Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Bài giảng xã hội học đô thị - P2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.74 KB, 22 trang )


CHƯƠNG I. XÃ HỘI HỌC VÀ XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ

1. Xã hội học
1.1. Xã hội học là gì?
a. Thuật ngữ xã hội học – Sociology
- Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ - Auguste – Comte -
người Pháp
- Soietas (gốc La tinh) có nghĩa là xã hội, Logos (gốc Hy
lạp) có nghĩa là khoa học
- Xã hội học :
+ Một khoa học nghiên cứu về xã hội của loài người
+ Môn khoa học mới – khoa học nghiên cứu trên cơ sở cả
về định tính và định lượng đối với các quá trình biến
đổi của xã hội
+ Xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh có cấu trúc xác định,
biến đổi và phát triển có tính quy luật

b. Định nghĩa xã hội học
- Còn chưa thống nhất
-
Một số trích dẫn :

+ GS. Viện sĩ V. Đôbôrianốp (Bungary) : Xã hội học
Mác Lê nin là khoa học nghiên cứu những quá trình và
biến đổi xã hội, xét theo quan điểm tác động lẫn nhau
một cách có quy luật giưũa các lĩnh vực hoặc các mặt
cơ bản của xã hội

+ GS. J.H Phicto (Mỹ) : Xã hội học là công cuộc nghiên
cứu một cách khoa học những con người trong môi


trường tương quan với những người khác


+ TS. V.A. Jađốp (Liên xô) : Xã hội học là khoa học về
sự hình thành phát triển và vận hành của các cộng
đồng xã hội, các tổ chức và các quá trình xã hội với tư
cách là các hình thức tồn tại của chúng, là khoa học về
các quan hệ xã hội với tư cách là các cơ chế liên hệ và
tác động qua lại giữa các cộng đồng, giữa các cá nhân
và các cộng đồng, là khoa học về các tính quy luật của
các hành động xã hội và các hành vi của chúng

+ Tổng quan : Xã hội học là một khoa học nghiên
cứu các tương tác xã hội đặc biệt đi sâu nghiên cứu
một cách có hệ thống sự phát triển, cấu trúc, mối
tương quan xã hội và hành vi, hoạt động của con
người trong các tổ chức nhóm xã hội

1.2. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học

Xã hội loài người, trong đó quan hệ xã hội được biểu
hiện thông qua các hành vi xã hội giữa con người và
con người – tìm ra logic, cơ chế vận hành, phát hiện
tính quy luật của các hình thái vận động, phát triển
của xã hội.

Hệ thống cấu trúc xã hội:

+ Nhóm, cộng đồng xã hội cấu thành hệ thống cấu
trúc


+ Những liên hệ tác động lẫn nhau giữa các cấu
thành xã hội - chuẩn mực, thiết chế xã hội – tác động
trực tiếp đến cuộc sống con người

1.3. Chức năng và nhiệm vụ của xã hội học

a. Chức năng

Chức năng nhận thức

Chức năng thực tiễn

Chức năng giáo dục

b. Nhiệm vụ :

- Nghiên cứu các sự kiện xã hội

- Phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý xã hội

2. Xã hội học đô thị
2.1. Xã hội học đô thị

Định nghĩa :

Xã hội học đô thị là một lĩnh vực của Xã hội học,
nghiên cứu các vấn đề về cuộc sống đô thị nói chung
do cấu trúc, chức năng của đô thị hình thành


Nhiệm vụ :

- Nghiên cứu các mối quan hệ phụ thuộc của các hoạt
động xã hội vào hoạt động kinh tế - sản xuất của đô
thị, của các chức năng của đô thị (ở, làm việc, giáo
dục, đào tạo, nghỉ ngơi, du lịch và đối ngoại)

- Nghiên cứu các tác động và ảnh hưởng tương hỗ
giữa các chức năng đó


Tập trung mô tả, phát hiện, lý giải các quan hệ phức
tạp, sự tương tác giữa những đặc trưng văn hóa – tâm
lý xã hội của cộng đồng dân cư đô thị với môi trường đô
thị

Lý giải các quan hệ xã hội và lối sống của họ trong môi
trường đô thị

×