Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

DSpace at VNU: Nghiên cứu, đề xuất quy trình chuẩn hóa dữ liệu phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.68 KB, 5 trang )

Nghiên cứu, đề xuất quy trình chuẩn hóa dữ
liệu phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
Nguyễn Ngọc Anh
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số 60 85 01 03
Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Hiệu
Năm bảo vệ: 2013

Abstract. Tổng quan và xác lập được cơ sở lý luận và thực tiễn, vai trò của việc chuẩn
hóa dữ liệu để phục vụ xây dựng Cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai. Phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến công tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai, phục vụ xây dựng CSDL. Phân tích
các yếu tố đánh giá hiệu quả của công tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai. Đánh giá hiện
trạng các nguồn dữ liệu đất đai hiện nay. Đề xuất một số quy trình chuẩn hóa dữ liệu
để phục vụ việc xây dựng CSDL đất đai tại khu vực nghiên cứu.

Keywords. Cơ sở dữ liệu; Quản lý đất đai; Chuẩn hóa dữ liệu.

Content
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết
Trong suốt thời gian qua, công tác quản lý đất đai đã liên tục được hoàn thiện về thể
chế, chính sách và công nghệ nhằm đáp ứng các yêu cầu hiện đại hóa và minh bạch thông tin
về đất đai. Điều này dẫn tới việc có nhiều dữ liệu đất đai được lập, thu thập và sử dụng ở các
thời kỳ khác nhau, kể cả những tài liệu từ những chế độ trước. Khi xây dựng cơ sở dữ liệu đất
đai, tất cả các dữ liệu đất đai này đều phải được xem xét và cập nhật vào trong cơ sở dữ liệu
đất đai. Tuy nhiên hiện nay, các quy định kỹ thuật xây dựng và chuẩn hóa dữ liệu mới chỉ tập
trung cho các dạng dữ liệu đất đai được xây dựng một cách chính quy gần đây (như bản đồ
địa chính chính quy, hồ sơ địa chính theo thông tư 09/2007/TT-BTNMT), chưa được cụ thể
hóa theo các dạng dữ liệu đất đai đã có từ các thời kỳ trước.



Để ngày càng hoàn thiện các quy định kỹ thuật về cơ sở dữ liệu đất đai, trong quá trình
xây dựng, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai, cần thiết phải rà soát lại các quy định kỹ
thuật liên quan, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế và yêu cầu của công tác quản lý.
Tính phức tạp của dữ liệu đất đai cụ thể như sau:
Hệ thống bản đồ địa chính: Trong thực tế, các địa phương vẫn sử dụng các hệ thống
bản đồ địa chính được đo đạc bằng các công nghệ khác nhau, với độ chính xác khác nhau để
phục vụ công tác cấp GCN và quản lý đất đai. Hệ thống bản đồ địa chính gồm bản đồ trích đo
phi tọa độ, bản đồ giải thửa thực hiện theo Chỉ thị 299/TTg, bản đồ địa chính đo chính quy.
Một số bản đồ địa chính chính quy vẫn còn ở hệ tọa độ HN-72, chưa chuyển về hệ tọa độ
quốc gia VN2000;
Hệ thống hồ sơ địa chính: Bao gồm nhiều loại dữ liệu như sổ dã ngoại, bộ hồ sơ địa
chính, Giấy chứng nhận các thời kỳ, hồ sơ cấp GCN gốc…Nhiều địa phương chưa quản lý tốt
hệ thống hồ sơ địa chính, không cập nhật kịp thời biến động đất đai, dẫn tới nội dung của bộ
hồ sơ địa chính sai lệch nhiều so với thực tế, khả năng sử dụng các loại dữ liệu này bị hạn chế.
Công tác quản lý và cập nhật chỉnh lý biến động đất đai vào các dữ liệu đất đai chưa
đồng đều ở các tỉnh.
Các loại dữ liệu hiện có của Ngành quản lý đất đai có nhiều loại với khối lượng khá
lớn nhưng có mức độ đầy đủ, hoàn thiện rất khác nhau, gồm dữ liệu dạng giấy, dạng số. Các
loại dữ liệu chủ yếu bao gồm: dữ liệu về bản đồ và hồ sơ địa chính; dữ liệu quy hoạch sử
dụng đất; dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; dữ liệu đất các tổ chức, dữ liệu đất khu công
nghiệp, sân golf; dữ liệu giá đất… Các loại dữ liệu nêu trên còn ở mức độ rất khác nhau,
nhiều loại dữ liệu không được cập nhật thay đổi thường xuyên dẫn đến việc không đồng nhất
giữa dữ liệu không gian và thuộc tính.
Xuất phát từ những thực tế trên, học viên đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu, đề xuất quy
trình chuẩn hóa dữ liệu phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (lấy ví dụ tại xã Trung
Lương, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên)” nhằm phân tích, đánh giá nội dung thông tin
của các loại dữ liệu đất đai hiện có ở các giai đoạn, các thời kỳ, từ đó nghiên cứu đưa ra các
quy trình chuẩn hóa các dữ liệu đất đai này phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
để phù hợp với đặc thù của công tác quản lý đất đai của đất nước ta hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được vai trò của việc chuẩn hóa dữ liệu đất đai để phục vụ việc xây dựng
CSDL đất đai.


- Đánh giá được hiện trạng dữ liệu đất đai hiện có tại xã Trung Lương, Định Hóa, Thái
Nguyên.
- Đề xuất các quy trình chuẩn hóa dữ liệu đất đai để phục vụ xây dựng CSDL đất đai.
3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn tập trung giải quyết các nội dụng
sau:
- Tổng quan và xác lập được cơ sở lý luận và thực tiễn, vai trò của việc chuẩn hóa dữ
liệu để phục vụ xây dựng CSDL đất đai.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai, phục vụ xây
dựng CSDL.
- Phân tích các yếu tố đánh giá hiệu quả của công tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai.
- Đánh giá hiện trạng các nguồn dữ liệu đất đai hiện nay.
- Đề xuất một số quy trình chuẩn hóa dữ liệu để phục vụ việc xây dựng CSDL đất đai
tại khu vực nghiên cứu.
4. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành 3
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng công tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai hiện có.
Chương 3: Đề xuất một số quy trình chuẩn hóa dữ liệu đất đai phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu
đất đai tại xã Trung Lương, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08

năm 2007 Hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng
11 năm 2008, Ban hành quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000,
1:2000, 1:5000 và 1:10000.


3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10
năm 2009 Quy định về Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản gắn liền với đất.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04 tháng 10
năm 2010 Quy định về chuẩn dữ liệu địa chính.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010), Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22 tháng 10
năm 2010 Quy định bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư số 21/2011/TT-BTNMT ngày 20 tháng 6
năm 2011, Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ
lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Thông báo số 106/BTNMT-CNTT ngày 12 tháng 1
năm 2012 Thông báo kết quả thẩm định các phần mềm xây dựng, khai thác cơ sở dữ liệu
đất đai.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24 tháng 04
năm 2013 Quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
9. Bộ Xây dựng (1993), Thông tư số 05-BXD/ĐT ngày 09 tháng 02 năm 1993 Hướng dẫn
phương pháp xác định diện tích sử dụng và phân cấp nhà ở.
10. Chính phủ (2004), Nghị định số 209/2004/NĐ–CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Thủ
tướng Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
11. Chính phủ (2009), Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 về cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
12. Chính phủ (2011), Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24 tháng 08 năm 2011 Về thực hiện một
số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
13. Phạm Hồng Thắng (2010), Hướng dẫn sử dụng Phần mềm Chuyển đổi dữ liệu đồ họa từ
FAMIS sang ViLIS 2.0.
14. Trung tâm Cơ sở dữ liệu và Hệ thống thông tin, Trung tâm Viễn Thám Quốc gia (2009),
Báo cáo Phương án Kinh tế kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thành phố Hồ Chí
Minh.


15. Trung tâm Ứng dụng và Phát triển Công nghệ Địa chính, Tổng cục Quản lý Đất đai
(2011), Báo cáo Thiết kế kỹ thuật và dự toán hạng mục xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Tài liệu Tiếng Anh
15. Department of Geomatic Engineering, Karadeniz Technical University (2009), Current
cadastral data standards: A case study in Trabzon province of Turkey.
16. Yoon-Ho SHIN and Byung-Yong KWAK (2013), A Review of Korean LADM based on
the Cadastre Reform Project.
17. www.wikipedia.com



×