Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

DSpace at VNU: Chuyển đổi mô hình hoạt động của Nhà xuất bản Lao động Xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.82 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN HÙNG SƠN

CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG
CỦA NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------NGUYỄN HÙNG SƠN

CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG
CỦA NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. CHU ĐỨC DŨNG
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN


XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS Chu Đức Dũng

TS Nguyễn Trúc Lê
Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số
liệu, tư liệu được dựa trên nguồn tin cậy, có thực và dựa trên thực tế thu thập
và phân tích của tôi. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên
cứu của mình.
Học Viên

Nguyễn Hùng Sơn


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc
tới PGS.TS. Chu Đức Dũng - Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới,
người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Sự giúp
đỡ tận tình, những lời khuyên bổ ích và những góp ý của Thầy đối với bản
thân luận văn là động lực giúp tôi hoàn thành đề tài của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô trong khoa Kinh tế
Chính trị Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện
luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được

những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.
Học Viên

Nguyễn Hùng Sơn



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BTV

Biên tập viên

2

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

3

CTCP


Công ty Cổ phần

4

CT-XH

Chính trị - Xã hội

5

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

6

KT – XH

Kinh tế - xã hội

7

LDN

Luật Doanh nghiệp

8

LDNNN


Luật Doanh nghiệp Nhà nước

9

MTV

Một thành viên

10

NXB

Nhà xuất bản

11

QLXB

Quản lý xuất bản

12

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

13

TP


Thành phố

14

TW

Trung ương

15

UBND

Ủy ban nhân dân

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Stt

Bảng

Nội dung

Trang

1


Bảng 3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

31

2

Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá khác

35

DANH MỤC HÌNH

Stt

Hình

1

Hình 1.1

Nội dung
Mô hình tổ chức Công ty TNHH MTV Tài nguyênMôi trường và Bản đồ Việt Nam

ii

Trang
16


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Do yêu cầu quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường
Doanh nghiệp Nhà nước đã tồn tại phổ biến từ lâu và từng là thành
phần quan trọng nhất trong nền kinh tế nước ta. Tuy vậy, mãi tới năm 1995,
mới có những nỗ lực đầu tiên để “công ty hóa” về mặt ý niệm đối với DNNN.
Vào những năm 2005 – 2006, áp lực và yêu cầu gia nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới WTO ngày càng gia tăng; và việc gia nhập WTO cũng
đã ngày càng trở nên bức thiết. Một khuôn khổ pháp lý thống nhất về đầu tư
và thương mại, bình đẳng, không phân biệt đối xử và phù hợp với các nguyên
tắc thương mại quốc tế là một trong những điều kiện không thể thiếu để nước
ta có thể gia nhập WTO. Trước đòi hỏi của cơ chế thị trường và sự cạnh tranh
trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế (AFTA và WTO) các doanh
nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước phải có sự đổi mới,
phát huy nội lực để đầu tư phát triển nhằm nâng cao tính cạnh tranh đối với
các doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế. Đòi hỏi đặt ra trong xu thế
toàn cầu hoá là phải tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước tạo sân chơi bình
đẳng hơn giữa các doanh nghiệp trong nền kinh thế thị trường.
Thực tế cho thấy, trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã không ngừng cải
cách, số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm từ hơn 12.000 doanh nghiệp
những năm 1990, xuống còn 5.600 doanh nghiệp hiện nay; trong đó, chỉ còn
800 doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn, số còn lại đã cổ phần hóa ở các
mức độ khác nhau.
Hiện nay chưa thể thay đổi, vì 95% vẫn là của Nhà nước nên cách vận
hành doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp vẫn như cũ. Như vậy, hiệu quả
trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước cần được xem lại.
1


Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Tái cơ cấu DNNN giai đoạn
2011 – 2015 tại quyết định 929/QĐ-TTg. Theo đó, DNNN được chia làm 3

nhóm: Nhà nước nắm giữ 100% vốn, trên 50% và các đơn vị thua lỗ kéo dài,
cần bán vốn.
Năm 2015 là năm cuối của “Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng
tâm là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015.
Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/7/2006 trong đó quy định các doanh nghiệp Nhà nước sẽ
phải chuyển đổi mô hình sang công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn
trong một lộ trình là 4 năm kể từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực. Luật
Doanh nghiệp Nhà nước đã hết hiệu lực thi hành từ 1/10/2010, các doanh
nghiệp Nhà nước đang hoạt động theo Luật DNNN sẽ phải chuyển đổi mô
hình tổ chức mới cho phù hợp.
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 đã có hiệu lực thi hành từ ngày
01-7-2015.
1.2 Do yêu cầu quản lý của ngành xuất bản:
Luật Xuất bản chỉ quy định các NXB được tổ chức và hoạt động theo 2
loại hình là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện và sự nghiệp có thu. Nhưng
trên thực tế, 63 NXB hiện nay được tổ chức hoạt động dưới nhiều mô hình
khác nhau tùy thuộc vào cơ quan chủ quản, trong đó 27 NXB tổ chức hoạt
động theo loại hình doanh nghiệp, 33 NXB hoạt động theo loại hình sự
nghiệp có thu. Do việc chuyển đổi, sắp xếp lại DNNN, một số NXB chuyển
sang mô hình tổ chức không nằm trong sự điều chỉnh của Luật Xuất bản như
Công ty mẹ - công ty con (NXB Giáo dục) hoặc chuyển đổi sang công ty
TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước (6/27 NXB hoạt động theo loại
hình doanh nghiệp). Mô hình tổ chức của các NXB đang là một trong những
vướng mắc cơ bản hạn chế sự đầu tư, phát triển của từng NXB nói riêng và cả
2


ngành xuất bản nói chung. Việc chuyển đổi sang một mô hình tổ chức mới
không nằm trong sự điều chỉnh của Luật Xuất bản đang có những bất cập về

việc thực hiện tôn chỉ, mục đích của hoạt động xuất bản, sự chỉ đạo của cơ
quan chủ quản và việc bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo. Ngoài ra còn làm
xuất hiện những chức danh không được quy định trong Luật Xuất bản như
chủ tịch công ty, kiểm soát viên…
Như vậy theo yêu cầu pháp lý của Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước
bắt buộc phải tái cơ cấu và sắp xếp lại cho phù hợp với tình hình mới.
Từ năm 2008 đến nay nhất là từ năm 2012-2014, chịu ảnh hưởng chung
của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đồng thời chịu tác động mạnh mẽ từ sự
bùng nổ công nghệ số và ebook do vậy ngành xuất bản gặp vô vàn khó khăn
và chưa tìm được hướng tháo gỡ!
Tính đến ngày 31-12-2013, các NXB trong cả nước đã đăng ký 52.325
cuốn, đã in ấn 23.603 cuốn với 256.161 triệu bản. Như vậy, số lượng in ấn
mới đạt 45,1%. Điều đó cũng có nghĩa là, tỷ lệ xuất bản chưa đạt 50% so với
kế hoạch đặt ra. Năm 2013, sức mua của thị trường xuất bản phẩm giảm đã
ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị xuất bản. Sách
tiêu thụ chậm, nợ đọng của nhiều NXB lên cao. ( Nguồn: Báo cáo tóm tắt
hoạt động xuất bản năm 2013 của Cục Xuất bản, in và phát hành - Bộ Thông
tin và Truyền thông)
Trong số 20 NXB hoạt động theo mô hình doanh nghiệp thì đã có một
NXB tự trả giấy phép, dừng hoạt động, còn hơn một nửa trong số 19 NXB
còn lại thì sản xuất kinh doanh thua lỗ trong năm 2013, bốn doanh nghiệp nhà
nước đến nay vẫn chưa được chuyển đổi trong khi Luật Doanh nghiệp nhà
nước đã hết hiệu lực từ năm 2010... Lâu nay, mô hình và cơ chế hoạt động
NXB luôn là vấn đề "nóng" của ngành. ( Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác
xuất bản năm 2013 của Vụ Báo chí-Xuất bản - Ban Tuyên giáo Trung ương),
3


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Nguyễn Thị Tú Anh, 2008. Những giải pháp sắp xếp lại CTNN nhằm thực

hiện LDN 2005. Luận văn Thạc sỹ luật học. Trường Đại học Luật Hà Nội.
2. Ban Bí thư, 2004. Chỉ thị 42-CT/TW ngày 25/8/2004 về nâng cao chất
lượng toàn diện của hoạt động xuất bản. Hà Nội.
3. Chính phủ, 2010. Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của
Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên. Hà Nội.
4. Chính phủ, 2013. Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/07/2013 của
Chính phủ ban hành về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý
tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Hà Nội.
5. Cục Xuất bản - In - Phát hành, 2012. Báo cáo tổng kết lịch sử 60 năm
phát triển ngành xuất bản. Hà Nội.
6. Cục Xuất bản - In - Phát hành, 2014. Báo cáo tổng kết năm. Hà Nội.
7. Đinh Xuân Dũng và Ngô Trần Ái, 2011. Các Nhà xuất bản Việt Nam thế
kỷ XX. Hà Nội: Nxb. Giáo dục Việt Nam
8. Đinh Xuân Dũng và Ngô Trần Ái, 2013. Các Nhà xuất bản Việt Nam
đương đại. Hà Nội: Nxb. Giáo dục Việt Nam.
9. Lê Thị Tú Hồng, 2006. CTTNHH một thành viên theo LDN 2005 – Những
vấn đề lý luận và thực tiễn. Luận văn Thạc sỹ luật học. Trường Đại học
Luật Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Khế, 2007. Pháp luật về tổ chức các hình thức kinh doanh.
Hà Nội: Nxb. Tư pháp.
11. NXB Lao động Xã hội, 2010 – 2014. Báo cáo quyết toán tài chính. Hà Nội.
12. NXB Lao động Xã hội, 2012. Đề án chuyển đổi doanh nghiệp. Hà Nội.
4


13. Quốc hội, 1995. Luật Doanh nghiệp Nhà nước số 39-L/CTN. Hà Nội.
14. Quốc hội, 2003. Luật Doanh nghiệp Nhà nước số 14/2003/QH11. Hà Nội.
15. Quốc hội, 2005. Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11. Hà Nội.

16. Quốc hội, 2014. Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13. Hà Nội.
17. Quốc hội, 2014. Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất,
kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 số 69/2014/QH13. Hà Nội.
18. Quốc hội, 2014. Luật doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn thi hành 2014.
Hà Nội.
19. Hoàng Anh Tuyên, 2007. Luật doanh nghiệp và 134 câu hỏi đáp. Hà Nội:
Nxb. Lao động Xã hội.
20. Nguyễn Thanh Vân, 2006. Hỏi đáp Luật doanh nghiệp nhà nước. Hà Nội:
Nxb. Thống kê.
21. Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo TW, 2013, 2014. Báo cáo tổng
kết ngành xuất bản. Hà Nội.

Website
22. />23. />24. />
5




×