Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

DSpace at VNU: Đảng với quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ (1986 - 2007)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.26 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ THU HƢƠNG
(19/09/1983)

ĐẢNG VỚI QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN
Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (1986 - 2007)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Hà Nội – 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ THU HƢƠNG
(19/09/1983)

ĐẢNG VỚI QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN Ở NÔNG THÔN
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (1986 - 2007)
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt nam
Mã số
: 60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM HỒNG TUNG


Hà Nội – 2008


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hơn 20 năm qua, những chủ trương, đường lối khuyến khích phát triển kinh
tế nhiều thành phần của Đảng đã tác động tích cực, đẩy mạnh sự phát triển của
nền kinh tế đất nước.
Cũng trong hơn 20 năm đổi mới, Đảng luôn đặt vấn đề phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn lên vị trí hàng đầu. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá
trình đẩy mạnh CNH, HĐH, trong đó CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được
Đảng hết sức quan tâm. Xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, phụ
thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, để trở thành một nước công nghiệp, Việt
Nam không thể không tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Rút kinh
nghiệm từ quá trình CNH, HĐH của các nước trên thế giới, Việt Nam hiểu rằng
không thể chạy theo mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá mà bỏ mặc kinh tế nông
thôn, cần phải thực hiện phát triển hài hòa, gắn liền CNH, HĐH với nông nghiệp
nông thôn, chỉ thực hiện tốt được vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, Việt
Nam mới có động lực để cất cánh.
Trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở Việt Nam, sự phục hồi và
phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng vào CNH, HĐH, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân. Bước
chuyển từ mô hình kinh tế hợp tác sang mô hình kinh tế tự chủ của hộ gia đình
vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX đã tạo đột phá trong sản xuất nông
nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Đây là minh chứng rõ nét cho hiệu
quả của đường lối khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần và công
nhận sự tồn tại của kinh tế tư nhân của Đảng. Kinh tế tư nhân đã thực sự trở
thành một yếu tố năng động hóa nền kinh tế xã hội nông thôn. Và đó cũng thực
sự là một động lực khởi động và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nhiều
thành phần, không chỉ trong nông nghiệp, mà còn trong toàn bộ nền kinh tế đất

nước.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở khu vực
nông thôn là vấn đề rất đáng quan tâm nghiên cứu để rút ra những bài học kinh


nghiệm cùng những giải pháp phát triển cho nền nông nghiệp Việt Nam, nhất là
sau khi nước ta trở thành thành viên thứ 150 của WTO từ tháng 11/2007.
Trong các vùng kinh tế của Việt Nam, ĐBBB giữ vai trò hết sức quan
trọng. Nông thôn ĐBBB trong lịch sử cũng như hiện tại có nhiều đóng góp vào
quá trình phát triển kinh tế đất nước. ĐBBB là cái nôi của nền nông nghiệp Việt
Nam, lịch sử hình thành và phát triển của vùng gắn liền với lịch sử hình thành và
phát triển của dân tộc. Giữ vị trí chiến lược về kinh tế xã hội, an ninh quốc
phòng, có Hà Nội là thủ đô của cả nước, sự phát triển của ĐBBB có sức lan tỏa
và ảnh hưởng rộng lớn tới các vùng kinh tế xung quanh. Có thể nói quá trình
phát triển kinh tế của nông thôn ĐBBB mang nhiều nét tiêu biểu và đặc trưng
cho nông thôn cả nước.
Bởi vậy, tôi chọn vấn đề: Đảng với quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế
tư nhân ở ĐBBB (1986 - 2007) làm đề tài Luận văn Thạc sĩ với hy vọng hệ
thống hóa đường lối chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong khu
vực nông thôn, nông nghiệp cả nước nói chung và ĐBBB nói riêng; tìm hiểu
thực trạng phát triển kinh tế tư nhân của vùng để thấy được tình hình áp dụng
chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân ở nông
thôn ĐBBB; từ đó rút ra những nhận xét dưới góc độ lịch sử và một số khuyến
nghị về lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân ở ĐBBB.
2. Lịch sử nghiên cứu
Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu toàn diện và sâu sắc về kinh tế tư nhân,
cũng như tổng thể kinh tế - xã hội nông thôn của các nhà nghiên cứu chủ yếu
trên phương diện kinh tế học, với các tác giả và những xuất bản tiêu biểu như:
Nguyễn Sinh Cúc (với Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ Đổi mới (1986
- 2002), Nxb Thống Kê, Hà Nội, 2003), Nguyễn Thanh Tuyền (với Thành phần

kinh tế tư bản tư nhân trong quá trình CNH, HĐH, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2002), Đinh Thị Thơm (chủ biên cuốn Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai
tập kỷ đổi mới - thực trạng và những vấn đề, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội,
2005), Trần Ngọc Bút (với Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ
nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002). Bên cạnh đó còn có những


nghiên cứu tổng kết của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành về kinh tế - xã hội nông
thôn, những đánh giá, bình luận trên báo chí, các phương tiện nghe nhìn…
Nghiên cứu trên phương diện lịch sử về vấn đề kinh tế tư nhân và vấn đề
kinh tế xã hội nông thôn thời kỳ Đổi mới không có nhiều, tiêu biểu có tác giả
Trương Thị Tiến (với Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999). Bên cạnh đó cũng có một số luận văn,
khóa luận nghiên cứu về các vấn đề trên, đó là Luận văn Thạc sĩ của Phạm Thị
Lương Diệu (người hướng dẫn: Ngô Đăng Tri) với đề tài Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân thời kỳ 1991- 2004, Khóa luận Cử nhân
của Vũ Thị Thu Hà (người hướng dẫn: Nguyễn Huy Cát) với đề tài Đảng bộ tỉnh
Hưng Yên lãnh đạo phát triển kinh tế 5 năm sau ngày tái lập tỉnh 1997 - 2001.
Tuy nhiên, những công trình đã xuất bản, các đề tài, luận văn đã công bố, hầu
như là những nghiên cứu tổng thể, ở tầm vĩ mô, hoặc nghiên cứu một vài khía
cạnh của kinh tế nông thôn ở tầm quốc gia, hoặc nghiên cứu riêng về một địa
phương nhưng lại mang tầm bao quát, chưa có nghiên cứu cụ thể trên phương
diện lịch sử về sự lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển kinh tế tư nhân ở khu
vực nông thôn cả nước, cũng như ở phạm vi vùng kinh tế.
Vì vậy, thực hiện đề tài này, tác giả tập trung vào vấn đề hệ thống những
chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển kinh
tế tư nhân ở nông thôn cả nước nói chung và ĐBBB nói riêng, dựng nên bức
tranh toàn cảnh của tình hình phát triển kinh tế tư nhân ở khu vực nông thôn
ĐBBB, góp một phần nhỏ vào tổng thể những nghiên cứu chung về kinh tế xã
hội ĐBBB, về vấn đề phát triển kinh tế tư nhân trong nông thôn ĐBBB nói riêng

và cả nước nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung vào việc hệ thống hóa đường lối, chủ trương phát triển
kinh tế nông thôn nói chung, kinh tế tư nhân ở nông thôn nói riêng của Đảng;
một số chỉ đạo điển hình của Đảng bộ các địa phương ĐBBB về phát triển kinh
tế tư nhân, tìm hiểu thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở khu vực nông thôn
ĐBBB nhằm mục đích:


(1)

Làm rõ chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế tư
nhân ở khu vực nông thôn ĐBBB, sự lãnh đạo của đảng bộ, chính
quyền các địa phương ĐBBB đối với kinh tế tư nhân.

(2)

Phân tích tác động của những đường lối, chủ trương của Đảng, sự
lãnh đạo của đảng bộ và chính quyền các địa phương ĐBBB đối
với kinh tế tư nhân ở nông thôn trong vùng.

(3)

Từ việc nghiên cứu quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân
của Đảng ở nông thôn ĐBBB, rút ra một số nhận xét và khuyến
nghị.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trong việc xác định
quan điểm, chủ trương, đường lối phát triển kinh tế tư nhân ở khu vực nông thôn

ĐBBB trong thời kỳ từ năm 1986 đến 2007.
Sự phát triển của kinh tế tư nhân ở khu vực nông thôn ĐBBB có mối tương
quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau, song Luận văn chỉ dừng lại nghiên cứu
những đường lối - chủ trương của Đảng khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân
trong khu vực nông thôn qua các văn kiện Đảng; một số vấn đề cơ bản trong
lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân ở ĐBBB; quá trình thực hiện các chủ trương đường lối khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân trong nông thôn ĐBBB dưới
tác động của những chủ trương, đường lối của Đảng.
Về mặt thời gian, Luận văn nghiên cứu đường lối, sự lãnh đạo của Đảng
đối với phát triển kinh tế tư nhân ở nông thôn ĐBBB trong thời kỳ 1986 - 2007.
Tuy nhiên, trong năm 2008, Trung ương Đảng khóa X đã ra một số chủ trương,
đường lối mới, rất quan trọng về vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn. Bởi
vậy, để đảm bảo tính logic chúng tôi vẫn đề cập đến những chủ trương, chính
sách đó với mục đích phác họa đầy đủ hơn bước phát triển mới trong tư duy của
Đảng về vấn đề phát triển kinh tế tư nhân ở khu vực nông thôn.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Hiện nay, nghiên cứu về vấn đề Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân ở
nông thôn còn là vấn đề khá mới mẻ. Hiện tại chưa có số liệu thống kê chính


thức nào về hoạt động của thành phần kinh tế tư nhân ở nông thôn (ví dụ như số
lượng doanh nghiệp đang hoạt động ở địa bàn nông thôn, số lượng cơ sở kinh
doanh cá thể hoạt động ở nông thôn…). Chủ trương, đường lối của Đảng thường
là về phát triển kinh tế tư nhân nói chung, áp dụng cho mọi khu vực (cả nông
thôn và thành thị), đường lối phát triển kinh tế xã hội nông thôn cũng là đường
lối tổng thể chung cho cả nước. Về phía đảng bộ và chính quyền tỉnh, hầu như
chưa có chính sách cụ thể và riêng rẽ về đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân, chỉ
có những chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy phát triển kinh tế nhiều thành
phần nói chung. Đây là một khó khăn về tư liệu khi tổng hợp và hệ thống các
quan điểm, đường lối về phát triển kinh tế tư nhân ở khu vực nông thôn của
Đảng.

Tài liệu phục vụ nghiên cứu là văn kiện các Đại hội Đảng và nghị quyết của
Trung ương, Ban Bí Thư Trung ương từ năm 1986 đến nay, các nghiên cứu trên
phương diện kinh tế về kinh tế tư nhân, nghiên cứu về kinh tế xã hội nông thôn
đã xuất bản, một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu về kinh tế xã hội
Đồng bằng Sông Hồng, các bài viết trên các báo, tạp chí về vấn đề kinh tế tư
nhân, nông nghiệp nông thôn, và kinh tế xã hội nông thôn ĐBBB, các báo cáo
tổng kết, tài liệu phỏng vấn… Tuy nhiên, việc tham khảo chi tiết và nghiên cứu
sâu sắc về quá trình cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng, của
đảng bộ và chính quyền địa phương trong từng tỉnh cụ thể ở khu vực ĐBBB đòi
hỏi sự đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn. Trong phạm vi nghiên cứu của
luận văn này, chúng tôi chỉ có điều kiện tham khảo và trình bày vấn đề này ở
mức độ chung nhất và trong từng trường hợp cụ thể.
Chính vì vậy, về mặt phương pháp, cùng với những phương pháp nghiên
cứu cơ bản (phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử), phương pháp
tiếp cận trên phương diện kinh tế học và xã hội học lịch sử, phương pháp hệ
thống, tổng hợp, phân tích, chúng tôi có sử dụng phương pháp nghiên cứu
trường hợp để nghiên cứu về vấn đề đảng bộ và chính quyền các địa phương
ĐBBB chỉ đạo thực hiện những đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển
kinh tế tư nhân ở khu vực nông thôn.


6. Đóng góp của Luận văn
Luận văn hy vọng có những đóng góp nhỏ vào việc hệ thống hóa quan
điểm, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân ở khu vực nông thôn và
làm sáng tỏ quá trình thực hiện những chủ trương của Đảng khuyến khích phát
triển kinh tế tư nhân ở khu vực nông thôn ĐBBB thông qua việc:
- Phác họa những quan điểm, chủ trương của Đảng về vấn đề phát triển kinh tế
tư nhân ở khu vực nông thôn
- Làm rõ một số văn kiện đề cập tới vấn đề phát triển kinh tế tư nhân ở khu
vực nông thôn

- Điểm qua tình hình phát triển kinh tế tư nhân ở ĐBBB dưới sự lãnh đạo của
Đảng.
- Góp phần rút ra những bài học thực tiễn từ quá trình Đảng lãnh đạo phát triển
kinh tế tư nhân ở khu vực nông thôn ĐBBB
7. Kêt cấu cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn
được trình bày trong ba chương:
Chương 1:

Tầm quan trọng của việc khuyến khích phát triển kinh tế tư
nhân ở ĐBBB và đường lối của Đảng về phát triển kinh tế tư
nhân.

Chương 2: Quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở khu vực nông thôn ĐBBB
Chương 3: Một số nhận xét và khuyến nghị rút ra từ việc nghiên cứu quá
trình lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân ở khu vực nông thôn
ĐBBB.


CHƢƠNG 1
TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TƢ NHÂN Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
VÀ ĐƢỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN
1.1 Nông thôn và tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế tƣ nhân ở khu
vực nông thôn ĐBBB
1.1.1 Khái niệm nông thôn, kinh tế nông thôn và kinh tế tư nhân ở nông thôn
Nông thôn là khu vực dân cư tập trung, chủ yếu làm nghề nông, phân biệt
với thành thị [88, tr. 676]. Ở Việt Nam, khái niệm nông thôn thường gắn liền với
nông dân, nông nghiệp.
Về mặt địa lý, nông thôn là một địa bàn rộng lớn bao quanh đô thị (thành

phố, thị xã, thị trấn…). Về mặt xã hội, thành phần đa số ở nông thôn là nông
dân, sinh sống theo các đơn vị làng, thôn, xóm, có gắn bó mật thiết với nhau về
quan hệ họ hàng và quan hệ láng giềng. Trên thế giới những nước có trình độ
phát triển khác nhau thì tỷ lệ dân số ở nông thôn cũng khác nhau. Những nước
có nền kinh tế phát triển thường có tỷ lệ dân số nông thôn thấp hơn những nước
có nền kinh tế kém phát triển. So với thành thị, nông thôn có hệ thống cơ sở hạ
tầng (cầu cống, đường xá, điện, nước sạch…) và các điều kiện phúc lợi khác
nhưu giáo dục, y tế, … thấp kém hơn. Thu nhập cá nhân và trình độ dân trí ở
nông thôn cũng thấp hơn thành thị. Nông thôn là vùng nguyên liệu, nguồn lao
động dồi dào cung cấp cho công nghiệp, cho thành thị, và cũng là thị trường
rộng lớn để tiêu thụ, trao đổi hàng hóa với các ngành sản xuất khác trong nền
kinh tế quốc dân.
Kinh tế nông thôn “là một phức hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất trong nông, lâm, ngư nghiệp, cùng với


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Thúy Anh (2002), “Một huyện đi lên từ chuyển dịch cơ cấu kinh
tế”, Tạp chí Cộng sản, ngày 7/3/2002.

2.

Vũ Đình, Bách (2004), "Phát triển kinh tế tư nhân trong quá trình chuyển
sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", Tạp chí Cộng
sản, Số 16 (tháng 8 năm 2004).

3.


Báo cáo kết quả nghiên cứu Đề tài KX 08-07 chuyên đề: “Đánh giá hiện
trạng và xu thế phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Hà Bắc”, Chương
trình KX-08, Hà Nội, 12/1993.

4.

Báo cáo kết quả nghiên cứu Đề tài KX-08-07 chuyên đề: “Phương pháp
phát triển nông nghiệp đinh hướng phát triển cơ khí hóa nông nghiệp và
chế biến nông sản trong chiến lược công nghiệp hóa nông thôn Việt Nam từ
nay đến 2010”, Chương trình KX-08, Hà Nội, 3/1995.

5.

Báo cáo tổng hợp kệt quả nghiên cứu năm 1993, Đề tài KX- 08-07 chuyên
đề: “Định hướng và chuyển giao công nghệ nhằm phát triển công nghiệp
nông thôn”, Chương trình KX-08, Hà Nội, 2/1994.

6.

"Biến

đồng

bằng

sông

Hồng

thành


đầu

tàu

kinh

tế",

, 4/4/2006.
7.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2005), Khoa học công nghệ nông
nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới, Tập I (Kinh tế - chính sách
nông nghiệp và phát triển nông thôn), Nxb CTQG, Hà Nội.

8.

Trần Ngọc Bút (2002), Phát triển kinh tế tư nhân định hướng Xã hội chủ
nghĩa, Nxb CTQG, Hà Nội.

9.

Bùi Văn Can (2001), Phát triển kinh tế hàng hóa trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Đồng bằng Sông Hồng,
Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

10. Chính phủ nước CHXHCNVN (1997), “Quyết định Số 677/TTg (ngày 23
tháng 08 năm 1997) của TTg CP về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh
tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 1996 – 2010”,

.


11. "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng Sông Hồng - mạnh nhưng
chưa đủ", Tạp chí Tài chính, Tháng 4/2007.
12. "Chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở tỉnh cửa ngõ Thủ đô", Thời báo Tài Chính, Số
ra ngày 16/01/2004.
13. Lương Ngọc Chương (2000), Báo Nhân Dân, ngày 16/08/2000.
14. Cơ - điện khí hóa nông nghiệp với vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp và nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1998.
15. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi
mới (1986 - 2002), Nxb CTQG, Hà Nội.
16. Cục Thống kê Hà Nội (2000), Tài liệu thống kê tình hình CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn 1990 – 2000.
17. Nguyễn Tiến Dũng (2002), Phát triển kinh tế nông thôn vùng Đồng bằng
Sông Hồng trong quá trình hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
18. Tiến Dũng (2007), “Ninh Bình: Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp”,
, 26/12/2007.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), “Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa VII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của
Đảng”, .
20. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng”, .
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2001 – 2010”, .
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), “Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII của Đảng: Thông qua "Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành
Trung ương (khoá VI) tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII ngày 27-61991", .



23. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), “Nghị quyết số 05-NQ/TW Hội nghị lần
thứ sáu (lần 1) Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về nhiệm vụ
kinh tế, xã hội năm 1999”, .
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), “Nghị quyết sô 14-NQ/TW về tiếp tục
đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế
tư nhân”, .
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), “Nghị quyết số 15-NQ/TW về đẩy nhanh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 –
2010”, .
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), “Nghị quyết số 23 - NQ/TW về phát huy
sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh””, .
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), “Nghị quyết về nông dân, nông thôn,
nông nghiệp”, .
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 40 (1979),
Nxb CTQG, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 43 (1982),
Nxb CTQG, Hà Nội.
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn Kiện Đảng toàn tập, Tập 47 (1986),
Nxb CTQG, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 48 (1987),
Nxb CTQG, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 51 (612/1991), Nxb CTQG, Hà Nội.
33. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 52, Nxb
CTQG, Hà Nội.
34. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), “Văn Kiện Đại hội IV - Kế hoạch 5 năm
(1976 - 1980)”, , Ngày 6/2/2006.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc

giữa nhiệm kỳ Khóa VII, tháng 1 - 1994, Hà Nội.


36. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), "Văn kiện Đại hội IX - Phương hướng,
nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 – 2005",
.
37. Nguyễn Hữu Đạt (2000), "Động thái phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam
giai đoạn 1990 - 2000", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Số 262 (tháng 3/2000).
38. Nguyễn Hải Đăng (2004), Kinh tế tư nhân ở Hà Nội trong tiến trình Đổi
mới, Luận ăn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
39. Hoàng Điển (1997), "Đa dạng các ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn",
Báo Nhân dân, ngày 24/7/1997.
40. "Đồng bằng Bắc Bộ", .
41. Hương Giang (2008), "Nông dân chính là "Doanh nghiệp nông thôn",
.
42. Trường Giang, "Tích tụ ruộng đất - Lựa chọn đột phá? Bài 3: Đi trước một
bước", Báo Nông nghiệp Việt Nam, 04/07/2008.
43. Lê Mậu, Hãn (2003), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập III, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
44. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn
khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình Kinh tế
học chính trị Mác - Lênin, Hà Nội.
45. "Hội nghị phát triển KT-XH vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 20062010 (tại Hà Nội, ngày 03/04/2006)", .
46. Hội thảo: “Cơ hội đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trong bối cảnh mới”,
Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược
phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn) tổ chức ngày 19/8/2008.
47. "Kết quả thực hiện chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng Phục vụ công
nghiệp hóa - Hiện đại hóa của tỉnh Hải Dương", Tạp chí Người xây dựng,
Số tháng 2-2004.

48. Trần Hoàng Kim (1995), Tiềm năng kinh tế Đồng bằng Sông Hồng, Nxb
Thống kê, Hà Nội.


49. Hồ Sỹ Lộc (1997), "Quá trình phát triển của kinh tế ngoài quốc doanh ở
Việt Nam (1986 - 1995)", Tạp chí Lịch sử Đảng, Số 3 (năm 1997).
50. Đình Luyện và Minh Sang (1996), "Sống động vùng quê Dương Liễu", Báo
Nhân Dân, ngày 29/10/1996.
51. Thu Lương (2005), "Giải bài toán việc làm cho lao động nông thôn",
, 2/6/2005.
52. Nguyễn Quang Ngọc (2001), Tiến trình Lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo Dục,
Hà Nội.
53. Nguyễn Thế Nhã (1999), “Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở nước
ta”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Số 257 Tháng 10/1999.
54. Nguyễn Đình Phan - Trần Minh Đạo - Nguyễn Văn Phúc (2002), Những
biện phát chủ yếu thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn vùng Đồng bằng Sông Hồng, Nxb CTQG, Hà Nội.
55. "Phát triển công nghiệp nông thôn đồng bằng sông Hồng", Hội thảo khoa
học, tổ chức tại Tiên Sơn, Hà Bắc, ngày 5/2/1996.
56. Nguyễn Trọng Phúc (2007), Đổi mới ở Việt Nam - thực tiễn và nhận thức lý
luận, Nxb CTQG, Hà Nội.
57. Nguyễn Trung Quế (1995), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn ĐBBB, Nxb Nông nghiệp, HN.
58. Lê Hưng Quốc (2008), "Nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng vươn lên
dẫn đầu về thu nhập", .
59. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp
1992, Hà Nội.
60. Chu Hữu Quý (1996), Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, nông
nghiệp Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.
61. Trần Văn Sen (1997), "Từ làng nghề cổ truyền vươn lên công nghiệp hóa",

Báo Nhân Dân, ngày 23/9/1997.
62. Mai Tết (2006), Sự vận động, phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta,Nxb CTQG, Hà Nội.


63. Đoàn Duy Thành (2002), Đảng lãnh đạo kinh tế và đảng viên làm kinh tế
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb CTQG, Hà
Nội.
64. Đinh Thị Thơm (2005), Kinh tế tư nhân Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới Thực trạng và những vấn đề, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
65. Trần Đình Thụ - Nguyễn Minh Phong (2004), "Kết quả phát triển các thành
phần kinh tế ở Hà Nội thời kỳ Đổi mới", Tạp chí Những vấn đề Kinh tế Thế
giới, Số 11 (103).
66. Anh Thư (2002), "Vai trò của Đảng trong đổi mới cơ chế quản lý nông
nghiệp ở Việt Nam (1981 - 1985)", Tạp chí Lịch sử Đảng, Số 10.
67. Lệ Thu (2008), "Hỗ trợ doanh nghiệp nông thôn phát triển",
, 20/06/2008.
68. Nguyễn Thủy (1998), Báo Nhân Dân, ngày 16/01/1998.
69. Trương Thị Tiến (1999), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt
Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.
70. Tổng cục Thống kê (2000), Niên giám thống kê 1999, Nxb Thống Kê, Hà
Nội.
71. Tổng cục Thống kê (2001), Hoạt động của các doanh nghiệp nông, lâm,
thủy sản, .
72. Tổng cục Thống kê (2007), "Số trang trại phân theo địa phương",
.
73. Tổng cục Thống kê (2008), Niên giám thống kê 2007, Nxb Thống Kê, Hà
Nội.
74. Lê Khắc Triết (2005), Đổi mới và phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam thực trạng và giải pháp, Nxb Lao Động, Hà Nội.
75. Trung tâm tư vẫn đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn
VACVINA (1997), Nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, Nxb CTQG, Hà Nội.


76. Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Khoa Kinh tế nông nghiệp và phát triển
nông thôn (2001), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam bước vào Thế kỷ XXI,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
77. Nguyễn Đức Truyền (2003), Kinh tế hộ gia đình và các quan hệ xã hội ở
nông thôn Đồng bằng Sông Hồng trong thời kỳ Đổi mới, Nxb KHXH, Hà
Nội.
78. Vũ Quốc Tuấn (2006), "Kinh tế tư nhân: đường phát triển rộng mở",
, 3/2006.
79. Nguyễn Tuấn (2008), "Hà Tây: "Gió mới" trong chuyển đổi cơ cấu nông
nghiệp", Báo Bưu Chính Viễn thông, 27/10/2008.
80. Đào Duy Tùng (1994), Quá trình hình thành con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội của Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội.
81. Đỗ Thế Tùng (2006), "Bàn thêm về vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân",
Tạp chí Cộng sản, Số 12 (tháng 6 năm 2006).
82. Nguyễn Thanh Tuyền (2002), Thành phần kinh tế tư bản tư nhân trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Sách tham khảo), Nxb CTQG, Hà
Nội.
83. UNDP (2001), Việt Nam hướng tới 2010 - Tuyển tập Báo cáo phối hợp
nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các chuyên gia quốc tế
và Việt Nam, Tập 1, Nxb CTQG, Hà Nội
84. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Bắc Ninh (2008), "Phiên họp thường kỳ các cấp
ngày 27/03/2008”, .
85. Lê Hồng Văn (1997), "Cẩm Bình phát triển mạnh tiểu, thủ công nghiệp",
Báo Nhân dân, ngày 17/2/1997.
86. Hồ Trọng Viện (2004), "Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Số 318
(tháng 11/2004).

87. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) (2005), "Dự án VIE
01/025", Thời báo kinh tế Việt Nam, Ngày 11/05/2005.


88. Viện Ngôn ngữ học (2007), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb Phương
Đông, Hà Nội.
89. Hồ Văn Vĩnh (1995), Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, Đề tài Khoa học cấp Bộ số 128 của Học viện
CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.



×