Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

DSpace at VNU: Đánh giá chất lượng chế phẩm máu điều chế bằng phương pháp buffy coat trên hệ thống tách máu tự động tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (736.68 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------

Trần Thị Thủy

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CHẾ PHẨM MÁU
ĐIỀU CHẾ BẰNG PHƢƠNG PHÁP BUFFY COAT
TRÊN HỆ THỐNG MÁY TÁCH MÁU TỰ ĐỘNG
TẠI VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TW.

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60420114

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lê Xuân Hải
PGS.TS. Hoàng Thị Mỹ Nhung

HÀ NỘI - 2016


ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CHẾ PHẨM MÁU
ĐIỀU CHẾ BẰNG PHƢƠNG PHÁP BUFFY COAT
TRÊN HỆ THỐNG MÁY TÁCH MÁU TỰ ĐỘNG
TẠI VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TW
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu và đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng chế phẩm máu được điều
chế bằng phương pháp buffy coat trên thiết bị ép tách máu tự động tại Viện HHTMTW.
Đối tƣợng, phƣơng pháp nghiên cứu: 141 đơn vị máu toàn phần thể tích 350 ml, 450
ml được lấy trong hệ thống túi đỉnh - đáy. Đánh giá hiệu suất điều chế khối hồng cầu và một số


chỉ tiêu chất lượng khối hồng cầu sau khi điều chế dựa vào quy định của Bộ Y tế (Thông tư
26/2013/TT-BYT về việc hướng dẫn hoạt động Truyền máu) và tiêu chuẩn Châu Âu. So sánh
với kết quả kiểm tra 362 đơn vị KHC được điều chế bằng hệ thống túi đỉnh - đỉnh (hiện đang sử
dụng) là nhóm đối chứng.
Kết quả: Hiệu suất điều chế khối hồng cầu 350 ml, 450 ml túi đỉnh - đáy cho kết quả cao
(87,04% và 89,22%), tỷ lệ loại bỏ bạch cầu nhiều (72, 38% và 79,87%).
Chất lượng KHC 350 ml túi đỉnh - đáy không có sự khác biệt so với túi đỉnh - đỉnh. KHC 450
ml túi đỉnh - đáy có nhiều ưu điểm hơn so với túi đỉnh - đỉnh về các chỉ tiêu số lượng tiểu cầu tồ n
dư rấ t thấ p (2,83 G/túi so với 7,8 G/túi), số lượng bạch cầu tồn dư thấp (0,62 G/túi so với 0,92
G/túi), tỷ lệ loại bỏ bạch cầu trong quá trình điều chế nhiề u hơn

(79,87% so với 72,34%). Bên

cạnh đó, hệ thống túi này chỉ được thực hiện được trên máy ép tự động, không thực hiện được
với bàn ép thủ công, giá thành còn cao hơn so với túi đỉnh - đỉnh nên cần lập kế hoạch cụ thể
trong việc sử dụng.
Kết luận: Chất lượng khối hồng cầu 350 ml, 450 ml được điều chế bằng hệ thống túi
đỉnh - đáy đáp ứng các tiêu chuẩn quy định. Có thể sử dụng hệ thống túi này để điều chế các
thành phần máu trên máy ép máu tự động, quy mô lớn, số lượng nhiều, giảm dần các kỹ thuật ép
máu thủ công do con người thực hiện.
Từ khóa: Túi đỉnh - đáy, túi đỉnh - đỉnh, hiệu suất điều chế khối hồng cầu, tỷ lệ loại bỏ bạch cầu,
Top & Bottom.


I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới có nhiề u hê ̣ thố ng túi lấ y máu như đỉnh - đỉnh hay đỉnh - đáy để điề u chế các
thành phần máu theo phương pháp tách lớp bạch cầu - tiểu cầu hoặc huyết tương giàu tiểu cầu,
có thể sử dụng máy ép tự động hoặc bàn ép thủ công . Hiê ̣n nay, loại túi đỉnh - đáy được sử dụng

rất phổ biến ở các quốc gia phát triển trong lĩnh vực truyền máu như Nhật Bản, Hà Lan,
Canada,Thái Lan, …. nhưng chưa được nghiên cứu sử dụng tại Việt Nam. Hệ thống túi máu này
thường được áp dụng đối với các Trung tâm Truyền máu lớn, số lượng máu điều chế trong một
ngày nhiều, đòi hỏi đầu tư lớn về trang thiết bị, máy móc, con người mới có thể thực hiện đươ ̣c
với chất lượng, hiệu quả cao nhất. Cùng với sự phát triển tự động hóa trong hoạt động truyền
máu và đầu tư của Viện, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá chất lượng chế phẩm máu điều chế
bằng phương pháp buff coat trên hệ thống máy tách máu tự động tại Viện Huyết học - Truyền
máu TW” với mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng khối hồng cầu sau khi
điều chế bằng hệ thống túi đỉnh - đáy tại Viện HHTMTW.
THE QUALITY ASSESSMENTS OF BLOOD COMPONENTS PRODUCED WITH
BUFFY COAT METHOD AT THE NATIONAL INSTITUTE OF HEMATOLOGY AND
BLOOD TRANSFUSION.
SUMMARY
Objective: Study and the quality assessments of blood components prepared with buffy coat
metod which is processing blood components by automatic blood components extractor at the
National Institute of Hematology and Blood Transfusion.
Material and methods: 141 whole blood units were collected with Top & Bottom (T&B) bags.
Assessment of red cell concentrates yield and quality indicators based on regulation of the
Ministry of Health (number 26/2013/TT-BYT, regulation of blood transfusion) and Guide to the
preparation, use and quality assurance of blood components (Council of Europe). Comparation
of measurements made on red cell concentrates bags by Top & Top (T&T) system bags as the
control group.
Results: yield of red cell concentrates volume 350 ml, 450 ml higher (87,04% and 89,22%), the
rate of remove white blood cells greater (72,38% and 79,87%). The quality of RCC 350 ml T&B
bags and T&T not differences between the two types of bag. The quality of RCC 450 ml T&B
bags better than T&T bags about residual platelets content low (2,83 G/bag and 7,8 G/bag),
residual leucocytes content low (0,62 G/bag and 0,92 G/bag), the rate of remove white blood


cells more than (72,38% and 79,87%). However, T&B bag is a special used for automation

seprator, should be not by plasma extractor, high price, so, should be a specific plan for using.
Conclusion: The quality of red cell concentrates have prepared T&B bag which have met quality
standards.This bag system can be use in automated systems for processing blood components,
large number, reduced of preparing by manual.
Keywords: Top&Bottom bags, Top&Top Bags, yield of red cell concentrates, removed
white blood cells.

II.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
 145 đơn vị máu toàn phần (MTP) thể tích 350 ml, 450 ml được lấy vào hệ thống túi kín bộ
bốn đỉnh - đáy (của hãng TERUMO, Nhật Bản). Thực hiện điều chế các thành phần máu theo
phương pháp tách lớp bạch cầu - tiểu cầu bằng máy ép máu tự động GIOTTO (Italia). Kiểm
tra, đánh giá chất lượng MTP trước khi điề u chế và khố i hồ ng cầ u (KHC) sau khi điều chế.
 362 đơn vị máu toàn phần (MTP) thể tích 350 ml, 450 ml được lấy vào hệ thống túi kín bộ
bốn đỉnh - đỉnh (của hãng TERUMO, Nhật Bản). Thực hiện ép tách các chế phẩm máu bằng
bàn ép do con người thực hiện. Kiểm tra , đánh giá chất lượng MTP trước khi điề u chế và
KHC sau khi điều chế. Là nhóm nghiên cứu độc lập, đối chứng với kết quả kiểm tra KHC
được điều chế bằng hệ thống túi đỉnh - đáy.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang.
2.2.2. Thiết bị, máy móc, vật liệu nghiên cứu:
 Máy ly tâm lạnh SORVALL RC 12BP (Mỹ); máy ép máu tự động GIOTTO (Italia); máy
đếm tế bào máu tự động SYSMEX 2000-iXT (Nhật);
 Vật liệu nghiên cứu: Hệ thống túi máu bộ bốn đỉnh - đáy
2.2.3. Phương pháp điều chế, lấy mẫu, thống kê, xử lý số liệu
 Đơn vị MTP được lấy mẫu xét nghiệm tế bào học để tính một số chỉ tiêu nguồn nguyên liệu
đầu vào trước khi điều chế.



 Ly tâm túi máu theo chương trình: túi MTP 350 ml (tốc độ 3500 vòng/phút, thời gian 7’10’’);
túi MTP 450 ml (tốc độ 3700 vòng/phút, thời gian 7’45’’).
 Đặt túi MTP vào máy ép máu tự động, chọn chương trình tách túi máu đỉnh - đáy, huyết
tương chảy sang túi chuyển rỗng qua đầu van phía trên, đồng thời phần đầu van phía dưới,
hồng cầu chảy sang túi chuyển chứa dung dịch bảo quản. Kết thúc chương trình, từ một đơn
vị máu tách được 3 loại sản phẩm gồm: huyết tương tươi, khối hồng cầu và túi buffy coat
(lớp giàu bạch cầu - tiểu cầu).
 Lắc trộn đều túi KHC, lấy mẫu xét nghiệm tế bào học để kiểm tra chất lượng sau khi điều
chế.Thống kê và tính toán các thông số chủ yếu: thể tích (ml/túi); số lượng hồng cầu (SLHC),
số lượng tiểu cầu (SLTC), số lượng bạch cầu (SLBC) (109/túi), hematocrit, hemoglobin
(g/túi) của túi MTP ban đầu và KHC sau khi tách để tính hiệu suấ t điều chế và tỷ lệ loại bỏ
bạch cầu như sau:
+Hiệu suất điều chế khối hồng cầu =
+Tỷ lệ loại bỏ bạch cầu = 100% −

𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 ℎồ𝑛𝑔 𝑐ầ𝑢 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡ú𝑖 𝑘ℎố𝑖 ℎồ𝑛𝑔 𝑐ầ𝑢
Số lượng hồng cầu trong túi máu to àn ph ần

𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑏ạ𝑐ℎ 𝑐ầ𝑢 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡ú𝑖 𝑘ℎố𝑖 ℎồ𝑛𝑔 𝑐ầ𝑢
Số lượng bạch cầu trong túi máu to àn ph ần

× 100%

× 100% .

 Sử dụng các tiêu chuẩn áp dụng thông tư 26/2013/TT-BYT về việc kiểm tra chất lượng MTP,
KHC thể tích 350 ml, 450 ml để đánh giá chất lượng trước và sau điều chế như sau:
Bảng chỉ tiêu chất lƣợng MTP, KHC thể tích 350 ml, 450 ml
Tên chế phẩm


Máu toàn phần

Chỉ tiêu chất lƣợng

Thể tích 350 ml

Thể tích 450 ml

Thể tích (ml/túi)*

400 ± 10%

513 ± 10%

Hemoglobin(g/túi)

≥ 35

≥ 45

Thể tích (ml/túi)

≥ 220

≥ 270

SLBC**(10 /túi)

<0,94


< 1,2

Hematocrit (L/L)

0,5 - 0,7

0,5 - 0,7

≥ 34

≥ 44

9

Khối hồng cầu

Hemoglobin (g/túi)

(*): Thể tích MTP đã bao gồm dung dịch chống đông CPD (350 ml: 49 ml, 450 ml: 63 ml).
(**): Tối thiểu 75% tổng số các đơn vị máu được kiểm tra đạt tiêu chuẩn [1].

 So sánh một số chỉ tiêu chất lượng KHC sau khi điều chế sử dụng hệ thống túi đỉnh - đỉnh
(hiện đang sử dụng) và đỉnh - đáy (túi nghiên cứu).
2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2015 - 3/2016.
2.4. Xử lý số liệu: Thống kê và phân tích số liệu bằng Microsoft Excel và phần mềm SPSS
16.0.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


III.

3.1. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lƣợng MTP trƣớc khi điều chế.
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra chất lượng MTP trước khi điều chế.
Chỉ số

TT

ĐV tính

MTP 350 ml (n = 45)
Tỷ lệ đạt
( X ± SD)

MTP 450 ml (n = 100)
Tỷ lệ đạt
( X ± SD)

1.

Thể tích

ml/túi

398,18 ± 10,66

100 %

514,13 ± 14,77


100 %

2.

Hemoglobin

g/túi

48,87 ± 5,32

100 %

68,58 ± 7,21

100 %

 100% đơn vị MTP thể tích 350 ml, 450 ml có giá trị trung bình thể tích lần lượt (398,18 ml;
514,13 ml) và nồng độ hemoglobin/túi (48,87 g/túi; 68,58 g/túi).
3.2. Hiệu suất điều chế khối hồng cầu và tỷ lệ loại bỏ bạch cầu trong quá trình điều chế.
Tỷ lệ (%)

89.22

87.04

100
90
80
70

60
50
40
30
20
10
0

72.38

79.87

Thể tích

350

450

Hiệu suất điều chế khối hồng cầu (%)

Tỷ lệ loại bỏ bạch cầu (%)

Biểu đồ 3.2. Hiệu suất điều chế khối hồng cầu thể tích 350 ml, 450 ml.
 Hiệu suất điều chế KHC từ MTP thể tích 350 ml và 450 ml đạt lần lượt là 87,04% và 89,22
%, đáp ứng quy định theo tiêu chuẩn châu Âu (85 - 90%).
 Tỷ lệ loại bỏ bạch cầu trong quá trình điều chế túi máu 450 ml (79,87%) cao hơn so với túi
máu 350 ml (72,385).
3.3. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lƣợng KHC đƣợc điều chế từ MTP thể tích 350 ml (n =
45).
Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra chất lượng KHC sau khi điều chế từ túi MTP 350 ml.

TT

Chỉ số

Tiêu chuẩn
của Bộ y tế

Kết quả đo

ml/túi

≥ 220

ĐV tính

p

SL đạt

Tỷ lệ đạt*

239,43 ± 28,03

< 0,05

39

86,7%

(


X

± SD)

1.

Thể tích

2.

Hematocrit

L/L

0,5 - 0,7

0,55 ± 0,03

< 0,05

40

88,9%

3.

Hemoglobin

g/túi


≥ 34

42,14 ± 4,6

< 0,05

43

95,6%


Chỉ số

TT

4.

SLBC

ĐV tính
9

10 /túi

Tiêu chuẩn
của Bộ y tế

Kết quả đo


≤ 0,94

0,66 ± 0,30

(

X

± SD)

p

SL đạt

Tỷ lệ đạt*

< 0,05

40

88,9%

(*) Tối thiểu 75% tổng số các đơn vị máu được kiểm tra đạt tiêu chuẩn

 Giá trị trung bình về thể tích, hematocrit, hemoglobin, SLBC trong KHC sau khi điều chế từ
đơn vị MTP 350 ml đáp ứng yêu cầu quy định và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <
0,05.
 Trên 86% túi KHC kiểm tra đạt tỷ lệ các chỉ tiêu chất lượng theo quy định (> 75%).
 SLBC tồn dư trong KHC sau khi điều chế là 0,66 G/túi thấp hơn so với quy định cần đạt (≤
0,94 G/túi).

3.4. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lƣợng KHC đƣợc điều chế từ MTP thể tích 450 ml
(n=100)
Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra chấ t lượng KHC sau khi điều chế từ MTP 450 ml
TT

Chỉ số

Tiêu chuẩn của
Bô ̣ y tế

Kết quả đo

ml/túi

≥ 270

ĐV tính

p

SL đạt

Tỷ lệ đạt*

307,07 ± 16,8

< 0,05

100


100%

(

X

± SD)

1.

Thể tích

2.

Hematocrit

L/L

0,5 - 0,7

0,59 ± 0,02

< 0,05

100

100%

3.


Hemoglobin

g/túi

≥ 44

59,78 ± 5,52

< 0,05

100

100%

4.

SLBC

109/túi

≤ 1,2

0,62 ± 0,55

< 0,05

90

90%


(*) Tối thiểu 75% tổng số các đơn vị máu được kiểm tra đạt tiêu chuẩn

 Giá trị trung bình SLBC tồn dư trong KHC sau khi điều chế là 0,62 G/túi thấp hơn so với quy
đinh
̣ cầ n đa ̣t (≤ 1,2 G/túi).
 Trên 90% số lượng túi KHC kiể m tra đạt tỷ lệ các chỉ tiêu chất lượng theo quy định (> 75%)
về thể tích , hematocrit, hemoglobin, SLBC trong KHC sau khi điều chế từ đơn vị MTP 450
ml có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

IV.

BÀN LUẬN
4.1. Đánh giá hiệu suấ t điều chế KHC bằ ng hê ̣ thố ng túi đỉnh - đáy
Trong quá trình điều chế các thành phần máu cần quan tâm các yêu cầu chất lượng về nguyên
liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra và hiệu quả điều chế [7], [4]. KHC sau khi điề u chế cầ n t hu đươ ̣c
hiê ̣u quả cao, loại bỏ được càng nhiều bạch cầu càn g tố t vì nếu còn bạch cầu, làm cho đơn vị
máu trở thành không an toàn và giảm chất lượng do ba ̣ch cầ u giải phóng các cytokin , các chất


hóa học trung gian (serotonin, histamin,…) [3]. Bước đầ u nghiên cứu điề u chế KHC

bằ ng hê ̣

thố ng túi đỉnh - đáy tại Viện HHTMTW cho thấ y:
 100% túi MTP đầ u vào đa ̣t chỉ tiêu về thể tích, nồng độ hemoglobin theo quy đinh,
̣ đáp ứng
yêu cầ u của Bô ̣ Y tế [1].
 Hiệu suấ t điều chế KHC đạt trên 87% ở cả hai loại thể tích túi máu 350 ml và 450 ml. Kết
quả này cũng phù hợp với quy định theo tiêu chuẩn châu Âu (2012)[4] 85 - 90 %.
 Tỷ lệ loại bạch cầu trong quá trình điều chế thể tích túi máu 450 ml (78,87%) cao hơn so với

thể tích túi máu 350 ml (72,38%) và phù hợp với quy định cần đạt áp dụng theo quy định của
Bộ Y tế (2013) [1] (đạt trên 70%).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự tác giả C Hurtado và cs (2000) [5] khi đánh
giá chất lượng chế phẩm máu với hệ thống túi máu đỉnh - đáy thể tích 450 ml (hiê ̣u suấ t điề u
chế KHC đạt 85 - 87%, tỷ lê ̣ loại bỏ bạch cầu đạt 74%).
4.2. Đánh giá một số chỉ tiêu chất lƣợng KHC sau khi điều chế bằng hệ thống túi đỉnh đáy.
Lấy máu trong hệ thống túi đỉnh - đáy không thực hiện điều chế được bằng bàn ép thủ công do
cấu tạo của túi máu, mà chỉ thực hiện được trên thiết bị ép máu tự động bằng cảm biến điện tử.
Trọng lượng túi chứa lớp bạch cầu - tiểu cầu còn lại trong túi MTP ban đầu được cài đặt theo mỗi
loại thể tích túi máu . Tỷ lệ giữa huyết tương và lớp bạch cầu - tiểu cầu đươ ̣c kiểm soát thông qua
đèn cảm biế n . KHC đươ ̣c chuyể n sang túi chứa dung dich
̣ bảo quản SAGM

. Điề u này sẽ giữ

đươ ̣c nhiề u tiể u cầ u và ba ̣ch cầ u trong túi MTP ban đầ u , tách máu không làm xáo độn g đế n lớp
bạch cầu - tiểu cầu, do vâ ̣y, không chỉ làm tăng hiê ̣u quả điề u chế khố i tiể u cầ u trong các bước
tiế p theo [8], mà còn làm giảm tồn dư bạch cầu, tiể u cầ u trong KHC [5]. Đánh giá một số chỉ tiêu
chất lượng KHC sau khi điều chế (bảng 4.1 và bảng 4.2) bằng hai hệ thống túi lấy máu đỉnh đỉnh (hiện đang sử dụng) và đỉnh - đáy (túi nghiên cứu) cho thấy:
 Với túi máu đỉnh - đáy thể tích 350 ml (bảng 3.3 và bảng 4.1) có trên 86% túi KHC kiểm tra
đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng về thể tić h , hemoglobin, hematocrit, SLBC tồ n dư với p <
0,05. Chất lượng KHC sau khi điều chế có sự khác biệt với p < 0,05 so với túi đỉnh - đỉnh về
các chỉ tiêu thể tích, SLTC tồn dư, lượng cặn bạch cầu nhiều hơn 12,6 ml (38,6 ml so với
26,2 ml). Đặc biệt , hiệu suấ t điều chế KHC (87,04%) và tỷ lê ̣ loại bỏ bạch cầu
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p

(72,38%)

> 0,05 so với túi đỉnh - đỉnh (tương ứng



90,14% và 72,78%). Kết quả này cũng cho thấy, hiệu quả điều chế đối với hai loại túi máu
thể tích 350 ml này là như nhau, không có sự khác biệt.
Bảng 4.1. Kết quả so sánh một số chỉ tiêu chất lượng của KHC 350 ml giữa hai hê ̣ thố ng túi máu.
Thông số
đánh giá

Thể tích (ml)

Túi đỉnh - đỉnh (n = 270 )
CI (p = 0,05)
X (SD)

Túi đỉnh - đáy (n = 45)
CI (p = 0,05)
X (SD)

p

247,97 (14,5)

244,5 - 251,4

239,43 (28,03)

223,1 - 255,8

< 0,05

Hematocrit (%)


0,58 (0,02)

0,57 - 0,58

0,55 (0,03)

0,528 - 0,565

> 0,05

Hemoglobin/túi (g)

46,81 (4,6)

45,7 - 47,92

42,14 (4,6)

32,9 - 51,36

> 0,05

SLTC/túi (×109)

7,48 (4,12)

6,5 - 8,46

5,15 (4,6)


2,4 - 7,84

< 0,05

SLBC/túi (×109)

0,71 (0,32)

0,64 - 0,79

0,66 (0,3)

0,49 - 0,83

> 0,05

Hiệu suấ t điều chế
KHC (%)

90,14 (2,58)

89,52 - 90,75

87,04 (5,4)

83,85 - 90,23

> 0,05


Tỷ lệ loại bỏ bạch
cầu (%)

72,78 (10,6)

70,23 - 75,71

72,38 (13,4)

63,6 - 79,3

> 0,05

26,2 (6,2)

24,13 - 28,27

38,6 (8,39)

33,71 - 43,52

< 0,05

Thể tích túi cặn BC
(ml)

 Với túi máu đỉnh - đáy thể tích 450 ml (bảng 3.4 và bảng 4.2) có trên 90% số lượng túi chế
phẩm máu kiểm tra đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng so với tiêu chuẩn [1] với p < 0,05. Chất
lượng KHC điều chế có sự khác biệt với p < 0,05 so với túi đỉnh - đỉnh về các chỉ tiêu SLTC,
SLBC tồn dư trong KHC thấp, tỷ lệ loại bỏ bạch cầu trong quá trình điều chế nhiều hơn 7,5%

(79,87% so với 72,34 %).
Bảng 4.2. Kết quả so sánh một số chỉ tiêu chất lượng của KHC 450 ml giữa hai hệ thống túi máu.

Thông số đánh giá

Túi đỉnh - đỉnh (n = 92)

Túi đỉnh - đáy (n = 100)
p

X (SD)

CI (p=0,05)

X (SD)

CI (p=0,05)

300,2 (15,2)

294 - 306

307.07 (16,80)

298,57 - 315,57

> 0,05

Hematocrit (%)


0,6 (0,02)

0,60 - 0,61

0,59 (0,02)

0,58 - 0,59

> 0,05

Hemoglobin/túi (g)

61,4 (5,0)

59,32 - 63,41

59,78 (5,52)

56,98 - 62,57

> 0,05

SLTC/túi (×109)

7,8 (3,8)

6,27 - 9,38

2,83 (1,0)


2,32 - 3,34

< 0,05

SLBC/túi (×109)

0,92 (0,44)

0,74 - 1,1

0,62 (0,55)

0,34 - 0,90

< 0,05

Hiệu suấ t điều chế

88,36 (7,5)

85,29 - 91,42

89,22 (3,6)

87,17 - 89,81

> 0,05

Thể tích (ml)



Thông số đánh giá

Túi đỉnh - đỉnh (n = 92)

Túi đỉnh - đáy (n = 100)
p

X (SD)

CI (p=0,05)

X (SD)

CI (p=0,05)

72,34 (11,37)

67,7 - 77,0

79,87 (13,25)

77,07 - 85,06

< 0,05

29,0 (7,06)

26,6 - 31,36


42,9 (9,18)

39,3 - 46,5

< 0,05

KHC (%)
Tỷ lệ loại bỏ bạch
cầu (%)
Thể tích túi cặn BC
(ml)

Kết quả của chúng tôi cũng tương tự với tác giả Eugenio Cerelli thực hiện ở Italia năm 2015 trên
hệ thống túi đỉnh - đáy 450 ml của hãng Fresenius [6] và C Hurtado (2000) [5] nghiên cứu túi
của hãng Optipac ® Baxter qua bảng 4.3.
Bảng 4.3. So sánh một số chỉ tiêu chất lượng của KHC được điều chế với nghiên cứu khác.
Tác giả

Eugenio Cerelli
(2015) [6]

V.

Thể tích (ml)
( X ± SD)

Hematocrit (L/L)
(

X


± SD)

Hemoglobin

SLBC tồn dƣ

(g/đv) ( X ± SD)

(109/đv) ( X ± SD)

294 ± 11,7

59,8 ± 1,6

60,2 ± 4,2

0,78 ± 0,26 (-)

C Hurtado
(2000)[5]

279 ± 20

-

54,92 ± 4,2

< 1,2 (96%)


Nhóm nghiên
cứu (2016)

307 ± 17

59,0 ± 0,2

59,78 ± 5,52

0,62 ± 0,55 (90%)

KẾT LUẬN
Bước đầu nghiên cứu 145 đơn vị MTP túi đỉnh - đáy thể tích 350 ml, 450 ml để điều chế KHC so
với tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế quy định tại “Thông tư 26/2013/TT-BYT về việc Hướng
dẫn Hoạt động Truyền máu”, chúng tôi thu được các kết quả như sau:
1. Chất lượng MTP túi đỉnh - đáy thể tích 350 ml, 450 ml đầ u vào để điều chế các thành phần
máu được kiểm soát, đáp ứng các quy định. Hiệu suất điều chế khối hồng cầu cao (87,04%
và 89,22%), tỷ lệ loại bỏ bạch cầu nhiề u (72, 38% và 79,87%).
2. Chất lượng khối hồng cầu 350 ml, 450 ml được điều chế bằng hệ thống túi đỉnh - đáy đáp
ứng các chỉ tiêu chất lượng của Khối hồng cầu theo quy đinh.
̣ Chất lượng KHC 350 ml túi
đỉnh - đáy không có sự khác biệt so với túi đỉnh - đỉnh. Tuy nhiên, KHC 450 ml túi đỉnh đáy có nhiều ưu điểm hơn so với túi đỉnh - đỉnh về số lượng tiểu cầu, bạch cầu tồn dư thấp, tỷ
lệ loại bỏ bạch cầu trong quá trình điều chế nhiề u.


VI.

KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Nên sử dụng hệ thống túi đỉnh - đáy để có thể điều chế khối hồng cầu trên máy ép máu tự
động, giảm dần các kỹ thuật ép máu thủ công do con người thực hiện.

2. Khối hồng cầu điều chế bằng hệ thống túi đỉnh - đáy thể tích 450 ml hiệu quả hơn thể tích
350 ml. Cần lập kế hoạch cụ thể trong việc sử dụng các loại túi máu hợp lý, do chi phí bộ túi
đỉnh - đáy cao hơn, ngoài ra cần có sự đầu tư về máy ép máu tự động, con người được đào
tạo, để có thể thực hiện sản xuất chế phẩm máu trên quy mô lớn, số lượng nhiều, hiê ̣u quả
cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2013), Thông tư 26/2013/TT-BYT về việc Hướng dẫn Hoạt động Truyền máu, tr.
17 - 27.
2. Võ Thị Diễm Hà, Trầ n Thi Thu
̣
̉ y, Đỗ Thị Hiền và cộng sự (2014), “Đánh giá mô ̣t số chỉ
tiêu chấ t lươ ̣ng khố i hồ ng cầ u đươ ̣c điề u chế tại Viện Huyết học - Truyền máu TW”, Tạp
chí y học Việt Nam, tâ ̣p 423, trang 87 - 91.
3. Đỗ Trung Phấn (2012), Truyền máu hiện đại cập nhật và ứng dụng trong điều trị bệnh,
NXB Giáo dục Việt Nam tr.532 - 540.
4. Council of Europe Publishing (2012),Paragraph 5. Component Separation, Guide to the
preparation, use and quality assurance of blood components,16th, 119-120.
5. C Hurtado, S Bonanad, M Soler and et al (2000), “Quality analysis of blood components
obtained by automated buffy - coat layer removal with a top & bottom system (Optipress
(R) II)”, Haematologica, 2000, Vol.85, pp. 390-395;
6. Eugenio Cerelli, Martina Nocera, Erminia Di Bartolomeo and et al (2015) “Effect of
adhesive properties of buffy coat on the quality of blood components produced with Top &
Top and Top & Bottom bags”, Blood Trasfusion, 2015, Vol.13(2), pp. 265 - 273.
7. Ruby NI Pietersz, Pieter F van der Meer (2015), “Processing and storage of blood
components: strategies to improve patient safety”, International Journal of Clinical
Transfusion Medicine, 2015:3, pp.55-64.
V.Kretschmer, K.Khan-Bluoki, E.Biermann et al (2010), “Automatic separation of blood
component in a new bag system”, Automation in blood transfusion, Kluwer Academic
Publishers, USA, p




×