Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI VÀO TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐỨC NINH - ĐỒNG HỚI - QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON
-----o0o-----

ĐẶNG THỊ NGỌC MAI

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI VÀO TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở
TRƯỜNG MẦM NON ĐỨC NINH - ĐỒNG HỚI - QUẢNG BÌNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2012 - 2016

Quảng Bình, năm 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON
-----o0o-----

ĐẶNG THỊ NGỌC MAI

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI VÀO TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở
TRƯỜNG MẦM NON ĐỨC NINH - ĐỒNG HỚI - QUẢNG BÌNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: GIÁO DỤC MẦM NON
Hệ đào tạo: Chính quy


Khóa học: 2012 - 2016

Người hướng dẫn khoa học:
ThS. Nguyễn Thị Xuân Hương

Quảng Bình, năm 2016


Lời Cảm Ơn
Đầu tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS.
Nguyễn Thị Xuân Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong
q trình hồn thành khóa luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn BGH và các cô giáo ở trường
Mầm non Đức Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc cung
cấp các đặc điểm số liệu về trường.
Tôi xin cảm ơn các bạn trong tập thể lớp ĐHGD Mầm non
K54B đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình này.
Đây là bước đầu tiên tơi làm quen với công tác nghiên cứu
khoa học nên không tránh khỏi thiếu sót. Tơi mong sẽ nhận được
sự góp ý các thầy cơ và tồn thể bạn đọc để khóa luận của tơi
được hồn thiện hơn.
Đồng Hới, tháng 5 năm 2016
Sinh viên:
Đặng Thị Ngọc Mai


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. ................................................................. 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 2
3.2. Khách thể nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
5.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết. .............................................. 3
5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................... 3
5.2.1. Phương pháp quan sát ................................................................................. 3
5.2.2. Phương pháp đàm thoại ............................................................................... 3
5.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động ..................................... 4
5.2.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ........................................................... 4
5.3. Phương pháp thống kê toán học ..................................................................... 4
6. Giả thuyết khoa học........................................................................................... 4
7. Phạm vi và thời gian nghiên cứu ....................................................................... 4
7.1.Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4
7.2.Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 4
8. Cấu trúc khóa luận............................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI VÀO TRƯỜNG PHỔ THÔNG .................. 6
1.1.Tổng quan về lịch sử của vấn đề nghiên cứu .................................................. 6
1.1.1.Những nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................. 6
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước .................................................................... 6


1.2. Một số vấn đề lí luận về cơng tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
vào trường phổ thông ............................................................................................ 7
1.2.1. Sự cần thiết của việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào trường

phổ thông ............................................................................................................... 7
1.2.2. Nội dung chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào trường phổ thơng ........ 9
1.2.3. Hình thức và biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào
trường phổ thông ................................................................................................. 21
1.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đếncông tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi vào trường phổ thơng ................................................................................... 24
1.2.5. Những đặc điểm tâm lí cơ bản của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ....................... 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO TRẺ MẪU
GIÁO
5 - 6 TUỔI VÀO TRƯỜNG PHỔ THÔNG Ở TRƯỜNG MẦM NON ĐỨC
NINH - ĐỒNG HỚI - QUẢNG BÌNH ............................................................... 31
2.1. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu ................................................ 31
2.2. Thực trạng công tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào trường phổ
thông ở trường mầm non Đức Ninh - Đồng Hới- Quảng Bình........................... 32
2.2.1. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc chuẩn bị cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi vào trường phổ thông ở trường mầm non Đức Ninh - Đồng
Hới - Quảng Bình ................................................................................................ 32
2.2.2. Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo
5 - 6 tuổi vào trường phổ thông ........................................................................... 34
2.2.3. Nhận thức của giáo viên về một số khó khăn trẻ gặp phải khi vào lớp
1. .......................................................................................................................... 36
2.2.4. Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của các nội dung cần
chuẩn bị cho trẻ mẫugiáo 5 - 6 tuổi vào trường phổ thông ................................. 38
2.2.5. Mức độ chuẩn bị các mặt cho trẻ đến trường phổ thơng .......................... 40
2.2.6. Hình thức và biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào
trường phổ thông ở trường mầm non Đức Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình ....... 44
2.2.7. Những yếu tố ảnh hưởng đếncông tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi vào trường phổ thông ở trường mầm non Đức Ninh - Đồng Hới - Quảng
Bình ..................................................................................................................... 46



CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
CHUẨN BỊ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI VÀO TRƯỜNG PHỔ
THÔNG ............................................................................................................... 48
3.1. Tổ chức tốt các hoạt động ở trường mầm non. ............................................ 49
3.2. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh ................................................................. 51
3.3. Thường xuyên liên hệ và phối hợp với trường phổ thông để làm tốt hơn
việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào trường phổ thông ........................ 53
3.4. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức nuôi dạy trẻ trong cộng
đồng, đặc biệt là trong các bậc cha mẹ có con 5 tuổi không gửi vào các cơ sở
giáo dục mầm non ............................................................................................... 54
3.5. Cho trẻ làm quen với trường tiểu học .......................................................... 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 57
1. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 57
2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 58
2.1. Đối với nhà trường ....................................................................................... 58
2.2. Đối với giáo viên mầm non .......................................................................... 58
2.3. Đối với gia đình ............................................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 60


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc chuẩn bị cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi vào trường phổ thông ................................................................... 33
Bảng 2.2. Nhận thức của giáo viên về ý nghĩa của việc chuẩn bị cho trẻ mẫu
giáo vào trường phổ thông .................................................................................. 34
Bảng 2.3. Nhận thức của giáo viên về những khó khăn mà trẻ gặp phải khi vào
lớp 1 ..................................................................................................................... 36
Bảng 2.4. Những nội dung chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào trường phổ thông
............................................................................................................................. 38

Bảng 2.5. Những mặt cần chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào trường phổ thông
............................................................................................................................. 40
Bảng 2.6. Mức độ chuẩn bị về mặt nhận thức ........................................................ 41
Bảng 2.7. Mức độ chuẩn bị về mặt thể chất ........................................................ 41
Bảng 2.8. Mức độ chuẩn bị về mặt tình cảm xã hội................................................ 42
Bảng 2.9. Mức độ chuẩn bị những nội dung về mặt ngôn ngữ................................ 43
Bảng 2.10. Mức độ đánh giá những nội dung về kỹ năng học tập........................... 43
Bảng 2.11. Biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào trường phổ thông
............................................................................................................................. 44
Bảng 2.12. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi vào trường phổ thông ................................................................................... 46


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mức độ nhận thức của của giáo viên về sự cần thiết của công tác
chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào trường phổ thông ................................ 33
Biểu đồ 2.2. Nhận định của giáo viên về ý nghĩa của công tác chuẩn bị cho trẻ 5
- 6 tuổi vào trường phổ thông .............................................................................. 34
Biểu đồ 2.3. Mức độ đánh giá những khó khăn trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi gặp phải
khi bước vào lớp 1 ............................................................................................... 37


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là mầm xanh là thế hệ tương lai của đất nước, là những chủ nhân
sẽ kế thừa và phát huy những gì tốt đẹp của lồi người. Vì thế việc quan tâm
chăm sóc cũng như tạo điều kiện để trẻ phát triển một cách toàn diện là một vấn
đề mà toàn xã hội cần phải quan tâm. Đặc biệt là những giáo viên mầm non,
những người trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ trẻ. Với lứa tuổi mầm non chúng ta cần
quan tâm nhất là trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn vì trẻ ở lứa tuổi này chuẩn bị bước

vào lớp 1, một bước ngoặt vô cùng quan trọng đối với trẻ. Nếu như bậc tiểu học
được coi là nền tảng cho quá trình học tập, nhận thức của trẻ thì bậc học mầm
non được coi là tiền đề cho những quá trình đó.
Trong mỗi giai đoạn phát triển trẻ đều mang những đặc điểm đặc trưng.
Việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác là một sự chuyển biến mang
tính nhảy vọt có sự biến đổi về chất và lượng. Sự phát triển ở một giai đoạn nhất
định vừa là kết quả của giai đoạn trước đó vừa là tiền đề cho bước phát triển của
giai đoạn tiếp theo. Nếu trẻ được phát triển tốt ở giai đoạn này cũng chính là sự
chuẩn bị tốt cho giai đoạn tiếp theo.
Mặt khác, xã hội ngày càng quan tâm hơn đến việc chuẩn bị sẵn sàng cho
trẻ vào lớp 1.Tuy nhiên không phải trẻ em nào cũng dễ dàng thích nghi được và
bước ngoặt này là một sự kiện quan trọng khiến các bậc cha mẹ và các nhà giáo
dục cần phải quan tâm, một mặt là để giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu trong
suốt thời kỳ mẫu giáo, mặt khác tích cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để
thích nghi với cuộc sống ở trường phổ thông với hoạt động chủ đạo là hoạt động
học tập. Thế nhưng không phải ai cũng nhận thức vai trò quan trọng của việc
chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 và không phải ai cũng nhận thức rõ được những việc
làm cần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
Đối với trẻ nhỏ nếu bắt ép chúng tập luyện quá sớm khi các bộ phận chức
năng chưa thành thục sẽ tốn nhiều công sức của người dạy và làm khổ con trẻ.
Nhưng ngược lại, sự luyện tập vào lúc chớm nở sẽ gây được hào hứng và giúp
1


trẻ tiến bộ nhanh chóng. Luyện tập đúng lúc vừa gây được hứng thú vừa có hiệu
quả cao.
Hiện nay nhiều giáo viên mầm non chưa thực sự quan tâm đến việc chuẩn
bị cho trẻ vào lớp 1. Họ cho rằng việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là trách nhiệm
của phụ huynh. Bên cạnh đó, nhiều trường mầm non cơ sở vật chất, trang thiết
bị chưa đáp ứng đầy đủ cho việc dạy học gây nhiều khó khăn cho giáo viên.

Nhiều cơ sở mầm non chưa nhận thức được rõ tầm quan trọng của công tác
chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông, nhất là các nhà trường truyền thống ít
quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá đầu vào của trẻ đầu tuổi học. Mặt khác,
một số giáo viên mầm non chưa nhận được sự phối hợp từ phía gia đình, do vậy
khơng tạo ra được sự thống nhất trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ dẫn đến
hiệu quả của công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không cao.
Việc chuẩn bị cho trẻ vào học lớp 1 một cách có hiệu quả là một việc làm
cần có sự chuẩn bị lâu dài và cần chuẩn bị một cách tồn diện về thể lực, trí tuệ,
giao tiếp ứng xử xã hội, một số phẩm chất tâm lý và một số kỹ năng cơ bản của
hoạt động học tập bằng những phương pháp phù hợp với sự phát triển của trẻ
trên cơ sở phối hợp thống nhất giữa gia đình và trường mầm non.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng công tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào trường phổ thông ở
trường mầm non Đức Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác chuẩn bị cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi vào trường phổ thông ở trường mầm non Đức Ninh - Đồng HớiQuảng Bình, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác
chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào trường phổ thông.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào trường phổ thông ở
trường Mầm non Đức Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình.
2


3.2. Khách thể nghiên cứu
- Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và giáo viên trường mầm non Đức Ninh
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về công tác chuẩn bị cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi vào trường phổ thông.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi vào trường phổ thông ở trường Mầm non Đức Ninh - Đồng Hới - Quảng
Bình.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác chuẩn
bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào trường phổ thông ở trường Mầm non Đức
Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, chúng tơi sử dụng kết hợp các
phương pháp sau:
5.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa,
khái qt hóa trong nghiên cứu các nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu để phục vụ trực tiếp cho việc giải quyết các nhiệm
vụ của đề tài.
5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5.2.1. Phương pháp quan sát
Dùng để quan sát trẻ và giáo viên nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng.
5.2.2. Phương pháp đàm thoại
Tiến hành đàm thoại với giáo viên, phụ huynh và trẻ để thu thập thông tin
đánh giá thực trạng về công tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào trường
phổ thông ở trường Mầm non Đức Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình, tìm kiếm
biện pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi vào trường phổ thông.

3


5.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động
Phát hiện những biểu hiện trong công tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi vào trường phổ thông, từ đó tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả

trong công tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào trường phổ thông.
5.2.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng phiếu điều tra đối với giáoviên nhằm tìm hiểu thực trạng cơng
tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào trường phổ thông và các biện pháp
nâng cao hiệu quả trong công tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào trường
phổ thông ở trường Mầm non Đức Ninh - Đồng Hới - Quảng Bình.
5.3. Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng một số cơng thức tốn học để phân tích về mặt định lượng các
kết quả nghiên cứu thực trạng.
6.Giả thuyết khoa học
Việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là một việc làm cần thiết, nó mang một ý
nghĩa giáo dục và ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện về
sức khỏe, về trí tuệ và tình cảm đạo đức xã hội, tạo cho trẻ có lịng mong mỏi,
khao khát được đi học lớp 1 giúp cho trẻ gặp thuận lợi, có nhiều may mắn và cơ
hội học tập trong hiện tại cũng như tương lai, giúp trẻ dễ thích ứng, hịa nhập với
mơi trường ở trường phổ thơng.
7.Phạm vi và thời gian nghiên cứu
7.1.Phạm vi nghiên cứu
* Giới hạn nội dung: Tìm hiểu cơng tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6
tuổi vào trường phổ thông ở trường Mầm non Đức Ninh - Đồng Hới-Quảng
Bình.
* Giới hạn khách thể nghiên cứu:
- 30 trẻ MG 5-6 tuổi và 25 giáo viên trường Mầm non Đức Ninh - Đồng
Hới-Quảng Bình.
7.2.Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 12/2015 - 5/2016
4


8. Cấu trúc khóa luận

Ngồi phần Mở đầu,Kết luận,Kiến nghị,khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1:Một số vấn đề lí luận về công tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi vào trường phổ thông.
Chương 2:Thực trạng công tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào
trường phổ thông ở trường Mầm non Đức Ninh- Đồng Hới-Quảng Bình.
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chuẩn bị cho trẻ
mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào trường phổ thông.

5


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI VÀO TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.1.Tổng quan về lịch sử của vấn đề nghiên cứu
1.1.1.Những nghiên cứu ở nước ngồi
Bianka Zazzo với cơng trình nghiên cứu “Bước chuyển lớn từ Mẫu giáo
lên lớp 1” đã góp phần quan trọng làm sáng tỏ thêm vấn đề việc chuẩn bị về các
mặt nói chung của trẻ Mẫu giáo lớn. Đồng thời, bà càng làm rõ hơn những vấn
đề khó khăn của học sinh lớp 1 ở nước Pháp. Cơng trình của bà ít giải quyết các
vấn đề lý luận mà nhằm vào giải quyết các mặt thực tiễn của vấn đề.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của C.M. Sukina đề cập đến vấn đề thích ứng
của học sinh lớp 1. Bà cũng cho rằng học sinh lớp 1 có gặp khó khăn tâm lý khi
đến trường Tiểu học.
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Có một số tác giả đã nghiên cứu quá trình chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ
thông ở tuổi Mẫu giáo lớn. Cụ thể:
Năm 1998, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã dành nhiều thời gian để nghiên
cứu những quan điểm khoa học, cũng như vấn đề cơ bản trong hoạt động của
học sinh Tiểu học từ đó đưa ra những mặt cần chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1
thông qua tài liệu tổng hợp “Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường phổ thơng”,

(1998), NXB Giáo dục.
Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết còn nghiên cứu về đặc điểm tâm
lý của trẻ Mầm non, khi nghiên cứu về đặc điểm tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn bà
đặc biệt quan tâm đến bước ngoặt 6 tuổi cũng như những trình độ chuẩn bị sẵn
sàng về mặt tâm lý cho trẻ đến trường phổ thơng. Tất cả được thể hiện trong
giáo trình “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non”, (2004), NXB Đại học sư
phạm.

6


Tác giả Vũ Thị Nho cũng dành nhiều thời gian để nghiên cứu các giai
đoạn phát triển của học sinh, cơng trình nghiên cứu của bà được thể hiện trong
“Tâm lý học phát triển”(trong đó có nêu khái quát về đặc điểm tâm lý của trẻ
em ở lứa tuổi Mầm non chuẩn bị đến trường phổ thơng).
Từ việc tìm hiểu nghiên cứu các tài liệu nước ngoài, một số thạc sĩ đã đọc
và lược dịch ra Tiếng Việt in trên một số tạp chí “Giáo dục mẫu giáo” với một
số chuyên đề như: Ths. Lê Thị Thanh Nga với “Vấn đề kế thừa giữa trường Mẫu
giáo và trường Phổ thông”...Bên cạnh đó, cũng một số thạc sĩ tổng kết kinh
nghiệm về những vấn đề liên quan mật thiết đến vấn đề chuẩn bị cho trẻ vào lớp
1 như CN. Trương Xuân Huệ “Bàn thêm về nhiệm vụ chuẩn bị cho trẻ học toán
lớp 1”, Ths. Bùi Thị Việt “Chuẩn bị thể lực cho trẻ vào lớp 1”,...Tất cả tài liệu
này được trình bày trong cuốn “Thơng tin khoa học Giáo dục Mầm non” tên
Tiếng Anh là “Early chidhood education” số 3/11/99 hay cịn gọi là Chun san
“Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trong trường Mầm non - chuẩn bị cho trẻ
đến trường Phổ thông”, Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường CĐSP Mẫu giáo TW3.
1.2. Một số vấn đề lí luận về cơng tác chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
vào trường phổ thông
1.2.1. Sự cần thiết của việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào trường
phổ thông

Bước vào lớp 1, là một bước ngoặt trong đời sống của trẻ. Đó là sự
chuyển qua một lối sống mới với những điều kiện hoạt động mới, chuyển qua
một địa vị mới trong xã hội, chuyển qua những quan hệ mới với người lớn và
bạn bè cùng tuổi.
Tuổi mẫu giáo lớn là thời kỳ trẻ đang phát triển vào bước ngoặt quan
trọng trong cuộc đời. Theo Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại đã cho rằng “6 tuổi là
một bước ngoặt hạnh phúc”. Ở trường mầm non trẻ chơi là chủ yếu, đây là hoạt
động mang tính chất tự do, tự nguyện khơng bắt buộc. Vào lớp 1 trẻ phải thực
hiện nhiệm vụ của một người học sinh, hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động
học tập. Từ hoạt động vui chơi mang tính chất tự do nay chuyển sang hoạt động
7


học tập mang tính bắt buộc, nghiêm túc, được tổ chức chặt chẽ có mục đích, có
kế hoạch, địi hỏi trẻ phải cố gắng nhiều cả về thể xác lẫn tinh thần mới có thể
thực hiện được nhiệm vụ học tập và đạt kết quả học tập tốt đẹp. Vì thế, nếu được
chuẩn bị chu đáo và toàn diện cả về sức khỏe, trí tuệ và tình cảm đạo đức xã hội
cùng cả tâm thế sẵn sàng vào lớp 1sẽ giúp trẻ tự tin, dễ dàng thích ứng với mơi
trường mới và hoạt động học tập ở lớp 1.
Quá trình phát triển của trẻ em trải qua nhiều giai đoạn từ giai đoạn này
chuyển sang giai đoạn khác là sự biến đổi về chất trong tâm lý trẻ và những
thành tựu đạt được ở một giai đoạn nhất định vừa là kết quả của giai đoạn trước
vừa là tiền đề cho bước phát triển tiếp theo. Điều đó có nghĩa là nếu được phát
triển tốt ở giai đoạn trước cũng chính là chuẩn bị tốt cho giai đoạn phát triển sau,
một em bé ở tuổi mẫu giáo được chăm sóc và giáo dục phát triển toàn diện cả về
thể chất lẫn tinh thần vào lớp 1 là lẽ tự nhiên và khơng phải lo lắnggì lắm. Thế
nhưng trong thực tế khơng phải bất cứ gia đình nào, lớp mẫu giáo nào cũng làm
tốt việc đó hơn nữa hiện nay tuy số trẻ được đến trường đã chiếm tỷ lệ cao song
vẫn còn một số trẻ mà đặc biệt là những trẻ ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, trẻ
không được đi học qua các lớp mẫu giáo không được chăm sóc và giáo dục một

cách khoa học nên khi vào lớp 1 cịn ngỡ ngàng, khó thích nghi với cuộc sống
và học tập ở trường Tiểu học. Nhiều trẻ khi vào lớp 1 còn ngơ ngác chưa biết
nghe lời thầy cô do không được dạy cách giao tiếp với những người xung quanh
nên khơng ít trẻ tuy đã đến trường nhưng rất nhút nhát cịn sợ thầy cơ, bạn bè,
cũng lại khơng được làm quen với hoạt động trí tuệ, khơng được quan sát sự vật
hiện tượng, khơng được kích thích lịng ham hiểu biết, hứng thú nhận thức về
các vấn đề xung quanh nên nhiều cháu sợ đi học, những biểu hiện đó khơng chỉ
mang lại vất vả cho các giáo viên Tiểu học, nỗi lo lắng cho các bậc cha mẹ mà
quan trọng hơn là ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ, ảnh hưởng đến tâm lý
suốt đời của trẻ.
Còn nếu phải bắt trẻ học trước chương trình lớp một, áp đặt trẻ theo ý
muốn chủ quan của người lớn thì cũng gây ra những bất lợi cho trẻ. Trước hết
8


việc học trước là không phù hợp với đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo
5 tuổi, trẻ chưa đủ khả năng và điều kiện chín muồi để học chữ và làm toán như
trẻ 6 tuổi của lớp một. Mặt khác về tâm lý trẻ dễ sinh ra chủ quan, không chịu cố
gắng học tập khi vào học lớp một.
Chính vì thế mà việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 hết sức đặc biệt và ý
nghĩa. Và việc chuẩn bị cho trẻ trước khi bước vào trường Phổ thơng cịn đóng
một vai trị rất quan trọng. Vai trị trước tiên đó là giúp trẻ hồn thiện những
thành tựu phát triển tâm lý trong suốt thời kỳ Mẫu giáo. Mặt khác, vai trò lớn
nhất của việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là tích cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều
kiện để qua đó giúp trẻ làm quen dần với các hoạt động học tập và cuộc sống
cũng như chế độ sinh hoạt ở trường phổ thơng. Đồng thời trẻ sẽ có một tâm thế
tốt, một tinh thần tốt cho việc học tập mới này, giúp trẻ hình thành được những
mối quan hệ tốt với thầy cô và bạn bè, biết trách nhiệm của bản thân trong xã
hội này.
1.2.2. Nội dung chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào trường phổ thông

1.2.2.1. Những yêu cầu cơ bản của người học sinh lớp 1ở trường phổ thông
Để công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp một có hiệu quả, chúng ta cần
nghiên cứu chương trình học tập của học sinh lớp một, yêu cầu, nhiệm vụ của
người học sinh lớp một trong quá trình học tập ở trường phổ thông.
Những yêu cầu, nhiệm vụ đối với học sinh lớp một được thể hiện trong
nội dung các môn học, trong nội quy, điều lệ của trường phổ thông.
Nội dung dạy học của học sinh lớp một ngày nay rất phong phú và phức
tạp. Học sinh khơng chỉ đọc, viết,tập làm tốn...mà cịn lao động - kỹ thuật, mĩ
thuật, tìm hiểu tự nhiên, xã hội, hát nhạc...Những tri thức mang tính khái quát về
các sự vật và hiện tượng của thế giới xung quanh. Để tiếp thu những tri thức
này, đòi hỏi người học sinh phải có khả năng hoạt động trí óc căng thẳng, linh
hoạt và dẻo dai; có vốn hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh, biết sử dụng
thành thạo các thao tác trí tuệ: phân tích, tổng hợp, phán đốn, quan sát...; có

9


ngôn ngữ phát triển, sự tập trung chú ý và nỗ lực ý chí cao cùng với sự say mê
hoạt động trí óc.
So sánh nội dung tri thức của một số môn học của học sinh lớp một với
mẫu giáo ta thấy, nhiều tri thức của một số môn ở lớp một là sự khái quát những
hệ thống tri thứcmà trẻ đã được làm quen và lĩnh hội ở trường mầm non. Ví dụ:
mơn lao động kỹ thuật, mĩ thuật là sự nâng cao những tri thức của môn tạo hình
mà trẻ đã làm quen và lĩnh hội trong quá trình học tập ở trường mầm non; hay
mơn tự nhiên, xã hộilà những tri thức khái quát theo chủ đề, mà trước đó trẻ đã
có dịp làm quen với mơi trường xung quanh (ở mức sơ đẳng). Ngay cả đến môn
giáo dục sức khỏe ở lớp một cũng là sự nâng cao, khái quát những điều trẻ tiếp
thu ở mẫu giáo. Ở mẫu giáo nội dung giáo dục sức khỏe nằm trong giáo dục thể
chất, gắn liền với việc hình thành có trẻ thói quen văn hóa vệ sinh trong khi ăn
uống, sinh hoạt...vào lớp một giáo dục sức khỏe mở rộng, nâng cao hơn.

Bước vào lớp một làbước vào môi trường hoạt động mới với những quan
hệ xã hội mới. Những hành vi, cách ứng xử với người lớn, bạn bè đã thay đổi.
Quan hệ “cô - cháu” được thay bởi quan hệ quan hệ “thầy - trò”.Quan hệ bạn bè
trước đây là quan hệ chơi nay quan hệ bạn bè là quan hệ bạn học. Yêu cầu đối
với quan hệ này cũng khác, địi hỏi phải có trách nhiệm giúp đỡ nhau trong học
tập và “nhóm học tập” được hình thành.
Ngồi việc thay đổi quan hệ xã hội, thay đổi nội dung, tính chất học tập,
trẻ phải tập luyện một số kỹ năng mới: tập đọc, tập viết, tập làm tốn...để hồn
thành nhiệm vụ mang tính chất cá nhân “bài tập trên lớp”, “bài tập về nhà”.
1.2.2.2. Nội dung và yêu cầu cuả việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi vào
lớp 1
1.2.2.2.1. Chuẩn bị tốt về mặt thể lực cho trẻ
Trước hết, trẻ cần phải được chuẩn bị tốt về mặt thể chất vì sự phát triển
thể lực là điều kiện vật chất rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học
tập. Thể lực phát triển tốt là điều kiện thuận lợi để những tư chất, những yếu tố

10


sinh học với tư cách là điều kiện vật chất của sự phát triển nhân cách có cơ hội
phát huy tác dụng.
Chuẩn bị về mặt thể lực cho trẻ không chỉ đơn thuần là phát triển chiều
cao, trọng lượng cơ thể, mà chủ yếu cần thiết là năng lượng làm việc bền bỉ, dẻo
dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của hệ thần kinh, cơ bắp; là rèn luyện cho
các giác quan của trẻ trở nên tinh nhạy hơn...
Trong thực tế cuộc sống nhiều trẻ em có cơ thể phát triển cân đối, hài hòa
về chiều cao, trọng lượng, song khả năng hoạt động lại hạn chế: kém linh hoạt,
khả năng quan sát yếu...Ngược lại có những trẻ em chỉ số về chiều cao, trọng
lượng dưới mức bình thường nhưng do được luyện tập, các em có khả năng hoạt
động bền bỉ, linh hoạt, các giác quan nhạy bén...Như vậy, về phương diện thể

lực ta không chỉ quan tâm đến sự phát triển về lượng mà cần quan tâm đến sự
phát triển về chất.
Hoạt động học tập ở trường phổ thông là lao động nghiêm túc, căng
thẳng, với nhiều giờ học kéo dài, địi hỏi trẻ phải có sức khoẻ tốt, khả năng chịu
đựng cao, dễ thích nghi với mơi trường và hồn cảnh xung quanh. Một khi cơ
thể khỏe mạnh thì trẻ hoạt động tích cực, lạc quan trong cuộc sống. Ngược lại
nếu cơ thể trẻ ốm yếu, mệt mỏi, khả năng làm việc giảm sút - điều này không
những ảnh hưởng đến chất lượng học tập của trẻ mà còn làm cho trẻ trở nên lười
biếng, bi quan trong cuộc sống. Vì vậy, cha mẹ phải quan tâm, chăm lo đến sức
khỏe của trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Sự phát triển hài hòa về thể lực và tâm lý - thần kinh, sự phát triển cân đối
về hình thể và sinh lý với các chỉ số phát triển cơ thể bình thường - đạt tiêu
chuẩn lứa tuổi. Mức độ phát triển vận động cao, tay mắt, cột sống phát triển tốt,
đặc biệt là vận động của ngón tay cũng là những yếu tố có ý nghĩa to lớn trong
việc chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thơng. Sự phát triển và hồn thiện về sinh
lý, các chức năng thần kinh, hệ thống tín hiệu thứ hai, khả năng phối hợp vận
động của tay, mắt cũng góp phần đảm bảo cho trẻ có đủ sức học, cũng như học
có hiệu quả.
11


Để có được những sản phẩm trên đây, cần thực hiện một loạt chế độ sinh
hoạt và rèn luyện một cách hợp lý. Trước hết là chế độ dinh dưỡng trong ăn
uống của trẻ, chế độ vệ sinh và chương trình rèn luyện thể chất cho trẻ một cách
hợp lý. Tất cả những chế độ sinh hoạt này được thể hiện rõ trong nội dung
chương trình chăm sóc sức khỏe của trẻ mẫu giáo.
1.2.2.2.2. Phát triển ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ cho trẻ
Ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi mầm non chủ yếu là ngơn ngữ nói: sự phát
triển ngơn ngữ nói của trẻ em phụ thuộc rất lớn vào sự giao tiếp của trẻ em với
người lớn và giữa bản thân trẻ với bạn cùng lứa.

Trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, cần phải phát triển ngôn ngữ tiếng
mẹ đẻ cho trẻ. Trước tiên về mặt ngôn ngữ cần phải cung cấp cho trẻ vốn từ.
Qua đó, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của từ, khuyến khích trẻ hoạt động lời nói
một cách tích cực hơn.
Thơng qua trị chuyện, giao tiếp hằng ngày, thơng qua truyện kể, đồ dùng,
đồ chơi,...đây cũng là hình thức cung cấp cho trẻ vốn từ phong phú về thế giới
xung quanh, giải thích một cách đơn giản để trẻ hiểu được nghĩa của từ.
Việc tổ chức cho trẻ nói chuyện, trao đổi với nhau là cần thiết để phát
triển ngôn ngữ cho trẻ em. Ở Mỹ, trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ, người
ta rất coi trọng việc tổ chức cho trẻ trao đổi, trò chuyện với nhau về những công
việc trẻ đã làm, những niềm vui của trẻ vào lúc đầu giờ hằng ngày. Điều này tập
cho trẻ diễn đạt ngơn ngữ một cách tích cực và ngơn ngữ lời nói của trẻ phát
triển nhanh hơn.
Phát triển ngơn ngữ là một quá trình lâu dài, cần xây dựng kế hoạch cho
từng độ tuổi, nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ cần phải phức tạp hóa dần:
Vốn từ ngày càng phong phú về môi trường tự nhiên, xã hội. Từ những
cái tên gọi đơn giản của các sự vật, hiện tượng đơn giản, quen thuộc đến những
sự vật, hiện tượng phức tạp dần.
Cung cấp vốn từ có nghĩa phức tạp dần và mang tính khái quát dần như
phân loại động vật, thực vật, vật dụng, vật dụng sinh hoạt, lao động...
12


Thật sai lầm khi ta đưa ngôn ngữ viết vào chương trình phát triển ngơn
ngữ của trẻ mẫu giáo. Tập viết là nhiệm vụ của học sinh lớp một. Và chỉ đến lớp
một học sinh mới có thể làm việc này có hiệu quả.
Trẻ có ngơn ngữ mạch lạc phát triển tốt, thì đồng thời các quá trình tâm lý
như tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tri giác,...của trẻ cũng phát triển tốt.
Việc phát triển ở trẻ khả năng sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống hằng
ngày một cách phong phú, hình thành một số kỹ năng chuẩn bị cho việc đọc,

viết, thông qua các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động, các buổi tham quan,
dạo chơi...cần khuyến khích trẻ sử dụng tiếng mẹ đẻ, mở rộng vốn từ về thế giới
xung quanh, tập cho trẻ biết diễn đạt một cách rõ ràng, mạch lạc, khơng nói
ngọng, nói lắp, nói lí nhí.
1.2.2.2.3. Trang bị cho trẻ những hiểu biết nhất định về thế giới xung quanh
Đây là việc có ý nghĩa lớn lao với sự phát triển của trẻ em. Việc mở rộng
và làm phong phú sự hiểu biết của trẻ em về thế giới xung quanh giúp cho trí tuệ
và đạo đức của trẻ em phát triển.
Những hiểu biết về thế giới xung quanh là điều kiện, phương tiện giúp
cho trẻ lĩnh hội tri thức trong quá trình học tập ở trường phổ thông.
Những tri thức trong chương trình phổ thơng mang tính chất khái qt và
tính hệ thống. Để lĩnh hội được tri thức, đòi hỏi người học sinh phải huy động
vốn hiểu biết của mình về thế giới xung quanh trong quá trình tư duy, nhận thức.
Vốn hiểu biết về thế giới xung quanh của trẻ phong phú là điều kiện thuận lợi để
trẻ giải quyết các nhiệm vụ học tập.
Chương trình dạy học mẫu giáo cần xác định nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể,
chính xác, chuẩn bị cho các em vào trường phổ thông: các em phải hiểu và biết
cái gì, các em phải được phát triển như thế nào và cái gì có thể giúp các em phát
triển; cần xác định rõ mức độ yêu cầu của từng độ tuổi.
Những hiểu biết về thế giới xung quanh bao gồm: những kiến thức về tự
nhiên như các vật vô sinh, hữu sinh, các hiện tượng: mưa, gió, ngày, đêm,
mùa...; những kiến thức về đời sống xã hội: nghề nghiệp xã hội, quan hệ ứng xử
13


giữa người với người trong xã hội, ngày lễ, phong tục tập quán của quê
hương...Tất cả những kiến thức này được thể hiện trong kiến thức chăm sóc giáo dục mầm non.
Trong quá trình trang bị cho các em những kiến thức về thế giới xung
quanh, cần tập cho trẻ biết hệ thống hóa kiến thức, biết sắp xếp, phân loại các sự
vật hiện tượng của thế giới xung quanh.

1.2.2.2.4. Rèn luyện cho trẻ biết sử dụng các thao tác trí tuệ và hình thành ở
trẻ tinh thần u thích hoạt động trí óc
u thích hoạt động trí óc, sự linh hoạt, trong việc sử dụng các thao tác
trítuệ về nhận thức thế giới không phải là cái bẩm sinh, có sẵn. Nó là kết quả của
q trình giáo dục lâu dài, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động của trẻ.
Qua trò chơi, qua “ tiết học ”, trong sinh hoạt, hay đi dạo đi thăm quan,
giáo viên cần gợi mở, khuyến khích trẻ quan sát, tập phân tích, so sánh, khái
quát, suy luận...để làm quen và hiểu biết thế giới xung quanh. Tổ chức cho trẻ
được trực tiếp tham gia vào hoạt động thực tiễn, tự mình quan sát, tự mình phân
tích, so sánh, khái qt và kết luận vấn đề dưới sự hướng dẫn, động viên khuyến
khích của người lớn sẽ hình thành ở trẻ lịng ham thích hoạt động trí óc và linh
hoạt trong quá trình nhận thức.
1.2.2.2.5. Hình thành cho trẻ khả năng định hướng trong không gian
Khả năng định hướng trong không gian và thời gian là một biểu hiện của
sự phát triển trí tuệ. Nó khơng chỉ giúp cho trẻ thích ứng với mơi trường sống
mà cịn là điều kiện cần thiết để trẻ tiếp thu, lĩnh hội chương trình học tập ở phổ
thông.
Khả năng định hướng trong không gian tốt là điều kiện thuận lợi để trẻ
học tập sau này có hiệu quả khơng chỉ đối với mơn Tốn, Mĩ thuật, Tự
nhiên,v.v...mà còn giúp trẻ tập đọc, tập viết dễ dàng hơn. Nếu trẻ không phân
biệt được bên phải - bên trái, đằng trước - đằng sau, phía trên - phía dưới,
v.v...thì trẻ sẽ gặp khó khăn hơn khi nhận dạng chữ cái trong một từ, một câu khi
tập đọc, tập viết, v.v...
14


Ví dụ: những chữ cái p,q,b,d, những từ: tí, ít...chỉ khác nhau về các nét,
các chữ cái trong không gian. Đứa trẻ có khả năng định hướng trong khơng gian
tốt sẽ đọc, viết dễ dàng, không bị nhầm lẫn.
Khả năng định hướng về thời gian sẽ giúp trẻ lĩnh hội được diễn biến vận

động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong khơng gian và thời gian.
Hình thành khả năng định hướng về thời gian cho trẻ mẫu giáo là điều
kiện cần thiết để trẻ học tập, sinh hoạt tốt ở trường phổ thơng, nhất là trong q
trình tìm hiểu tự nhiên, xã hội, lao động - kỹ thuật, hát múa và xây dựng thời
gian biểu cho mọi hoạt động của cá nhân...
Hình thành khả năng định hướng trong khơng gian và thời gian là một q
trình lâu dài, qua mọi hoạt động của trẻ. Trong đó trị chơi và “tiết học” giữ vai
trò chủ đạo. Nội dung của trò chơi, “tiết học” cần phức tạp dần. Về phương diện
không gian, đối với trẻ mẫu giáo bé chỉ yêu cầu các bé phân biệt được vị trí các
sự vật, hiện tượng xung quanh mình. Nghĩa là trẻ lấy mình làm chuẩn để định
hướng vị trí các sự vật, hiện tượng. Nhưng đến tuổi mẫu giáo nhỡ, nhất là mẫu
giáo lớn trẻ phải xác định một cách chính xác vị trí của các sự vật, hiện tượng
trong mối quan hệ với một sự vật, hiện tượng nào đó. Nghĩa là trẻ phải tách
mình ra khỏi các sự vật, hiện tượng, lấy một sự vật, hiện tượng nào đó làm
chuẩn để xác định vị trí khơng gian của các sự vật, hiện tượng khác.
Về phương diện thời gian cũng cần phức tạp và khái quát dần. Thoạt đầu
là xác định thời gian, thời điểm trong một ngày: sáng, trưa, chiều, tối...dần dần
đến những biểu tượng khái quát hơn: hôm trước, hôm sau, tuần, tháng, mùa,
năm...
1.2.2.2.6. Rèn luyện cho trẻ khả năng điều khiển sự tập trung chú ý và sự nỗ
lực ý chí trong việc giải quyết những nhiệm vụ trí óc căng thẳng
Ở lứa tuổi mẫu giáo, chú ý thường mang tính chủ định. Trẻ thường chú ý
đến đối tượng khi đối tượng đó gây một kích thích mạnh hoặc gây cho trẻ một
sự ngạc nhiên, nhất là tạo cho trẻ một sự hứng thú. Trẻ dễ bị phân tán chú ý bởi
những kích thích bên ngồi, khi kích thích đó mạnh hơn, hấp dẫn hơn đối tượng
15


cần chú ý.Cũng như sự tập trung chú ý, hành động của trẻ mẫu giáo là không
chủ định: làm cho vui, dần dần trẻ ý thức được việc làm của mình. Nhờ có sự ý

thức được mục đích hành động, việc làm mà trẻ tự điều khiển điều chỉnh hành
vi, sắc thái tình cảm của mình, ý chí xuất hiện. Tuy nhiên ý chí của trẻ chưa ổn
định và bền vững. Nhiều khi trẻ miệt mài say sưa với một cơng việc đến mức
qn cả ăn, song cũng khơng ít cơng việc khi gặp khó khăn làm trẻ nản chí và
sẵn sàng bỏ bê công việc.
Khi vào lớp một, các tiết học, mơn học địi hỏi trẻ khơng thể thích thì
nghe, thích thì học, khơng thích thì thay đổi ý định, dễ làm khó bỏ được, mà cần
phải có sự tập trung chú ý cao và nỗ lực trong thời gian tương đối dài để hoàn
thành nhiệm vụ học tập. Hơn nữa, chương trình học tập của các mơn học ở
trường phổ thông thường tuân thủ theo một logic chặt chẽ từ dễ đến khó: tri thức
của bài này là cơ sở cho việc tiếp thu lĩnh hội tri thức của bài tiếp theo. Do vậy,
sự tập trung chú ý cao độ về sự nỗ lực ý chí để giải quyết dứt điểm từng bài học,
tiết học càng trở nên cần thiết.
Những yêu cầu của hoạt động cho trẻ, người lớn cần đặt ra cho trẻ mục
đích, nhiệm vụ quan sát, ghi nhớ và hồn thành những cơng việc người lớn yêu
cầu. Biết lắng nghe sự chỉ dẫn của người lớn và phục tùng những yêu cầu của
người lớn là điều kiện quan trọng dẫn đến thành công trong công việc của trẻ.
Sự tập trung chú ý và nỗ lực ý chí của trẻ được hình thành và phát triển.
Mức độ tập trung chú ý, thời gian chú ý và nỗ lực ý chí của trẻ trong cơng
việc cần được tăng dần. Đồng thời cần khuyến khích trẻ độc lập - tích cực trong
cơng việc.
Bên cạnh việc gây hứng thú của trẻ trong hoạt động, để trẻ tập trung chú ý
và nỗ lực ý chí để hồn thiện nhiệm vụ, cần hình thành ở trẻ kỹ năng chú ý có
chủ định tới những cái mà tự nó khơng hấp dẫn, nhưng cần thiết để lĩnh hội tri
thức, là một điều kiện quan trọng nhất để trẻ học tập có kết quả ở trường phổ
thông.

16



1.2.2.2.7. Giúp trẻ làm quen với hoạt động nghệ thuật
Xã hội càng văn minh thì nhu cầu tinh thần, nhất là hoạt động nghệ thuật
càng cao. Người ta không phải lo đến cái ăn, cái mặc, mà quan tâm nhiều đến
hoạt động văn hóa tinh thần, trong đó nhu cầu thưởng thức nghệ thuật và sáng
tạo nghệ thuật trở thành cái cần thiết hằng ngày, tựa như cơm ăn, nước uống
vậy.
Các nhà tâm lý học Âu - Mĩ đã khẳng định, cần phải vun đắp mầm mống
hoạt động nghệ thuật ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Từ tiếng hát à ơi của người mẹ khi
trẻ cịn nằm trong nơi, đến việc trẻ tiếp xúc với thế giới đồ vật, đồ chơi màu sắc
hấp dẫn, rồi dần dần trẻ tự tạo ra cái đẹp như xây một ngôi nhà đẹp, vẽ một bức
tranh, hay nghe, hay hát và vận động theo nhạc,v.v...nhu cầu, năng lực cảm thụ
và sáng tạo nghệ thuật được hình thành.
Cho trẻ tiếp xúc làm quen với các loại hình nghệ thuật là điều kiện cần
thiết để trẻ tiếp thu lĩnh hội được nội dung dạy học các mơn học mang tính chất
nghệ thuật ở trường phổ thơng như: hát nhạc, mĩ thuật, kĩ thuật,v.v...
Trường mầm non thực hiện tốt chương trình giáo dục âm nhạc, giáo dục
hoạt động tạo hình, ngơn ngữ và phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm
văn học, cho trẻ làm quen với mơi trường xung quanh, v.v...sẽ được hình thành
ở trẻ nhu cầu và tiền đề cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật.
1.2.2.2.8. Cho trẻ làm quen với các con số, chữ cái và tập cho trẻ một số kỹ
năng cần thiết của hoạt động học tập
Làm quen ở đây không có nghĩa là dạy cho các cháu tập đọc, tập viết, tập
làm tính...mà cái chính ở đây là giúp trẻ có những biểu tượng về số lượng, nhận
dạng được các chữ cái và có một số kỹ năng ban đầu của hoạt động học tập.
Biểu tượng về số lượng, chữ số được hình thành chủ yếu thơng qua bộ
mơn hình thành những biểu tượng toán học ban đầu cho trẻ em. Đó là một q
trình, từ khi trẻ học mẫu giáo đến khi vào lớp một. Cuối tuổi mẫu giáo trẻ phải
có biểu tượng chính xác từ số 1 đến số 10.

17



×