Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

DSpace at VNU: Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho quy hoạch sử dụng đất theo hướng bền vững huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.66 KB, 5 trang )

Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho quy
hoạch sử dụng đất theo hướng bền vững huyện
Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Trần Thị Hạnh
Trường Đại học Khoa học Tư nhiên
Luận văn ThS. Chuyên ngành: ; Mã số:
Người hướng dẫn:
Năm bảo vệ: 2013
Abstract: Xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp quy hoạch sử dụng đất theo hướng phát
triển bền vững. Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống sử dụng đất đai (HTSDĐ) nông nghiệp
huyện Hàm Yên. Phân tích, đánh giá tính phù hợp của các HTSDĐ nông nghiệp về mức độ
thích nghi, hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
Đề xuất phương hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
đến năm 2020 theo hướng bền vững.
Keywords: Môi trường; Quản lý đất đai; Sử dụng đất; Tuyên Quang
Content

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất phù hợp với mục tiêu phát
triển Kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và yêu cầu cân bằng sinh thái, bảo vệ môi
trường phát triển bền vững là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách, đồng thời cũng là
một trong những công cụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sức sản xuất của xã
hội, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước, người sử dụng đất có biện pháp bảo vệ
và sử dụng đất một cách hợp lý.


Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai là một trong 13 nội dung quản lý Nhà
nước về đất đai hiện nay, được ghi nhận tại Điều 6 Luật Đất đai 2003. Điều 18 Hiến
pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1992 nêu rõ “Nhà nước
thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật, đảm bảo sử dụng đất


đúng mục đích và có hiệu quả”. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có một
ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm định hướng cho các cấp, các ngành lập quy hoạch sử
dụng đất chi tiết; là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, làm căn
cứ cho việc giao đất, cho thuê đất...và đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Đồng thời việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp hữu hiệu của
Nhà nước nhằm hạn chế việc sử dụng đất chồng chéo, lãng phí, bất hợp lý, kém hiệu
quả, ngăn chặn các hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm, hủy hoại đất, phá vỡ cân bằng
môi trường sinh thái, kìm hãm phát triển sản xuất cũng như phát triển kinh tế - xã hội.
Huyện Hàm Yên là một huyện miền núi phía Bắc nằm ở phía tây tỉnh Tuyên
Quang, nằm trong quy hoạch tổng thể của tỉnh. Tuy nhiên việc triển khai quy hoạch sử
dụng đất luôn xảy ra nhiều vấn đề bất cập dẫn đến tình trạng “quy hoạch treo” hay
không kịp thời điều chỉnh sử dụng đất theo quy hoạch dẫn đến tình trạng lãng phí tài
nguyên đất, nhân lực và các nguồn lực khác. Với mục tiêu là đánh giá hiện trạng sử
dụng đất, xây dựng các hệ thống sử dụng đất để từ đó đề xuất phương hướng quy
hoạch sử dụng đất tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang một cách hiệu quả mang
tính bền vững, điều chỉnh việc quy hoạch một cách hợp lý theo kịp những biến động
của việc phát triển kinh tế - xã hội của xã, huyện một cách kịp thời.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài:“Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa
học cho quy hoạch sử dụng đất theo hướng bền vững huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên
Quang” được lựa chọn và thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập cơ sở khoa học thông qua phân tích, đánh giá các hệ thống sử dụng
đất đai nông nghiệp chủ yếu của huyện Hàm Yên và đề xuất hướng Quy hoạch sử
dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững đến năm 2020.


3. Nội dung nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp quy hoạch sử dụng đất theo hướng
phát triển bền vững.
- Phân tích đặc điểm của hệ thống sử dụng đất đai (HTSDĐ) nông nghiệp

huyện Hàm Yên
- Phân tích, đánh giá tính phù hợp của các HTSDĐ nông nghiệp về mức độ
thích nghi, hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên
Quang.
- Đề xuất phương hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp huyện Hàm Yên,
tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 theo hướng bền vững.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: toàn bộ diện tích đất theo đơn vị hành chính của huyện
Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Phạm vi nghiên cứu khoa học: các hệ thống sử dụng đất đai nông nghiệp chủ
yếu của huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
5. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng
- Phương pháp thu thập, phân tích số liệu tự nhiên và kinh tế xã hội.
- Phương pháp điều tra khảo sát ngoài thực địa.
- Phương pháp đánh giá kết quả quy hoạch kỳ trước.
- Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý.
6. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn
-

Các tài liệu về chính sách, pháp luật liên quan đến quy hoạch sử dụng đất.

-

Các tài liệu và bản đồ đã được công bố có hiệu lực (Niên giám thống kê,
bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, bản đồ thổ nhưỡng).

-

Các tài liệu khảo sát, điều tra của tác giả.



7. Kết quả đạt được
- Xây dựng được cơ sở khoa học trên cơ sở đánh giá hệ thống sử dụng đất đai
nông nghiệp cho quy hoạch sử dụng đất theo hướng bền vững.
- Kết quả đánh giá kinh tế - sinh thái của hệ thống các hệ thống sử dụng đất
nông nghiệp chủ yếu.
- Bản đồ hệ thống sử dụng đất nông nghiệp và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020.
8. Cấu trúc Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị cấu trúc luận văn gồm 3 chương sau:
Chương 1. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất
bền vững
Chương 2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới quy
hoạch sử dụng đất
Chương 3. Đánh giá các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng quy
hoạch sử dụng nông nghiệp huyện Hàm Yên.

REFERENCES
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007) Kí hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và quy
hoạch sử dụng đất.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-BTNMT ban hành
ngày 13 tháng 08 năm 2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu
hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ban hành
ngày 02 tháng 11 năm 2009 quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.



5. Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội.
6. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia (2003), Luật đất đai
7. Nhà xuất bản Thống kê (2011,2012) Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang
8. Phạm Thị Phin (2012), “Nghiên cứu sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Nghĩa Hưng,
tỉnh Nam Định” Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
9. Lê Quang Trí, (2005), Quy hoạch sử dụng đất

10. Trần Văn Tuấn (2009), Tập bài giảng Quy hoạch sử dụng đất. Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà nội.
11. UBND tỉnh Tuyên Quang. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
huyện Hàm Yên năm 2007, 2008, 2009, 2010,2011,2012.
12. UBND tỉnh Tuyên Quang (2011), Kết quả thống kê và kiểm kê đất đai tỉnh Tuyên
Quang
13. UBND tỉnh Tuyên Quang (2010), Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Tuyên Quang đến năm
2010.
14. UBND huyện Hàm Yên. Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên
Quang thời kỳ 2001 – 2010.
15. UBND huyện Hàm Yên. Báo cáo tổng kết về kinh tế - xã hội năm 2011 và phương
hướng nhiệm vụ năm 2012.
16. UBND huyện Hàm Yên (2012), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất xây dựng nông thôn
mới đến năm 2020.
17. Số liệu thống kê huyện Hàm Yên, tỉnh tuyên Quang 2012 do cục Thống kê tỉnh Tuyên
Quang cung cấp.



×