Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

DSpace at VNU: Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ văn bản thông cáo báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.94 KB, 15 trang )

0

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC

Nguyễn Thị Mai Phương

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
VĂN BẢN THÔNG CÁO BÁO CHÍ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2009


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
VĂN BẢN THÔNG CÁO BÁO CHÍ

CHUYÊN NGÀNH:

NGÔN NGỮ HỌC


MÃ SỐ:

60 22 01

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS. TS. NGUYỄN HỮU ĐẠT
HỌC VIÊN THỰC HIỆN:

Hà Nội - 2009

NGUYỄN THỊ MAI PHƯƠNG


2

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu và các thầy cô
khoa Ngôn ngữ học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia Hà Nội, các thầy cô của Viện Ngôn ngữ học đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Đặc biệt, xin cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Hữu Đạt đã tận tình hướng dẫn để tôi
hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn Ban Truyền thông – Công ty Hệ thống Thông tin FPT nơi tôi
đang làm việc, đã tạo điều kiện về thời gian cũng như giúp tôi tích lũy các kinh
nghiệm thực tiễn về truyền thông đại chúng.
Tôi cũng xin cảm ơn Vụ Báo chí – Bộ Ngoại giao, Văn phòng UNICEF tại
Việt Nam đã giúp đỡ về tư liệu.
Xin cảm ơn gia đình và người thân đã luôn động viên tôi trong suốt thời gian
qua.
Hà Nội, ngày 15/12/2008
Tác giả

Nguyễn Thị Mai Phương


3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 5
Chương 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ..................................................... 9
1.1. Vị trí của phong cách báo chí trong các phong cách chức năng....................... 9
1.2. Các đặc điểm cơ bản của phong cách báo chí................................................ 13
1.3. Tiêu chí phân loại văn bản báo chí................................................................ 14
1.4. Thông cáo báo chí ........................................................................................ 16
1.4.1. Các quan niệm về thông cáo báo chí ............................................... 16
1.4.2. Đặc điểm của văn bản thông cáo báo chí......................................... 21
1.4.3. Phân loại thông cáo báo chí............................................................. 25
1.5. Tiểu kết ........................................................................................................ 25
Chương 2 - ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU VĂN BẢN THÔNG CÁO BÁO CHÍ................ 27
2.1. Khảo sát các kiểu cấu trúc trong văn bản TCBC ........................................... 27
2.1.1. Về dữ liệu khảo sát ......................................................................... 27
2.1.2. Phân loại các kiểu cấu trúc trong văn bản TCBC............................. 28
2.1.3. Kết quả khảo sát.............................................................................. 33
2.1.4. Nhận xét ......................................................................................... 34
2.2. Khảo sát cấu trúc tiêu đề TCBC.................................................................... 49
2.2.1. Chức năng và tính chất của tiêu đề TCBC....................................... 49
2.2.2. Tư liệu khảo sát............................................................................... 51
2.2.3. Kết quả khảo sát.............................................................................. 54
2.2.4. Nhận xét ......................................................................................... 55
2.3. Kết cấu văn bản TCBC ................................................................................. 61
2.3.1. Khái niệm và phân loại kết cấu văn bản .......................................... 61
2.3.2. Khuôn hình của văn bản TCBC....................................................... 62

2.3.3. Các thành tố trong kết cấu văn bản TCBC....................................... 68
2.4. Tiểu kết ........................................................................................................ 74


4

Chương 3 - ĐẶC ĐIỂM VỀ CÁCH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRONG VĂN BẢN
THÔNG CÁO BÁO CHÍ ............................................................................................. 76
3.1. Sử dụng trích dẫn trong văn bản TCBC ........................................................ 76
3.1.1. Định nghĩa về trích dẫn ................................................................... 76
3.1.2. Phân loại trích dẫn .......................................................................... 76
3.1.3. Khảo sát trích dẫn ........................................................................... 82
3.2. Sử dụng số liệu trong văn bản TCBC............................................................ 93
3.2.1. Độ chính xác của số liệu ................................................................. 94
3.2.2. Hình thức thể hiện số liệu ............................................................... 95
3.3. Sự chuyển hóa và so sánh giữa văn bản TCBC và văn bản báo chí ............... 99
3.3.1. Quá trình chuyển hóa ...................................................................... 99
3.3.2. So sánh TCBC với các thể loại cùng phong cách........................... 100
3.4. Tiểu kết............................................................................................ 107
KẾT LUẬN................................................................................................................. 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 111


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thông cáo báo chí (TCBC) là một loại hình văn bản mới xuất hiện ở
Việt Nam trong thời gian gần đây. Với sự phát triển của ngành truyền thông đại
chúng, TCBC là phương tiện hữu hiệu, giúp các cơ quan, tổ chức công bố thông tin

trước công chúng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Trong thực tế, TCBC đã
ngày càng trở thành một công cụ không thể thiếu cho các bộ, ngành, các cơ quan
nhà nước, các tổ chức và doanh nghiệp khi cần công bố các thông tin trên các
phương tiện truyền thông đại chúng.
1.2. Trong bối cảnh đó, TCBC trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều
ngành khác nhau như Báo chí, Truyền thông Đại chúng, Quan hệ Công chúng,…
Hầu hết các công trình nghiên cứu về quan hệ công chúng hoặc truyền thông đều
nhắc đến TCBC như là “phương tiện cơ bản nhất để tiếp cận giới truyền thông”
[26], “là điểm mấu chốt trong hoạt động báo chí của chính phủ để nói về một câu
chuyện, thông báo một sự kiện và cung cấp những con số” [69]. Tuy nhiên, từ góc
độ ngôn ngữ học, chúng tôi chưa tìm thấy công trình nào chuyên sâu nghiên cứu
loại hình văn bản này. Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ văn bản thông cáo
báo chí” từ góc độ phong cách học là một hướng mới trong cách tiếp cận loại hình
văn bản này.
1.3. Chỉ trong quá trình hoạt động lời nói mới diễn ra sự lựa chọn có mục
đích đối với các phương tiện ngôn ngữ. Chính từ những cách lựa chọn khác nhau
đó đã dần hình thành nên những phong cách khác nhau. Đến lượt mình, phong cách
lại có tác dụng chi phối việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ. “Phong cách chức
năng chính là những khuôn mẫu trong hoạt động lời nói hình thành từ những thói
quen sử dụng ngôn ngữ có tính chất truyền thống, tính chất chuẩn mực, trong việc
xây dựng các lớp văn bản tiêu biểu” [23; 306]. Với đề tài này, chúng tôi đã khảo sát


6

từ thực tế các văn bản thông cáo báo chí bằng tiếng Việt, từ đó cố gắng đi tìm một
khuôn mẫu có tính chất chuẩn mực đối với thể loại văn bản còn rất mới mẻ này.
2. Ý nghĩa của luận văn
Về mặt lý luận, những kết quả nghiên cứu về các đặc điểm ngôn ngữ văn bản
TCBC sẽ giúp củng cố lý thuyết về khuôn hình văn bản. Đây đồng thời cũng là cơ

sở cho việc xây dựng lý luận về phong cách chức năng ở bình diện các thể loại.
Về mặt thực tiễn, những kết quả nghiên cứu về TCBC, vốn là thể loại văn
bản mới được hình thành gần đây sẽ cung cấp cho những người làm truyền thông
và quan hệ công chúng các kỹ năng để soạn thảo một TCBC có hiệu quả. Như vậy,
ngoài ý nghĩa về mặt lý luận, đề tài còn mang tính ứng dụng cho ngành truyền
thông – quan hệ công chúng mới mẻ ở Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích tìm hiểu các đặc điểm ngôn ngữ quan trọng của TCBC
và vai trò của chúng trong việc tạo nên chất lượng của văn bản.
4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có nhiệm vụ:
(1) Tìm hiểu các mô hình cấu trúc văn bản TCBC phổ dụng nhất.
(2) Tìm hiểu đặc trưng trong cách sử dụng ngôn ngữ của văn bản TCBC.
(3) Nhận xét về sự thay đổi của các yếu tố ngôn ngữ trong quá trình chuyển
hóa một văn bản TCBC sang một tác phẩm báo chí.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm hơn 550 văn bản TCBC từ nhiều
nguồn khác nhau. Đây là các TCBC bằng tiếng Việt phát hành trong 5 năm trở lại


7

đây (từ năm 2003 đến năm 2008). Sở dĩ chúng tôi chọn mốc năm 2003 vì đây là
giai đoạn bắt đầu hình thành thể loại TCBC tại Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là: phương pháp
phân tích phong cách học, phương pháp miêu tả. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng
phương pháp so sánh và phương pháp thống kê.
6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương như sau:
Chương 1 - Những vấn đề lý luận chung
Trong chương 1, chúng tôi sẽ tìm hiểu các vấn đề lý luận cơ bản tạo cơ sở và
khung lý thuyết cho sự phân tích ở các chương tiếp theo. Đó là việc xác định vị trí
của phong cách báo chí trong hệ thống các phong cách chức năng, đặc điểm cơ bản
của phong cách báo chí, tìm hiểu khái niệm về thông cáo báo chí và các đặc điểm
chung của văn bản này.
Chương 2 - Đặc điểm kết cấu văn bản TCBC
Trong chương 2, chúng tôi sẽ khảo sát và miêu tả đặc điểm cấu trúc của văn
bản TCBC, đặc điểm của tiêu đề TCBC và tìm hiểu kết cấu của văn bản TCBC có
tính chất phổ dụng.
Chương 3 - Đặc điểm về cách sử dụng ngôn ngữ của văn bản TCBC
Ở chương 3, chúng tôi tập trung khảo sát và miêu tả các đặc trưng trong cách
sử dụng ngôn ngữ của văn bản TCBC. Ngoài ra, chúng tôi tìm hiểu sự thay đổi của
các yếu tố ngôn ngữ trong quá trình chuyển hóa một văn bản TCBC sang một tác
phẩm báo chí.
Sau cùng là Tài liệu tham khảo.


8

7. Triển vọng ứng dụng kết quả nghiên cứu
Thông qua luận văn này, chúng tôi hy vọng:
- Cung cấp thêm cứ liệu nghiên cứu, giảng dạy, học tập cho các sinh viên
chuyên ngành ngôn ngữ, báo chí, truyền thông.
- Hỗ trợ thêm khía cạnh lý luận cho những nhà thực hành viết thông báo cáo
chí và những người làm công tác truyền thông nói chung, nhất là ở Việt
Nam.
Cuối cùng, do đây còn là chủ đề mới mẻ, lại bị hạn chế bởi thời gian và điều
kiện làm việc nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất

mong nhận được sự góp ý để có thể hoàn thiện hơn công trình này.


9

Chương 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
Trong chương này, chúng tôi sẽ tập trung trình bày những vấn đề lý luận cơ
bản để tạo cơ sở và khung lý thuyết cho sự phân tích ở các chương tiếp theo.
1.1. Vị trí của phong cách báo chí trong các phong cách chức năng
Muốn hiểu được vị trí của phong cách báo chí trong hệ thống các phong cách
chức năng của một ngôn ngữ, trước hết, cần xem xét cách phân chia các phong
cách chức năng của các nhà phong cách học. Cho đến nay, đã có nhiều công trình
bàn về vấn đề này, nhìn chung có hai loại quan điểm:
i)

Quan điểm coi báo chí là một loại hình văn bản nằm trong phong cách
báo chí - chính luận.

ii)

Quan điểm coi báo chí là một phong cách chức năng độc lập với tên
gọi là phong cách báo chí.

Để hiểu rõ về vấn đề này, chúng tôi sẽ điểm qua một vài quan niệm của
những nhà phong cách học dưới đây.
Trong “Phong cách học Tiếng Việt hiện đại”, PGS. TS. Hữu Đạt khẳng định:
“Mỗi phát ngôn đều phải gắn với một phong cách chức năng nhất định. Trên thực
tế, không có lời nói nào lại nằm ngoài các phong cách chức năng vì nếu nằm ngoài
các phong cách chức năng, lời nói đó không có giá trị giao tiếp hay còn gọi là
không có mục đích và định hướng giao tiếp cụ thể [16; 65].

Có ba cơ sở để tiến hành việc phân chia các phong cách chức năng, đó là:
- Dựa trên chức năng giao tiếp
- Dựa trên hình thức thể hiện
- Dựa vào phạm vi giao tiếp
Từ đó, chúng ta có phương pháp phân chia các phong cách chức năng theo
quan điểm về hoạt động giao tiếp. Muốn phân tích đặc điểm ngôn ngữ của mỗi lời


111

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Anh (2008), Những kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại
chúng, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H.
2. M. Bakhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư tuyển dịch, giới
thiệu), Trường viết văn Nguyễn Du xuất bản, H.
3. Diệp Quang Ban (1999), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, H.
4. Bộ Văn hóa - Thông tin (2002), Luật báo chí.
5. G. Brown - G.Yule (2002), Phân tích diễn ngôn (Bản dịch của Trần Thuần), Nxb.
Đại học Quốc gia Hà Nội, H.
6. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp tiếng Việt Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ, Nxb.
Đại học Quốc gia Hà Nội, H.
7. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb.. Giáo dục, H.
8. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương Ngôn ngữ học - Tập 2: Ngữ dụng học, Nxb.. Giáo
dục, H.
9. Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến (2003), Cơ sở ngôn ngữ học
và tiếng Việt, H.
10. Nguyễn Hồng Cổn (2008), Cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt: Chủ - Vị hay Đề Thuyết, Tham luận Hội nghị Khoa học về Việt Nam học, H.
11. Nguyễn Đức Dân (2000), Ngữ dụng học, Tập 1, Nxb. Giáo dục, H.
12. Nguyễn Đức Dân (2007), Những vấn đề ngôn ngữ báo chí, Nxb. Giáo dục, H.
13. Đức Dũng (2001), Viết báo như thế nào, Nxb. Văn hóa – Thông tin, H.,.

14. Hữu Đạt –Trần Trí Dõi - Đào Thanh Lan (2000), Cơ sở tiếng Việt, Nxb. Văn hoá
Thông tin, H.
15. Hữu Đạt (2000), Phong cách và các phong cách chức năng tiếng Việt, Nxb. Văn
hóa – Thông tin, H.


112

16. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb. Đại học Quốc gia Hà
Nội, H.
17. Hà Minh Đức (Chủ biên) (1997), Báo chí - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb.
Đại học Quốc gia Hà Nội, H.
18. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại, Nxb. Đại học Quốc gia Hà
Nội, H.
19. I.R. Galperin (1987), Văn bản với tư cách đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học
(bản dịch tiếng Việt), Nxb. KHXH, H.
20. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (1998), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb. Giáo dục, H.
21. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H.
22. Nguyễn Thiện Giáp (2006), Lược sử Việt ngữ học, Nxb.. Giáo dục, H.
23. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, Nxb. ĐH Quốc gia HN, H.
24. Cao Xuân Hạo (1991), Sơ thảo ngữ pháp chức năng Quyển 1, Nxb. Khoa học xã
hội, H.
25. Đinh Thị Thúy Hằng (Chủ biên) (2008), PR Lý luận và Ứng dụng, Nxb. Lao động
– Xã hội, H.
26. Hervouet Loic (1999), Viết cho độc giả, (Lê Hồng Quang dịch), Hội nhà báo Việt
Nam, H.
27. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb.. Hội nhà văn, H.
28. Nguyễn Chí Hòa (2006), Các phương tiện liên kết và tổ chức văn bản, Nxb.. Đại
học Quốc gia Hà Nội, H.
29. Mai Xuân Huy (2005), Ngôn ngữ quảng cáo dưới ánh sáng của lí thuyết giao tiếp,

Nxb. Khoa học Xã hội, H.
30. Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ Báo chí – Truyền thông, Nxb.. Đại học Quốc
gia Hà Nội, H.


113

31. Đinh Văn Hường (2007), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà
Nội, H.
32. Jefkins F. (2007), Phá vỡ bí ẩn PR (Nguyễn Thị Phương Anh và Ngô Anh Thy biên
dịch), Nxb. Trẻ, Tp. HCM.
33. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản, Nxb.
Khoa học Xã hội, H.
34. O.I. Moskalskaja, (1996), Ngữ pháp văn bản, (Trần Ngọc Thêm dịch), Nxb. Giáo
dục, H.
35. Đinh Trọng Lạc (2002), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb. Giáo
dục, H.
36. Đinh Trọng Lạc - Nguyễn Thái Hoà (1995), Phong cách học tiếng Việt, Nxb. Giáo
dục, H.
37. Đinh Trọng Lạc (1991), Vấn đề xác định và phân loại phong cách chức năng của
tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, Số 3, H.
38. Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, Nxb. Giáo dục, H.
39. Nguyễn Lai (1996), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb. Giáo dục,
H.
40. Phương Lựu (chủ biên) (2003), Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục, H.
41. Hoàng Phê (chủ biên) (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng.
42. Hoàng Trọng Phiến (1998), Hiện tượng bất thường được xem như biện pháp hấp
dẫn của ngôn ngữ báo chí, Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN, số 1.
43. Hoàng Trọng Phiến (2003), Cách dùng hư từ tiếng Việt, Nxb. Nghệ An, Nghệ An.
44. Trần Quang (2005), Kỹ thuật viết tin, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H.

45. F. de Saussure (2005), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (Cao Xuân Hạo dịch),
Nxb. Khoa học Xã hội, H.
46. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb. Chính trị Quốc gia, H.


114

47. Nguyễn Thị Việt Thanh (2001), Hệ thống liên kết lời nói, Nxb. Giáo dục, H.
48. Nguyễn Thị Việt Thanh (2001), Về một số hiện tượng ngôn ngữ đặc trưng của văn
bản tin tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, Số 11, H.
49. Trần Ngọc Thêm (2002), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, H.
50. Thông tấn xã Việt Nam (1992), Viết tin như thế nào, Tài liệu tham khảo nghiệp vụ,
H.
51. Phạm Văn Tình (2004), Phép tỉnh lược và ngữ trực thuộc tỉnh lược trong tiếng Việt,
Nxb. Khoa học Xã hội, H.
52. Cù Đình Tú – Lê Anh Hiền – Nguyễn Thái Hòa – Võ Bình (1982), Phong cách học
tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, H.
53. Uỷ ban Khoa học Xã hội (2002), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, H.
54. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (2002), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb. Giáo
dục, H.


115

TÀI LIỆU THAM KHẢO TRỰC TUYẾN
55. , Đại học Princeton, Hoa Kỳ.
56. , Từ điển Trực tuyến.
57. , Tash Hughes, nhà truyền thông Úc.
58. Tạp chí Nhà quan sát Thung lũng Silicon.
59. , Giáo trình dạy viết trực tuyến của Đại học Colorado,

Hoa Kỳ.
60. , Trang Web tư vấn viết TCBC.
61. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam.
62. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt
Nam.
63. , Ngân hàng Thế giới.
64. Bộ Công Thương Việt Nam.
65. , Bộ Ngoại giao Việt Nam.
66. Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.
67. , Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam.
68. , Khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân
văn, ĐH Quốc gia Hà Nội.
69. Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.



×