích phẩm
chất xay chà trình bày trong Bảng 4.4 càng cho thấy rõ ảnh hưởng của việc bón
phân hữu cơ trên phẩm chất gạo: Bón phân hóa học điều chỉnh theo LCC hoặc
10


bón 50% phân hóa học có bổ sung phân hữu cơ vi sinh, tuy lúa đạt tỷ lệ gạo lức
ở vụ HT2008 không khác biệt so với cách bón phân hóa học cao của nông dân
nhưng tỷ lệ gạo trắng, tỷ lệ gạo nguyên đều cao hơn chế độ bón hoàn toàn phân
hóa học đáng kể. Mặt khác, tỷ lệ tấm ở các chế độ phân bón này cũng đều thấp
hơn rõ rệt. Các kết quả này cũng phù hợp với các đánh giá năng suất và phẩm
chất hạt của các giống lúa trong hai vụ ĐX2007-08 và HT2008 của các tỉnh

ĐBSCL. Giống OM4900 có tỉ lệ gạo nguyên khá cao (Lê Thị Dự và ctv., 2008).
Trong cả hai vụ ĐX2007- 08 và HT2008 tác dụng của việc bón phân hữu
cơ vi sinh đến phẩm chất xay chà đều rất rõ, đặc biệt là các QTNC (QT3, QT4
và QT5) đạt tỉ lệ gạo nguyên rất cao và khác biệt có ý nghĩa so với ND và các
QT1, QT2 không có sử dụng phân hữu cơ (Bảng 4.4)
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến phẩm chất xay chà của lúa
OM4900 vụ ĐX2007-08 và OM6073 trong vụ HT2008 ở Hậu Giang.
Nghiệm thức
Vụ ĐX 2007-08
Vụ HT2008
% gạo % gạo % gạo %
lức
trắng
nguyên tấm

Đ/C (Nông dân)
CF-QT1
CF-QT2
CF-QT3
CF-QT4
CF-QT5
AWD-QT1
AWD-QT2
AWD-QT3
AWD-QT4
AWD-QT5
F
CV%

74,40

75,64
75,58
75,94
76,65
76,86
76,11
76,26
76,64
77,04
77,51
**
10,6

67,91
68,54
69,18
71,30
70,85
70,26
68,29
69,57
71,57
70,85
71,01
**
9,7

56,39
58,01
59,90

59,70
60,20
61,22
56,71
58,16
59,54
60,44
61,14
**
8,9

9,36
7,35
7,32
5,86
5,34
6,23
7,58
7,21
6,26
5,83
6,34
**
6,4

% gạo % gạo % gạo %
lức
trắng
nguyên tấm


75,30
76,83
77,61
78,03
78,40
78,17
77,24
77,81
78,16
78,66
78,40
ns
13,6

67,63
67,75
68,08
68,28
68,50
68,20
67,70
68,06
68,34
68,62
68,28
*
10,4

44,84
46,51

47,02
47,72
48,78
48,24
47,08
47,21
48,62
48,75
47,52
**
10,2

9,78
9,42
8,76
7,25
7,11
8,22
9,54
9,16
8,35
7,67
8,56
**
13,4

4.2.1.4 Ảnh hưởng của chế độ thu hoạch, phơi sấy và bảo quản đến
chất lượng xay chà
Kết quả trình bày trong Bảng 4.5 cho thấy: Trong điều kiện vụ ĐX200708 giữa hai cách phơi: phơi sân, phơi lưới thì phơi lúa trên lưới đạt các chỉ tiêu
về phẩm chất xay chà cao hơn và khác biệt rõ so với biện pháp phơi lúa của

nông dân là phơi trực tiếp trên sân xi măng, trên đường nhựa. Mặt khác, dưới
ảnh hưởng của các kỹ thuật canh tác khác nhau [Nông dân (SL+PhânHH+Thuốc
HH), QT5 (SH+PhânHH (LCC) +Hữu cơ + Thuốc SH) ở chế độ nước CF và
QT5 ở chế độ nước AWD)], chế độ canh tác sạ hàng, bón phân hữu cơ bổ sung
với phân hóa học đã có tác dụng tích cực trong cải thiện chất lượng xay chà của
lúa gạo, thể hiện qua phẩm chất xay chà của lúa ở các QTNC này đạt tỉ lệ gạo
lức, tỉ lệ gạo trắng, tỉ lệ gạo nguyên và tỉ lệ tấm khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%.
Tuy nhiên trong cùng cách phơi lưới nhưng nếu phơi lúa khô hơn, đạt ẩm độ
11


<13% thì tỉ lệ gạo tấm cao hơn so với hạt lúa đạt ẩm độ >13-14%. Kết quả này
cũng tương tự như những ghi nhận trong kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của
ẩm độ hạt và cách phơi đến phẩm chất xay chà của lúa trước đây (Trịnh Thị Lũy
và ctv., 1999).
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác, biện pháp phơi sấy và ẩm độ
hạt đến phẩm chất xay chà của lúa OM4900 vụ ĐX2007- 08 tại ba xã nghiên cứu
của Hậu Giang.
Kỹ thuật
Cách phơi
Ẩm độ
% gạo
% gạo
% gạo
% gạo
canh tác
hạt
lức
trắng
nguyên

tấm
Nông dân
Phơi sân
>13-14%
76,86 de 66,36 f
53,25 d
9,81 a
CF-QT5
Phơi sân
>13-14%
76,83 ef
67,02 ef
55,22 bc 7,36 bc
AWD-QT5 Phơi sân
>13-14%
77,35 d
68,42 c
56,28 b
7,95 b
Nông dân
Phơi lưới
>13-14%
77,43 d
67,30 de
55,97 a
8,31 b
CF-QT5
Phơi lưới
>13-14%
78,45 b

68,20 cd
59,81 a
6,87 cd
AWD-QT5 Phơi lưới
>13-14%
78,83 b
70,58 a
60,33 a
7,24 cd
Nông dân
Phơi lưới
>12-13%
77,06 de 67,76 de
57,14 b
8,69 b
CF-QT5
Phơi lưới
>12-13%
78,05 c
69,34 b
59,25 a
6,93 cd
AWD-QT5 Phơi lưới
>12-13%
79,62 a
70,52 a
59,97 a
7,51 bc
F
*

*
*
*
CV%
8,5
7,9
10,2
7,2

Trong điều kiện vụ HT2008 giữa ba cách phơi: phơi sân, phơi lưới và sấy
lúa theo quy trình máy sấy tỉnh ở nhiệt độ <43oC trong 16 giờ đạt mức ẩm độ hạt
thấp hơn (>12-13%) so với ẩm độ hạt ở phơi lưới (>13-14%). Giữa ba biện pháp
phơi sấy, sấy lúa theo công nghệ của DANIDA đạt các chỉ tiêu về phẩm chất xay
chà cao hơn hoặc xấp xỉ so với cách phơi lúa trên lưới và khác biệt rõ so biện
pháp phơi lúa của nông dân. Hơn nữa, dưới ảnh hưởng của các kỹ thuật canh tác
khác nhau [(Nông dân (SL+PhânHH+Thuốc HH), QT5 (SH+PhânHH (LCC)
+Hữu cơ + Thuốc SH) ở chế độ nước CF và QT5 ở chế độ nước AWD)], chế độ
canh tác sạ hàng, bón phân hữu cơ bổ sung với phân hóa học đã có tác dụng tích
cực trong cải thiện chất lượng xay chà của lúa gạo, thể hiện qua phẩm chất xay
chà của lúa ở các QTNC đạt tỉ lệ gạo lức, tỉ lệ gạo trắng, tỉ lệ gạo nguyên và tỉ lệ
tấm khác biệt có ý nghĩa (Bảng 4. 6).
Như vậy, cùng với việc áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác bao gồm:
sử dụng giống lúa phẩm chất cao, giống lúa đạt tiêu chuẩn cấp giống, sạ hàng,
bón phân theo nhu cầu cây, bón theo bảng so màu lá (LCC), bón phân hữu cơ, sử
dụng thuốc BVTV sinh học, áp dụng kỹ thuật tưới nước ướt khô xen kẽ; kỹ thuật
phơi sấy lúa thích hợp cũng không kém phần quan trọng, góp phần giữ vững
năng suất lúa và nâng cao chất lượng xay chà lúa gạo thành phẩm, đem lại thu
nhập cao, ổn định cho nông dân.
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác, biện pháp phơi sấy và ẩm độ
hạt đến phẩm chất xay chà của lúa OM6073 vụ HT2008 tại ba xã nghiên cứu của

Hậu Giang.
12


Kỹ thuật
canh tác
Nông dân
CF-QT5
AWD-QT5
Nông dân
CF-QT5
AWD-QT5
Nông dân
CF-QT5
AWD-QT5

Cách
phơi
Phơi sân
Phơi sân
Phơi sân
Phơi lưới
Phơi lưới
Phơi lưới
Sấy lúa
Sấy lúa
Sấy lúa
F
CV%


Ẩm độ
hạt
>13-14%
>13-14%
>13-14%
>13-14%
>13-14%
>13-14%
>12-13%
>12-13%
>12-13%

% gạo
lức
75,66 f
77,81 c
77,55 cd
76,71 e
78,17 ab
78,40 a
77,56 cd
78,40 a
78,54 a
*
10,5

% gạo
trắng
66,96 de
67,54 bcd

67,36 cd
67,63 ab
68,20 a
68,28 a
67,88 a
68,30 a
68,39 a
*
10,6

% gạo
nguyên
45,22 c
46,67 bc
46,78 bc
46,85 b
48,24 ab
48,52 a
47,25 ab
48,79 a
48,92 a
*
11,1

% gạo
tấm
9,47 a
8,72 ab
8,56 ab
8,67 ab

7,86 cd
8,12 bcd
8,93 a
8,25 bc
8,57 ab
*
12,8

4.2.1.5 Ảnh hưởng của các qui trình kỹ thuật nghiên cứu đến hiệu quả kinh
tế của sản xuất lúa
- Trung bình vụ ĐX2007-08, áp dụng các QTNC giảm chi phí giống được
614 ngàn đồng/ha (48,6%) do lượng giống trong mô hình sử dụng mật độ sạ
thấp hơn (90-100 kg/ha), tiết kiệm chi phí phân bón giữa các QTNC đều thấp
hơn so với ND từ 34-354 ngàn đồng/ha (1,1-11,6%) trừ QT5 mặc dù lượng phân
N hóa học bón có giảm nhưng do giá phân hữu cơ tương đối cao nên với lượng
bón 500 kg/ha chi phí phân bón trong QT này cao hơn so với ND là 813 ngàn
đồng/ha (26,8%). Chí phí thuốc BVTV giảm được 226-327 ngàn đồng/ha (giảm
9,4-13,5%), giảm chi phí bơm nước ở chế độ tưới ướt khô xen kẽ là 267 ngàn
đồng/ha (25%), chi phí lao động giảm từ 200-300 ngàn đồng/ha (3,8-5,7%). Như
vậy, tổng chi phí sản xuất các QTNC giảm từ 77 ngàn đồng/ha đến 1,76 triệu
đồng/ha, trừ nghiệm thức CF-QT5 tổng chi phí có cao hơn một ít 178 ngàn
đồng/ha (-1,4%). Tổng hợp các biện pháp kỹ thuật «Năm giảm một phải» trong
QT5 vừa giảm tổng chi phí sản xuất là do áp dụng các TBKT đã nâng cao năng
suất và chất lượng lúa, tăng thu nhập và lợi nhuận hơn so với kỹ thuật canh tác
của ND. Tăng lợi nhuận ở các QTNC so với ND là từ 752 ngàn đồng/ha đến
2,94 triệu đồng/ha, tương ứng với tăng lợi nhuận từ 5,5% đến 11,1% ở các
QTNC chỉ bón một nửa phân hóa học và bổ sung 0,5 tấn/ha phân HCVS và là
21,4% ở QTNC áp dụng đầy đủ QTNC “Năm giảm một phải” trong vụ
ĐX2007-08 (Bảng 4.7).
- Trung bình vụ HT2008, giảm chi phí giống được 567 ngàn đồng/ha

(43%) do lượng giống trong mô hình sử dụng mật độ sạ thấp hơn (70-80 kg/ha),
tiết kiệm chi phí phân bón giữa các QTNC đều thấp hơn so với ND từ 138-507
ngàn đồng/ha (3,9-14,3%) trừ QT5 mặc dù lượng phân N hóa học bón có giảm
nhưng do giá phân hữu cơ tương đối cao nên với lượng bón 500 kg/ha chi phí
phân bón trong QT này cao hơn so với ND là 597 ngàn đồng/ha (16,9%). Chi
phí thuốc BVTV giảm được 132-260 ngàn đồng/ha (giảm 4,7-9,4%), giảm chi
phí bơm nước ở chế độ tưới ướt khô xen kẽ là 333 ngàn đồng/ha (40%), chi phí
lao động giảm từ 147-247 ngàn đồng/ha (2,6-4,4%). Đối với tổng chi phí sản
13


xuất các QTNC giảm từ 1,08 đến 1,81 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, đối với QT5, để
đạt tiêu chuẩn lúa giống và chất lượng lúa gạo cao, lúa được sấy trong vụ HT, vì
vậy chi phí sấy và vận chuyển là khá cao từ 772-823 ngàn đồng/ha. Tổng hợp
các biện pháp kỹ thuật «Năm giảm một phải» trong QT5 tuy không làm giảm
tổng chi phí sản xuất, nhưng do áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới năng suất
lúa, chất lượng lúa đã tăng lên so với kỹ thuật canh tác của ND. Tổng thu ở các
QTNC đều cao hơn so với ND, lợi nhuận tăng ở QTNC «Năm giảm một phải»
(AWD-QT5) là 3,13 triệu đồng/ha (57,4%) so với kỹ thuật canh tác của ND
(Bảng 4.7).
Bảng 4.7: Phân tích mức tăng giảm chi phí và tăng lợi nhuận trong các QTNC so
với KTCT của nông dân tỉnh Hậu Giang trong hai vụ ĐX2007-08 và HT2008.
QTNC
Vụ ĐX2007-08a
Vụ HT2008b
Tổng chi phí
Lợi nhuận
Tổng chi phí
Lợi nhuận
(1.000 đ/ha)

(1.000 đ/ha) 1.000 đ/ha
1000 đ/ha
%
%
CF-QT1
-1.174
1.799
12,9
-1.136
1.763
32,4
CF-QT2
-1.228
2.077
15,1
-1.409
2.676
48,8
CF-QT3
-1.394
752
5,5
-1.405
491
10,5
CF-QT4
-1.495
886
6,4
-1.533

575
11,0
CF-QT5
178
2.007
14,4
343
1.436
26,4
AWD-QT1
-1.441
2.551
18,6
-1.470
2.648
48,8
AWD-QT2
-1.495
2.918
21,3
-1.743
3.956
72,5
AWD-QT3
-1.661
1.101
8,3
-1.738
967
19,1

AWD-QT4
-1.761
1.510
11,1
-1.866
1.006
19,8
AWD-QT5
-77
2.935
21,4
61
3.132
57,4
a

Vụ ĐX2007-08: Giá lúa bán: OM4900, OM6162 = 4.500 đ/kg. Giá lúa giống OM4900, OM6162
NC=6.500 đ/kg. Phân Urê = 6.500 đ/kg, phân DAP=13.500 đ/kg, phân SP=3.000 đ/kg, phân
KCl=7.800 đ/kg, phân hữu cơ sinh học VEDAGRO= 2.700 đ/kg, GAZEO=2.200 đ/kg. Chi phí lưới
phơi= 150.000 đ/tấn x NS lúa/2 vụ sử dụng.
b
Vụ HT2008: Giá lúa bán = 5.000 đ/kg. Giá lúa giống OM6073NC=7.500đ/kg. Phân Urê =8.500
đ/kg, phân DAP=14.800 đ/kg, phân SP=3.600 đ/kg (3.000 đ/kg ở Long Bình), phân KCl=16.000 đ/kg
(9.200 đ/kg ở Long Bình tháng 3-4/2008), phân hữu cơ sinh học COBANIC và GAZEO=2.700 đ/kg.

4.2.2 Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất lúa «Năm giảm một
phải» qui mô 20 ha tại Hậu Giang
Từ kết quả thí nghiệm trong hai vụ ĐX2007-08 và HT2008, các mô hình
trình diễn (MH) áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật nghiên cứu trong QT5 ở
chế độ nước ngập khô xen kẽ (AWD-QT5) trên 10 ha mỗi vụ so sánh với kỹ

thuật canh tác của nông dân (ND) trong hai vụ HT2008 và ĐX2008-09. Kết quả
ghi nhận được như sau :
4.2.2.1 So sánh phương pháp sạ, mật độ sạ, và phương pháp bón phân
giữa nông dân và mô hình
Kết quả trình bày trong Bảng 4.8 cho thấy: Trung bình 10 ha MH áp dụng
sạ hàng giảm được 76 kg giống/ha trong vụ HT2008 và 87 kg giống/ha trong vụ
ĐX08-09 so với ND áp dụng sạ lan mật độ sạ dày 170-200 kg giống/ha.
14


Giữa cách bón của ND (bón hoàn toàn phân hóa học) so với qui trình bón
phân trong MH (bao gồm bón phân hóa học điều chỉnh theo LCC và bổ sung
phân hữu cơ vi sinh 0,5 t/ha) thì lượng phân đạm ở lô ND cao hơn MH trung
bình là 19 kg N/ha trong vụ HT2008 và là 17 kgN/ha trong vụ ĐX08-09. Khác
biệt về lượng dinh dưỡng lân và kali thuộc về lô MH trong đó một phần lượng
dinh dưỡng lân và kali đến từ việc bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, trung bình
cao hơn từ 7-10 kg P2O5/ha và 9-12 kg K2O/ha so với cách bón phân của ND.
Bảng 4.8: So sánh mật độ sạ giữa mô hình “Năm giảm một phải” và kỹ thuật
canh tác của nông dân trên giống OM6073 trong hai vụ HT2008 và ĐX2008-2009
ở Hậu Giang.
Địa
Nghiệm
HT2008
ĐX2008 -2009
Mật
độ
Mật
độ
Phân bón (kg/ha)
Phân bón (kg/ha)

điểm
thức
Tân
ND
Thuận MH
Vị
ND
Thanh MH
Long ND
Bình
MH
Trung ND
bình
MH
Chênh
lệch
(MH-ND)

sạ
(kg/ha)

N

P2O5

K2O

sạ
(kg/ha)


N

P2O5

K2O

170
100
177
100
180
100
176
100

95
76
94
76
93
74
94
75

40
51
40
51
40
39

40
47

30
50
38
50
39
45
36
48

200
100
180
100
180
100
187
100

107
91
106
91
111
91
108
91


46
58
43
58
47
50
45
55

38
50
38
50
41
45
39
48

-76

-19

+7

+12

-87

-17


+10

+9

4.2.2.2 So sánh năng suất lúa giữa mô hình “Năm giảm một phải” và
KTCT của nông dân: Khác biệt năng suất lúa giữa mô hình “Năm giảm một
phải” và lô nông dân rất rõ. Trung bình lô mô hình đạt năng suất lúa cao hơn từ
450-630 kg lúa/ha trong vụ HT2008 và từ 360-650 kg lúa/ha trong vụ ĐX200809, trong đó mức khác biệt cao nhất đạt được ở xã Vị Thanh trong vụ HT2008
và ở xã Long Bình trong vụ ĐX2008-09 (Bảng 4.9). Trung bình vụ HT2008, Mô
hình tăng năng suất lúa được 11,5% so với lô nông dân, còn vụ ĐX2008-09 Mô
hình tăng năng suất lúa được 7,9% so với lô nông dân.
4.2.2.3 Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác trong mô hình đến
phẩm chất xay chà của lúa: Kết quả trình bày trong Bảng 4.10 cho thấy: Lúa
gạo canh tác trong mô hình “Năm giảm một phải” đạt các chỉ tiêu về tỷ lệ gạo
lức, gạo trắng, gạo nguyên đều cao hơn so với lô nông dân ở mức ý nghĩa 5 %,
đặc biệt với việc bón bổ sung phân hữu cơ và sử dụng thuốc sinh học trong mô
hình đã giúp nâng cao tỷ lệ gạo nguyên trong vụ HT khá cao, đạt trên từ 47%
đến xấp xỉ 50%. Điều này đóng góp có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng
lúa gạo hàng hóa cho xuất khẩu. Các kết quả này cũng phù hợp với những
nghiên cứu trước đây trong canh tác lúa gạo chất lượng cao hoặc lúa hữu cơ ở
các tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp và An Giang (Bùi Chí Bửu, 1996; Phạm Sỹ Tân
và ctv., 2007) và các đánh giá về năng suất và phẩm chất hạt của các giống lúa
15


trong hai vụ HT2008 và ĐX2008-09 của các tỉnh ĐBSCL (Lê Thị Dự và ctv.,
2008; Lê Thị Dự và ctv., 2009).
Bảng 4.9: So sánh năng suất lúa giữa mô hình “Năm giảm một phải” và kỹ thuật
canh tác của nông dân trên giống OM6073 trong hai vụ HT2008 và ĐX2008-2009
ở Hậu Giang.

Địa điểm
Nghiệm
HT2008
ĐX2008 –2009
thức
NS (t/ha)
Chênh lệch
NS (t/ha)
Chênh lệch
Tân thuận
Nông dân
4,15 a
5,95 a
Mô hình
4,60 b
0,45**
6,30 b
0,36 **
Ttest
17,96**
34,49**
Vị Thanh
Nông dân
4,07 a
6,28 a
Mô hình
4,70 b
0,63**
6,88 b
0,60**

Ttest
11,01**
18,58**
Long Bình
Nông dân
4,47 a
6,32 a
Mô hình
5,04 b
0,57**
6,97 b
0,65**
Ttest
14,23**
16,80**
Trung bình
Nông dân
4,23
6,18
Mô hình
4,78
0,55**
6,72
0,54**
Bảng 4.10: So sánh phẩm chất xay chà của lúa OM6073 giữa Mô hình “Năm giảm
một phải” và kỹ thuật canh tác của nông dân trong hai vụ HT2008 và ĐX20082009 ở Hậu Giang.
Mùa Phẩm chất
Tân Thuận Vị Thanh Long Bình vụ
xay chà
Châu Thành A

Vị Thủy
Long Mỹ
Nông

Nông

Nông

dân
hình
dân
Hình
dân
hình
HT08 % gạo lức
75,56 a 77,37 b 75,89 a
78,2 a 76,23 a 77,45 b
T test
16,06*
24,77**
2,18 ns
*
% gạo trắng
64,32 a 67,21 b 65,69 a 67,25 b 63,71 a 66,82 b
T test
35,35*
12,76**
*
16,7**
% gạo nguyên 46,58 a 48,42 b 47,24 a 49,48 a 47,82 a 49,6 b

T test
16,13*
10,22**
2,04 ns
*
% tấm
9,14 b
7,59 a
8,57 b
7,23 a
8,91 b
7,34 a
T test
6,86**
8,55**
6,54**
ĐX
% gạo lức
74,53 a 76,51 b 75,18 a 76,80 b 76,27 a 78,15 b
08-09 T test
36,74*
15,42**
*
20,7**
% gạo trắng
67,28 a 69,34 b 66,82 a 69,54 b 67,83 a 70,25 a
T test
8,99**
9,36**
1,67 ns

% gạo nguyên 56,70 a 59,62 b 57,00 a 59,68 b 57,51 a 61,39 b
T test
12,11**
7,58**
25,1**
% tấm
8,32 a
6,76 b
8,06 a
6,29 b
7,84 a
5,87 b
16


T test

-

6,29**

-

4,87*

-

3,89*

4.2.2.4 So sánh hiệu quả kinh tế giữa mô hình và KTCT của nông dân:

Trung bình vụ HT2008, trên 10 ha mô hình, giảm chi phí giống được 568 ngàn
đồng/ha (43,1 %) do lượng giống trong mô hình sử dụng mật độ sạ thấp hơn (76
kg/ha). Chi phí thuốc BVTV giảm được 260 ngàn đồng/ha (giảm 9,4%), giảm
chi phí bơm nước ở chế độ tưới ướt khô xen kẽ là 333 ngàn đồng/ha (40%), chi
phí lao động giảm 147 ngàn đồng/ha (2,6%). Hai loại chi phí trong mô hình gia
tăng so với kỹ thuật canh tác của nông dân là chi phí phân bón (tăng 597 ngàn
đồng/ha, tương đương với 16,9%) và chi phí vận chuyển, sấy lúa là 860 ngàn
đồng/ha. Tổng chi phí sản xuất của mô hình giảm một ít so với kỹ thuật của
nông dân là 150 ngàn đồng/ha (1,1%). Tuy nhiên, cùng với gia tăng năng suất và
lúa bán được giá cao nên tổng thu và lợi nhuận ở mô hình đều cao hơn so với kỹ
thuật canh tác của nông dân: gia tăng tổng thu là 2,76 triệu đồng/ha (13,0%) và
gia tăng lợi nhuận là 2,61 triệu đồng/ha (36,5%) (Bảng 4.11).
Bảng 4.11: Phân tích mức tăng giảm chi phí và tăng tổng thu của Mô hình «Năm
giảm một phải» so với qui trình sản xuất của nông dân trong hai vụ HT2008 và
ĐX2008-09 ở Hậu Giang.
Chỉ tiêu so sánh
Vụ HT2008a
ĐX2008-09b
1000 đ/ha
%
1000 đ/ha
%
Tăng/giảm tổng chi phí
-150
-1,1
-246
-1,8
Giống
-568
-43,1

-780
-46,4
Phân bón
597
16,9
957
29,4
Thuốc BVTV
-260
-9,4
-394
-15,0
Bơm nước
-333
-40,0
-333
-29,4
Phơi sấy
860
100,0
504
100,0
Công lao động
-147
-2,6
-200
-3,8
Giảm giá thành
-354
-10,6

-214
-9,5
Tăng tổng thu (1000đ)
2.756
13,0
2.400
8,6
Tăng lợi nhuận (1000 đ)
2.605
36,5
2.646
19,1
a

Vụ HT2008: Giá lúa bán = 5.000 đ/kg. Giá lúa giống OM6073NC=7.500đ/kg. Phân Urê =8.500
đ/kg, phân DAP=14.800 đ/kg, phân SP=3.600 đ/kg (3.000đ/kg ở Long Bình), phân KCl=16.000 đ/kg
(9.200 đ/kg ở Long Bình tháng 3-4/2008), phân hữu cơ sinh học COBANIC và GAZEO=2.700 đ/kg.
b
Vụ ĐX2008-09: Giá lúa bán = 4.500 đ/kg. Giá lúa giống: OM6073NC=9.000đ/kg. Phân Urê=8.000
đ/kg, phân DAP=13.000 đ/kg, phân SP=3.800 đ/kg, phân KCl=12.400 đ/kg, phân hữu cơ sinh học
GAZEO=2.700 đ/kg.

Vụ ĐX2008-09, trung bình trên 10 ha mô hình: giảm chi phí giống được
780 ngàn đồng/ha (46,4%) do lượng giống trong mô hình sử dụng mật độ sạ
thấp hơn (87 kg/ha), chi phí thuốc BVTV giảm được 394 ngàn đồng/ha (giảm
15,0%), giảm chi phí bơm nước ở chế độ tưới ướt khô xen kẽ là 333 ngàn
đồng/ha (29,4%), chi phí lao động giảm 200 ngàn đồng/ha (3,8%). Tương tự vụ
HT2008, hai loại chi phí trong mô hình ĐX2008-09 gia tăng so với kỹ thuật
canh tác của nông dân là chi phí phân bón (tăng 957 ngàn đồng/ha, tương đương
17



với 29,4%) và chi phí phơi lưới là 504 ngàn đồng/ha. Tổng hợp tổng chi phí sản
xuất của mô hình giảm một ít so với kỹ thuật của nông dân là 246 ngàn đồng/ha
(1,8%). Tuy nhiên, cùng với gia tăng năng suất cao nên tổng thu và lợi nhuận
cuối cùng ở mô hình đều cao hơn so với kỹ thuật canh tác của nông dân: gia
tăng tổng thu là 2,4 triệu đồng /ha (8,6%) và gia tăng lợi nhuận là 2,65 triệu
đồng/ha (19,1%) (Bảng 4.11).
Tóm lại, trước tình hình giá vật tư xăng dầu, phân bón, thuốc BVTV tăng
cao đột biến trong thời gian qua, thì hiệu quả của các giải pháp kỹ thuật bao gồm
trong mô hình «Năm giảm một phải» bị ảnh hưởng, tuy nhiên hiệu quả lớn nhất
của mô hình này mang ý nghĩa lớn hơn ngoài hiệu quả kinh tế đó là xây dựng và
hình thành được hướng canh tác mới trong sản xuất lúa: thâm canh nhưng phải
đạt chất lượng, an toàn và bền vững, tạo được lượng lúa giống đạt tiêu chuẩn
cho nông dân trong huyện, tỉnh nhà, tạo được sản phẩm chất lượng cao cho lúa
gạo hàng hóa của tỉnh nói riêng và ĐBSCL nói chung.
4.3 Qui trình sản xuất lúa “Năm giảm một phải” cho tỉnh Hậu Giang
a. Thời vụ:
− Vụ Đông Xuân: sạ từ tháng 11và thu hoạch tháng 2 năm sau.
− Vụ Xuân Hè: sạ từ tháng 3 và thu hoạch vào tháng 6.
− Vụ Hè Thu: sạ từ tháng 6 và thu hoạch vào tháng 9.
b. Làm đất: đất ruộng được dọn sạch cỏ dại, cày xới, san bằng mặt ruộng,
trục kỹ diệt hết cỏ dại, vùi rơm rạ vào trong đất và hạt lúa lẫn của vụ trước
còn sót lại. Đánh rãnh thoát nước trước khi sạ.
− Vụ Đông Xuân: sau khi thu hoạch Hè Thu muộn, cho dọn sạch rơm,
cỏ, trục kỹ và san bằng mặt ruộng thật tốt trước khi sạ.
− Vụ Xuân Hè: sau khi thu hoạch vụ Đông Xuân cho cày hoặc xới phơi

ải sau đó xới đất lại cho thật tơi và san bằng mặt ruộng thật tốt trước
khi sạ.

− Vụ Hè Thu: sau khi thu hoạch vụ Xuân Hè cho cày xới đất thật tơi và

san bằng mặt ruộng thật tốt trước khi sạ.
c. Chuẩn bị giống:
− Chọn giống: Chọn các giống lúa cao sản thuộc nhóm A 1 có thời gian
sinh trưởng 90-95 ngày, chất lượng cao, kháng sâu bệnh khá như:
OM4900, OM6162, OM6073, v.v…
− Chất lượng giống: Giống lúa được sử dụng là những giống lúa nguyên

chủng hoặc giống xác nhận theo tiêu chuẩn TCVN1776-2004. Giống
lúa khỏe, không chứa mầm bệnh, không có hạt đen, không lẫn tạp chất
và hạt cỏ.
− Ngâm ủ giống: Ngâm ủ giống theo qui trình sạ hàng của Viện Lúa
18


ĐBSCL, tùy theo mùa vụ và đặc tính của từng giống để quyết định thời
gian ngâm, tạo điều kiện cho mầm lúa phát triển khỏe, xử lý nấm bệnh
có trong hạt bằng nước muối 15% trong 10 phút hoặc có thể xử lý bằng
chất kích kháng khi ngâm giống. Thời gian ngâm 36-48 giờ, vớt ra đãi
sạch nước chua và những hạt lép lững còn sót lại, để 4-6 giờ cho ráo
nước, ủ trong thời gian từ 24-36 giờ. Trong thời gian ủ, tưới nước một
đến hai lần, trước khi sạ 6 giờ không được tưới nước để hạt lúa khô vừa
phải. Lúa mới thu hoạch nếu dùng làm giống cho vụ sau ngay, phải xử
lý phá miên trạng bằng dung dịch acid nitric 0,1-0,5%, bằng cách ngâm
hạt giống trực tiếp vào dung dịch khi ngâm giống hoặc pha với nước để
tưới.
− Mật độ sạ: Mật độ sạ không quá 100 kg giống/ha (từ 80-100 kg lúa

giống/ha). Tất cả các vụ được sạ bằng công cụ sạ hàng.

d. Bón phân:
− Liều lượng:
Lượng phân bón hoá học được sử dụng cho mỗi hecta như sau:
o Vụ Đông Xuân:
90N - 45P2O5 – 40K2O (kg/ha)
o Vụ Xuân Hè:
75N - 40P2O5 – 40K2O (kg/ha)
o Vụ Hè Thu:
70N - 40P2O5 – 40K2O (kg/ha)
Phân hữu cơ vi sinh bón với liều lượng 500 kg/ha cho mỗi vụ. Khi bón
phân hữu cơ vi sinh, tùy theo hàm lượng dinh dưỡng trong phân hữu cơ sử
dụng cần giảm liều lượng phân hóa học để đảm bảo liều lượng phân hóa học
theo khuyến cáo trên.
− Cách bón:

+ Phân đạm: Phân đạm được bón theo LCC. Lượng phân đạm sử dụng trong
cả 3 vụ và các nhóm giống khác nhau tùy thuộc vào đặc tính của giống, thời
tiết, đặc biệt ở hai giai đoạn 20-25 NSS và 40-45 NSS.
* Lần 1 (7-10 NSS): bón 25-30% lượng đạm
* Lần 2 (20-25 NSS): bón 35-40% lượng đạm
* Lần 3 (40-45 NSS) bón lượng đạm còn lại.
o
+ Phân lân: Phân super lân bón lót 100% hoặc bón vào 7-10 NSS, nếu không
có phân lân đơn có thể sử dụng phân DAP hoặc phân hỗn hợp NPK bón chia
làm 2 lần: 7-10 NSS và 20-25 NSS.
+ Phân kali: Phân kali chia làm 2 lần bón: 7-10 NSS (50% lượng phân) và
40- 45 NSS (50% lượng phân còn lại).
+ Phân hữu cơ: Phân hữu cơ phải bón sớm, bón lót 100% trải đều trên mặt
ruộng và được vùi vào trong đất trước khi sạ.
19



e. Chăm sóc:
− Quản lý nước: Áp dụng kỹ thuật tưới nước ướt khô xen kẽ, tưới nước
theo nhu cầu của cây ở các giai đoạn sinh trưởng cho đến trước thu
hoạch 7-10 ngày. Trên mặt ruộng luôn để nước ở mức 3-5 cm hoặc bão
hoà 100% độ ẩm. Sau bón phân lần 2 từ 7-10 ngày, tiến hành phơi
ruộng 1-2 lần, thời gian phơi ruộng từ 3-5 ngày, sau đó cho nước vào
ruộng ở mức 3-5 cm như cũ; tiếp tục phơi ruộng cho đến khoảng 40-42
ngày sau sạ, cho nước trở lại ruộng và chuẩn bị bón phân đợt 3. Các
giai đoạn sau khi lúa làm đòng 10-15 ngày (52-56 NSS) tiếp tục thực
hiện khô ruộng 3-5 ngày như trước; sau đó cho nước vào ruộng đầy đủ
để lúa trổ đều. Sau khi lúa trổ 10-12 ngày (75-77 NSS), có thể thực
hiện khô ruộng lần cuối trước khi cho nước vào ruộng trở lại. Lưu ý
trong vụ Đông Xuân không nên rút nước ruộng hoàn toàn quá sớm
(15-20 ngày trước khi thu hoạch), chỉ nên rút nước trước khi thu hoạch
khoảng 7-10 ngày để mặt ruộng được khô ráo, dễ áp dụng gặt bằng
máy.
− Tỉa dặm: Tiến hành tỉa dặm khoảng 15-20 NSS ở những nơi cây bị

chết, không để thiếu cây giảm mật độ, ảnh hưởng đến số bông/m2.
− Khử lẫn: Ruộng lúa được khử lẫn 3 lần, nhổ sạch những cây có dạng

hình không đồng nhất, cây bị bệnh bạch tạng, cắt bỏ những bông lúa
có hạt đen, hạt có râu, đồng thời khử cỏ còn sót lại sau mỗi lần diệt cỏ.
Khâu khử lẫn thực hiện dứt điểm 10 ngày trước khi thu hoạch.
f. Phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại:
− Khống chế cỏ dại: Biện pháp áp dụng phổ biến nhất là dùng nước để
khống chế cỏ dại, ngay sau khi sạ được 4-5 ngày bắt đầu cho nước
láng mặt ruộng, mực nước trên đồng ruộng luôn ngập mặt đất ít nhất 13 cm, tiến hành nhổ cỏ bằng tay cùng với lúc dặm tỉa và trước lúc bón

phân đợt 2. Có thể dùng thuốc cỏ tiền nẩy mầm như Sofit, Sirius hoặc
hậu nảy mầm như: Meco, Cantanil, Nominee, v.v… Các biện pháp
quản lý cỏ dại tổng hợp khác như san phẳng ruộng đầu vụ cũng khống
chế cỏ dại tốt. Kỹ thuật quản lý nước ướt khô xen kẽ thực hiện đồng bộ
với quản lý cỏ dại tổng hợp đã góp phần kiểm soát cỏ dại trong ruộng
lúa hiệu quả.
− Trừ ốc bươu vàng: Tốt nhất là gom ốc bươu vàng trước khi sạ bằng

cách đánh rãnh nước, bắt bằng tay những con còn sót lại trong ruộng
lúa. Nếu sau khi sạ ruộng còn nhiều ốc có thể dùng thuốc hoá học
thuộc nhóm Metaldehyde như: Yellow K, Golden Snail, .v.v…
− Phòng trừ sâu hại: Áp dụng nghiêm ngặt IPM. Tùy theo tình hình

thực tế, sử dụng thuốc sâu sinh học Ometar và Silsau kết hợp sử dụng
thuốc hoá học như: Applaud, Actara, Basudin, Cyper Alpha.v.v…
− Phòng trừ bệnh hại:
20


o Bệnh cháy lá và khô cổ bông: do sạ thưa và bón phân HCVS kết
hợp với phân hóa học một cách hợp lý nên rất ít bệnh. Tuy nhiên,
tùy theo điều kiện thời tiết chỉ cần phun 1-2 lần thuốc như:
Validacin, Anvil, Tilt, Fujione, Kasai để trị bệnh cháy lá và khô cổ
bông.
o Bệnh vàng lá: khi thực hiện đúng quy trình sạ thưa và bón phân cân
đối nên không phải sử dụng thuốc trị bệnh vàng lá.
o Bệnh lem lép hạt: trong vụ Hè Thu nếu lúa trổ gặp điều kiện mưa
bão có thể phun một lần thuốc Rovral hoặc Anvil, Tilt, Nustar.
g. Thu hoạch và đóng gói tồn trữ:
− Lúa được thu hoạch đúng độ chín, không thu hoạch chín quá hay còn

xanh quá, thu hoạch khi lúa chín khoảng 85-90% (28-30 ngày sau khi
trổ) là thích hợp nhất, không phơi mớ ở ngoài ruộng, vụ ĐX tránh phơi
trực tiếp trên sân xi măng, đường nhựa, nên phơi lúa trên lưới, đệm.
Vụ HT lúa thu hoạch được suốt đóng bao và đưa đi sấy ngay đảm bảo
ẩm độ tối đa >12 - <14%. Lúa sấy theo công nghệ của Đan Mạch
(DANIDA).
− Lúa sau khi được sấy khô, làm nguội và đóng vào bao bì nguyên vẹn,
bền chắc, bảo quản trong kho theo tiêu chuẩn, có thể áp dụng bảo quản
hạt giống trong túi yếm khí.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHI
Đề tài đã xây dựng và hình thành được tập quán sử dụng giống chất
lượng, giống xác nhận và áp dụng TBKT vào sản xuất lúa cho nông dân tỉnh
Hậu Giang. Sản phẩm lúa gạo của nông dân tham gia trong mô hình có năng
suất, chất lượng cao, chi phí thấp, giá thành hạ, tăng lợi nhuận, góp phần tăng
sản lượng lúa của tỉnh nhà đồng thời phát huy hiệu quả về mặt kinh tế- xã hội,
an toàn về môi trường và an sinh trong cộng đồng và xã hội. Việc áp dụng các
TBKT trong canh tác lúa của Đề tài “Năm giảm một phải” đã giúp tăng năng
suất lúa được 360-650 kg lúa/ha (8,6-13%), tăng chất lượng xay chà của lúa gạo
(đặc biệt tăng tỷ lệ gạo nguyên trong vụ HT lên xấp xỉ 50%), giảm lượng vật tư
áp dụng như giảm chi phí giống (43,1-46,4%), chi phí thuốc BVTV (giảm 9,415%), giảm chi phí bơm nước (40% và 29,4%), giảm giá thành (9,5-10,6%) và
tăng thu nhập cho nông dân (tăng lợi nhuận so với KTCT của nông dân là 2,612,65 triệu đồng/ha, tương ứng 36,5 % và 19,1% cho hai vụ HT và ĐX) và góp
phần xây dựng sản xuất thâm canh bền vững của Hậu Giang. So với hiệu quả từ
“Ba giảm ba tăng”, áp dụng mô hình sản xuất lúa “Năm giảm một phải”, lợi
nhuận của nông dân tăng thêm được 484 ngàn đồng/ha (8,6%) ở vụ HT và 858
ngàn đồng/ha (6,3%) trong vụ ĐX. Kết quả này càng khẳng định hiệu quả của
việc ứng dụng các TBKT mới trong điều kiện canh tác lúa của địa phương thành
21


công. Trên 20 ha mô hình trình diễn trong hai vụ HT2008 và ĐX2008-09, mô

hình đã cung cấp cho nông dân trong huyện, tỉnh được hơn 110 tấn giống lúa
xác nhận OM6073. Đề tài đã xây dựng và hoàn thiện quy trình canh tác lúa
“Năm giảm một phải”, nhằm chuyển giao đến các huyện khác trong tỉnh, trong
vùng, giúp nông dân áp dụng và nhân nhanh mô hình sản xuất lúa thâm canh,
bền vững đạt hiệu quả kinh tế cao này.
Đề tài cũng đề xuất một số kiến nghị là: Tiếp tục duy trì và nhân rộng diện
tích áp dụng mô hình “Năm giảm một phải”; triển khai thêm các khu vực lân cận
có điều kiện tương tự để giúp tăng thu nhập cho người nông dân và tạo ra những
sản phẩm tốt cho xã hội. Tăng cường hơn nữa chính sách khuyến khích người
sản xuất giống để duy trì ổn định nguồn hạt giống tốt tại địa phương. Khuyến
cáo sâu rộng hơn hướng sử dụng phân hữu cơ vi sinh và thuốc sinh học để xây
dựng hệ thống sản xuất lúa thâm canh, bền vững. Tăng cường hơn nữa hỗ trợ
chính sách đối với cơ giới hóa khâu thu hoạch, khuyến khích người sản xuất sấy
lúa theo công nghệ DANIDA, sử dụng túi yếm khí tồn trữ để đảm bảo nguồn hạt
giống tốt, đạt chất lượng xay chà cao, tăng giá trị lúa gạo xuất khẩu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Lê Thị Dự, Nguyễn Thạch Cân, Thái Thị Hạnh, Nguyễn Thị Hoa, Phạm Văn
Sơn và Nguyễn Thị Tâm (2008), Kết quả chương trình khảo nghiệm giống lúa năm
2007 ở ĐBSCL, Báo cáo tại Hội thảo đánh giá giống lúa vụ ĐX2007-2008 tại Viện
Lúa ĐBSCL, ngày 27/2/2008.
Lê Thị Dự, Nguyễn Thạch Cân, Thái Thị Hạnh, Nguyễn Thị Hoa, Phạm Văn
Sơn và Nguyễn Thị Tâm (2008), Kết quả chương trình khảo nghiệm giống lúa năm
2008 ở ĐBSCL, Báo cáo tại Hội thảo đánh giá giống lúa vụ HT2008 tại Viện Lúa
ĐBSCL, ngày 25/7/2008.
Lê Thị Dự, Nguyễn Thạch Cân, Thái Thị Hạnh, Nguyễn Thị Hoa, Phạm Văn
Sơn và Nguyễn Thị Tâm (2009), Kết quả chương trình khảo nghiệm giống lúa năm
2008 ở ĐBSCL, Báo cáo tại Hội thảo đánh giá giống lúa vụ ĐX 2008-2009 tại Viện
Lúa ĐBSCL, ngày 16/2/2009.
Lương Minh Châu, Phan Thị Bền, Lương Thị Phương, Hoàng Đức Cát, Trần

Thị Mộng Quyên và Phạm Giang Nam (2002), Quy trình phòng trừ sâu hại tổng hợp
cho một số giống lúa xuất khẩu, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn Số
6/2002, trang 541-543.
Nguyễn Hữu Huân (2004), Nhìn lại chương trình “Ba giảm, ba tăng” trong
thâm canh lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, 2003-2004, Báo cáo tại Hội nghị tổng
kết chương trình Ba giảm, ba tăng tổ chức tại Viện Lúa ĐBSCL, Cần Thơ, ngày 89/12/2004.
Nguyễn Thị Lộc, Võ Thị Bích Chi, Phạm Quang Hưng, Nguyễn Thị Nhàn và
Nguyễn Đức Thành (2002), Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng hai chế phẩm sinh học
để quản lý các loài sâu hại lúa. Báo cáo tại Hội nghị Khoa học phía Nam, Ban Trồng
trọt và Bảo vệ thực vật, tháng 8/2002.
22


Phạm Sỹ Tân, Phạm Thị Mùi, Chu Văn Hách, Trịnh Quang Khương, Trần Thị
Ngọc Huân và Lê Ngọc Điệp (2007), Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất
lúa an toàn theo hướng hữu cơ nhằm gia tăng năng suất, chất lượng và lợi nhuận cho
người trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Chương trình hợp tác Việt
Nam-Thụy Điển (2006-2007).
Trịnh Thị Lũy, Nguyễn Trung Tiền, Nguyễn Thị Lang và Bùi Chí Bửu (1999),
Nghiên cứu ảnh hưởng của công đoạn sau thu hoạch đến phẩm chất hạt lúa, Tạp chí
khoa học-công nghệ và quản lý kinh tế, 1999, (5)193-194.
Tiếng Anh
Banh L.V. and H. B. Quoc (2003), Studying and fabricating simple small
dryers applied in small farms. OmonRice Journal 11:26-137.
Berrio L. E and Cuevas - Perez (1989), Cultivar differences milling yield under
delay harvested of rice, p: 150-1512.
Cabangon R. J., T.P. Tuong and N.B. Abdullah (2002), Comparing water input
and water productivity of transplanted and direct-seeded rice production systems,
Agric. Water Manage 57, 11–31.
Crauford R.D. (1962), Changes during drying, Agri.30, p:321-329.

Huan T.T.N., T.Q. Khuong, and P.S. Tan (1999a), Nitrogen management for rice
by using chlorophyll meter, OmonRice Journal 6: 53-58.
Huan T.T.N., P.S. Tan, and H. Hiroyuki (2000), Optimum Nitrogen fertilizer
rate for high yielding rice based on growth diagnosis in wet-seeded culture of rice,
Proceedings of the 2000 annual workshop of JIRCAS Mekong Delta Project, pp 60-67.
Huan T.T.N., P.S. Tan, H. Hiroyuki, and K. Hiromi (2001), Optimum Nitrogen
fertilizer rate for high yielding rice based on growth diagnosis in wet-seeded culture of
rice, Proceedings of the 2001 annual workshop of JIRCAS Mekong Delta Project, pp
16-23.
Huan T.T.N., T.Q.Khuong, C.V. Hach, P.S. Tan and R. Buresh (2008), Effect of
seeding rate and nitrogen management under two different water regimes on grain
yield, water productivity and profitability of rice production, OmonRice 16: 81-87.
IRRI - International Rice Research Institute (1992), Laboratory analysis of
physical characteristics of the rice grain.
IRRI - International Rice Research Institute (1995), Soil and Plant Sampling
and Measurement Procedure.
Karivaratharaju T.V. and K. Sivasubramanian (1990), Using electrical
conductivity determine maturity stage for quanlity rice seeds, IRRN 15(3), p 21.
Khuong T.Q, T.T.N. Huan, P.S. Tan, H. Hiroyuki, and K. Hiromi (2001),
Optimun seeding rate under row seeding at different crop management practices,
Proceeding of the 2001 annual workshop of JIRCAS Mekong Delta Project. Pp. 10-15.
Khuong T.Q., T.T.N. Huan, P.S. Tan, and K. Hiromi (2002), Optimum seed rate
under row seeding at different crop management practices, Proceedings of the 2002
annual workshop of JIRCAS Mekong Delta Project, College of Agriculture, Cantho
University, pp. 17-23.
23


Khuong T.Q., T.T.N. Huan, P.S. Tan and R. Buresh (2007), Effect of Specific
Nutrient Management on grain yield, nutrient use efficiency and rice production profit

in the Mekong Delta, OmonRice 15: 153-158.
Ripple (2007), Fighting Asia’s postharvest problems, IRRC, January-February
2007, Vol.2, No.1, pp 1-2.
Tan P.S., T.Q. Tuyen, T.T.N. Huan, T.Q. Khuong, N.T. Hoai, C.V. Phung, L.N.
Diep, H.C. Dung, N.X. Lai, and A. Dobermann (2000), Site-specific nutrient
management in intensive nutrient rice ecosystems: A case study in Omon district,
Cantho province, In OmonRice Journal No.8: Pp 64-73.
Tan P.S., T.Q. Tuyen, T.T.N. Huan, T.Q. Khuong, N.T. Hoai, C.V. Phung, L.N.
Diep, H.C. Dung, N.X. Lai, and A. Dobermann (2004), Site-specific nutrient
management in intensive irrigated rice ecosystems of the Mekong Delta, Vietnam. In
Dobermann A., C. Witt and D. Dawe. (eds.), In Increasing productivity of intensive
systems through site-specific nutrient management, Enfield N. H. (USA) and Los
Baños (Philippines): Science Publishers, Inc., and International Rice Research Institute
(IRRI), pp. 193-215.
Tuong T.P. (2003), Strategies for increasing water productivity in rice irrigation
systems: water-saving irrigation technologies, International Workshop on Water-Wise
Rice Production’, (Eds. BAM Bouman, H Hengsdijk, B Hardy, PS Bindraban, TP
Tuong, JK Ladha), 8-11 April 2002, Los Baños, Philippines. Los Baños (Philippines):
International Rice Research Institute: 143-154.

24


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1.1. Mục tiêu đề tài
1.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài
1.3. Giới hạn của đề tài
II. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1

Tiến bộ kỹ thuật về giống lúa
2.2
Tiến bộ kỹ thuật về phương pháp sạ và mật độ sạ
2.3
Tiến bộ kỹ thuật về quản lý sâu bệnh tổng hợp và phòng trừ sinh học

1
1
1
2
2
2
2
3

2.4

4

Tiến bộ kỹ thuật về quản lý dinh dưỡng cho cây lúa

2.5
2.6

Tiến bộ kỹ thuật về quản lý nước cho cây lúa
Tiến bộ kỹ thuật trong giảm thất thóat sau thu hoạch, đặc biệt là phơi
sấy lúa
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1
Điều tra đánh giá hiện trạng hiểu biết và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật

sản xuất lúa của địa phương
3.2
Thí nghiệm áp dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác lúa tăng năng suất,
chất lượng xay chà và giảm giá thành sản phẩm của các giống lúa cao
sản phổ biến
3.2.1
Thí nghiệm áp dụng các qui trình kỹ thuật nghiên cứu
3.2.2
Thí nghiệm đánh giá các biện pháp kỹ thuật sau thu hoạch ảnh
hưởng đến chất lượng xay chà của lúa gạo
3.3
Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo đầu bờ với sự tham gia của nông
dân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ khuyến nông của địa phương.
3.4
Xây dựng các mô hình sản xuất lúa «Năm giảm một phải» qui mô 20 ha
tại địa phương.

4
5

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

8

4.1

8

Kết quả điều tra hiện trạng hiểu biết và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong
sản xuất lúa của nông dân tỉnh Hậu giang

4.2
Kết quả thí nghiệm và xây dựng mô hình sản xuất lúa «Năm giảm một
phải»
4.2.1 Kết quả thí nghiệm
4.2.1
Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa nghiên cứu
đến năng suất lúa
4.2.1.2 Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến lượng nước tưới tiết
kiệm và hiệu quả sử dụng nước
4.2.1.3 Ảnh hưởng của các qui trình nghiên cứu đến chất lượng xay
chà của lúa
4.2.1.4 Ảnh hưởng của chế độ thu hoạch, phơi sấy và bảo quản đến
chất lượng xay chà
25

6
6
6
6
7
7
7

8
8
8
9
10
11



×