1
2
3
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại ngày nay, mỗi một quốc gia đều đứng trước những thời cơ
và thách thức to lớn, đó là sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão của
cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, dẫn đến sự hình thành xã hội thông tin và
nền kinh tế tri thức. Trong đó, trình độ dân trí, tiềm lực khoa học - công nghệ trở
thành một trong những nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế c
ủa mỗi quốc gia.
Do đó, việc tập trung đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) là
chiến lược quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia.
Đối với nước ta, trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với GD-ĐT,
Đảng và Nhà nước đã tập trung đưa ra những quyết sách lãnh đạo, đầu tư cho
giáo dục. Coi việc đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và là l
ĩnh vực đầu
tư có hiệu quả nhất, nhằm đưa chất lượng GD-ĐT của Việt Nam từng bước phát
triển ngang tầm với khu vực và thế giới. Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành
Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Giáo dục – đào tạo là quốc sách
hàng đầu”, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX cũng nhấn mạnh: “Phát tri
ển
giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người –
yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” .
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục nêu rõ: “Về giáo dục và đào tạo,
chúng ta ph
ấn đấu để lĩnh vực này cùng với khoa học và công nghệ thực sự là
quốc sách hàng đầu, thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”.
Đánh giá về tình hình giáo dục hiện nay, Đảng và Nhà nước đã khẳng
định những thành tựu to lớn đạt được như GD-ĐT có bước phát triển khá; việc
đổi m
ới giáo dục đang được triển khai ở các bậc học từ giáo dục mầm non, phổ
thông, dạy nghề đến cao đẳng, đại học. Song những tồn tại, hạn chế cũng không
ít như chất lượng giáo dục còn nhiều yếu kém; khả năng chủ động, sáng tạo của
học sinh, sinh viên ít được bồi dưỡng, năng lực thực hành của học sinh, sinh
viên còn yếu; chương trình, phương pháp dạ
y và học còn lạc hậu, nặng nề, chưa
4
thật phù hợp; công tác quản lý giáo dục (QLGD), đào tạo chậm đổi mới và còn
nhiều bất cập.
Đối với thế giới hiện đại, công nghệ thông tin (CNTT) là một trong các
động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ
cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội. Ngày nay,
CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực làm thay đổi că
n bản cách
quản lý, học tập và làm việc của con người. Nhận thức được vai trò to lớn của
CNTT, Đảng ta đã có chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá bằng Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000
của Ban chấp hành trung ương Đảng, trong đó đối với ngành GD-ĐT, Chỉ thị
nêu rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo
ở các
cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho
nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính
phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục
và đào tạo”. Vận dụng chủ trương của Đảng, thực hiện việc đổi m
ới giáo dục,
ba năm gần đây, khi xác định nhiệm vụ của toàn ngành, Bộ GD-ĐT đều có nhấn
mạnh việc tăng cường ứng dụng CNTT trong các hoạt động của nhà trường.
Trong đó, năm học 2006-2007, Chỉ thị số 32/2006/CT-BGDĐT ngày 01 tháng 8
năm 2006 nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học; tăng cường
ứng dụng CNTT vào các hoạt động của nhà trường, nh
ất là ứng dụng trong
giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục”. Năm học 2007- 2008, Chỉ thị số
39/2007/CT-BGDĐT ngày 31 tháng 7 năm 2007, nhấn mạnh: “Xây dựng và đưa
vào khai thác hệ thống các công cụ phục vụ đổi mới phương pháp dạy và học,
đánh giá học sinh: ứng dụng tin học để thực hiện giáo án điện tử, xây dựng
ngân hàng đề kiểm tra tất cả các môn, xây dựng bộ
tài liệu hướng dẫn giáo viên
đổi mới phương pháp dạy học, phát triển và ứng dụng các phần mềm mô phỏng
phục vụ dạy học”. Đặc biệt, trong năm học 2008- 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo
phát động là "Năm học ứng dụng công nghệ thông tin", Chỉ thị số 47/2008/CT-
BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2008 xác định: “Đẩy mạnh một cách hợp lý việc
triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong
đổi mới phương pháp dạy và học
5
ở từng cấp học. Ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học, từng bước đổi mới
phương pháp dạy học thông qua việc thực hiện bài giảng điện tử, xây dựng cơ
sở dữ liệu điện tử cho học tập từng môn, ứng dụng các phần mềm mô phỏng thí
nghiệm, xây dựng thư viện bài giảng đ
iện tử, hướng tới triển khai công nghệ học
điện tử (e-Learning); tăng cường giao lưu trao đổi bài soạn qua mạng; phát huy
tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internet”. Thực tiễn đã chứng
tỏ, việc ứng dụng CNTT bước đầu nâng cao chất lượng, hiệu quả GD-ĐT. Do
đó, việc đưa CNTT vào ứng dụng trong GD-ĐT ở các cấp học, bậc học là hết
s
ức cần thiết, phù hợp xu thế thời đại.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục trung học phổ thông (THPT)
có vị trí quan trọng góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài. Mục tiêu của giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển
những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có
những hiểu biết thông thường về kỹ thu
ật và hướng nghiệp, có điều kiện phát
huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao
đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Để đạt được mục tiêu
này, giáo dục THPT cần phải quan tâm đến đội ngũ giáo viên. Đây được xem là
lực lượng nòng cốt và là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng cao chất
lượng giáo dục, đóng góp vào sự nghiệp phát triển GD-ĐT. Nghị quyết Hội nghị
Ban chấp hành Trung ương 2 khoá VIII đã xác định:“Giáo viên là nhân tố quyết
định chất lượng giáo dục”. Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
cũng chỉ rõ: “Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai
trò quan trọng”. Do vậy, mu
ốn phát triển GD-ĐT, nâng cao chất lượng giáo
dục, điều quan trọng trước tiên là phải quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ
GV.
Thực hiện đổi mới GD-ĐT, trong đó đặc biệt là việc đẩy mạnh ứng dụng
CNTT trong những năm gần đây đã từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả
giáo dục. Đây cũng đang trở thành là một yêu cầu cấp bách hiện nay. B
ởi lẽ, với
vai trò to lớn của CNTT, ngành GD-ĐT sẽ đào tạo ra đội ngũ nhân lực có đủ
6
phẩm chất và năng lực đáp ứng cho xã hội mới, trong đó có việc ứng dụng và
phát triển CNTT. Chính vì vậy, đội ngũ GV cần phải được định hướng trong
hoạt động ứng dụng CNTT để phục vụ tốt cho công tác dạy học của mình góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, trong đó có trường THPT.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương đẩy mạnh
ứng dụng CNTT
trong nhà trường, xem CNTT như là công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới
phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học, đội ngũ GV các trường
THPT đã có nhiều cố gắng trong việc ứng dụng CNTT vào việc dạy học. Tuy
nhiên, việc ứng dụng CNTT của đội ngũ GV nhìn chung vẫn còn chậm, chủ yếu
ở lớp GV trẻ, mang tính tự phát nhiề
u, chưa thật sự trở thành một nhu cầu, kết
quả chưa đáp ứng yêu cầu mong muốn. Hơn nữa việc ứng dụng CNTT còn chịu
sự tác động, cách thức quản lý của hiệu trưởng các trường THPT. Mà phần lớn
chỉ dừng lại ở mức chủ trương hoặc thực hiện không thường xuyên, chưa sâu
rộng, chưa thực sự trở thành một hoạt
động quan trọng của nhà trường.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên cần thiết phải có những biện
pháp quản lý cụ thể tác động đến hoạt động ứng dụng CNTT của đội ngũ GV,
đặc biệt là hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học, tạo ra động lực, tìm ra
cách thức tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT một cách khoa học và hữu hi
ệu.
Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT, đáp ứng yêu cầu
giáo dục học sinh trong xã hội mới.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt
động ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ giáo viên Trung học phổ
thông”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học
của đội ngũ GV một cách khoa học, hợp lý, khả thi trên cơ sở nghiên cứu cơ sở
lý luận, đánh giá thực trạng về hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của đội
ngũ GV và công tác quản lý hoạt động ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng trường
THPT. Từ đó, góp phần nâng cao chấ
t lượng dạy học trường THPT trong giai
đoạn hiện nay.
7
3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của
đội ngũ GV được xác lập dựa trên cơ sở lý luận khoa học, vững chắc và phù hợp
với thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV trường
THPT trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay thì sẽ góp phần nâng cao chất
lượng dạy học ở trườ
ng THPT.
4. KHÁCH THỂ - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1. Khách thể
Công tác quản lý của Hiệu trưởng ở trường THPT.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong
dạy học của đội ngũ GV THPT.
- Đánh giá thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của đội
ngũ GV và công tác quản lý ứng dụng CNTT của Hiệu trưởng trường THPT ở
tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất các biện pháp và thực nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt
độ
ng ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV của Hiệu trưởng trường
THPT ở tỉnh Đồng Nai đáp ứng yêu cầu giáo dục học sinh trong xã hội mới.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích- tổng hợp tài
liệu, phân loại tài liệu… nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên
cứu.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra
giáo dục, phương pháp quan sát, phương pháp dự giờ, phương pháp
nghiên cứu sản phẩm, phương pháp phỏng vấn, phương pháp chuyên gia,
phương pháp tổng kết kinh nghiệm… nhằm khảo sát, đánh giá hoạt
động
8
ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV và xác lập các biện pháp
quản lý của Hiệu trưởng.
- Nhóm các phương pháp xử lý thông tin: Sử dụng thống kê toán học để
xử lý kết quả nghiên cứu. Dùng phần mềm tin học để vẽ sơ đồ, đồ thị
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với
hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV ở các trường THPT
công lập trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
8. CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 3 phần:
Phần thứ nhất: Mở đầu.
Phần thứ hai: Nội dung nghiên cứu, gồm 3 chương:
• Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động ứng dụng CNTT
trong dạy học của đội ngũ GV THPT
• Chương 2: Thực trạng về quản lý hoạt động ứng dụng CNTT
trong dạy học của đội ngũ GV của Hi
ệu trưởng trường THPT ở
tỉnh Đồng Nai.
• Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong
dạy học của đội ngũ GV của Hiệu trưởng trường THPT ở tỉnh
Đồng Nai.
Phần thứ ba: Kết luận và khuyến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Cuối những năm 70 của thế kỷ XX, một số nước trên thế giới đã ứng dụng
CNTT như là một động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội. Cùng với
việc ứng dụng ngày càng rộng rãi CNTT, nhiều quốc gia đã xây dựng chiến lược
ứng dụng CNTT, đặc biệt là ở các nước phát triển, mà một bộ phận quan trọng
của chiến lượ
c này là xác định cách thức đưa kiến thức tin học vào dạy trong
nhà trường. Theo các tư liệu tổng hợp, đặc biệt là của UNESCO, hầu hết các
nước đều đưa các kiến thức Tin học, kỹ năng cơ bản của Công nghệ thông tin
vào giảng dạy ở trường phổ thông, thể hiện rõ hơn từ cấp Trung học cơ sở theo
nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau. C
ụ thể như:
- Xem Tin học là một môn học riêng biệt và là môn học bắt buộc, giống
như những môn học khác đối với mọi học sinh (ở nhiều bang của Hoa Kỳ, ở
Úc )
- Xem Tin học cũng là môn học riêng biệt nhưng theo hình thức tự chọn
(ở Pháp, Đức, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc ).
Ngày nay, vấn đề ứng dụng CNTT trong ngành GD-ĐT, được các nước
trên thế giới quan tâm và đã tr
ở nên một vấn đề toàn cầu. CNTT mang đến sự
đổi mới về cách dạy và cách học cho mọi cấp học. Từ đó, các quốc gia đã
nghiên cứu vai trò, lợi ích của CNTT, ứng dụng CNTT vào công tác dạy học,
đổi mới phương pháp dạy học và công tác quản lý giáo dục, xem CNTT như là
công cụ, phương tiện dạy học mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Đặc biệt, với sự
ra đời của các phần mềm dạy học đã hỗ trợ đắc lực cho việc đẩy
mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học bộ môn như phần mềm Crocodile Physics,
Crocodile Chemics, Geometer’s Sketchpad, Encarta
Ở nước ta, việc ứng dụng CNTT trong GD-ĐT bước đầu cũng có thể xem
là việc đưa kiến thức tin học vào dạy trong nhà trường. Vào đầu những năm 80,
10
ngành giáo dục nhận thức được sự cần thiết phải trang bị cho thế hệ trẻ các kiến
thức phổ thông về tin học. Đến năm 1985, những kiến thức nhập môn tin học đã
được triển khai dạy thí điểm ở một số địa phương. Từ năm học 1990 - 1991, một
số kiến thức tin học đã chính thức được đưa vào dạy trong chương trình c
ủa lớp
10 Trung học phổ thông. Từ năm học 1993 - 1994, tin học đã trở thành một môn
học có giáo trình riêng. Bên cạnh đó, CNTT được đưa vào nhà trường với tư
cách là công cụ hỗ trợ công các quản lý như quản lý học sinh, quản lý nhân sự,
quản lý thư viện, quản lý kết quả học tập, xếp thời khoá biểu, trao đổi dữ liệu
tuyển sinh giữa các trường cao đẳng, đại học. H
ướng thứ ba của việc ứng dụng
CNTT vào nhà trường là máy vi tính cùng với các phần mềm và Internet được
sử dụng với tư cách là phương tiện dạy học mới.
Là ngành khoa học ra đời muộn, nhưng rõ ràng CNTT đã và đang phát
triển với tốc độ rất nhanh. Nhận thức được vai trò to lớn của CNTT nên đã có
nhiều tài liệu, công trình, báo cáo viết về ứng dụng CNTT trong GD-ĐT, đặc
biệt là đối vớ
i giáo dục phổ thông như:
- Quách Tuấn Ngọc (1999), “Đổi mới phương pháp dạy học bằng công
nghệ thông tin - xu thế của thời đại”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên
nghiệp số 8;
- Lưu Lâm (2002), “Công nghệ thông tin với việc dạy và học trong nhà
trường Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục số 20;
- Lê Hồng Sơn (2002), “Công nghệ thông tin và truyền thông với giáo dục
và đào tạo ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục số 32;
-
Đỗ Trung Tá (2004), “Ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông để
đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục số 84;
- Đào Thái Lai (2006), “Những yêu cầu đối với người giáo viên về ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp”, Nghiên cứu Khoa học
Giáo dục số 5;
- Lê Công Triêm - Nguyễn Đức Vũ (2006), Ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học, NXB Giáo dục;
11
- Võ Ngọc Vĩnh (2006), Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tin học
của hiệu trưởng trường trung học phổ thông tỉnh Bình Định, Luận văn Thạc sĩ
Giáo dục học.
- Trần Khánh (2007), “Tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong giáo dục”, Tạp chí Giáo dục số 161;
- Ngô Quang Sơn (2007), “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong quản lý trường THCS- Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Giáo dục số 174;
- Nguyễn Văn Hiền (2007), “Một số kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản
cần trang bị cho giáo viên Sinh học ở trường THPT hiện nay”, Tạp chí Giáo dục
số 179;
- Nguyễn Mạnh Hưởng (2008), “Công nghệ thông tin và truyền thông với
vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo
dục số 185;
- Đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở tr
ường phổ thông
Việt Nam” do PGS. TS. Đào Thái Lai làm chủ nhiệm, dưới sự chủ trì của Viện
Chiến lược và Chương trình giáo dục, được thực hiện trong 2 năm (2003-2005),
với sự tham gia thực hiện của nhiều cá nhân, đơn vị trong và ngoài Viện. Sau
thời gian thực hiện đề tài đã thu được những kết quả nhất định và là tài liệu tham
khảo quý báu. Đề tài đã đưa ra được những nguyên tắc chung và phương pháp
ứng dụng CNTT trong dạy học một số môn.
Ngoài ra, còn có các Hội thảo khoa học với chủ đề “Ứng dụng công nghệ
thông tin trong giáo dục và đào tạo” nhằm mục đích nâng cao chất lượng, hiệu
quả giáo dục
Có thể thấy các bài viết, đề tài, công trình thường chỉ chú ý nhấn mạnh
đến vai trò của CNTT và việc ứng dụng nó trong hoạt động nghề nghiệp mà
chưa đề cập nhiều đến qu
ản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trường, mà
cụ thể là quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ GV một
cách rõ ràng, có hệ thống.
12
Ngay từ năm 2003 ngành Giáo dục Đồng Nai đã triển khai thực hiện đề án
"Ứng dụng công nghệ thông tin đối với bậc THPT". Đề án này bước đầu đã
mang lại hiệu quả thiết thực trong việc dạy và học. Một trong những kết quả rõ
nét nhất từ khi triển khai đề án Ứng dụng công nghệ thông tin đối với các trường
THPT là song song với cách dạy học truyền thống “phấn trắng b
ảng đen” lâu
nay, học sinh Đồng Nai sớm được làm quen với tiết giảng có ứng dụng CNTT.
Đây là một bước ngoặt quan trọng trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy
theo xu hướng hiện đại. Từ chỗ chỉ có số ít giáo viên biết tin học, đến nay qua
các khoá tập huấn, 100% giáo viên THPT đã có trình độ căn bản bộ môn này,
trong đó có nhiều giáo viên có trình độ ứng dụng những phần mềm CNTT trong
dạy h
ọc. Việc soạn giáo án điện tử cũng không còn mang tính thể nghiệm mà đã
trở thành một trong những điều kiện chuẩn hoá giáo viên bậc THPT. Tuy nhiên
vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao để giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học
cho phù hợp, mang lại hiệu quả cao.
Vì vậy, công tác quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học cho
đội ngũ GV trường THPT hiện nay nói chung và đội ngũ GV trường THPT ở
tỉnh
Đồng Nai nói riêng rất cấp bách nhưng lại chưa có tài liệu, công trình nào
nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện. Do đó, chúng tôi cho rằng việc
nghiên cứu về vấn đề này là hết sức cần thiết. Với hy vọng sự đóng góp của
mình có thể góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục ở trường THPT,
tôi mạnh dạn thực hiện đề tài này.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Quản lý
1.2.2. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
1.2.3. Công nghệ thông tin (I
nformation Technology – IT)
1.2.4. Ứng dụng công nghệ thông tin
1.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
1.2.6. Hoạt động
1.2.7. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
13
1.2.8. Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
1.2.9. Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học
1.3. HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC
ỨNG DỤNG CNTT
1.3.1. Chức năng quản lý của hiệu trưởng
a. Kế hoạch hoá hoạt động ứng dụng CNTT
b. Tổ chức hoạt động ứng dụng CNTT
c. Chỉ đạo hoạt động ứng dụng CNTT
d. Kiểm tra hoạt động ứng dụng CNTT
1.3.2. Phương tiện quản lý của hiệu trưởng
a. Chế định GD-ĐT
b. Bộ máy tổ chức và nhân lực ứng dụng CNTT
c. Nguồn tài lực - v
ật lực ứng dụng CNTT
d. Môi trường ứng dụng CNTT
đ. Hệ thống thông tin ứng dụng CNTT
1.3.3. Phương pháp quản lý của hiệu trưởng
a. Phương pháp tổ chức – hành chính
b. Phương pháp kinh tế
c. Phương pháp tâm lý – giáo dục
1.3.4. Các yêu cầu đặt ra đối với hiệu trưởng
1.4. NỘI DUNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY
HỌC CỦA GV THPT
1.4.1. Nâng cao nhận thức cho GV
1.4.2. Quản lý việc nâng cao trình độ về CNTT cho GV
1.4.3. Quản lý việc ứng dụng CNTT của GV trong hoạt động dạy học
1.4.4. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của GV
1.4.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT của đội ngũ
GV
14
1.5. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC CỦA GV THPT
1.5.1. Những yếu tố chủ quan
1.5.2. Những yếu tố khách quan
Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA HIỆU
TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH ĐỒNG NAI
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO
TỈNH ĐỒNG NAI
2.1.1. Khái quát về tình hình KT-XH tỉnh Đồng Nai
2.1.2. Khái quát về tình hình giáo dục THPT tỉnh Đồng Nai
2.1.3. Tình hình ứng dụng CNTT trong trường THPT tỉnh Đồng Nai
2.2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC
CỦA ĐỘI NGŨ GV THPT Ở TỈNH ĐỒNG NAI
2.2.1. Thực trạng nhận thức của đội ngũ GV đối với hoạt động ứng dụng
CNTT
2.2.2. Thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị CNTT
2.2.3. Thực trạng về hoạt động ứng dụng CNTT của đội ngũ GV trong
hoạt động dạy học
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CNTT
TRONG DẠY HỌC CỦA ĐỘI NGŨ GV CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG
THPT Ở TỈNH ĐỒNG NAI
2.3.1. Nhận thức của Hiệu trưởng đối với hoạt động ứng dụng CNTT của
đội ngũ GV
2.3.2. Thực trạng quản lý nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV
2.3.3. Thực trạng quản lý việc nâng cao trình độ về CNTT cho GV
15
2.3.4. Thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT của đội ngũ GV trong
dạy học
2.3.5. Thực trạng quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
ứng dụng CNTT của đội ngũ GV
2.3.6. Thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của GV
2.3.7. Thực trạng quản lý về đảm bảo các điều kiện cho hoạt động ứng
dụng CNTT
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC CỦA ĐỘI
NGŨ GV
2.4.1. Mặt mạnh
2.4.2. Mặt yếu
2.4.3. Thuận lợi cơ bản
2.4.4. Khó khăn chủ yếu
Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH ĐỒNG NAI
3.1. NGUYÊN TẮC XÁC LẬP CÁC BIỆN PHÁP
3.2. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT cho đội ngũ
GV trường THPT
3.2.2. Biện pháp 2: Nâng cao trình độ về ứng dụng CNTT cho đội ngũ
GV
3.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường quản lý việc ứng dụng CNTT của đội
ngũ GV trong dạy học
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường quản lý việc đổi mới phương pháp dạy
học của đội ngũ GV theo hướng ứng dụng CNTT
16
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường quản lý hoạt động NCKH của GV
3.2.6. Biện pháp 6: Đảm bảo các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng
CNTT của đội ngũ GV
3.2.7. Biện pháp 7: Tăng cường tạo động lực cho việc ứng dụng CNTT
3.3. THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP
3.3.1. Mục đích thực nghiệm
3.3.2. Nội dung thực nghiệm
3.3.3. Cơ sở chọn mẫu thực nghiệm
3.3.4. Địa bàn thực nghiệm
3.3.5. Tổ chức thực nghiệm
3.3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư trung ương Đảng (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6
năm 2004 về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục.
2. Ban chấp hành trung ương Đảng (2000), Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng
10 năm 2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chỉ thị số 32/2006/CT-BGDĐT ngày 01
tháng 8 năm 2006 về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học 2006-2007.
4. Bộ Giáo dụ
c và Đào tạo (2007), Chỉ thị số 39/2007/CT-BGDĐT ngày 31
tháng 7 năm 2007 về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học 2007-2008.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT ngày 13
tháng 8 năm 2008 về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học 2007-2008.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường trung học.
7. Nguyễn Phúc Châu (2003), "Nhận diện những "trụ cột" của hoạt động quản lý
và vận dụng chúng vào đổi mới quản lý nhà trường", Tạp chí giáo dục, số
69/2003
8. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Cơ sở khoa học quản lý, Tài
liệu bài giảng, Hà Nội.
9. Chính phủ (1993), Nghị quyết số 49/CP của Chính phủ về phát triển công
nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90.
10. Đảng bộ Tỉnh Đồng Nai (2005), Nghị quyết Đại hội Đại biểu
Đảng bộ tỉnh
Đồng Nai lần thứ VIII.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X.
NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
18
14. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ
điển Giáo dục học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.
15. Trần Minh Hùng (2007), Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng về việc
nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, giảng
viên tại Trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục
học.
16. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, NXB giáo dục.
17. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, NXB Đại học
quốc gia Hà Nội.
18. Đào Thái Lai (2006), “Những yêu cầu đối với người giáo viên về ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp”, Nghiên cứu Khoa học
Giáo dục, số 5.
19. Luật công nghệ thông tin (2006), NXB Tổ
ng hợp TP Hồ Chí Minh.
20. Luật giáo dục (2005), NXB Giáo dục.
21. Võ Quang Minh (2007), Tổng quan về công nghệ thông tin,
OpenCourseware
22. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
23. Nguyễn Ngọc Quang (1997), Những khái niệm cơ bản về QLGD, Trường
cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội.
24. Nguyễn Bá Quy (1995), Tâm lý học đại cương, Đại học
đại cương – Đại học
Huế.
25. Sayling Wen (2003), Công nghệ thông tin và nền giáo dục trong tương lai,
NXB Bưu điện.
26. Lê Hồng Sơn (2002), “Công nghệ thông tin và truyền thông với giáo dục đào
tạo ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục, (số 32).
27. Đỗ Trung Tá (2004), “Ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông để đổi
mới giáo dục đại học ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục, (số 84).
19
28. Lê Công Triêm - Nguyễn Đức Vũ (2006), Ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học, NXB Giáo dục.
29. Nguyễn Kiên Trường (2004), Phương pháp lãnh đạo và quản lý nhà trường
hiệu quả, NXB Chính trị Quốc gia.
30. Nguyễn Ngọc Tuấn, Trương Văn Thiện (1999), Từ điển Tin học và Công
nghệ thông tin, NXB Đồng Nai.
31. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Nguyễn Văn Luỹ, Đinh Văn Vang (2003),
Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Đại học S
ư phạm.
32. Võ Ngọc Vĩnh (2006), Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tin học của
hiệu trưởng trường trung học phổ thông tỉnh Bình Định, Luận văn Thạc sĩ
Giáo dục học.