Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

DSpace at VNU: Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.53 MB, 11 trang )

VIỆT
NAM TRÊN ĐƯỜNG HỘI
NHẬP




PHÁT TRIẺN BÈN VỮNG
Trương Đ ình T u yển '

1. Tổng quan về tiến trình hội nhập của Việt Nam
1.1. Cách tiếp cận của Việt N am
- Tiệm tiến nhưng có những mũi đột phá.
Bắt đầu từ chủ trương “ khép lại quá khứ, hướng về tươne lai”, “đa phương
hóa, đa dạng hóa quan hệ với các nước; Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước
trong cộng động quốc tế”, Việt Nam mở đầu tiến trình hội nhập sâu rộng từ năm
1995 với ba sự kiện lớn: đàm phán Hiệp định Thương mại (BTA) với Hoa Kỳ, gia
nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, và làm đơn gia nhập Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO). BTA tuy không phải là một Hiệp định Mậu dịch tự do (FTA)
nhưng lại bao quát được các định chế của WTO do BTA ràng buộc những nội dung
về thể chế kiilh tế, mở cửa thị trường thương mại hàna, hóa, thương mại dịch vụ, đầu
tư và bảo hộ tài sản trí tuệ. Cũng trong năm 1995, Việt Nam gia tham gia Khu vực
Mậu dịch tự do ASEAN.
Việc Việt Nam m ở đầu tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộne bắt đầu bàng việc
đàm phán BTA với Hoa Kỳ và gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, tham gia
Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN, thể hiện tinh thần "khép lại quá khứ, hướng về
tương lai” (vào thời điểm ấy ASEAN mới có 6 thành viên). Mặt khác, lựa chọn như
vậy cũng thế hiện cách tiếp cận tiệm tiến, vì BTA tuy là một hiệp định có nội duns
sâu rộng nhưng chưa phải là WTO, cũng chưa phải là một FTA đầy đủ. Khu vực
Mậu dịch tự do ASEAN cũng chỉ bao eồm những nước đan° phát triển, chưa vượt
qua bẫy thu nhập trung bình; nội duns của hiệp định lúc bấy aiờ chủ yếu là cắt aiảm


thuế quan với một lộ trình phù họp, có tính đến trình độ phát triển của mỗi quốc gia.
Việt Nam coi nhữnơ bước đi này là mũi đột phá trong tiến trình đi đến bình thường
hóa hoàn toàn quan hệ với Hoa KỲ vả hội nhập toàn cầu. Đây cũng là bước tập dượĩ
cho quá trình hội nhập sâu rộng hơn sau này (từ biển nhỏ ra đại dương). Chính vi
* N g u y ê n Bộ trư ở n g Bộ T h ư ơ n g mại.

6 69


V IỆ T NAM H Ọ C - KỶ YÉU HỘ I T H Ả O QUỐC TÉ LÀN TH Ủ T ư

vậy, khi đàm phán BTA gặp khó khăn và kéo dài (Việt Nam và Hoa Kỳ phải mất 5
năm mới kết thúc đàm phán BTA với Hoa Kỳ) có chuyên gia người Việt là đại diện
của Liên minh Châu Âu ở WTO với lòns yêu nước và tâm huyết với quê hương đã
khuyên Việt Nam hãy tập trung đàm phán WTO trước còn vấn đề thương mại với
Hoa Kỳ sẽ tự độne được giải quyết khi Việt Nam đã là thành viên WTO nhưng lãnh
đạo Việt Nam vẫn kiên trì con đườne ưu tiên đàm phán BTA.
- Nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọns. Bài học lớn m à Việt Nam rút
ra được trone lịch sử bảo vệ và xây dựng đất nước là luôn kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh của thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Theo tinh thần
đó, Việt Nam luôn coi nội lực là nhân tố quyết định, done; thời tranh thủ tối đa sự
ủng hộ của bạn bè năm châu, của cộne đồns quốc tế, coi đây là nhân tổ quan trọng.
Vì vậy, Việt Nam luôn quan tâm phát triển năne lực nội sinh của đất nước. Có như
vậy mới sử dụng hiệu quả sự giúp đỡ từ bên ngoài. Tư tưởng này, phương châm chỉ
đạo này đã được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt
được làm sâu sắc hơn trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trune
ương Đảng khóa VIII (năm 1997).
- Gắn hội nhập với cải cách trong nước, coi đây là tiền đề để chủ động đẩy
mạnh tiến trình hội nhập.
Để có thể phát huy nội lực, khai thác tốt tiềm năng của đất nước, Việt N am

triển khai sâu rộng tiến trình cải cách trong nước, mở đầu bàng đường lối đôi mới
do Đại hội lần thứ VI Đảng Cộn^ sảnViệt Nam đề ra từ năm 1986.
Theo đường lối đó, Việt Nam đã tiến hành cải cách thể chế kinh tể theo cơ chế
thị trường định hưó'ng xã hội chủ nghĩa. Các bước đột phá quan trọng theo hướng đi
này là xóa bỏ bao cấp, tự do hóa giá cả hầu hết các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ;
ban hành Luật Doanh nshiệp năm 2000. nhằm phát triển mạnh mẽ khu vực tư nhân.
Từ chỗ kinh tế nhà nước và hợp tác xã gần như thống lĩnh nền kinh tế quốc dân, khu
vực tư nhân hết sức nhỏ bé, đến cuối năm 2010 khu vực này (bao gồm doanh
nghiệp FDI) đã chiếm 85,17% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. 75,1%
doanh thu thuần sản xuất kinh doanh, 72% tổng đầu tư toàn xã hội, làm ra 66,3%
G D P 1. Cùng với phát triển khu vực tư nhân, Việt Nam đã và đang thực hiện tiến
trình cải cách doanh nghiệp nhà nước.
Lấy cải cách kinh tế làm trọng tâm, Việt Nam xác định phải tiến hành đổi mới
đồng bộ và toàn diện, thực hiện đổi mới chính trị với lộ trình phù hợp và đồna bộ
với đổi mới kinh tế. Cách tiếp cận này bảo đảm cho Việt Nam có môi trườns

1. N

iê n

670

g iá m

th ố n g

k ê

2 0 1 1 .



V I Ệ T NAM T R Ê N Đ Ư Ờ N G H Ộ I N H Ậ P V À P H Á T T R IỂ N B Ề N V Ữ N G

chính trị - xã hội ốn định - một lợi thế lớn của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư
và kinh doanh, đône thời bảo đảm sự tươna thích, mối quan hệ biện chứng giữa
đôi mới kinh tế với đổi mới chính trị và các nội dung đổi mới khác. Qua đó, các
lĩnh vực đổi mới hỗ trợ, thúc đẩy lần nhau, tạo tiền đề cho tiến trình hội nhập quốc
tế rộne, hiệu quả.

1.2. Tiến trình hội nhập Việt Nam cho đến nay và những bước đi tiếp theo
Cho đến nay, tiến trình hội nhập của Việt Nam đã được triển khai trên cả ba
tuyến: sone phương, khu vực và toàn cầu.

- về song phương: Neoài BTA với Hoa Kỳ, Việt Nam đã ký FTA với Nhật
Bản (Hiệp định Đổi tác kinh tế toàn diện EPA), với Chi Lê đang khởi động đàm
phán FTA với Hàn Quốc, Thụy Sĩ.
- Hội nhập khu vực: Việt Nam đã tham gia Khu vực Mậu dịch tự do (RTA)
ASEAN và các ASEAN + với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia
và New Zealand. Đang đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),
Hiệp định Mậu dịch tự do với EƯ, khởi động đàm phán Hiệp định Mậu dịch tự do
với Liên minh thuế quan Nga - Kazactan - Belarut...
- Sau khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới, Việt Nam đã
nghiêm túc thực hiện nghị dịnh thư đã ký kết và là thành viên tích cực trong đàm

phán vòng Đôha.
Việt Nam cùng vói các thành viên ASEAN đang phấn đấu xây dựng cộng
đồng ASEAN vào năm 2015 dựa trên ba trụ cột: kinh tế, chính tri - an ninh, văn hóa
theo hiến chương ASEAN; đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với nhiều nước
trên thế giới.


1.3. Co' hội và thách thức đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập
Tham gia các FTA, RTA và gia nhập WTO là những dấu mốc quan trọng
trong tiến trình phát triển của Việt Nam. Dấu mốc này mở ra những cơ hội lớn
nhưne đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn, đòi hỏi phải thống nhất nhận
thức và hành động trong toàn Đảng, toàn dân. Vì vậy, ngay sau khi gia nhập WTO,
Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết về “một số chủ trươne chính sách lớn để
Việt Nam tận dụng tốt cơ hội, vượt qua thách thức khi là thành viên của Tổ chức
Thương mại thể giới” . Đây cũng là cách tiếp cận mang “phương cách” Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành chương trình hành động thực hiện nghị
quyết này. Nghị quyết đã chỉ ra những cơ hội lớn và những thách thức lớn mà Việt
Nam sẽ gặp phải khi hội nhập quốc tế sâu rộng.
671


V IỆ T NAM H Ọ C - KỶ YÉU H Ộ I T H Ả O Q U ÓC TÉ LẦN T H Ú T ư

1.3.1. Cơ hội

'

- Nhờ thực hiện cam kết, Việt Nam tạo ra một môi trường thông thoáng, minh
bạch, không phân biệt đối xử cho kinh doanh. Đây là tiền đề rất quan trọng cho thu
hút đầu tư của các doanh nehiệp trong và ngoài nước. Qua đó, tạo nhiều việc làm và
thúc đẩy tăng trưởng.
- Với việc tham gia các FTA song phương , khu vực và gia nhập WTO, Việt
Nam có một thị trườne; rộne lớn cho xuất khẩu, các doanh nehiệp sẽ tận dụns
được lợi thế nhờ quy mô. Đến lượt nó, cơ hội này lại khuyến khích hoạt động đầu
tư, kinh doanh.
- Tạo “ngoại áp” để hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường. Để thực
hiện cam kết, Việt Nam phải điều chỉnh, sửa đổi hệ thống luật pháp cho phù hợp với

quv định của WTO. Qua đó, thúc đẩy sự nahiệp đổi mới mạnh mẽ và toàn diện hơn.
- Với việc hội nhập sâu rộng, Việt Nam có vị thế mới trên trường quốc tế,
tham gia hình đẳng vào việc hoạch định chính sách thương mại và sự phát triển toàn
cầu, thể hiện là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế .....
1.3.2. Thách thức:
- Cạnh tranh sẽ diễn ra rất gay gắt trên cả ba cấp độ: sản phẩm với sản phẩm,
doanh nghiệp với doanh nghiệp và cạnh tranh tổng thể của nền kinh tể. Cạnh tranh
về thương mại hàng hóa diễn ra rất quyết liệt trong Khu vực Mậu dịch tự do
ASEAN và ASEAN+ do mức độ mở cửa về thương mại hàng hóa theo các hiệp
định này là rất sâu rộng, sản phẩm hàng hóa các nước trong khu vực lại khá tương
đồng. Trong khi đó, aia nhập WTO sức ép về địch vụ sẽ gay gắt hơn, sự cạnh tranh
về dịch vụ sẽ quyết liệt hơn do các cam kết về dịch vụ trong W TO cho đến nay là
sâu rộng hơn so với các FTA trong ASEAN và ASEAN +.
- Thách thức về năng lực thế chế và phản ứng chinh sách của các cơ quan quản
lý nhà nước. Thách thức này đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải tạo ra được
những nền tảng thể chế kinh tể phù hợp với cơ chế thị trường, và quy định của
WTO. Mặt khác, hội nhập sâu rộng thì mọi biến động của thị trường quốc tế, nhất là
dòne vốn đầu tư, thị trường dầu mỏ, thị trirờne tài chính tác động rất nhanh, rất
mạnh đến thị trường trong nước. Nếu khả năng phản ứng chính sách của Chính phủ
không tốt sẽ dẫn đến lúng túng bị động, thậm chí rối loạn.
- Dưới sức ép cạnh tranh, một bộ phận dân cư sẽ dễ bị tôn thương, khoảng
cách giàu nghèo có thể doãne ra. có nguy cơ bất ổn xã hội, đòi hỏi Việt Nam phải
có chính sách hỗ trợ người nghèo và một hệ thống an sinh hiệu quả...
672


V I Ệ T NAM T R Ể N Đ Ư Ờ N G H Ộ I N H Ậ P V À P H Á T T R IỂ N B Ề N V Ữ N G

1.4. Kinlì tế Việt N a m từ sau k h i gia nhập W TO
Như đã lường định trước, sau khi sia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, dòng

von FDI tăns mạnh. Xu thế này đã xuất hiện từ năm 2006, khi Việt Nam đã điều
chinh nhiều luật kinh tế quan trọng theo chuẩn mực của WTO và khi các nhà đầu tư
nước ngoài nhận biết khả năng Việt Nam sớm gia nhập tổ chức này. Trong năm đó,
vốn FDI đăng ký là 12 tỷ USD, gần gấp đôi năm 2005, đến năm 2007 tăng lên 21 tỷ
350 USD và năm 2008 đạt mức kỷ lục - 71 tỷ 726 USD.
Dòns vốn đầu tư từ nước ngoài tăng, trons khi Neân hàna Nhà nước Việt
Nam đã không có giải pháp trung hòa, làm lượng cung tiền trone năm 2007 tăng
cao (43,7%). Mức cung tín dụng cho nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu mở rộng đầu
tư và kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cũng tăne kỷ
lục (53,9%). Hệ quả là lạm phát năm 2007 lên đến 12,63% so với thána 12 năm
trước (năm 2006 là 6,6%). Năm 2008, giá dầu mỏ, giá lương thực trên thị trường
thế giới tăng cao, cùng với tác độns từ mức tăng cung tiền, tăng tín dụna trong năm
2007 đày lạm phát tăng mạnh. Cùng vào năm đó, khủne; hoảng tài chính và suy
thoái kinh tê toàn cầu tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam. Những cú sốc từ
bên ngoài một lần nữa làm bộc lộ khả năng phản ứng chính sách của Chính phủ.
Trona nhữns; tháng đầu năm 2008, phản ứng chính sách là khône hợp lý. Biện pháp

được sử dụne lúc bấy giờ là thất chặt tiền tệ m à thiếu đi sự kết hợp với chính sách
tài khóa và các chính sách khác. Tình hình đó đẩy nền kinh tế Việt Nam phải đương
đầu với hai cú sốc: một, từ bên ngoài (do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh
tế) và một, từ bên trong (do thắt chặt mạnh tín dụne mà không được chính sách tài
khóa hồ trợ).
Nhận thức được cần phải có những giải pháp tone thể, đồng bộ mới xử lý
được tình hình, sau một thời gian lúng túng, Chính phủ Việt Nam đã đề ra 8 nhóm
lạm phát với mục tiêu tổng quát: “Phấn đấu kiềm chế lạm phát, g iữ vững ổn định v ĩ
mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội

Mặc dầu vậy, lạm phát ở

Việt Nam trone năm 2008 vẫn tăng đến mức 18,89%, tăng trưởng bị suy giảm, tổc

độ tăng GDP năm 2008 chỉ còn 6,31% (so với mức 8,46% năm 2007) đẩy kinh tế
Việt Nam rơi vào một giai đoạn phát triển thiếu ổn định. Năm 2012, mặc dầu đã đạt
được những tiến bộ nhất định về on định kinh tế vĩ mô nhưns do cơ cấu kinh tế yếu
kém, mô hình tăng trưởng không hợp lý, khône gian chính sách bị hạn chế và tác
động tiêu cực của nhừne cú sốc, kỉnh tế Việt Nam vẫn chưa đi vào quỹ đạo phát
triên bền vững.
673


VIỆT NAM H Ọ C - K Ỷ YẾU H Ộ I T H Ả O QU ỐC TẾ LẦN T H Ú TU

2.

Tái CO' cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng - con đường

phát triển kinh tế bền vững cho Việt Nam

2.1. Tổng quan về cơ cấu kinh tế và mồ hình tăng trưởng của Việt Nam
Mặc dầu Việt Nam thực hiện chiến lược công nshiệp hóa từ năm 2001 theo
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 và đang thực hiện chiến lược
2011-2020 nhằm xây dựnẹ Việt Nam trở thành một nước công nehiệp theo hướng
hiện đại nhưng cơ cấu kinh tế hiện vẫn lạc hậu, tốc độ chuyển dịch chậm' với
những đặc điểm chủ yếu sau:
Nông nghiệp còn chiếm trên 20% GDP, gần 50% lực lượng lao động nhưng
vẫn là một nền sản xuất nhỏ, năng suất thấp2 và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
- Công nghiệp chiếm xấp xỉ 42% GDP nhưng chủ yếu là công nghiệp gia
công, lắp ráp, hàm lượng nội địa và giá trị gia tăng thấp nhất trong khu vực và thay
đổi rất chậm sau 10 năm.3
- Lĩnh vực dịch vụ hiện chiếm khoảne 38%, tuy có tốc độ phát triển khá nhanh
(những năm gần đây dịch vụ tăng cao hơn tốc độ tăng G-DP) nhưng thiếu chiều sâu,

dịch vụ tài chính phát triển không bền vững.
Cùng với cơ cấu kinh tế yếu kém, tăng trưởng kinh tế Việt Nam lại dựa chủ
yếu vào việc khai thác tài nguyên và tăng vốn đầu tư, đóng góp của các nhân tố tông
năng suất thấp và neày càng giảm.4
Mô hình tăng trưởng dựa vào khai thác tài nguyên và vốn dầu tư gây ra những
tác động tiêu cực cho Việt Nam: môi trường bị ô nhiễm, hệ sinh thái bị tổn hại. v ố n
đầu tư tăng trong khi tỷ lệ tiết kiệm ngày càng giảm và chênh lệch âm giữa tiết kiệm
và đầu tư ngày càng lớn5 làm tổng cầu tăng trong khi mô hỉnh táng trưởng lạc hậu

1. Từ năm 2005 đến nay tỷ trọng nông nghiệp dao động trong khoảng từ trên 20-22%, công nghiệp
từ trên 40% đến trên 41% và d ị c h vụ từ 37,5% đến trên 38% (Niên giám thống kê 20] 1).
2. Khoảng 1.000 USD/người/năm và giá trị sản phầm/ha đất trồng trọt là khoảng 3.600 USD
(Niên giám thong kẻ 2011).
3. N ă m 2 0 1 0 , gi á trị g ia t ă n e c ô n g n g h i ệ p ( M V A ) / l a o đ ộ n g c ủ a Vi ệt N a m là 149.7 U S D , b ằn g

1/3,5 so với Trung Quốc, 1/3 Indonesia, 1/5 Thái Lan; sau 10 năm tỷ lệ tương ứng là: ỉ/5,
1/3, 1/5,5 (Theo báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2012: Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu
- ủy ban Kinh tế cùa Quốc hội).
4. Giai đoạn 2000-2007 đóng góp của yếu tố vốn chiếm 68% tăng lên 84,1% năm 2009; trong khi
đó đóng góp của lao động năm 2009 là 28,5%. Như vậy đóng góp cùa TFP trở thành con số âm
(Từ bắt ổn vĩ mỏ đến con đường tái cơ cấu, tr. 241 - Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, năm 2011).
5. Giai đoạn 2001-2005, tổng đầu tư toàn xã hội bằng 38,2% GDP, tiết kiệm đạt 32% GDP,
chênh lệch âm 6,2%. Giai đoạn 2006-2010, tổng đầu tư toàn xã hội bằng 44,2% GDP, tiết
kiệm là 29%, chênh lệch âm 15,2%.
674


V I Ệ T NAM T R Ê N Đ Ư Ờ N G H Ộ I N H Ậ P V À P H Á T T R IỂ N B Ề N V Ữ N G

không tạo ra nhiều nguồn cung mới dẫn đên mất cân đối cune cầu, gây áp lực lạm

phát. Điều này cũne dần đến thiếu hụt nguồn vốn làm bội chi ngân sách, nợ công
tăng nhanh và tình trạne nhập siêu kéo dài, gây sức ép lên cán cân thanh toán quốc
tế và tỷ giá siữa VNĐ và USD, buộc Việt Nam phải hạ giá VNĐ nhiều lần từ năm
2008 đến năm 2011. Với mức nhập khẩu xấp xỉ 90% GDP, hạ giá VNĐ làm giá
hàng hóa trên thị trường nội địa tăng, tạo vòng xoáy lạm phát. Tình hình đó đặt ra
yêu cầu cấp bách phải tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

2.2.
tăng trư ở ng

Nhận thức của Việt Nam vể tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình

Yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởna, đã được đề ra
trone Nshị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 1 năm 2011.
Từ đó đến nay, nhận thức, nội dung và lộ trình tái cơ cấu ngày càng được làm rõ.
2.2.1. Nhận thức chung vể tái cơ cấu - Những nội dung tông quát
2.2.1.1. Cơ sở của tái cơ cấu nền kinh tế là cơ cấu lại việc phân bổ nguồn lực
theo cơ chế thị trườns, áp đặt kỷ luật thị trường lên hoạt động của doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế.
2.2.1.1. Đích đến của tái cơ cấu nền kinh tế là:
- Trên phạm vi ngành lớn là quá trình chuyển dịch tỷ trọng giữa các ngành,
kéo theo sự dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân.
- Trong nội bộ từng ngành là tăng tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng
cao, có hàm lượne trí thức kỳ thuật lớn, tăng năng suất, chất lượng, nâng cao sức
cạnh tranh của sản phẩm và của toàn bộ nền kinh tể, bảo đảm hiệu quả và phát triển
bền vữns. Tiến trình này gắn kết chặt chẽ với việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng,
tăng mức đóng góp của các nhân tố tổng năng suất TFP (sự tích hợp tác động của
việc áp dụng các tiến bộ công nghệ trong sản xuất, chất lượng nguồn nhân lực và kỹ
năng quản trị hiện đại), giảm suất tiêu hao nguyên liệu, năng lượng trên một đơn vị

sản phẩm, phát triển nền kinh tế ít cácbon, bảo đảm tăng trưởng xanh.
2.2.1.3. v ề tiến trình tái cơ cấu
Tái cơ cấu là quá trình diễn ra tương đối liên tục, dưới tác động của:
- Sự phát triển nhảy vọt của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
- Sự thay đổi của thị trường.
- Sir thay đổi chi phí sản xuất trong từng doanh nghiệp cũng như trong phạm
vi quốc gia.
675


VIỆT NAM H Ọ C - KỶ YÉU H Ộ I TH Ả O Q U Ố C TÉ LẦN T H Ứ T Ư

Hệ quả là làm dịch chuyển lợi thế cạnh tranh trong từng doanh nghiệp cũne
như trong mỗi quốc gia. Điều đó, đòi hỏi phải thay đổi (tức là cơ cấu lại) để tạo lập
lợi thế cạnh tranh mới.
Với Việt Nam, bất ổn vĩ mô và năng lực cạnh tranh thấp làm cho quá trình tái
cơ cấu trở nên cáp bách.
2.2.1.4. Tiền đề của tái cơ cấu
Để có thể tái cơ cấu, Việt Nam nhận thức ràng cần bảo đảm các tiền đề sau đây:
- Ổn định kinh tế vĩ mô.
- Hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường, tạo lập môi trườns cạnh tranh
bình đẳng giữa các doanh nahiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Xử lý đúng đắn mối
quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong điều kiện toàn cầu hóa.
- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết việc phát triển nguồn nhân
lực với phát triển và ứng dụne khoa học - công nghệ vào sản xuất và quản lý. Việt
Nam hiểu rõ rằng đây chính là sức cạnh tranh dài hạn của một quốc aia cũng như
của từne doanh nghiệp.
Có thể nói thể chế chất lượng cao cùng với chất lượng nguồn nhân lực và khoa
học công; nghệ là tiền đề để một nền kinh tế cất cánh và vượt ra khỏi bẫy thu nhập
trung bình.

Ngoài ra, xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ góp phần giảm chi
phí, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng là yếu tố hỗ trợ quá trình tái cơ cấu.
2.2.2.

Các nội dung cụ thể của tái cơ cấu

2.2.2.1. Tái cơ cấu các ngành sản xuất và dịch vụ
a) Tái cơ cấu các ngành sản xuất công nghiệp
- Chuyển từ một ngành công nghiệp eia công, lap ráp sang phát triển các
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. tăng hàm lượng nội địa và giá trị eia tăng và
khả năng cạnh tranh của sản phẩm cône nghiệp.
- Tham gia vào nhừne cône đoạn có giá trị gia tăns cao trong mạng sản xuất
và chuỗi cune ứng khu vực và toàn cầu. Qua đó mà mở rộng thị trường, bảo đảm
tăna trưởne.
b) Tái cơ cấu nông nghiệp: Mặc dầu chủ trương xây dựng một cơ cấu kinh tế
theo hướne tăng tỷ trọng của côns nghiệp và dịch vụ trong tống sản phẩm quốc dân
và trone cơ cấu lao động nhưng Việt Nam vẫn rất coi trọng phát triển nông nghiệp.

67 6


V I Ệ T NAM T R Ê N Đ Ư Ờ N G H Ộ I N H Ậ P V À P H Á T T R IỂ N B Ề N V Ữ N G

khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của một nền nône nẹhiệp nhiệt đới, coi đây
là yếu tố bảo đảm ôn định xã hội, giữ vững an ninh lương thực quốc gia, góp phần
bảo đảm an ninh lương thực thế giới. Vì vậy, mục tiêu của Việt Nam là tăng giá trị
tuyệt đối, năng suất và giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp theo hướng:
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trona nông nghiệp và nông thôn.
- Đưa công nehiệp và khoa học cône nghệ tác động vào nônơ nghiệp.
- Gắn việc áp dụns; khoa học công nghệ với tổ chức sản xuất, phát triển các mô

hình sản xuất hàne hóa lớn, từng bước hình thành các tổ hợp công nông nghiệp
công nghệ cao. Phát triển một nền nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch.
- Gắn kết các công đoạn trong quá trình từ sản xuất, chế biến đến phân phối
trong một chuỗi giá trị, phân phối hài hòa lợi ích giữa các công đoạn trong chuỗi giá
trị đó.
c)

Tái cơ cấu các ngành dịch vụ: Phát triển mạnh các ngành dịch vụ có giá trị

gia tăng cao, nhữnạ dịch vụ Việt Nam có lợi thế. Hoàn thiện thể chế quản lý sự phát
triển của thị trường dịch vụ, bảo đảm sự vận hành hiệu quả, an toàn của các lĩnh vực
dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính, dịch vụ bất động sản.
2 2 .2 .2 . Tái cơ cấu doanh nghiệp
Đấy mạnh quá trình cố phần hóa doanh nghiệp nhà nước đi đôi với quá trình
tái Cơ Cấu từng doanh nghiệp.
Việc áp dụng các thành quả của khoa học - công nghệ trong sản xuất và quản
lý đòi hỏi phải tái cơ cấu doanh nghiệp theo các nội dung:
- Xác định chiến lược sản phẩm gắn với việc lựa chọn thị trường mục tiêu.
- Lập kế hoạch nâng cao sức cạnh tranh:
+ Áp dụng côna, nghệ sản xuất mới và công nghệ quản lý mới, phát triển
nguồn nhân lực.
+ Thay đổi cấu trúc tổ chức phù hợp với sự thay đổi công nghệ và thị trường.
+ Phát triển văn hóa doanh nghiệp.
2.2.2.3. Điều chỉnh chính sách thương mại và chiến lược thị trường
- Chính sách thương mại phải đặt trong tổng thể chiến lược hội nhập, kết hợp
yêu cầu thuận lợi hóa thương mại (tại biên giới và sau biên giới) với chính sách đầu
tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, và cơ chế điều tiết thị
trường... phù hợp với các định chế hội nhập.
677



VIỆT NAM H Ọ C - KỶ YÉU H Ộ I T H Ả O QUỐC TÉ LÀN T H Ứ T Ư

- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và xâm nhập vào chuồi giá trị chứ

khôna

chỉ là xuẩt khẩu vào từn? nước riêng lẻ.
Tạo lập thị trường cạnh tranh, kiểm soát độc quyền tự nhiên,
- M ở rộng thị trườnẹ nội địa, hình thành chuồi cung ngay trên thị trường trong
nước. Coi trọng thị trường nông thôn.
- Xây dựng các thiết chế bảo vệ người tiêu dùng; phát triển các trung tâm bảo
vệ người tiêu dùng.
2.2.3. Bước đi ban đầu của tái cơ cấu - Lý do lựa chọn
Tái cơ cấu nền kinh tế theo các nội dung trên đây là quá trình lâu dài.Việc lựa
chọn bước đi đầu tiên trong tiến trình tái cơ cấu là căn cứ vào nhừng đặc điếm cụ
thể của Việt Nam.
Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (tháng 4 năm 2011)
đã xác định bước đi ban đầu, như là ba nội dung đột phá. Đó là:
- Tái cơ cấu đầu tư, trọns tâm là đầu tư công.
- Tái cơ cấu các định chế tài chính, trọna; tâm là các ngân hàng thương mại.
- Tái cơ cấu doanh nahiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng
công ty nhà nước.
Lý do:
- Là khu vực sử dụng nguồn lực ỉớn nhưng hiện đang kém hiệu quả.
- Tạo tiền đề thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, tạo lập môi trường cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp không phụ thuộc vào sở hữu.
Hiện tại Việt Nam đã xây dựne đề án cụ thể cho từng lĩnh vực và đang triển
khai thực hiện theo lộ trình.
2.2.4. C ơ hội, thách thức và chi p h í cho tái cơ cấu

2.2.4.1.

Cơ hội

- Khoa học - công nehệ phát triển nhanh hệ quả là quy mô không bằng tốc độ.
- Hôi nhập tạo thị trường rộns lớn, tạo điều kiện bảo đảm quy mô kinh tế tronạ
đầu tư.
- Mặc dầu còn khó khăn nhưng kinh tế vĩ mô sẽ có xu thế ổn định hơn, lạm
phát được kiềm chế tạo điều kiện giảm lãi suất tín dụng.
- Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đu'Ọ'c đẩy mạnh, tạo ra nhiều
danh mục đầu tư cho khu vực tư nhân lựa chọn.
678


V I Ệ T NAM T R Ê N Đ Ư Ờ N G H Ộ I N H Ậ P V À P H Á T T R IỂ N B Ề N V Ữ N G

2.2.4.2. Khó khăn và chi phí
- Phải có quyết tâm chính trị cao (cả ở cấp độ nhà nước và doanh nghiệp).
- Tái cấu trúc là một quá trình “lột xác” khó tránh khỏi đau đớn.
- Tái cấu trúc sẽ mất chi phí.
- Một số doanh nghiệp có thể bị loại ra khỏi thị trườn£. Tăng trưởng có thể giảm.
3.

Ket luân

Sau hon 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã đạt được những
thành tựu quan trọng, có ý nehĩa lịch sử: kinh tế tăng trưởng cao trone một thời gian
khá dài, đời sống nhân dân dược cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Việt Nam đã
thoát khỏi tình trạng một nước nghèo, thu nhập thấp, bước vào nhóm nước có thu
nhập trung bình (thấp). Chỉ số phát triển con người đạt mức cao so với những nước

có trình độ phát triển tương đương, Việt Nam đã hoàn thành 6/8 nhóm mục tiêu
thiên niên kỷ do Liên họp quốc đặt ra cho năm 2015. Chính tiến trình đổi mới đã
tạo ra những tiền đề và điều kiện để Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới. Hội nhập tạo ra những cơ hội ló'n nhưng cũng đặt ra những thách thức lớn, làm
b ộ c lộ n h ữ n g y ế u k é m v ề CO' c ấ u k in h tế , m ô h ìn h t ă n a t r ư ở n g v à k h ả n ă n g p h ả n ứ n g

chính sách của Việt Nam trước những biến động của kinh tế thế giới trong bối cảnh
toàn cầu hóa. Điều đó, một mặt đòi hỏi Việt Nam phải thiết lập những nền tảng cho
tăng trưởng bền vững, mặt khác, phải nâng cao năng lực phân ứng chính sách của
các cơ quan chính phủ. Muốn vậy, Việt Nam phải khai thác tối đa mọi lợi thế sẵn
có. tạo lập lợi thế mới. Ưu tiên phát triển mạnh nguồn nhân lực - một thế mạnh
của đất nước do nguồn lao động dồi dào, cần cù, ham học hỏi, lại đang trong thời
kỳ “dân số v àn g ” nhằm tạo ra nauồn nhân lực có chất lượng cao. Gắn kết chặt chẽ
phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ trong
sản xuất và quản lý. Chính vì vậy, Hội nehị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt N am thána, 10 vừa qua đã ban hành Nghị quyết về “đổi mới
căn bản toàn diện nền giáo dục quốc dân” và Nehị quyết “Phát triển khoa học
côna nghệ” . Chúng tội hy vọng rằng các nehị quyết này sẽ tạo ra xung lực mới
cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và
cạnh tranh eay găt.

679



×