Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

DSpace at VNU: Quản lý cán bộ, công chức cấp quận qua thực tiễn tại địa bàn quận Hai Bà Trưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.16 KB, 5 trang )

Quản lý cán bộ, công chức cấp quận qua thực tiễn
tại địa bàn quận Hai Bà Trưng
Managment of Cadres and Civil Servantsin Hai Ba Trung District
NXB H. : Khoa Luật, 2013 Số trang 101tr. +

Nguyễn Lan Hương
Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật;
Mã số: 60 38 01 01; Người hướng dẫn: GS,TS. Ph¹m Hång Th¸i
Năm bảo vệ: 2013
Keywords: Quản lý nhà nước; Công chức; Cán bộ; Pháp luật Việt Nam
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, trong xây dựng Đảng và tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng, vấn đề cán bộ bao giờ cũng giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Khi Đảng đã có đường lối đúng
đắn thì công tác tổ chức nói chung, công tác cán bộ nói riêng là nhân tố chủ yếu quyết định sự thắng
lợi của nhiệm vụ cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí minh đã chỉ rõ: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"
[21, tr. 269]; "Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém" [21, tr. 487]. Nghị
quyết Trung ương 3 (Khóa VIII) "Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước" đã khẳng định: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền
với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng"
[8, tr. 34].
Trong giai đoạn cách mạng mới, toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức, nỗ lực đẩy mạnh sự
nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh". Mục tiêu đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đòi hỏi phát huy cao nhất mọi
nguồn lực, tiềm năng, trí tuệ của dân tộc, đặc biệt là năng lực tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ
các cấp. Mặt khác, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực, trong nước diễn biến phức tạp, chứa
đựng nhiều nhân tố tiềm ẩn gây gây mất ổn định; chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tăng
cường đẩy mạnh chiến lược "Diễn biến hòa bình", chống phá cách mạng Việt Nam, nhằm xóa bỏ sự
lãnh đạo của Đảng, làm tê liệt hệ thống chính trị, thủ tiêu chế độ chủ nghĩa xã hội ở nước ta, tập


trung mũi nhọn tấn công chủ yếu vào đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bên cạnh đó, tình trạng suy thoái về
phẩm chất đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ tham nhũng, lãng
phí, quan liêu; sự yếu kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin
của nhân dân đối với Đảng Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển đất nước. Nghị quyết Trung
ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng trong tình hình hiện nay" đã xác định
ba vấn đề đang thực sự cấp bách, cần làm ngay đó là:
(1) Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một
bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. (2) Xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế. (3) Xác định rõ thẩm quyền trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền
và mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị [13, tr. 13].
Vì vậy trong giai đoạn hiện nay đã đề ra yêu cầu rất cao, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và cấp
thiết trong quản lý cán bộ, công chức (CBCC) các cấp.

1


Về mặt thể chế, năm 2008 Quốc hội đã ban hành Luật CBCC, Chính phủ đã có các nghị
định để triển khai thực hiện, Bộ Nội vụ và các cơ quan chức năng đã có nhiều văn bản để hướng dẫn
thi hành. Tuy nhiên quá trình tổ chức triển khai thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc nhất là ở
cấp quận; mỗi nơi có nhiều cách vận dụng khác nhau, chưa có sự thống nhất, đồng bộ trong quản lý
CBCC. Trong khi yêu cầu nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội
nhập quốc tế đòi hỏi đội ngũ CBCC phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi tinh thần trách nhiệm cao, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.
Đồng thời cũng đặt ra yêu cầu rất cao đối với cơ quan quản lý CBCC và sử dụng CBCC phải nâng
cao chất lượng tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, giải quyết các chế độ chính sách, phân công bố trí
sử dụng CBCC có hiệu quả như vậy mới xây dựng đội CBCC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Đối với quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội, các cấp ủy và chính quyền rất chú trọng xây
dựng bộ máy nhà nước vững mạnh, nhằm quản lý có hiệu quả công việc ở địa phương trong tình
hình mới. Tuy nhiên, đội ngũ CBCC của chính quyền cấp quận thời gian qua chưa đáp ứng được yêu

cầu hoạt động quản lý nhà nước (QLNN), sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong thực hiện công
tác tổ chức, quản lý CBCC chưa nhịp nhàng và chặt chẽ. Việc kiểm tra, giám sát, phát hiện các vi
phạm của CBCC chưa được tiến hành thường xuyên. Đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN đối với
CBCC chưa đào tạo cơ bản về nghiệp vụ. Hiệu quả quản lý và sử dụng đội ngũ CBCC còn nhiều yếu
kém, hạn chế, bất cập.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài "Quản lý cán bộ, công chức cấp quận qua thực
tiễn tại địa bàn quận Hai Bà Trưng" làm luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà
nước và pháp luật.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chủ đề về xây dựng và quản lý CBCC là chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên
cứu ở Việt Nam. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, từ các bài khoa học, luận văn, luận án, đề tài
nghiên cứu các cấp, sách chuyên khảo, trong đó có nhiều công trình có giá trị như:
+ Đề tài khoa học cấp nhà nước, "Luận cứ khoa học việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", năm 2001. Đề tài này dựa trên
quan điểm lý luận và tổng kết thực tiễn, đã được phân tích, lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học
của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.
+ Đề tài khoa học cấp Bộ Nội vụ: "Cải cách công vụ, công chức đúng quy trình tiến độ tạo
động lực phát triển kinh tế- xã hội ", 2008. Đề tài này chỉ đề cập đến công tác xây dựng đội ngũ
CBCC nói chung theo yêu cầu cải cách công vụ, công chức nhà nước.
+ Luận án tiến sĩ Luật học của Mạc Minh Sản: "Hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức
chính quyền cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam",
bảo vệ tại Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008. Đề tài mới chỉ làm rõ
các khái niệm công vụ, cán bộ. công chức, khái lược sự hình thành, phát triển và thực trạng pháp luật
về cán bộ chính quyền cơ sở, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật cán bộ chính quyền
cơ sở.
+ Sách chuyên khảo: "Công vụ, cán bộ, công chức nhà nước" của GS.TS Phạm Hồng Thái,
Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2004, tập trung làm rõ khái niệm CBCC trên cơ sở phân tích pháp luật về
CBCC ở Việt Nam, chỉ ra xu hướng điều chỉnh của pháp luật về CBCC ở Việt Nam.
+ Sách chuyên khảo "Thể chế công vụ" của TS. Nguyễn Cảnh Hợp. Nxb Tư pháp, Hà Nội,
2011, trong đó tập trung làm rõ các khái niệm công vụ, CBCC, khái lược sự hình thành, phát triển và

thực trạng pháp luật về cán bộ, công chức, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật cán bộ,
công chức. Phân tích nội dung các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nội dung pháp luật
về quản lý CBCC ở tất cả các khâu.
+ Luận văn thạc sĩ Luật học của Phạm Minh Triết "Hoàn thiện pháp luật về công chức hành
chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay", bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm
2003. Luận văn chỉ đề cập đến thực trạng pháp luật, từ đó đề ra một số giải pháp hoàn thiện pháp
luật công chức hành chính.

2


Đề tài khoa học của Phòng Nội vụ, quận Hai Bà Trưng "Đánh giá công chức hành chính tại
quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, thực trạng và giải pháp", hoàn thành năm 2010. Đề tài này
chỉ tập trung nghiên cứu phần đánh giá công chức hành chính của quận Hai Bà Trưng.
Nhìn chung, những công trình trên đã có những đóng góp trên phương diện lý luận, thực
tiễn về vấn đề CBCC và công tác CBCC. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu đó hoặc mới dừng lại
ở mặt phương pháp luận là chủ yếu, hoặc chỉ tập trung vào mô tả thực trạng, cũng như đề cập đến
một số giải pháp trước mắt về CBCC và công tác CBCC. Đây là công trình nghiên cứu một cách cơ
bản và hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với CBCC chính quyền cấp quận
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với CBCC chính
quyền cấp quận qua thực tiễn địa bàn quận Hai Bà Trưng. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
bảo đảm QLNN đối với CBCC chính quyền cấp quận, ở quận Hai Bà Trưng hiện nay.
* Nhiệm vụ của luận văn:
- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về quản lý CBCC chính quyền cấp quận.
- Đánh giá thực trạng và chỉ ra được những nguyên nhân, kết quả và hạn chế trong quản lý
CBCC chính quyền cấp quận ở quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp và những kiến nghị bảo đảm quản lý CBCC chính quyền quận Hai
Bà Trưng, thành phố Hà Nội hiện nay.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý CBCC chính quyền cấp quận thuộc địa bàn
quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu
Là đội ngũ CBCC chính quyền cấp quận thuộc địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà
Nội. Các số liệu, tư liệu phục vụ cho luận văn giới hạn chủ yếu từ năm 2006 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Hệ thống những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác
cán bộ; các quan điểm của đảng và nhà nước Việt Nam về xây dựng đội ngũ CBCC nhà nước trong
thời kỳ CNH, HĐH được ghi trong nghị quyết của Đảng, Nhà nước, nghị quyết của Thành ủy Hà
Nội và nghị quyết của Quận ủy Hai Bà Trưng.
* Cơ sở thực tiễn
Các văn bản liên quan tới công tác CBCC của Quận ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy
ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng; thực tiễn công tác quản lý CBCC chính quyền cấp quận
trên địa bàn quận Hai Bà Trưng; các tư liệu, số liệu báo cáo, điều tra, khảo sát thực tiễn của tác giả là
cơ sở thực tiễn của luận văn.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin; đề tài sử dụng và kết
hợp chặt chẽ phương pháp lôgíc với phương pháp lịch sử, chú trọng phương pháp phân tích, tổng
hợp, gắn lý luận với thực tiễn và tổng kết thực tiễn, thống kê, so sánh.
Cụ thể: Chương 1 và chương 3: chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để xây
dựng cơ sở lý luận và đề xuất các quan điểm, giải pháp. Chương 2: Sử dụng tổng hợp các phương
pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp lịch sử cụ thể, thống kê, so sánh.

3


6. Ý nghĩa của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần cung cấp những cơ sở khoa học giúp cho
Quận ủy, UBND quận Hai Bà Trưng trong lãnh đạo, quản lý đội ngũ CBCC chính quyền cấp quận
đạt hiệu quả cao hơn. Góp phần nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính nhà nước, đào tạo chuyên gia pháp luật ngành luật học.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức cấp quận.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức cấp quận tại quận Hai
Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức
cấp quận tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
References
1.

Ban Tổ chức Trung ương (2001), Lý luận và nghiệp vụ công tác tổ chức, cán bộ, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

2.

Bộ Nội vụ (2003), Pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi bổ sung năm 2003, Nxb Thống kê, Hà
Nội. 2003.

3.

Chính phủ (2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3 về tuyển chọn, sử dụng và quản lý cán
bộ, công chức, Hà Nội, 2010.


4.

Đảng bộ quận Hai Bà Trưng (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2006-2010, Hà Nội.

5.

Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XV, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

6.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật,
Hà Nội.

7.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật,
Hà Nội.

8.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương,
khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương,
khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Hướng dẫn số 01-HD/TW ngày 05/01 của Ban Chấp hành
Trung ương về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương,
khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Vũ Công Đồng (2004), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với Tòa án nhân dân cấp huyện ở
Việt Nam- thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.

4


15. Phan Thu Hà (2006), "Nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật của công chức hành chính", Tổ
chức nhà nước, ( ).
16. Lê Văn Hòe (2005), Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về cải cách bộ máy nhà nước, (Lưu
hành nội bộ), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
17. Hỏi và đáp về các điều sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp Việt Nam (2002), Nxb Thành phố Hố
Chí Minh, Thành phố Hố Chí Minh.
18. V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
19. V.I. Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
20. C. Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức, Hà Nội.
23. Lê Khắc Trung (2007), Cẩm nang hướng dẫn pháp luật tuyển dụng, quản lý, bổ nhiệm, miễn
nhiệm cán bộ, công chức các cấp, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
24. Viện Ngôn ngữ học (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
25. 1200 thuật ngữ pháp lý Việt Nam (1999), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí
Minh.


5



×