Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy toán ở trường THPT tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.38 MB, 144 trang )

Mẫu số 2
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1.Tên đề tài (dự án): ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
GIẢNG DẠY TOÁN Ở TRƯỜNG THPT TỈNH HẬU GIANG.
Lĩnh vực: Tự nhiên (Giáo dục).
2.Chủ nhiệm đề tài: Lý Phát Hải Linh.
3.Tổ chức chủ trì: Trường THPT chuyên Vị Thanh.
Địa chỉ: số 4 Đồ Chiểu,TX Vị Thanh-Hậu Giang.Số điện thoại:07113876550
4.Danh sách cán bộ tham gia chính (tên, học vị, chức danh, đơn vị công tác):
Họ và tên

Học vị

Chức danh

Đơn vị công tác

Lý Phát Hải Linh

Thạc sĩ

Giáo viên

THPT chuyên Vị Thanh

Phan Văn Huy

Thạc sĩ

Giảng viên


Đại học Cần Thơ

Trần Thị Bảo

Cử nhân

Giáo viên

THPT chuyên Vị Thanh

Lê Xuân Lợi

Cử nhân

Giáo viên

THPT chuyên Vị Thanh

Hồ Văn Hữu Lợi

Cử nhân

Giáo viên

THPT Vị Thanh

Nguyễn Thị Ngọc

Cử nhân


Giáo viên

THPT chuyên Vị Thanh

Đỗ Thành Nhân

Cử nhân

Giáo viên

THPT Vị Thanh

Hồ Minh Nhật

Cử nhân

Giáo viên

THPT chuyên Vị Thanh

Lê Hữu Kỳ Quan

Cử nhân

Giáo viên

THPT chuyên Vị Thanh

5.Thời gian thực hiện đã được phê duyệt: 24 tháng
Năm bắt đầu: 12/2007

Năm kết thúc: 12/2009
6. Thời gian kết thúc thực tế (thời điểm nộp báo cáo kết quả): 06/2010.
7. Kinh phí thực hiện đề tài: 182,459 triệu đồng.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI
1.Kết quả nghiên cứu:
1.1. Ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu.
Nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề luôn tồn tại và được quan tâm nhiều
trong chiến lược phát triển giáo dục. Đổi mới phương pháp giảng dạy là một
trong những phương cách góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

i


Cho đến nay, phải nói rằng không một ai nghi ngờ về vai trò to lớn và những
tác dụng kỳ diệu của CNTT trong các lĩnh vực của đời sống. Trong giáo dục,
việc ứng dụng CNTT trên thực tế cũng đã đem lại kết quả đáng kể và những
chuyển biến lớn trong dạy học, nhất là về PPDH.
Những năm qua việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa được
thực hiện khá đồng bộ. Việc đổi mới nội dung, chương trình yêu cầu phải
đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải
sử dụng phương tiện dạy học phù hợp và CNTT là một trong những phương
tiện quan trọng góp phần đổi mới PPDH bằng việc cung cấp cho giáo viên
những phương tiện làm việc hiện đại. Từ những phương tiện này giáo viên
có thể khai thác, sử dụng, cập nhật và trao đổi thông tin. Việc khai thác
mạng giúp giáo viên tránh được tình trạng“dạy chay” một cách thiết thực
đồng thời giúp giáo viên có thể cập nhật thông tin nhanh chóng và hiệu quả.
Đây là một trong những yêu cầu đặc biệt cần thiết đối với giáo viên
Hòa nhập với sự phát triên về công nghệ thông tin trong giáo dục, Giáo dục
tỉnh Hậu Giang đã có nhiều bước tiến đáng kể, trong đó ứng dụng CNTT
trong giảng dạy môn Toán cũng có nhiều tiến bộ.

Vấn đề đặt ra là : hiện nay trong nước ta, nhất là tại địa bàn tỉnh Hậu
Giang, ứng dụng CNTT trong giảng dạy Toán hiện nay chưa được thực hiện
đồng bộ, chưa có sự nghiên cứu đầy đủ, tổng quát, chưa đưa ra được phương
pháp cụ thể và đối với chương trình giảng dạy của nước ta thì nên sử dụng
các phần mềm hỗ trợ nào ứng dụng tốt và được sử dụng cho những phần nào
của bộ môn? Và cuối cùng, có thể đưa ra một phần mềm riêng, trong đó các
phần mềm toán của thế giới được nhúng vào, sử dụng với mục đích : vừa là
giáo án, vừa là bài giảng, vừa là công cụ hỗ trợ học tập. Đó là những vấn đề
mà đề tài này sẽ tập trung giải quyết.
1.2. Ý nghĩa thực tiễn và khả năng ứng dụng kết quả khoa học.
Đề tài đã nêu được thực trạng ứng dụng CNTT vào giảng dạy toán ở các
trường THPT trong tỉnh Hậu Giang, đồng thời đưa ra phương pháp giảng
dạy với sự hỗ trợ của phần mềm tích hợp.
Phần mềm tích hợp là phần mềm do đề tài thực hiện có thể chạy online hoặc
offline bao gồm các phân hệ :
ii


+ Giáo án : thể hiện kịch bản giảng dạy trên lớp của giáo viên.
+ Bài giảng trình chiếu : dùng để giảng dạy thậm chí học sinh có thể sử dụng
để học tập (dạng e_learning ) hoặc xem lại bài đã học. Phân hệ này, GV sử
dụng để giảng dạy trên lớp, trong đó GV có thể điều chỉnh bài dạy theo ý
riêng của mình nhờ tính linh hoạt của phần mềm, các hình vẽ minh họa
(chẳng hạn KSHS, các hình HHKG,...) GV có thể dựng từng bước theo thời
gian thực trong suốt quá trình giảng dạy (không phải là hình dựng sẵn cho cả
bài), đặc biệt GV có thể dựng thêm, thao tác trực tiếp lên hình vẽ, thậm chí
HS cũng có thể tham gia vào quá trình dựng hình.
+ Ôn tập : giúp học sinh hệ thống hóa lại kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm
toán.
PMTH này có thể sử dụng miễn phí cho GV và HS bậc THPT trên toàn tỉnh

Hậu Giang, do được thiết kế chạy online nên có tính phổ biến rất cao đồng
thời sẽ là nơi trao đổi kinh nghiệm, ý tưởng, tài liệu giữa GV-GV, GV-HS và
HS-HS.
2. Các sản phẩm khoa học (nếu có)
Phần mềm tích hợp chạy trực tuyến tại địa chỉ : />3. Kết quả tham gia đào tạo sau đại học (nếu có) : không có.
4. Các kết quả khác (nếu có)
Bằng sáng chế hoặc giải pháp hữu ích từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi
rõ số, ngày tháng năm cấp)
Vị Thanh., Ngày 7 tháng 5 năm 2010
Xác nhận của tổ chức chủ trì
Chủ nhiệm đề tài
(Ký tên và đóng dấu)

iii


TÓM LƯỢC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Mục đích
Nhằm đánh giá lại hiện trạng ứng dụng CNTT trong giảng dạy nói chung và
giảng dạy toán nói riêng ở tỉnh Hậu Giang đồng thời đề xuất phương pháp
giảng dạy toán với các phần mềm hỗ trợ Qua quá trình tìm hiểu hiện trạng
và thồng nhất phương pháp giảng dạy với phần mềm hỗ trợ, lựa chọn phần
mềm hỗ trợ đảm bảo tiêu chí : hiệu quả, kinh tế, dễ sử dụng, đề tài tập trung
vào mục đích chính : xây dựng phần mềm tích hợp sử dụng cho giáo viên và
học sinh cấp THPT.
Phương pháp nghiên cứu.
• Tiếp cận các giáo viên và học sinh ở các đơn vị phối hợp để tìm hiểu
việc ứng dụng CNTT trong dạy môn.
• Nhóm làm việc kết hợp các đơn vị phối hợp đánh giá, rút kinh nghiệm,
lựa chọn phần mềm và đưa ra phương pháp giảng dạy ứng với các phần

mềm đó.
• Trên cơ sở đánh giá, nhóm làm việc viết phần mềm tích hợp : nhập liệu,
sử dụng, rút kinh nghiệm, hiệu chỉnh nội dung và hỗ trợ lâu dài cho
người sử dụng sau này.
Kết quả.
1. Qua kết quả các phiếu lấy thông tin từ các đơn vị hợp tác, đề tài đã đưa ra
được báo cáo phân tích về thực trạng ứng dụng CNTT vào giảng dạy Toán ở
các trường THPT thuộc tỉnh Hậu Giang :
• Các phần mềm thường được sử dụng kết hợp PowerPoint như :
GeospacW-GeoPlanW, Cabri, Flash, GSP45, Graph, Maple, Excel... để
hỗ trợ cho bài dạy.


Về phương pháp vận dụng CNTT cũng còn nhiều lúng túng. Một số ít
hiện chỉ sử dụng powerpoint để trình bày nội dung thay cho việc sử
dụng bảng đen phấn trắng, phần lớn GV sử dụng một phần mềm toán
học để hỗ trợ kết hợp với powerpoint để trình bày bài giảng.
iv


• Và cũng cần khẳng định rằng : sử dụng CNTT vào giảng dạy có tác
dụng tích cực, hầu hết các em HS đều nhận xét : dễ tiếp thu bài hơn khi
GV giảng dạy với sự hỗ trợ của CNTT .
2. Qua các tiết dạy thực nghiệm, đề tài cũng đưa ra được phương pháp chung
ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
+ Sử dụng CNTT đúng chỗ, đúng nội dung, tránh lạm dụng.
+ Không trình chiếu tất cả nội dung bài dạy lên màn hình, nên kết hợp
hài hòa giữa lời nói, trình chiếu và bảng đen phấn trắng.
+ Cần có sự tương tác giữa GV-HS thông qua CNTT, hướng dẫn HS sử
dụng phần mềm hỗ trợ.

3. Phần mềm tích hợp.
PMTH theo thuyết minh ban đầu là phần mềm sử dụng ngoại tuyến, chạy
trực tiếp từ bộ nhớ ngoài. Tuy nhiên, quá trình thực hiện viết phần mềm
và sử dụng trong giảng dạy thực nghiệm bộc lộ một số nhược điểm như
sau :
+ Bài giảng trình chiếu cần sử dụng linh hoạt, tùy theo đối tượng, tùy
theo diễn biến lớp học, GV có thể cho hiển thị hay không hiển thị một nội
dung nào đó. Hoặc GV muốn đưa vào một ví dụ khác,... các yêu cầu đó
phần mềm không đáp ứng tốt.
+ Bài giảng trình chiếu cần nhận được sự hỗ trợ, góp ý từ nhiều người sử
dụng, và do đó nó sẽ được cập nhật liên tục. Nếu chỉ đóng gói chạy ngoại
tuyến sẽ rất khó khăn khi cập nhật và phổ biến cho cộng đồng.
+ Giảng dạy và học tập là các hoạt động không ngừng đổi mới. Do đó
cần tạo điều kiện cho GV cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, thảo luận các
vấn đề về chuyên môn, về phương pháp giảng dạy đồng thời trao đổi phổ
biến các tài liệu chuyên môn. Hơn nữa, mục tiêu cuối cùng là cung cấp
kiến thức cho học sinh, do đó cần có nơi cho HS trình bày ý kiến cũng
như trao đổi các vấn đề học tập - “ học thầy không tày học bạn” – và nêu
các thắc mắc để thầy cô có thể hướng dẫn, giải quyết.

v


Với tất cả các vấn đề nêu trên, đề tài chuyển sang viết phần mềm dưới
dạng web, có thể chạy trực tuyến hoặc ngoại tuyến, nhưng vẫn giữ được
các ý tưởng ban đầu, đòng thời bổ sung thêm các ý tưởng nhằm thỏa mãn
các vấn đề nêu trên.
PMTH được viết dưới dạng web và có thể sử dụng trực tuyến hoặc ngoại
tuyến.
+ Để giảng dạy nên sử dụng ngoại tuyến, GV ở những trường vùng sâu

vùng xa vẫn có thể giảng dạy mà không phụ thuộc vào đường truyền
internet. Tuy nhiên cần được cập nhật cơ sở dữ liệu thường xuyên.
+ Trang web được trực tuyến trên địa chỉ rất
thuận tiện cho HS sử dụng để ôn tập, học lại bài cũ. Trên trang web cũng
có diễn đàn nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho việc trao đổi kinh nghiệm
giữa HS với HS, giữa GV và GV, hoặc HS có thể tham khảo ý kiến GV
trực tuyến thông qua ban hỗ trợ trực tuyến.
+ Các bài giảng trình chiếu có thể được chỉnh sửa trực tiếp trên web nên
có tính cộng đồng cao. Mọi GV đều có thể sử dụng và xây dựng.
+ Bài giảng của PMTH được xây dựng dưới dạng tùy chọn một cách
mềm dẻo, GV có thể tùy theo đối tượng mà trình chiếu nội dung một
cách phù hợp, kết hợp với phần bảng thuận tiện, dễ dàng.
+ PMTH được nhúng phần mềm Geo miễn phí, sử dụng rất linh hoạt,
dựng được tất cả các hình trong chương trình toán THPT và đặc biệt có
thể dựng, vẽ hình trực tiếp khi đang giảng dạy.
+ PMTH có kho tư liệu do người dùng đóng góp được chia sẻ dùng
chung.
+ Phần bài giảng trình chiếu, chủ yếu để giảng dạy, tuy nhiên có thể bổ
sung phần âm thanh, các video clip do giáo viên xây dựng để trở thành
các bài giảng e_learning.

vi


PMTH gồm 3 mô đun chính :
+ Giáo án : thể hiện kịch bản của bài dạy.
+ Bài giảng trình chiếu : chứa nội dung chính của bài giảng, GV có thể
sử dụng linh hoạt khi giảng dạy. Các hình minh họa GV và HS có thể
thao tác trực tiếp, chỉnh sửa dễ dàng theo diễn biến của lớp học.
+ Ôn tập : Tóm tắt kiến thức của mỗi chương, các dạng toán thường

gặp và bài tập rèn luyện.
Ngoài ra, trong PMTH còn có các nội dung hỗ trợ khác như : hỗ trợ
trực tuyến, hướng dẫn sử dụng, diễn đàn, góp ý cho PMTH, chia sẻ tài
liệu...
PMTH dưới dạng trang web nên tính phổ biến rất cao, nhiều người có
thể sử dụng để giảng dạy, học tập mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt người
dùng có thể tùy chỉnh khi giảng dạy - ẩn hay hiện nội dung nào đó, có
thể dựng hình từng bước rất linh hoạt. GV dùng PMTH khi dạy có thể
kết hợp phấn, bảng và đặc biệt nếu dùng bộ thiết bị bảng tương tác thì
hiệu quả càng cao.

vii


MỤC LỤC
Điều tra thực trạng...........................................................................................................117
Phiếu điều tra của giáo viên.........................................................................................117
Phiếu điều tra của học sinh..........................................................................................118

KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT.
CNTT ......................................................................Công nghệ thông tin.
THPT ......................................................................Trung học phổ thông.
HS ............................................................................Học sinh.
GV ...........................................................................Giáo viên.
PMTH ......................................................................Phần mềm tích hợp.
Geo...........................................................................Geoplan – geospace.
NCS..........................................................................Nghiên cứu sinh.
GA............................................................................Giáo án.
SGK..........................................................................Sách giáo khoa.


viii


DANH SÁCH HÌNH
Điều tra thực trạng...........................................................................................................117
Phiếu điều tra của giáo viên.........................................................................................117
Phiếu điều tra của học sinh..........................................................................................118

DANH SÁCH BẢNG

ix


Bảng 2.1 Các mô hình giáo dục..........................................trang 14.
Bảng 3.1 Số liệu so sánh kết quả học tập...........................trang 32
Bảng 3.2 Bảng thiết kế kỹ thuật phần mềm........................trang 94
Bảng 3.3 Bảng Kế hoạch thực hiện phần mềm..................trang 96
Bảng 3.4 Bảng so sánh sản phẩm.......................................trang 108.

x


MỞ ĐẦU.
1/Lý do chọn đề tài:
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy nói chung và trong giảng dạy môn
toán nói riêng, trên thế giới ở các nước tiên tiến đã thực hiện từ rất lâu, vào
thập niên 90, và hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ cho việc giảng dạy
toán, chẳng hạn : maple, GeospacW, GeoplanW, Cabri, Mathcad,… Trong
đề tài này, ta kế thừa các thành tựu đó, ứng dụng một cách linh hoạt tùy theo
điều kiện của tỉnh nhà.

Bên cạnh đó, nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy ngày càng bức
thiết phù hợp với luật giáo dục cũng như sự phát triển của đất nước. Luật
Giáo dục nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quy định :" Phương
pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo
của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí
vươn lên" (Luật giáo dục 2005, chương I, điều 5). Do đó đổi mới phương
pháp dạy học bằng cách sử dụng công nghệ thông tin đang là một xu thế của
thời đại, được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình trước ngưỡng
cửa thế kỉ XXI và dự đoán rằng nền giáo dục các nước trong tương lai gần sẽ
có sự thay đổi một cách căn bản do ảnh hưởng của công nghệ thông tin.
Hiện nay trong nước ta, nhất là tại địa bàn tỉnh Hậu Giang, ứng dụng
CNTT trong giảng dạy Toán hiện nay chưa được thực hiện đồng bộ, chưa có
sự nghiên cứu đầy đủ, tổng quát, chưa đưa ra được phương pháp cụ thể và
đối với chương trình giảng dạy của nước ta thì nên sử dụng các phần mềm
hỗ trợ nào ứng dụng tốt và được sử dụng cho những phần nào của bộ môn?
Và cuối cùng, có thể đưa ra một phần mềm riêng, trong đó các phần mềm
toán của thế giới được nhúng vào, sử dụng với mục đích : vừa là giáo án,
vừa là bài giảng, vừa là công cụ hỗ trợ học tập. Đó là những vấn đề mà đề tài
này sẽ tập trung giải quyết.
2/Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá hiện trạng ứng dụng CNTT trong giảng dạy nói chung và
trong giảng dạy Toán nói riêng.
1


Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy với sự hỗ trợ của CNTT, đề
xuất một số phương pháp giảng dạy toán với các phần mềm ứng dụng cho
môn Toán.
Đưa ra phần mềm tích hợp : giáo án – bài giảng - công cụ ôn tập.
3/Nhiệm vụ nghiên cứu :

Khảo sát ở tất cả các THPT trong tỉnh Hậu giang về tình hình ứng dụng
CNTT trong giảng dạy toán và tình hình trang thiết bị phục vụ việc giảng
dạy.
Hướng dẫn các GV hợp tác giảng dạy thực nghiệm sử dụng các phần
mềm có thể ứng dụng vào giảng dạy : Maple, Cabri, Geospace-Geoplane.
Các GV hợp tác giảng dạy thực nghiệm với các phần mềm đó và lựa
chọn ra phần mềm thích hợp nhất để giảng dạy.
Viết phần mềm tích hợp : Giáo án – Bài giảng – Công cụ hỗ trợ ôn tập.
GV giảng dạy thực nghiệm trên bộ phần mềm đó, qua đó rút kinh nghiệm,
đề xuất phương pháp ứng dụng CNTT vào giảng dạy Toán đồng thời phản
hồi để chỉnh sửa phần mềm phù hợp hơn.
4/ Đối tượng nghiên cứu :
Ứng dụng CNTT vào giảng dạy toán THPT trong tỉnh Hậu Giang.
Cụ thể :
- Phương pháp giảng dạy Toán ở trường THPT trong tỉnh Hậu Giang
với sự hỗ trợ của CNTT.
- Phần mềm tích hợp : Giáo án – Bài giảng – Công cụ ôn tập ứng dụng
trong giảng dạy và học tập của GV và HS.
5/ Phạm vi nghiên cứu.
Và đề tài được nghiên cứu trong phạm vi tương đối rộng, đó là chương
trình Toán THPT tỉnh Hậu Giang.

2


6/ Ý nghĩa của đề tài.
Sản phẩm của đề tài có thể áp dụng cho các trường THPT trong toàn
tỉnh, là tư liệu cho GV giảng dạy, hoặc GV có thể sử dụng để giảng dạy trực
tiếp trên lớp nhờ tính linh hoạt mềm dẻo của PMTH.
Bên cạnh đó, PMTH cũng giúp ích cho HS trong học tập. HS có thể

xem lại nội dung bài đã học trên lớp, trao đổi với GV, với bạn bè trực tuyến.
Hoặc sử dụng phần ôn tập để rèn luyện thêm.
Đặc biệt, với tốc độ phát triển internet như hiện nay, PMTH khi được sử
dụng trực tuyến nó sẽ tạo điều kiện cho nhiều người có thể sử dụng mọi lúc,
mọi nơi. Và cũng nhờ PMTH sẽ có tác động rộng hơn, xa hơn trên phạm vi
cả nước.

3


Chương I : Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.
1.1 Ngoài nước.
1.1.1Ứng dụng phần mềm cabri như thiết bị dạy học điện tử.
Cabri là một phần mềm toán học nghiêng về hình học phẳng – không
gian. Thế nhưng vận dụng sáng tạo các công cụ đã có, kết hợp với việc tạo
ra các Macro mới giúp ta mở rộng khả năng ứng dụng của Cabri trong nhiều
môn toán học và các môn khác.
• Hình học phẳng:
- Giảng dạy lý thuyết: Dựng các hình “động” trong chương trình
toán học THCS – THPT.
- Giảng dạy bài tập: Các bài toán giải tích trong chương trình toán
lớp 8 – 9 – 10.


Cực trị trong hình học phẳng

- Kết hợp giữa hình học và giải tích: Dựng hình – Đo các đại
lượng của các đối tượng cần tìm cực trị - Dựng đồ thị - Dự đoán cực trị
- Chứng minh.



Hình học không gian

- Các phương pháp dựng hình cơ bản trong không gian – Xây
dựng không gian Oxyz.
- Hình chóp – Hình lăng trụ: Lý thuyết và bài tập.
- Mặt tròn xoay: Phương pháp dựng – Bài tập.
- Mặt cầu.


Đồ thị hàm số trong tọa độ Descartes
- Đồ thị hàm số bởi các phương trình y = f(x).
- Đồ thị hàm số cho bởi phương trình tham số.
- Đồ thị của một đường trong không gian.

• Đồ thị hàm số trong hệ tọa độ cực.
4


- Phương pháp dựng.
- Đồ thị các đường đã dựng trong chương trình toán Đại học:
Archimede, Astroid, Lemniscat, hoa hồng, hoa sen,…..
• Ứng dụng trong Thống kê.
- Biểu đồ tần số - Tần suất ( 3 dạng ) – Phương sai – Độ lệch
chuẩn.
- Bài tập thống kê.
• Ứng dụng trong lượng giác.
- Góc và cung lượng giác – Tỉ số lượng giác – Đường tròn lượng
giác.
- Đồ thị HS lượng giác.

• Ứng dụng trong bộ môn vật lý:
- Dựng các hình “động” trong bộ môn vật lý: Phần cơ học – Điện
học – Dao động điều hòa – Sóng điện từ - Kỹ thuật,…
1.1.2. Các ứng dụng của thống kê toán học và mô phỏng bằng Geoplan –
Geospase.
Tác giả: Deniel MULLER
Giáo sư toán, giảng viên Viện đại học đào tạo giáo viên vùng Aix –
Marseille, Pháp.
Địa chỉ: Jas “ le Chateau” 04230 CRUIS
Mail:
Tóm tắt:
Các ứng dụng của thống kê toán học và các mô phỏng với sự hỗ trợ
của phần mềm << Geoplan – Geospase >> có mục đích làm cho các khái
niệm trừu tượng của lý thuyết thống kê toán học phải truyền đạt cho người
học trở nên sinh động và sống động. Vấn đề đặt ra là cần phải làm cho học
sinh và sinh viên thường xuyên làm quen với các khái niệm đại lượng ngẫu
5


nhiên và các kiến thức kèm theo: luật, các mẫu thực nghiệm và các nghịch lý
thông qua các thí nghiệm mô phỏng ( Phân phối, trò chơi, thăm dò ý kiến,
…). Được xây dựng như là các hoạt động thực hành bằng quan sát chứ
không phải các tiết học tính toán, các ứng dụng này phải thúc đẩy người học
phải tìm các cơ sở lý thuyết của những lĩnh vực được quan sát ( sự dao động
của mẫu, phân bố xác suất, dấu hiệu đặc trưng, thử nghiệm,…).
1.1.3. Các trang web học tập.


(Hoa Kỳ)Trang web
này hỗ trợ học tập cho HS ở hầu hết các môn khoa học tự nhiên,

là một bộ tài nguyên miễn phí trên mạng .

Hình 1.1. Giao diện trang web />
• Năm 1995, Tiến sĩ Jerry R.
Adams bắt đầu phát triển một cơ sở dữ liệu thư viện Internet.
các quỹ liên bang đã được sử dụng để tài trợ cho một trang web
cho phép công chúng để được truy cập vào cơ sở dữ liệu được tổ
chức tư nhân. Năm 1996 một chương trình thứ hai liên bang tài
6


trợ một giao diện web dưới cái tên "Thư viện-in-the-Sky" để
công chúng có thể tiếp tục được truy cập.
Evaluation and Development Insitute Vào tháng Năm năm 1997,
Viện đánh giá và phát triển (EDI) bắt đầu cung cấp các cơ sở dữ
liệu thông qua các cổng Web "Thư viện Awesome" EDI, đồng
chủ sở hữu của cơ sở dữ liệu, cũng đã ban hành giấy phép cho
các tổ chức khác sử dụng nó.

Hình 1.2. Giao diện trang web />
1.2 Trong nước.
• Trang web Toan12.net của NCS.Nguyễn Văn Hồng, Trường Đại học
Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ. Ứng dụng một số yếu tố của e-learning
trong dạy học môn toán ở trường trung học phổ thông theo hướng
hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh. Trang này chứa
các video clip do các GV giảng dạy, các dạng toán thường gặp thuộc
chương trình Toán lớp 12, các bài tập tự kiểm tra đánh giá.

7



Hình 1.3. Giao diện trang web

• Trang web Hocmai.vn của Hội khuyến học Việt Nam, trung tâm tư
vấn giáo dục và bổ trợ kiến thức phổ thông. Đến với trang web này
chúng ta sẽ được học với các thầy cô giáo giỏi nhất đến từ các trường
phổ thông và đại học hàng đầu cả nước thông qua các bài giảng được
biên soạn công phu bằng các công nghệ tiên tiến nhất; được cọ xát,
giao lưu, học hỏi, chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm với hàng triệu bạn
học sinh ở khắp mọi miền Tổ quốc thông qua các bài thi và kiểm tra
từ thư viện khổng lồ hàng ngàn đề trắc nghiệm và tự luận cũng như
qua Diễn đàn dành cho thế hệ học trò Việt mới – Diendan.hocmai.vn.
Tuy nhiên để tham gia, người dùng phải đóng phí.

Hình 1.4. Giao diện trang web http:// Hocmai.vn.
8


• />Thư viện Khoa học VLOS là thư viện điện tử dạng wiki duy nhất có mục
đích phổ biến các kiến thức về khoa học, công nghệ và giáo dục bằng
tiếng Việt. Tủ sách Khoa học VLOS được xây dựng nhờ sự tham gia,
đóng góp và cộng tác của 28.322 thành viên là những học sinh, sinh viên
và nhà khoa học từ khắp mọi nơi. Chính thức hoạt động từ tháng 11 năm
2005 cho đến nay, Tủ sách VLOS đang lưu trữ tổng cộng 37.961 bài viết
và tệp tư liệu.

Hình 1.5. Giao diện trang web />
• . Là trang web kiểm tra chương trình toán từ lớp 1
đến lớp 9 trực tuyến. Chương trình được thiết kế bám sát theo thời
gian học của HS theo mỗi tuần nên rất thuận tiện cho các em HS tự

kiểm tra đánh giá. Và cuộc thi Violympic đã được đưa vào hệ thống
thi HS giỏi của Bộ GD&ĐT hàng năm. Tính đến thời điểm 5/2010 số
thành viên lên đến 2.001.600. Trong trang web này có chứa các tài
liệu về Toán THPT nhưng chưa đầy đủ.

9


Hình 1.6. Giao diện trang web

• : là trang web của công ty Bạch Kim, trang
web này gồm có :
o Thư viện Bài giảng Điện tử
o Thư viện Tư liệu Giáo dục
o Thư viện Giáo án Điện tử : chứa các giáo án – bài giảng trình
chiếu do các thành viên đóng góp
o Thư viện Đề thi & Kiểm tra : các đề thi – kiểm tra của tất cả các
môn ở mọi cấp học.
o Soạn thảo bài giảng trực tuyến : soạn bải giảng bằng công cụ
violet.
o Lớp học trực tuyến : chứa các video clip của giáo viên đóng
góp.
o Đào tạo kỹ năng vi tính : các tài liệu về kỹ thuật vi tính.
o Blog giáo viên : các blog cá nhân do giáo viên lập ra để trao đổi
kinh nghiệm.
Sau khi đăng ký thành viên, người dùng có thể tải tài liệu miễn phí với
điều kiện có đóng góp tài liệu cho trang web. Hiện nay trang web này

10



chứa nguồn tư liệu khổng lồ, tuy nhiên nguồn tư liệu này đa phần chưa
được kiểm định, đánh giá, chỉ mang tính tham khảo.

Hình 1.7. Giao diện trang web

• />Diễn đàn Toán học được lập ra nhằm mục đích tạo môi trường giao lưu
về Toán và các vấn đề khoa học chung của dành cho người Việt Nam.

Hình 1.8. Giao diện trang web />11


• : gồm nhiều chuyên mục về toán ở các cấp
THCS và THPT kể cả toán cao cấp. Diễn đàn là nơi trao đổi thông tin,
trao đổi tài liệu và học hỏi kinh nghiệm của giáo viên và học sinh.
Là thành viên của diễn đàn, chúng ta có thể đăng bài, tải lên và tải xuống
các tài liệu.

Hình 1.9. Giao diện trang web .

Ở đây độc giả có thể học Toán miễn phí , và tìm hiểu thêm môn Toán ,
đặc biệt có thể ôn thi và hỏi đáp về các bài Toán , phương pháp giải Toán
hướng tới một kì thi Tốt nghiệp và Đại học thành công!

Hình 1.10. Giao diện trang web
12


Nói chung, ứng dụng CNTT trong giảng dạy toán bậc THPT trên thế
giới nói chung và tại Việt Nam đã có rất nhiều thành quả. Các phần mềm

hỗ trợ cho giảng dạy rất chuyên nghiệp, công phu, đồ sộ. Bên cạnh đó ở
Việt Nam hiện nay cũng có nhiều trang web hỗ trợ HS ôn tập, nhất là ôn
thi đại học.
Tuy nhiên, điểm khác biệt của đề tài so với các phần mềm và trang web
kể trên là :
+ PMTH hỗ trợ GV giảng dạy thông qua các bài giảng trình chiếu trên
web nên có tính cộng đồng cao. Mọi GV đều có thể sử dụng và xây dựng.
Do tính mềm dẻo của bài giảng, GV có thể tùy theo đối tượng mà trình
chiếu một cách phù hợp, kết hợp với phần bảng thuận tiện, dễ dàng.
+ PMTH được nhúng phần mềm Geo miễn phí, sử dụng rất linh hoạt,
dựng được tất cả các hình trong chương trình toán THPT và đặc biệt có
thể dựng, vẽ hình trực tiếp khi đang giảng dạy.
+ PMTH giúp các em HS có thể tự ôn tập mọi lúc, mọi nơi một cách
miễn phí và có thể trao đổi, học tập với GV, với HS thông qua diễn đàn.
+ PMTH có kho tư liệu do người dùng đóng góp được chia sẻ dùng
chung.

13


Chương II : Phương tiện và phương pháp nghiên cứu.
2.1 Cơ sở lý luận.
2.1.1 Theo tài liệu Hội nghị quốc tế về giáo dục và đào tạo thế kỷ XXI:
"Tầm nhìn và hành động" (từ ngày 5-9/10/1998 tại Paris do
UNESCO tổ chức) đã dưa ra một hệ thống phân loại các mô hình
giáo dục theo hướng phát triển:
Bảng 2.1 Các mô hình giáo dục

Mô hình


Trung tâm

Vai trò người học

Công nghệ

Truyền thống

Người dạy

Thụ động

Bảng/TV/Radio

Thông tin

Người học

Chủ động

Máy tính cá nhân

Kiến thức

Nhóm

Thích nghi

PC + mạng


Như vậy Việt Nam nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng đang dần
chuyển dịch từ mô hình truyền thống sang mô hình thông tin, mà trong mô
hình thông tin chủ yếu là máy tính cá nhân và kết hợp với mạng LAN, WAN
hoặc INTERNET.
Chương trình hoạt động của Asia and the Parcific Programme of
Educationnal Innovation for Development (APEID) của UNESCO chuẩn bị
cho giai đoạn 2002 - 2007 đó nhấn mạnh đến vấn đề sử dụng ICT để đối mới
giáo dục (Information and Communication Technologies for Educational
Innovations). Như vậy việc sử dụng ICT hỗ trợ quá trình dạy học góp phần
đổi mới phương pháp dạy học đã được đặt ra và thực hiện trên phạm vi toàn
thế giới. Trong điều kiện thực tế của nhà trường phổ thông Việt Nam hiện
nay nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng, việc sử dụng công nghệ thông
tin đang ở mức độ sử dụng máy tính cá nhân cùng các thiết bị ghép nối như
ổ đĩa CD, loa, máy chiếu Projector, cùng với các phần mềm hỗ trợ dạy học...
và dần đang tiếp cận với sự hỗ trợ mạnh mẽ của kho dữ liệu không lồ trên

14


internet.
2.1.2 Vấn đề sử dụng CNTT trong việc hỗ trợ dạy học môn Toán ở Việt
Nam.
Theo GS. TSKH Nguyễn Bá Kim và TS Đào Thái Lai thì với tính cách
là công cụ dạy học, Máy vi tính được khai thác dưới những hình thức chủ
yếu như sau:
+ Giáo viên trình bày bài giảng có sự hỗ trợ của máy tính, phương pháp
này hiện nay đang được sử dụng phổ biến.
+ Học sinh làm việc trực tiếp với máy tính dưới sự hướng dẫn và kiểm
soát chặt chẽ của giáo viên. Hình thức này ở Hậu Giang hầu như chưa sử
dụng, chỉ có thể được áp dụng cho việc giảng dạy môn tin học mà thôi.

+ Học sinh học tập độc lập trên máy tính theo chương trình. Hình thức
này hiện nay chỉ sử dụng tự phát, và được người học tự áp dụng tại gia đình.
2.1.3 Theo tài liệu free NCET (1995) ) leaflet, Mathematics and IT apupil's entitlement, hai tác giả Sue Johnston - Wilder và David
Pimm đã đưa ra 6 hướng chính sử dụng CNTT nhằm cung cấp
các điều kiện cho người học toán, cụ thể là:
Học tập dựa trên thông tin ngược: Máy tính có khả năng cung cấp
nhanh và chính xác các thông tin phản hồi dưới góc độ khách quan. Từ
những thông tin phản hồi như vậy cho phép người học đưa ra ước đoán của
mình và từ đó có thể thử nghiệm, thay đổi những ý tưởng của mình.
Khả năng quan sát các mô hình: Với khả năng và tốc độ xử lí của máy
tính giúp người học đưa ra nhiều ví dụ khi khám phá các vấn đề trong toán
học. Máy tính sẽ trợ giúp người học quan sát xử lí các mô hình từ đó đưa ra
lời chứng minh trong trường hợp tổng quát. Đặc biệt đối với môn hình học,
máy tính với phần mềm thích hợp hỗ trợ rất tích cực cho người học.
Phát hiện các mối quan hệ trong toán học: Máy tính cho phép tính toán
biểu bảng, xử lí đồ hoạ một cách chính xác và liên kết chúng lại với nhau.
Việc cho thay đổi một vài thành phần và quan sát sự thay đổi trong các thành

15


×