Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO SẢN PHẨM MAY MẶC CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.76 KB, 31 trang )

Đại học Tiền Giang

GVHD: Võ Xuân Kim Nhật

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển mạnh mẽ đa dạng và phong phú của các sản phẩm
may mặc trên thị trường hiện nay. Thấy rõ nhất là sự hiện diện , ra đời
của hàng loạt kiểu dáng, mẫu mã quần áo từng ngày từng giờ ở các shop
thời trang, cửa hàng quần áo.
Để có đượcnhững sản phẩm may mặt đẹp và hấp dẫn như thế thì các
công ty may đã không ngừng cải tiến và mở rộng phát triển các sản
phẩm càng ngày càng tốt thông qua việc chọn nguyên liệu, đầu tư sản
xuất, quy trình kỹ thuật,...
Và trong số đó công ty may Việt Tân là một đại diện tiêu biểu ở thị
trường may mặc mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang chúng ta. Họ đã làm ra hàng
nghìn sản phẩm may mặc cho người tiêu dùng trong tỉnh và cả nước
nhưng bên cạnh những thành công đó Công Ty còn gặp nhiều rủi ro về
mặt sản phẩm do đó nhóm nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu và Phân tích rủi
ro về sản phẩm may mặc của công ty Việt Tân” để có thể tìm kiếm ra rủi
ro và biện pháp khắc phục các rủi ro đó cho Công Ty trong hiện tại cũng
như sắp tới của Công Ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục tiêu phân tích và đánh giá những rủi
ro của Công Ty may Việt Tân gặp phải. Trên cơ sở phân tích, nhóm tác
giả sẽ đề xuất một số giải pháp khắc phục, giảm thiểu một con số thấp
nhất những rủi ro mà Việt Tân đang đối mặt.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá những rủi ro mà Công Ty Việt Tân đã và đang đối mặt trong
hiện tại và thời gian sắp tới.



1|Page


Đại học Tiền Giang

GVHD: Võ Xuân Kim Nhật

Phân tích nguyên nhân dẫn đến những rủi ro của sản phẩm may Việt
Tân.
Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục và hạn chế những rủi ro mà sản phẩm
may mặc Công Ty Việt Tân gặp phải gặp phải.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những rủi ro mà sản phẩm may mặc Công Ty Việt Tân
gặp phải trong giai đoạn từ năm 2016 cho đến năm 2017.
+Đối tượng: Công Ty cổ phần may Việt Tân.
+Thời gian: 3 tuần.
+Nội dung nghiên cứu: nhận diện, phân tích và đo lường những rủi ro
trong quá trình sản xuất sản phẩm của Công Ty may mặc Việt Tân
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Những rủi ro, các giải pháp giải quyết, hạn chế rủi ro của sản phẩm may
mặc Công ty may Việt Tân.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu từ quá trình thực
nghiệm ở công ty.
- Phương pháp phân tích thống kê: Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan
để tiến hành phân tích thống kê lại và tổng hợp số liệu đã xử lý.Sử dụng
các phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu làm cơ sở để kiểm
định mức độ rủi ro.

- Phương pháp đánh giá: Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để
xử lí số liệu làm cơ sở để kiểm định mức độ rủi ro. Đánh giá mức đọ rủ
ro và đưa ra các phương hướng xử lý
5. Những đóng góp mới của đề tài
2|Page


Đại học Tiền Giang

GVHD: Võ Xuân Kim Nhật

- Tìm ra những điểm mạnh, hạn chế và đưa ra một số biện pháp thiết
thực nhằm hạn chế rủi ro về mặt sản phẩm của Công Ty may Việt Tân.
6. Bố cục
Gồm 3 chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro trong quá trình sản
xuất kinh doanh sản phẩm may mặc Công Ty Việt Tân.
- Chương 2: Thực trạng và biện pháp khắc phục rủi ro về sản phẩm của
Công ty may Việt Tân.
- Chương 3: Đề xuất giải pháp khắc phục và giảm thiểu rủi ro trong quá
trình sản xuất kinh doanhcho sản phẩm của Công Ty may Việt Tân.
B. Nội dung
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Khái niệm rủi ro
Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro, những
trường phái khác nhau, tác giả khác nhau sẽ đưa ra những định nghĩ rủi
ro khác nhau nhưng có thể chia làm 2 trường phái lớn: Trường phái
truyền thống (Hay còn gọi là trường phái tiêu cực), Và trường phái trung
hoà.

Theo trường phái tiêu cực: rủi ro được coi là sự không may, sự tổn thất,
mất mát, nguy hiểm…
- Theo từ điển Oxford “ rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hay bị thiệt
hại đau đớn, thiệt hại…”
- Một số từ điển khác đưa ra các khái niệm tương tự, như: “Rủi ro là sự
bất chấp, gây ra mất mát, hư hại” hay “rủi ro là yếu tố liên quan đến
nguy hiểm, sự khó khăn hoặc điều không chắc chắn”…
3|Page


Đại học Tiền Giang

GVHD: Võ Xuân Kim Nhật

Tóm lại, theo cách nghĩ truyền thống thì “rủi ro là những thiệt hại, mất
mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn,
hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”
Theo trường phái trung hoà:
- “Rủi ro là sự bất chấp có thể đo lường được” (Frank Knight).
- “Rủi ro là sự bất chấp có thể liên quan đến việc xuẩ hiện những biến cố
không mong đợi” (Allan Willett)
- “Rủi ro là tổng hợp những ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác
suất” (Irving Preffer)
Như vậy, theo trường phái trung hoà rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường
được.
1.1.2 Khái niệm quản trị rủi ro
Cho đến nay chưa có khái niệm thống nhất về quản trị rủi ro. Có nhiều
trường phái nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro, đưa ra các khái niệm
về quản trị rủi ro rất khác nhau, thậm chí mâu thuẫn, trái ngược nhau.
- Trong quá khứ, có nhiều tác giả cho rằng, quản trị rủi ro chỉ đơn thuần

là mua bảo hiểm, tức là chuyển một phần gánh nặng rủi ro có thể gặp
phải sang cho các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Những người theo
trường phái này giới hạn chỉ quản trị những rủi ro “thuần tuý”, “những
rủi ro có thể phân tán”, “những rủi ro có thể mua bảo hiểm”.
- Quan điểm quản trị rủi ro toàn diện có thể tiếp cận khái niệm từ hai góc
độ”quản trị” và “rủi ro”. Trong đó, quản trị là quá trình hoạch định mục
tiêu, tổ chức và điều khiển và kiểm tra trong thời gian xác định. Rủi ro là
nhữn bất trắc có thể xảy ra, có thể đo lường được. Vậy Quản trị rủi ro là
tổng hợp các hoạt động hoạch định chiến lược và kế hoạch quản lý rủi ro
sao cho đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.
- Ủng hộ quan điểm “quản trị ro toàn diện” và tán đồng khái niệm của
Kloman Haimes và các tác giả khác, GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân - Th.S
4|Page


Đại học Tiền Giang

GVHD: Võ Xuân Kim Nhật

Kim Ngọc Đạt – Th.S Hà Đức Sơn cho rằng: “Quản trị rủi ro là quá trình
tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhậ
dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát,
những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro”. Và theo cách nhìn mới, các nhà
nghiên cứu bổ sung thêm: “Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro
một cách khoa học, toàn diện, liên tục và có hệ thống nhằm nhậ dạng,
kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những
ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách và biến rủi ro thành cơ
hội thành công”.
1.1.3 Khái niệm sản phẩm
Sản phẩm là những hàng hóa và dịch vụ với những thuộc tính nhất định,

với những ích dụng cụ thể nhằm thỏa mãn những nhu cầu đòi hỏi của
khách hàng. Sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị, nó có thể là hữu hình
hoặc vô hình.
Theo C.Mác: Sản phẩm là kết quả của quá trình lao động dùng để phục
vụ cho việc làm thỏa mãn nhu cầu của con người. Trong nền kinh tế thị
trường, người ta quan niệm sản phẩm là bất cứ cái gì đó có thể đáp ứng
nhu cầu thị trường và đem lại lợi nhuận.
Có nhiều cách phân loại sản phẩm theo những quan điểm khác nhau.
Một trong cách phân loại phổ biến là người ta chia sản phẩm thành 2
nhóm lớn:
- Nhóm sản phẩm thuần vật chất: là những vật phẩm mang đặc tính lý
hóa nhất định
- Nhóm sản phẩm phi vật phẩm: đó là các dịch vụ. Dịch vụ là “kết quả
tạo ra do các hoạt động tiếp xúc giữa người cung ứng và khách hàng và
các hoạt động nội bộ của người cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng”.
1.2 Vai trò quản trị rủi ro
1.2.1 Vai trò quản trị rủi ro
5|Page


Đại học Tiền Giang

GVHD: Võ Xuân Kim Nhật

Quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp:
- Xây dựng khuôn khổ nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch
tương lai có tính nhất quán và có thể kiểm soát.
- Tăng cường năng lực trong việc ra quyết định, lập kế hoạch và sắp xếp
thứ tự ưu tiên công việc trên cơ sở hiểu biết thấu.

- Góp phần phân bổ và sử dụng hiệu quả những nguồn lực trong doanh
nghiệp.
- Giảm thiểu những sai sót trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp.
- Bảo vệ và tăng cường tài sản cũng như hình ảnh của doanh nghiệp.
- Phát triển và hỗ trợ nguồn nhân lực và nền tảng tri thức của doanh
nghiệp.
- Tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.
Trong các doanh nghiệp, quản trị rủi ro là vấn đề trọng tâm của hệ
thống quản trị doanh nghiệp và quản trị chiến lược hiệu quả. Nếu hệ
thống quản trị rủi ro được thiết lập, có cơ cấu phù hợp, và được xác lập
liên tục trong toàn hệ thống doanh nghiệp từ việc xác định, đánh giá, ra
quyết định đến việc phản hồi, tổng hợp thông tin về các cơ hội cũng như
mối đe dọa ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.
Đối với hầu hết các doanh nghiệp, quản trị rủi ro xem xét đến những
khía cạnh tích cực và tiêu cực của rủi ro. Nói cách khác, quản trị rủi ro
được sử dụng để đánh giá các cơ hội có thể đem lại lợi ích cho doanh
nghiệp (tác động tích cực) cũng như quản trị những nguy cơ có thể tác
động bất lợi đến doanh nghiệp (tác động tiêu cực).
1.2.2 Quản trị rủi ro trong may mặc
Là quá trình nhận dạng – Phân tích – Đo lường – Kiếm soát – Phòng
ngừa – Tài trợ rủi ro trong quá trình may mặc. Từ đó khắc phục và đưa
ra các biện pháp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu và ngăn chặn các rủi ro
trong quá trình sản xuất sản phẩm may mặc.
6|Page


Đại học Tiền Giang

GVHD: Võ Xuân Kim Nhật


1.3 Quy trình quản trị rủi ro của sản phẩm may mặc
1.3.1. Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro
cóhể xảy ra trong hoạt động sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, tức là
xác định một danh sách các rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh chịu gồm
cả các rủi ro, sự cố cũng như các rủi ro gắn với quá trình ra quyết định.
Việc nhận dạng rủi ro gồm 3 thành phần:
+ Mối hiểm họa gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng khả năng tổn
thất và mức độ của rủi ro suy thoái.
+ Mối nguy hiểm là nguyên nhân của tổn thất.
+ Nguy cơ rủi ro là các đối tượng chịu kết quả hoặc hậu quả.
Ví dụ, một ngôi nhà bị cháy thì hỏa hoạn là hiểm họa đã gây ra thiệt hại
đối với ngôi nhà. Trong khi đó, mối nguy được xem là tác nhân làm tăng
khả năng xảy ra mất mát. Nếu như hỏa hoạn được xem là hiểm họa thì
dầu lửa hay xăng trong khu vực hỏa hoạn được xem là mối nguy.
Nhận dạng rủi ro tức là tìm ra các yếu tố góp phần ảnh hưởng đến kết
quảtích cực hoặc tiêu cực trong thực tế hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp. Nguồn rủi ro thường được bắt nguồn từ các yếu tố của môi
trường bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố: môi trường chính
trị pháp luật, môi trường kinh tế, môi trường khoa học kỹ thuật công
nghệ, môi trường văn hoá xã hội, môi trường tự nhiên; bắt nguồn từ các
yếu tố thuộc môi trường kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp bao gồm:
khách hàng của doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp. Và môi
trường nội bộ doanh nghiệp: Vốn, công nghệ, nhân lực, văn hoá doanh
nghiệp…
1.3.2 Phân tích rủi ro

7|Page



Đại học Tiền Giang

GVHD: Võ Xuân Kim Nhật

Phân tích rủi ro là quá trình phân tích hiểm họa, xác định nguyên nhân
gây ra rủi ro trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp phòng ngừa. Phân tích
rủi ro bao gồm 3 nội dung sau:
- Phân tích hiểm họa: Nhà quản trị tiến hành phân tích những điều kiện
tạo ra rủi ro hoặc những điều kiện làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro
xảy ra. Nhà quản trị có thể thông qua quá trình kiểm soát trước, kiểm
soát trong và kiểm soát sau để phát hiện ra mối hiểm họa.
- Phân tích nguyên nhân rủi ro, dựa trên 3 quan điểm:
+ Phần lớn các rủi ro xảy ra đều liên quan đến con người.
+ Phần lớn các rủi ro xảy ra là do các yếu tố kỹ thuật do tính chất lý hóa
hay cơ học của đối tượng rủi ro.
+ Kết hợp cả 2 nguyên nhân trên, nguyên nhân rủi ro một phần phụ
thuộc vào yếu tố kỹ thuật, một phần phụ thuộc vào yếu tố con người.
- Phân tích tổn thất: Có thể phân tích qua 2 cách thức:
+ Nghiên cứu, đánh giá những tổn thất đã xảy ra để dự đoán những tổn
thất sẽ xảy ra.
+ Căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro, người ta dự đoán những tổn
thất có thể có xảy ra.
1.3.3 Đo lường rủi ro
Là quá trình xác định tổn thất từ nguy cơ và mức độ của nó. Đo lường
rủi ro cần quan tâm đến các yếu tố như: tần suất xuất hiện rủi ro, mức độ
nghiêm trọng của rủi ro.
- Phương pháp đo lường rủi ro:
+ Phương pháp thang đo: sử dụng thang đo định như kết hợp thang đo
mức độ, thang đo tần suất để đo lường rủi ro rồi sắp xếp thứ tự ưu tiên
qua bảng sắp xếp thứ tự ưu tiên để biết rủi ro nào cần quan tâm. Hậu quả

của rủi ro chia làm 3 bậc: thấp, trung bình, cao. Đối với các rủi ro có
8|Page


Đại học Tiền Giang

GVHD: Võ Xuân Kim Nhật

mức độ tổn thất nghiêm trọng, nhiều và trung bình, xác suất được xếp ở
3 nấc thang đầu phải được quan tâm trước tiên.
Bảng sắp xếp thứ tự ưu tiên
Ảnh hưởng/ Không
xác suất
đáng kể

Ít

Trung
bình

Nhiều

Chắc chắn xảy TB
ra

TB

Cao

Cao


Dễ xảy ra

Thấp

TB

TB

Cao

Có thể xảy ra

Thấp

TB

TB

Cao

Cao

Khó xảy ra

Thấp

TB

TB


Cao

Hiếm khi xảy
ra

Thấp

Thấp

TB

Cao

Phương pháp ma trận

9|Page

Nghiêm
trọng


Đại học Tiền Giang
Tần suất xuất hiện

GVHD: Võ Xuân Kim Nhật
Cao

Thấp


Biên độ xuất hiện
Cao

1. Rủi ro nhiều, mức 3. Rủi ro mức độ cao
độ cao

Thấp

2.Tần suất xuất hiện 4. Có rủi ro nhưng
cao, mức độ rủi ro cao tần suất không nhiều

Cao 1. Rủi ro nhiều, mức độ cao 3. Rủi ro mức độ cao
Thấp 2.Tần suất xuất hiện cao, mức độ rủi ro cao 4. Có rủi ro nhưng tần
suất không nhiều

(1) Nhà quản trị rủi ro bắt buộc quan tâm đến nhóm này
(2) Nhà quản trị cần tập trung quản trị rủi ro ở nhóm này nhưng ở mức
độ thấp hơn nhóm 1.
(3) Tập trung quản trị rủi ro nhưng ở mức độ tập trung nhiều lần
(4) Mức độ không lớn và xác suất xảy ra rủi ro không nhiều. Quản trị rủi
ro nhóm này đòi hỏi ở mức độ thấp nhất
1.3.4. Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp bao gồm: kỹ thuật, công
cụ, chiến lược, chương trình…để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những
tổn thất có thể có của tổ chức khi rủi ro xảy ra, thực chất đó là phòng
chống hạn chế rủi ro, hạn chế tổn thất trong quản trị hoạt động sản xuất
sản phẩm của doanh nghiệp.
10 | P a g e



Đại học Tiền Giang

GVHD: Võ Xuân Kim Nhật

Kiểm soát rủi ro đòi hỏi có những biện pháp đồng bộ, toàn diện:
+ Tham gia bảo hiểm rủi ro
+ Tổ chức kỹ thuật của nhà quản trị
+ Các biện pháp nhận dạng, đo lường phân chia và san sẻ rủi ro.
Nội dung của kiểm soát:
Né tránh rủi ro: là né tránh các hoạt động hay loại bỏ nguyên nhân gây
ra rủi ro.
Để né tránh rủi ro, chúng ta có thể sử dụng các phương thức:
+ Chủ động né tránh các hoạt động trước khi rủi ro xảy ra.
+ Loại bỏ các nguyên nhân gây ra từ rủi ro.
Ngăn ngừa rủi ro: là sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tần suất và
mức độ rủi ro khi chúng xảy ra. Các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tập
trung can thiệp vào 3 mắt xích:
+ Thay thế hoặc sửa đổi mối hiểm họa
+ Thay thế hoặc sửa đổi môi trường
+ Can thiệp vào quy trình tác động lẫn nhau giữa mối hiểm họa và môi
trường kinh doanh.
Giảm thiểu rủi ro: là tìm ra các thực thể khác nhau để cùng nhau gánh
chịu những rủi ro. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các
rủi ro bằng cách giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất xảy ra (giảm nhẹ sự
nghiêm trọng của tổn thất).
Đa dạng hóa rủi ro: Là việc phân chia các rủi ro, các hoạt động thành
các dạng khác nhau, tận dụng sự khác biệt, sử dụng lợi ích từ hoạt động
này bù đắp tổn thất của những hoạt động khác.

11 | P a g e



Đại học Tiền Giang

GVHD: Võ Xuân Kim Nhật

Quản trị thông tin: Thông tin bắt nguồn từ phòng quản trị rủi ro của
một tổ chức có một ảnh hưởng quan trọng trong việc giảm thiểu những
bất định của những người có quyền lợi gắn liền với tổ chức. Phòng quản
trị rủi ro của một tổ chức phải cung cấp thông tin để xác định hiệu quả
của việc đo lường kiểm soát rủi ro và những mục tiêu trong tương lai họ
cần đạt được. Thông tin đáng tin cậy có thể cung cấp cho những người
có quyền lợi gắn liền với tổ chức sự đảm bảo rằng tổ chức không và sẽ
không hành động có hại đến lợi ích của họ.
1.3.5. Tài trợ rủi ro
Là các hoạt động để cung cấp những phương tiện nhằm bù đắp những
tổn thất khi xảy ra rủi ro hoặc tạo lập các quỹ cho các chương trình khác
nhau để giảm bớt tổn thất. Các biện pháp tài trợ rủi ro:
- Tự tài trợ: cá nhân hoặc tổ chức tự mình khắc phục các rủi ro tự bù đắp
các rủi ro bằng chính vốn của mình hoặc vốn đi vay.
- Chuyển giao rủi ro: là việc chuyển tổn thất cho một tác nhân kinh tế
khác và có hai loại:
+ Chuyển giao rủi ro bảo hiểm
+ Chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm
- Ba kỹ thuật tài trợ rủi ro:
+ Tự tài trợ là chủ yếu cộng với một phần chuyển giao rủi ro.
+ Chuyển giao rủi ro là chính, chỉ có 1 phần là tự tài trợ rủi ro.
+ 50% là tài trợ và 50% là chuyển giao rủi ro.
1.4 Những rủi ro sản phẩm may mặc
1.4.1 .Môi trường tự nhiên:

Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên;
đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài
12 | P a g e


Đại học Tiền Giang

GVHD: Võ Xuân Kim Nhật

nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường, nước và không khí,...
Có thể nói các điều kiện tự nhiên luôn luôn là một yếu tố quan trọng
trong cuộc sống của con người (đặc biệt là các yếu tố của môi trường
sinh thái), mặt khác nó cũng là một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng
của nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, du
lịch, vận tải. Trong rất nhiều trường hợp, chính các điều kiện tự nhiên trở
thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các
sản phẩm và dịch vụ
1.4.2 Nguồn lực công ty
Nguồn lực của công ty là tài sản mà công ty sở hữu. Bao gồm nhân lực,
Tài chính, công nghệ…
1.4.3 Quá trình vận chuyển
Là sau khi sản phẩm đc hoàn thành và rủi ro xuất hiện trong khâu vận
chuyển hàng hoá.
1.4.4 Khoa học công nghệ
Khoa học được hiểu là tập hợp những hiểu biết về tự nhiên,xã hội và tư
duy được thể hiện bằng những phát minh dưới dạng các lý thuyết, định
lý, định luật, và nguyên tắc. Như vậy thực chất của khoa học là sự khám
phá các hiện tượng các thuộc tính vốn tồn tại một cách khách quan . Sự
khám phá này đã làm thay đổi nhận thức của con người tạo điều kiện
nghiên cứu, ứng dụng hiểu biết này vào thực tế.


13 | P a g e


Đại học Tiền Giang

GVHD: Võ Xuân Kim Nhật

CHƯƠNG II: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty Cổ phần
may Việt Tân

2.1 Tổng quan về công ty cổ phần may Việt Tân
2.1.1 Thông tin công ty
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần May Việt Tân
- Tên doanh nghiệp viết tắt: Viettanco
- Địa chỉ: Khu Phố 3, Phường 4, Thị Xã Cai Lậy, Tiền Giang
- Điện thoại: 073.3829512 Fax: 0733829301
- Email:
- Họ, tên giám đốc: Ngô Xuân Thuyên

Điện thoại: 0913 918 844

- Loại hình công ty: -Sản xuất, Thương mại
- Năm thành lập: 1987
14 | P a g e


Đại học Tiền Giang

GVHD: Võ Xuân Kim Nhật


- Thị trường chính: Toàn quốc, Quốc tế
- Chứng chỉ: ISO 9001:2008
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh
- Ngành nghề kinh doanh:
May Xuất Khẩu - Công Ty May Quần áo Xuất Khẩu
May Xuất Khẩu - Dịch Vụ Sản Xuất và Gia Công (Theo đơn đặt hàng)
- Sản phẩm dịch vụ:
Công ty may xuất khẩu Việt Tân
May quần cotton xuất khẩu
Thiết kế và may quần kaki
2.1.3 Lịch Sử hình thành
Công ty cổ phần may Việt Tân được thành lập từ năm 1998 tại khu phố
3, phường 4, TX. Cai Lậy (trước đây là ấp Mỹ Cần, xã Nhị Mỹ, huyện
Cai Lậy). Công ty có ngành nghề hoạt động chính là sản xuất, gia công
và kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu theo đơn đặt hàng nước ngoài
và một phần tham gia thị trường nội địa, với sản phẩm chính là quần kaki nam.
Theo ông Ngô Xuân Thuyên, Giám đốc Công ty cổ phần may Việt Tân,
xuất phát điểm của công ty chỉ là một xí nghiệp, với vài trăm công nhân
làm việc. Qua hơn 18 năm hoạt động, Công ty cổ phần may Việt Tân đã
trải qua không ít khó khăn do sự biến động chung của ngành may mặc.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực và áp dụng hiệu quả các giải pháp phát triển,
Công ty đã giữ vững hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết
việc làm cho người lao động và không ngừng đầu tư mở rộng năng lực
sản xuất. Sau 18 năm xây dựng và hoạt động, Công ty đã phát triển nhà
xưởng sản xuất 15 chuyền may và có gần 1.500 công nhân làm việc.
15 | P a g e


Đại học Tiền Giang


GVHD: Võ Xuân Kim Nhật

Để nâng cao năng lực sản xuất, tạo sức cạnh tranh và đứng vững trên thị
trường, Công ty đã triển khai thực hiện hiệu quả các chiến lược sản xuất
kinh doanh. Trong đó, chú trọng đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua sắm
dây chuyền, các thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất. Bên
cạnh đó, Công ty còn tổ chức đào tạo tay nghề cho người lao động; chủ
động điều chỉnh kịp thời các định mức sử dụng vật tư, tài sản phù hợp
với thực tế sản xuất...
Từ đó, năng lực sản xuất của Công ty đã được nâng lên, đạt gần 3 triệu
sản phẩm/năm. Không chỉ chú trọng đến sản lượng mà Công ty còn thực
hiện tiết kiệm, giảm chi phí, tăng doanh thu, lợi nhuận; đồng thời tăng
cường chiến lược marketing. Công ty tổ chức khảo sát, nghiên cứu thị
trường, nắm bắt nhu cầu thị hiếu của khách hàng để đa dạng hóa sản
phẩm, cải tiến đổi mới mẫu mã cho phù hợp với mọi đối tượng khách
hàng trong và ngoài nước.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty

2.1.5 Các thành tích đạt được
16 | P a g e


Đại học Tiền Giang

GVHD: Võ Xuân Kim Nhật

Bằng khen khối thi đua CÔNG TY CỔ PHẦN NĂM 2012
Bằng khen DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU NĂM 2013
Bằng khen của Tập đoàn Dệt May Việt Nam năm 2014

2.2 Thực trạng rủi ro sản phẩm may mặc công ty cổ phần Việt Tân
2.2.1 Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến chất lượng nguyên vật liệu, thiết bị,
gây tác động xấu lên sản phẩm nếu không có biện pháp khắc phục phù
hợp. Khí hậu và đất đai thuận lợi sẽ tạo điều kiện phát triển các cây công
nghiệp như bông, đay, trồng dâu nuôi tằm... Nước ta nằm ở vùng nhiệt
đới gió mùa rất phù hợp với phát triển cây công nghiệp là một yếu tố đầu
vào của ngành dệt may. Khi sợi, bông có năng suất, chất lượng cao thì
sản phẩm dệt may sản xuất ra cũng có chất lượng cao hơn cạnh tranh dễ
dàng trên thị trường, nó là yếu tố nâng cao chất lượng sản phẩm. Độ ẩm
gây cho sợi vải, chỉ mục đi ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sản xuất
ra không đạt yêu cầu. Địa lý Việt Nam nằm trên tuyến giao thông quốc
tế, nằm ở khu vực đang phát triển sôi động nên rất thuận lợi cho việc
trao đổi thương mại về sản phẩm, nguyên liệu, máy móc, công nghệ
khoa học kỹ thuật trong khu vực và trên thế giới. Nhân tố này ảnh hưởng
trực tiếp tới ngành nó chung, và công ty nói riêng.
2.2.2 Khoa học- công nghệ:
Đây là một trong những yếu tố rất năng động chứa đựng nhiều cơ hội và
đe doạ đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần may Việt
Tân nói riêng.
Những áp lực và đe doạ từ môi trường công nghệ có thể là:
+ Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế cạnh
tranh của các sản phẩm thay thế, đe doạ các sản phẩm truyền thống của
ngành may mặc hiện hữu, đòi hỏi doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính
và tân trang các loại máy móc, dây truyền sản xuất để tạo ra các sản
17 | P a g e


Đại học Tiền Giang


GVHD: Võ Xuân Kim Nhật

phẩm mới có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp giảm thiểu nhỏ nhất về độ sai
hỏng cũng như rủi ro về sản phẩm để có thể cạnh tranh.
+ Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện hữu bị lỗi thời
và tạo ra áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ kỹ
thuật phù hợp với tình hình phát triển chung của ngành may mặc trong
nước cũng như trong khu vực và trên thế giới đồng thời phải trung hòa
được nguồn tài chính có hạn của doanh nghiệp.
+ Sự ra đời của công nghệ mới càng tạo điều kiện thuận lợi cho những
người xâm nhập mới và làm tăng thêm áp lực đe dọa các doanh nghiệp
hiện hữu trong ngành may mặc, đòi hỏi chất lượng của sản phẩm may
càng cao, càng chuyên nghiệp thì mói có khả năng cạnh tranh nếu không
sẽ bị đào thải.
+ Sự bùng nổ của công nghệ mới càng làm cho vòng đời công nghệ có
xu hướng rút ngắn lại, điều này càng làm tăng thêm áp lực phải rút ngắn
thời gian khấu hao so với trước, buộc doanh ngiệp phải có khả năng vay
vòng vốn nhanh và nguồn tài chính phải luôn vững chắc.
Bên cạnh những đe doạ này thì những cơ hội có thể đến từ môi trường
công nghệ đối với các doanh nghiệp may có thể là:
+ Công nghệ mới có thể tạo điều kiện giảm chị phí hạ giá thành sản
phẩm để sản xuất sản phẩm rẻ hơn với chất lượng cao hơn giảm thiểu tối
đa các sai hỏng lỗi kĩ thuật các rủi ro về mặt kĩ thuật, làm cho sản phẩm
có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Thường thì các doanh nghiệp đến sau có
nhiều ưu thế để tận dụng được cơ hội này hơn là các doanh nghiệp hiện
hữu trong ngành.
+ Sự ra đời của công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm may mặc có
nhiều tính năng hơn và qua đó có thể tạo ra những thị trường mới hơn
cho các sản phẩm may mặc trong nước cũng như cho doanh nghiệp.
2.2.3 Nguồn lực


18 | P a g e


Đại học Tiền Giang

GVHD: Võ Xuân Kim Nhật

Nhân lực đây là một trong những yếu tố chính của hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Nó được biểu hiện trên hai mặt là số
lượng và chất lượng. Về số lượng là những người trong độ tuổi lao động
và thời gian của họ có thể huy động vào làm việc. Về mặt chất được thể
hiện ở trình độ khéo léo và kinh nghiệm của công nhân, trình độ và
phương pháp quản lý. Công ty cổ phần may Vệt Tân sử dụng lao động
chủ yếu từ tỉnh nhà và các tỉnh lân cận (Long An, Đồng Tháp,…).
Ngành dệt may nói chung có đặc trưng là sử dụng nhiều lao động, quy
trình nhiều công đoạn thủ công. Vì thế lao động là yếu tố quan trọng
trong ngành. Con người là yếu tố quan trọng nhất tác động và gây ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, từ ban quản trị đến nhân viên.
Nguồn nhân lực dồi dào với giá rẻ là một lợi thế so sánh của công ty
may Việt Tân. Nhưng cơ cấu lao động của công ty trẻ, kinh nghiệm còn
hạn chế, trình độ tay nghề phổ thông là nhiều nên thường xuất hiện các
lỗi trên sản phẩm. Cách quản lý còn thô sơ mang tính chất đối phó và tự
phát. Nhà lãnh đạo chưa hướng nhân viên thấy rõ mục tiêu của công ty
và tầm quan trọng của công việc. Quy chế công ty chưa được thực hiện
nghiêm chỉnh, nhân viên chưa có ý thức kỷ luật cao. Cách làm việc còn
mang tính chất cá nhân, chưa thực sự đoàn kết.
Công nghệ kỹ thuật: công ty áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến. Công
nghệ khâu chuyền may, chuyền Hanger được đưa từ nước ngoài vào
nước, tạo ra sản phẩm đạt được chất lượng cao nhất, được các khách

hàng nước ngoài ưa chuộng và tin dùng. Công ty áp dụng công nghệ
hiện đại mang tính tự động hoá, giảm thiểu lao động và rủi ro trong quá
trình sản xuất từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tài chính, nếu lao động và công nghệ được coi là yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất thì vốn sản xuất vừa được coi là yếu tố đầu vào, vừa được
coi là sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất. Vốn đầu tư không chỉ là
cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của các doanh
nghiệp mà còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học công nghệ và
giảm thiểu các rủi ro của sản phẩm, góp phần đáng kể vào đầu tư theo
chiều sâu, hiện đại hoá quá trình sản xuất của công ty. Có thể nói những
19 | P a g e


Đại học Tiền Giang

GVHD: Võ Xuân Kim Nhật

năm gần đây nguồn tài chính của công ty có thể chủ động thông qua việc
làm ăn thuận lợi và sự góp vốn của các cổ đông.
2.2.4 Quá trình vận chuyển
Đối với quá trình vận chuyển rủi ro cho hàng hoá có thể xuất hiện bất cứ
lúc nào. Có thể hàng hoá bị mất mát, hư hỏng do cháy nổ do các sự cố
bất ngờ. Otô chở hàng gặp sự cố; Những rủi ro này không thể dự đoán
trước. Hằng năm, công ty Việt Tân phân phối khoảng 200 ngàn sản
phẩm may mặc các loại. Trong đó thì một vài sản phẩm trong số đó bị
hư hỏng trong quá trình vận chuyển chứ không phải do bản thân sản
phẩm do công ty trong quá trình phân phối cho các đại lý nhưng việc
quản lý các đại lý này chưa thực sự hiệu quả. Các sản phẩm may mặc
trong quá trình vận chuyển bị bong tróc, lem màu sản phẩm, ngoài ra các
cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ sơ xài gây ảnh hưởng đến chất lượng sản

phẩm cũng như uy tính công ty. Rủi ro trong quá trình vận chuyển ảnh
hưởng đến thời gian giao hàng cho đối tác, vấn đề rủi ro trong quá trình
vận chuyển sẽ làm tăng chi phí vận chuyển đồng thời có thể bồi thường
hợp đồng.
2.3 Đánh giá chung về thực hiện quản trị rủi ro
2.3.1 Thuận lợi
Công ty cổ phần may Việt Tân có nhiều điều kiện trong phát triển sản
phẩm may mặc. Có nguồn lao động dồi dào từ các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long, nguồn lao động trẻ, năng động, sáng tạo, cần cù, nguồn lao
động rẻ, thị trường tiêu thụ hàng hoá rộng, lượng khách hàng lớn giàu
tiềm năng. Có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp quốc lộ 1A dễ dàng phân
phối hàng hoá cũng như nhập nguyên nhiên liệu cho các tỉnh phía nam
cũng như phía Bắc. Ngoài ra doanh nghiệp còn gần với sông Tiền thuận
lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá.
2.3.2 Khó khăn
Mặc dù nguồn lao động trẻ có tiềm năng nhưng trình độ tay nghề còn
kém chủ yếu là tay nghề phổ thông, thiếu tính kỷ luật, không tuân theo
20 | P a g e


Đại học Tiền Giang

GVHD: Võ Xuân Kim Nhật

nguyên tắc, chưa có tác phong công nghiệp. Nguồn nguyên liệu còn phải
nhập khẩu, đa phần phải nhập từ nước ngoài. Công nghệ kỹ thuật còn
chưa tiên tiến, hoặc công nghệ đã nhập về nhưng chưa có kỹ sư có thể sự
dụng công nghệ đó. Dù công ty thuận lợi trong việc kinh doanh, nhưng
nguồn tài chính vẫn là điều khiến cho nhà lãnh đạo công ty còn phải lo
lắng.

Chương 3 Một số giải pháp giảm thiểu rủi ro trong may mặc cho công ty
cổ phần may Việt Tân
3.1 Nhân sự và phương pháp quản lý
3.1.1. Phân tích công việc và xây dựng bảng mô tả công việc
Hiện tại công ty vẫn chưa chú trọng vào khâu này, tuy nhiên đây lại là
một bước khá quan trọng trong công tác quản trị nhân sự. Nếu khâu
phân tích và xây dựng bảng mô tả công việc được thực hiện tốt thì sẽ:
• Là tiêu chuẩn để tiến hành tuyển dụng nhân sự
• Là căn cứ để đánh giá hiệu quả công việc được tốt hơn.
• Hỗ trợ tích cực cho việc nghiên cứu và cải thiện điều kiện làm việc
trong công ty nhằm đạt được hiệu quả công việc tốt nhất.
• Là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả thực hiện công việc của toàn thể
nhân viên trong công ty sao cho chính xác nhất, tránh trường hợp thiên
vị và đố kỵ lẫn nhau.
• Là khuôn mẫu để từ đó chuẩn bị nội dung cho công tác đào tạo và phát
triển nhân lực để đáp ứng nhu cầu công việc.
3.1.2. Giải pháp cho công tác tuyển dụng
Việc tuyển dụng nhân sự mới công ty nên chú trọng hơn trước vào các
phòng ban mà cụ thể là công nhân. Mấy năm gần đây công ty có tuyển
dụng thêm một số nhân sự nhưng chủ yếu là tuyển thêm nhân viên kinh
doanh. Trong khi đó khối phong ban mà cụ thể là bộ phận sản xuất đang
cần thêm nhân sự. Mục đích của bất cứ doanh nghiệp nào cũng là hoạt
21 | P a g e


Đại học Tiền Giang

GVHD: Võ Xuân Kim Nhật

động tìm kiếm lợi nhuận và Công Ty cổ phần May Việt Tân cũng không

phải là một ngoại lệ. Vậy thì để đạt được lợi nhuận công ty phải đẩy
mạnh chất lượng sản phẩm, giảm thiểu rủi ro. Chức năng chính của công
ty là sản xuất, vậy nên việc tạo ra đội ngũ công nhân có tay nghề cao
thông qua quá trình đào tạo và phát triển trực tiếp hoặc gián tiếp. Vì vậy
công ty nên đầu tư hơn nữa nguồn nhân sự mới bộ phận sản xuất đặc
biệt là các công nhân có kiến thức hiểu biết về sản phẩm và có độ lành
nghề cao.
Trước khi tiến hành tuyển dụng nhân sự, công ty nên dựa vào tình trạng
thực tế của mình và dựa vào kết quả của công tác phân tích công việc để
làm cơ sở cho việc tuyển dụng nhân sự. Cần xác định rõ các yêu cầu, đòi
hỏi của từng công việc cụ thể. Việc tuyển dụng nhân sự phải được tiến
hành công khai, công bằng giữa các cá nhân tham gia vào việc tuyển
dụng.
Đối với việc tuyển dụng nhân sự vào trong các phân xưởng trực tiếp sản
xuất thì công ty nên liên hệ trực tiếp với các trung tâm dạy nghề, các
trường chuyên nghiệp tuyển chọn những học viên có học lực và tay nghề
tốt phù hợp với công việc. Sử dụng biện pháp này sẽ giúp công ty giảm
được chi phí tuyển dụng nhân sự đồng thời có thể tuyển được những
người phù hợp. Đối với việc tuyển dụng nhân sự vào làm việc ở các
phòng ban công ty nên kết hợp với một số trường Đại học bằng cách
“đặt hàng” họ với các tiêu chuẩn mà công ty đề ra, chắc chắn công ty sẽ
tìm được nguồn nhân sự phù hợp.
Các nhà quản trị gia là những người có tuổi, dầy dạn kinh nghiệm,
nhưng để thích hợp với sự thay đổi liên tục của cơ chế thị trường thì họ
chưa thật năng động. Vì vậy công ty nên thực hiện 3 năm một nhiệm kỳ
đối với các cấp quản trị để tạo sự năng động và phù hợp với nền kinh tế
thị trường. Việc tuyển dụng các chức vụ quảntrị từ bên ngoài công ty sẽ
làm cho các cán bộ hiện thời của công ty phải năng động sáng tạo hơn
nữa để ganh đua với những người từ bên ngoài.
3.1.3. Giải pháp cho công tác bố trí nhân sự

22 | P a g e


Đại học Tiền Giang

GVHD: Võ Xuân Kim Nhật

Tạo ra cơ cấu hợp lý là vấn đề có tính chất chiến lược, đảm bảo tính
chất hợp lý của dây chuyền công việc, từ đó giảm bớt được căng thẳng
mệt nhọc của người lao động, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả
công tác, khai thác triệt để tiềm năng của con người. Muốn công ty phát
huy hết khả năng của mình các nhà quản trị nhân sự cần chú ý hơn nữa
đến công tác bố trí nhân sự ở các mặt sau:
• Bộ phận lãnh đạo quản lý của công ty nên được bố trí hợp lý hơn,
ngoài trọng trách quản lý điều hành công ty, các cán bộ này nên kiêm
nhiệm các chức vụ khác như Giám đốc xí nghiệp. Như vậy tuy khối
lượng công việc có tăng lên nhưng thực chất lại hỗ trợ nhau tạo điều
kiện cho cán bộ quản lý tốt hơn mà nhờ đó bộ máy quản lý được tổ chức
gọn nhẹ hơn tạo điều kiện tốt để điều hành công ty.
• Công ty nên tận dụng, sử dụng những cán bộ công nhân viên thực sự
cần thiết có tay nghề, lòng trung thành gắn bó với công ty, tìm cách giảm
tối thiểu lượng công nhân bên ngoài.
3.1.4. Giải pháp cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Việc đào tạo nhân sự nói chung cần phải giữ vững định hướng, bám sát
mục tiêu, đa dạng hóa loại hình đào tạo, lựa chọn các cơ sở đào tạo phù
hợp và phân bổ chi phí dành cho đào tạo một cách hợp lý nhất.
Để thích ứng với yêu cầu kinh doanh của cơ chế thị trường thì nhu cầu
đào tạo và đào tạo lại đối với mỗi một cá nhân là hết sức cần thiết và
không có điểm dừng. Công ty phải luôn duy trì hoạt động đào tạo cho tất
cả mọi người vì đa phần công nhân của công ty đều là lao động phổ

thông ở tỉnh nhà và cũng như các tỉnh Long An, Đồng Tháp. Do đặc thù
là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm may mặc với chức năng sản xuất là
chủ yếu cho nên lực lượng lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn
trong tổng số lao động vì vậy công ty nên chú trọng tới công tác đào tạo
nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân hơn nữa.
Công ty áp dụng một số phương pháp đào tạo nhằm nâng cao trình độ kỹ
thuật cho công nhân bằng việc khác như:
23 | P a g e


Đại học Tiền Giang

GVHD: Võ Xuân Kim Nhật

• Gửi công nhân đi học nghề ở các trường dạy nghề để nâng cao trình
độ chuyên môn, hoàn thiện các kiến thức về lý thuyết và được tiếp cận
với các chương trình giảng dạy mới tiên tiến hơn vì khoa học kỹ thuật
luôn luôn thay đổi. Những người được chọn đi học phải là các cá nhân
có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt, có lòng yêu nghề, có trình độ chuyên
môn từ khá trở lên. Sau khi được cử đi học họ phải có trách nhiệm là
quay về làm việc cho công ty, lấy những kiến thức mà mình vừa học
được truyền lại cho những công nhân cùng làm việc trong một phân
xưởng.
• Ngoài ra công ty nên tiếp tục hình thức đào tạo truyền thống của mình
là đào tạo tại nơi làm việc đó là các lao động có tay nghề vững, bậc thợ
cao sẽ kèm cặp, chỉ bảo hướng dẫn các lao động mới hoặc các lao động
có trình độ thấp hơn.
• Công tác tổ chức thi lên tay nghề nên được thực hiện thường xuyên
hơn nhằm khuyến khích công nhân không ngừng học hỏi để nâng cao
tay nghề, từ đó đem lại năng suất sản xuất cao hơn.

• Ngoài ra công ty nên chú trọng hơn đến vấn đề đào tạo nhân sự tại các
phòng ban chức năng, để nâng cao hiệu quả sản xuất nói chung và hiệu
quả quản trị nói riêng.
• Tổ chức cho các cán bộ đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các
doanh nghiệp thành đạt khác trong và ngoài nước, cùng nghành về các
phương pháp quản lý, sau đó sẽ rút ra các ưu điểm để vận dụng vào công
ty của mình một cách hợp lý nhất, giúp cho việc cải thiện công tác quản
trị nhân sự trong công ty.
• Tổ chức các buổi hội thảo về các biện pháp sản xuất, nâng cao hiệu
suất công việc trong nội bộ doanh nghiệp. Thêm vào đó công ty nên đào
tạo nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong công ty về: ý thức tự
quản, bảo vệ sự thất thoát của tài sản, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh
công nghiệp, nâng cao tác phong công nghiệp cho mọi thành viên.
3.1.5. Giải pháp cho công tác đãi ngộ
24 | P a g e


Đại học Tiền Giang

GVHD: Võ Xuân Kim Nhật

Đãi ngộ vật chất
Trong những năm tới ban lãnh đạo công ty may Việt Tân xác định là
phải tăng được mức thu nhập cho người lao động, vậy để tăng thu nhập
cho người lao động thì Công ty phải tập trung vào việc tăng doanh thu
và mở rộng thị trường tiêu thụ, muốn mở rộng được thị trường thị
trường tiêu thụ thì công ty phải chú trọng đến công tác Marketing, tất cả
các hoạt động này đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là tăng thu nhập
cho người lao động.
Tiền thưởng là vấn đề công ty nên quan tâm chú ý nhiều hơn nữa. Tiền

thưởng là những khoản tiền bổ sung nhằm quán triệt nguyên tắc phân
phối theo lao động. Công ty nên trích hẳn ra một quỹ gọi là quỹ khen
thưởng. Quỹ này được dành cho tất cả các cá nhân và tập thể có thành
tích công tác tốt, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, trong lao động của công
ty. Số tiền thưởng cho các cán bộ công nhân viên có thành tích tốt phải
có một mức giá trị kinh tế đủ để khuyến khích các cán bộ công nhân
viên trong công ty làm tốt công việc hơn nữa.
Bên cạnh tiền thưởng, công ty cũng cần tạo điều kiện thăng tiến cho
những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công việc, từ đó tạo động lực
cho toàn thể công nhân viên cùng nhau thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
Đãi ngộ tinh thần
Công ty nên có kế hoạch sử dụng đúng khả năng, bố trí công việc phù
hợp với năng lực và sở trường của mỗi người, tạo điều kiện cho mỗi một
cá nhân có thể tự nâng cao trình độ cho bản thân.
Các nhà quản trị gia nên tỏ thái độ quan tâm chân thành tới các nhân
viên trong công ty: nắm vững tên, tuổi, hoàn cảnh gia đình, thường
xuyên thăm hỏi động viên cấp dưới, giảm bớt sự phân biệt giữa cấp trên
và cấp dưới, tạo điều kiện để cùng sinh hoạt, nghỉ mát, vui chơi, giải trí,
tránh sự phân biệt thái quá trong lĩnh vực đãi ngộ. Bên cạnh đó, cấp lãnh
đạo của công ty cũng cần nắm vững hoàn cãnh gia đìnhcủa những nhân
25 | P a g e


×