Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

DSpace at VNU: Đánh giá lại giá trị của di sản kiến trúc đô thị của thành phố Hà Nội trong quá trình đô thị hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.49 MB, 11 trang )

ĐÁNH GIÁ LẠI GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN
KIÉN TRÚC ĐỒ THỊ CỦA THÀNH PHÓ HÀ NỘI
TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
Đào Thị N h ư

Bảo tồn di sản kiến trúc đô thị (KTĐT) luôn là mục đích của mọi thành phố,
quôc gia trên con đường khẳng định bản sắc văn hóa riêng biệt và hướng đến sự
phát triển bền vững. Bài toán bảo tồn di sản luôn gắn với bài toán xác định những
giá trị cần phải bảo tồn. Cho đến nay, di sản được xác định và đánh giá theo nhiều
cách khác nhau, tùy vào cách tiếp cận của nhóm người làm nhiệm vụ đánh giá. Họ
có thế đánh giá di sản theo các tiếp cận khác nhau về mặt kinh tế, chính trị. đô thị,
lịch sử, văn hóa, tinh thần, thẩm m ĩ v.v... và thường bị chi phối bởi đặc điểm của
mỗi dân tộc, quốc gia hay bối cảnh thay đổi và phát triển của xã hội (The Getty
conservation institute, 2000).
Từ sau thời kỳ Đổi mới (1986), với sự chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung

bao cấp sang cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt N am nói
chune và thành phố Hà Nội nói riêns đã có sự phát triển nhanh, mạnh và ghi nhận
sự thay đổi to lớn trong xã hội, trong nhện thức của cộng đồng dân cư đô thị. Trong
bối cảnh mới, các di sản KTĐT cũng giữ vai trò mới với các giá trị mới. Do vậy,
việc nhận diện và đánh giá lại các giá trị di sản rất cần thiết, £Óp phần định hướna;
cho công tác bảo tồn.
1. Lý luận về giá trị di sản

1.1. Lý luận về giá trị di sán tại Việt Nam
Trước năm 1945 (thời điểm ban hành sắ c lệnh về di sản của nước Việt Nam
Dân chủ cộng hòa), tại Việt Nam chưa có khái niệm chính thống về di sản, do đó
cũn® chưa có hệ thống quan điểm về bảo tồn di sản như hiện nay. Tuy nhiên, các
triều đại phong kiến Việt Nam đã có những bộ luật như Luật H ồng Đức (Bộ Quốc
triều hình luật thời Lê Sơ), H oàng Việt luật ỉệ (hay còn aọi là Luật Gia Long, Quốc
triều điều luật, Hocmọ; triều điều luật, Bộ luật triều N guyễn) tro na đó có những điều


khoản về bảo vệ các cône trình có siá trị đối với xã hội thời đại, mặc dù các công trình
* Nhà quy hoạch. Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng.
253


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THÀO QUỐC TÉ LÀN T H Ứ TU

đó khône được gọi tên chính xác là di sản như ngày nay và ở mỗi thời đại danh sách
các côna trình này lại có sự thav đổi với sự quan tâm khác nhau. Bên cạnh các luật
của triều đình phone kiến kể trên, cũne tồn tại các quy định bảo vệ các cônơ trình có
giá trị ở quy mô làng với cách gọi tên là hương ước làng (hay còn có tên gọi khác là
hương biên, hươne lệ, hương khoán, khoán làng...). Theo các quy định và điều luật
bảo vệ này, các công trình được coi là có giá trị bao gồm: thành quách, lâu đài, vườn
thượng uyển, lăns mộ, đàn tế trời phục vụ triều đình phong kiến, công trình tôn oiáo
thờ tự dân gian như đình, chùa, công trình văn hóa như hội q u á n ...
T rons thời kỳ phone kiến, quan điếm của người Việt Nam chịu ảnh hưởng từ
nhiều luồng tư tưởng du nhập từ nước neoài, thông qua quá trình khai phá thuộc địa
và giao thoa các nền văn hóa thông qua trao đổi thư ơns mại, truyền giáo. Có ba
luồns tư tưởng triết học chính ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa, tinh thân tại
Việt Nam và ảnh hưởng đến góc nhìn đánh giá về các công trình kiến trúc có giá trị
đó là: tư tưởng triết học của Nho giáo, Đạo giáo (du nhập từ thời kỳ Bắc thuộc
Trune Quốc), và tư tưởne triết học Phật giáo (du nhập bởi người truyền giáo Ấn
Độ) (Trần Nhật Kiên, 2010). Ba tư tưởng chủ đạo này đã hình thành nên một hệ
thống “tiêu chí” làm cơ sở cho việc xây dựng và đánh giá các công trình kiến trúc
có giá trị trong mồi giai đoạn lịch sử phong kiến ở Việt Nam:
Tư tưởng Đạo giáo: là tư tưởng có nguồn gốc từ Trung Quốc, có ảnh hưởng sâu
sắc đến quan niệm xây dựng đô thị và các công trình kiến trúc có giá trị của Việt
Nam. Dựa trên lý luận triết học “Vô vi”, Đạo giáo phát triển thành các lý thuyết âm
dươne, phong thủy, kinh dịch áp dụng mọi mặt trong đời sống và xây dựng. Theo đó,
các công trình KTĐT cần đạt được tiêu chí về đảm bảo sự vận hành !ưu thông tự

nhiên của các luồng khí, nhằm đạt đến sự giao hòa âm dương giữa con neười và thiên
nhiên, để đảm bảo “đạo” hay “nguyên lý” giao hòa trời - đất - con người (Hình 1).

Hình 1: Lý thuyết phong thủy trong chọn đất xây dụng công trình
phát triển từ tư tưởng của Đạo giáo
Nguồn: Trần Nhật Kiên, 2000
254


ĐÁNH GIÁ LẠI GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ.

Tư tưởng Phật giáo: Đạo Phật được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ II khi
các nhà sư Trung Quốc bị truy đuổi đã chạy sane Việt Nam (Philippe Papin. 2010).
Tuy nhiên, mãi đến thế kỷ thứ X, đạo Phật mới có cơ hội phát triển rực rỡ. “Đạo Phật
đã nhanh chóng chế ngự đời sốne tâm linh tronơ hoàng cung cũng như trong dân
gian”, “Đền chùa được xây dựns khắp nơi trong kinh thành tạo nên một bố cục mới
theo quan niệm tôn giáo, ít chú trọne đến luật phong thủy” (Philippe Papin, 2010).
Tư tưởng Nho giáo: Nho eiáo chính thức thời kỳ phát triển rực rỡ của mình
trên đất T hăns Lone từ thế kỷ XIII được đánh dấu bằng sự cho phép tổ chức các kỳ
thi Nho giáo vào năm 1232 (Philippe Papin, 2010). Sau này với quan điếm đỗ đạt là
con đường duy nhất ẹiúp con người thăng tiến trong xã hội, Nho giáo đã trở nên hấp
dẫn và lan rộng từ kinh thành đến các vùng nông thôn, miền núi. Tư tưởng Nho 2;iáo
đề cao tính trật tự xã hội, tần8, bậc trên dưới, trước sau trong quan hệ giữa người với
người, giữa các cấp bậc, địa vị, vị thế trone xã hội để hướng đến một xã hội tốt đẹp.
Tư tưởng này thể hiện trong các công trình kiến trúc thông qua những nguyên lý về
sự dẫn dắt, tầng bậc, phân cấp của công trình, có thể thấy trong hầu hết các loại
công trình kiến trúc như cung điện, lăng tẩm, đình chùa, nhà ở. Công trình được xây
dựng trong thời kỳ thịnh vượng của Nho giáo là Quốc Tử Giám - nơi đào tạo các
nho sĩ và quan lại cho đất nước.
Bên cạnh ba hệ tư tưởng trên, người dân Việt Nam cũng thường dựa vào tính

chất của sự kiện, văn hóa địa phương để đánh giá hay công nhận một công trình có
giá trị. Ngoài ra, những tư tưởng chính trị của mỗi thời kỳ cũng là yếu tô có ảnh
hưởng không nhỏ đến nhận định giá trị của di sản.

Hình 2: Các tư tuỏng chi phối trong đánh giá giá trị của di sản KTĐT
theo quan điểm đánh giá truyền thống của Việt Nam

255


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUÓC TÉ LÀN THỦ T Ư

Với sự xuất hiện và thống trị của người Pháp, Việt N am bước vào thời kỳ nứa
phong kiến nửa thuộc địa. Không tính đến giai đoạn tàn phá các cône trình địa
phương để xây dựng các công trình thực dân, giai đoạn sau này, người Pháp đã có
công trong việc nhìn nhận các aiá trị di sản của Hà Nội và bảo vệ nó. Người Pháp
đã mang vào Việt Nam lý luận mới chính thống về khái niệm di sản. Trong đó, khái
niệm “di sản” được đi kèm với khái niệm về giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị
nghệ thuật của các công trình kiến trúc. Người Pháp phát hiện ra sự khác nhau trong
cách đánh giá về di sản của họ so với người dân bản xứ. Họ eọi di sản của
Việt Nam là "m onum ent historique” (công trình tưởne niệm lịch sử) để tươns
đương với V nghĩa và sự đánh giá về di tích theo cách của Việt N a m 1. Tuy nhiên,
họ thừa nhận từ “monument historique” tron2 bối cảnh địa phương Hà Nội vẫn có ý
nahĩa rộng hơn và bao quát ho'n ý nshĩa của từ này trone tiếng Pháp và tiếng Latin2
(France Mangin, 2002; Francoise Choay, 1988: Dictionnaire,1814).
Ngày nav, trong Luật Di sản của Việt Nam và tronơ các quy định, nshị định
dưới luật, khái niệm về di sản luôn được gắn với giá trị về lịch sử, kiến trúc, nehệ
thuật, khảo cô, danh lam thắng cảnh.
1.2. L ý luận về giá trị di sán trên th ế giớ i
Khái niệm “di sản” trên thế giới được định hình bởi các từ: heritage,

patrim oine và monum ent, v ề heritage: Từ điển Oxford ( The O xford English
dictionary) định nehĩa: heritage là những vật thể có giá trị như công trình lịch sử,
truyền thống văn hóa được truyền lại cho thế hệ sau (H eritage OS valued objects and
qualities such as historic building and cultural traditions that have been passed
down fro m previous generation). Còn patrim oine theo từ gốc latin có nghĩa là
“những di vật được truyền lại từ bố và mẹ cho con cái” ('“patrim oinium ” = ilbỉen
d ’heritage qui descend, saivant la loi, des pères et des mere à ỉeur enfants

theo

định nghĩa của Pháp thì đó là những vật có giá trị văn hóa và giá trị tự nhiên được
thừa kế từ quá khứ (“bien d 'or lire culture! oil d ’ordre nature l hérites dll passe").

về monument: khái niệm gốc có liên quan đến việc khơi dậy những kỷ niệm đã qua
(ỉa notion originelle du terme "ce quì interpelle le m ém oire") (France Mangin, 2.002).
Theo Hiến chương châu Âu về di sản kiến trúc được phê duyệt bởi Hội đồna
châu Âu tại Amsterdam ngày 2 1 - 2 5 tháng 10 năm 1975, thì di sản kiến trúc không
chỉ bao gồm những cône trình kv niệm (monument) quan trọng mà nó còn bao gồm
1. Theo cách sử dụnu của Việt Nam, di lích là từ Hán Việt được tạo thành do ghép haitừ "
và "tích", theo đó, từ di tích nói đến các tàn tích cùa quá khử được để lại.

di"

2. Trong tiếng Pháp và Latinh, monument (công trình tưởng niệm) được sử dụng đê nói về các
công trình nhàm hồi tưởng, tưởng niệm về quá khứ và các sự kiện.
25 6


ĐÁNH G IÁ LẠI G IÁ TRỊ CỦA DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ.


tống thể nhóm công trình. Di sản này cần được truyền lại cho thế hệ sau trạng thái
xác thực (authentic State) và tất cả những thành phần quan trọng của nó để gợi lại
những ký ức của nhân loại. Di sản kiến trúc là một vốn (a capital) giá trị không thể
thay thế về kinh tế, văn hóa. xã hội tinh thần. Sự mai một của các thành phần này sẽ
làm cho đô thị nghèo nàn nếu không có những giá trị mới được tạo ra. Tương lai
của di sản kiến trúc phụ thuộc rất lớn vào sự can thiệp của những người dân trong
bối cảnh của nó và phụ thuộc vào sự quan tâm trong các đồ án phát triển và quy
hoạch thành phố hay quy hoạch vùng. Theo Công ước của Hội đồng châu Âu năm
1985, di sản kiến trúc cũng gồm có: đài kỷ niệm, nhóm công trình và địa điểm
(monuments, building groups and sites) gắn với giá trị về lịch sử, khảo cổ, nghệ
thuật, khoa học, xã hội, kỹ thuật . Năm 1994, Văn kiện Nara (Nara Document)
chính thức đưa ra tiêu chí tính xác thực (.A uthenticity) trons đánh giá giá trị của di
sản bên cạnh những giá trị trước đó. Theo Hội đồng Quốc tế các di tích và di chỉ
(1COMOS), giá trị và tính xá c thực của di sản kiến trúc khône nằm ở những tiêu chí
định sẵn, và cần được xem xét trong bối cảnh văn hóa chứa đựng nó. Giá trị của di
sản kiến trúc không chỉ là sự xuất hiện của nó, mà còn nằm ở tính toàn vẹn của tất
cả các thành phần như là một sản phẩm độc đáo của công nghệ xây dựng đặc biệt
của thời đại đó. Đặc biệt, sự loại bỏ những cấu trúc bên trong chỉ duy trì bề mặt là
không phù hợp với các tiêu chí bảo tồn.
Như vậy, quan điểm của thế giới về giá trị của di sản KTĐT không chỉ gắn với
nhữne giá trị lịch sử, nghệ thuật, khoa học, khảo cổ mà trong đó các giá trị này dược
kiến nghị cần được xem xét trong bối cảnh xung quanh để có được tính xác thực và
tính toàn vẹn.
2. Sự thay đổi trong các lý luận và nhận thức về giá trị của di sản

2.1.
của di sán

S ự thay đồi của x ã lĩội tác động lên di sản và các quan điểm về giá trị


Từ sau năm 1986, với định hướng cơ chế chuyển từ nền kinh tế tập trung bao
cấp sane; phát triển kinh tế thị trường, N hà nước đã thực hiện rất nhiều những chính
sách mới tạo ra môi trường tự do và khuyến khích phát triển kinh tế của thành phố
như: phát triển kinh tế đa thành phần, cho phép phát triển kinh tế tư nhân, và đầu tư
nước ngoài... Các chính sách này đã góp phần đưa đến những thay đổi đáng kể
trong xã hội nói chuna và tác động đến di sản nói riêng.
Hoạt động thư ơns mại tự do đã tạo điều kiện cho rất nhiều người dân giàu lên
nhanh chóna. thúc đẩy sự thay đổi trong cách nhìn của người dân về giá trị của nhà
ở cũng như bản chất của nhà ở, đặc biệt nhà ở có giá trị trone khu vực trung tâm của
thành phố. Nhà ở không chỉ còn đóng vai trò là nơi cư trú đơn thuần mà đó còn là
25 7


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUÓC TẾ LÀN TH Ú T ư

nơi tạo ra các giá trị kinh tế và giá trị biểu tượng cho vị thế của chủ nhân trong xã
hội (Hoàng H ữ u Phê, 2000).
Sự thành cône của hoạt độne kinh doanh trong môi trường kinh tế mở và sự
nới lỏng kiểm soát dân sổ khiến Hà Nội trở thành nơi thu hút mạnh mẽ những luồng
nhập cư từ các vùng phụ cận với mong muốn tìm kiếm những việc làm và cơ hội
phát triển mới. Dân số Hà Nội tăng nhanh và dồn nén vào trung tâm đã khiến cho
câu trúc đô thị của thành phố bị phá vỡ, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khôna đủ
đê duna, nạp m ột lượng người vượt quá khả năng của thành phô theo quy hoạch
trước đây [Monograph, 2011]. Nhu cầu ở mạnh mẽ đã kích hoạt các hoạt động mua
bán, sans tên, chuyển nhượng (chủ yếu là trái phép) nhà ở có giá trị tại khu vực phố
cổ và phổ P h á p '. N hiều nhà biệt thự Pháp tại khu phố Pháp đã bị biến dạng về kiến
trúc, quy hoạch không gian, chuyển đổi chức năng sử dụng từ nhà ở sang văn
phòng, nhiều biệt thự bị phá đi xây mới [Sở QH-IM V, 2009], Phố cổ chỉ còn rất ít
các công trình nhà ống có giá trị và cũng đang trong tình trạng xuống cấp. Tình
trạng bị xuống cấp không chỉ dừng lại với công trình nhà ở mà còn đối với các di

tích đình, chùa, m iếu ... nằm xen kẽ trong các khu dân cư và dề trở thành đối tượng
bị người dân lấn chiếm, chiếm dụng trong bối cảnh thiếu sự quản lý của các câp
chính quyền. Sự thay đổi, biến dạng của các công trình di sản này cho thấy các giá
trị của di sản trước kia vốn gắn với các giá trị nghệ thuật (xét trong các mặt về bố
cục hay tính lịch sử) nay đã thay đổi, người dân nhìn các di sản này ở sóc độ thực
dụng hơn theo khả năng chuyến đổi. những tiềm năng gắn với sinh kế và hoạt động
kinh tế...

2.2. Giá trị của dì sản KTĐ T đang được đánh gỉá lại trong hối cảnh mới
2.2. ỉ. Giả trị của di sản K T Đ T đang được xem xét và đánh giá theo một cách
nhìn m ới trên thế giớ i
Hoạt động thường niên rộng khắp của các tổ chức bảo vệ di sản quốc tế như
UNESCO, ICOM OS... đang m ang đến những Ur tưởng mới trong cách xác định và
đánh giá giá trị của di sản KTĐT.
Thứ nhất, định nghĩa về di sản với ý nghĩa m ở rộng hơn, trong đó di sản không
còn hoàn toàn được xem xét như là nhừnơ giá trị từ thế hệ trước đê lại cho thế hệ
sau, mà di sản được tạo ra bởi chính cộng đồng hiện tại. “Khái niệm di sản không
phải được m anẹ lại m à là được tạo ra bởi m ột cộng done, bởi người dân - những
người đã gắn những giá trị vào một số những vật thể, ngôn ngữ, bối cảnh, cuộc
sổng, khu vực lịch sử và công trình kỷ niệm ” (Patrizia Riganti et al, 2004).
1. Kết quả là năm 1999 có đến 89% hộ ở Hà Nội thuộc diện không có giấy chứng nhận sử
dụng đất (Kunihiro N arum i, 2000).
258


ĐÁNH GIÁ LẠI GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN KIỂN TRÚC ĐÔ THỊ

Thứ hai, bảo tồn di sản gắn với ý nehĩa bảo tồn và san% tạo ra những giá trị
mới. Quá trình bảo tồn di sản sẽ trở thành quá trình sáne tạo (creative process).
"Một biểu tượng văn hóa không nên bị cầm tù tro n s quá khứ m à thay vào đó đưẹc

định hình trone tươne lai” . Thúc đấy sự sáns; tạo xun? quanh di sản văn hóa có g á
trị không chỉ thúc đẩy neười dân mà còn giữ cho di sản “sống” . Cách tốt nhất cể
bảo tồn di sản văn hóa là khuyến khích những triển vọne sáng tạo mới, làm mới lai
hoặc tăng thêm trường ý nghĩa của nó (Lourdes Arizpe, 2000).
Thứ ba, giá trị di sản cần được gắn với bối cảnh xã hội, văn hóa, con ngưci,
khône; gian để đảm bảo và phát huy tính toàn vẹn và tính xác thực.
Thứ tư, di sản sống luôn là những di sản có sức hút nhất.
Thứ năm, bảo tồn di sản cần coi trọne tính độc đáo địa phương.
Có thể nói rằng, g iá trị “số n g " đang trở nên quan trọng hơn khi xem xét cản
nhắc về các giá trị của di sản, nhất là trong khi những giả trị được truyền lại từ thế
hệ trước khó có thê đàm bảo được tính toàn vẹn và xác thực trong bổi cảnh hiện tại.
Giá trị “s ố n g ” là những giả trị gợi lại những tầng sâu ký ức hay tâm linh cho người
dân đô thị, hoặc đó là những giá trị sáng tạo m ới được tạo ra cho di sản nhờ vào các
hoạt động văn hóa mới của cộng đồng. Bảo tồn di sản trong bối cảnh đô thị hóa ngay
nay ngoài những nỗ lực bảo vệ vẻ bên ngoài của những công trình kiến trúc, việc cô
aắne để giữ lại hay làm sốne lại những ký ức gắn bó với công trình đó hay tạo ra
nhừng ký ức văn hóa mới trở nên thiêt yêu hơn bao giờ hêt. Việc làm sông lại những
ký ức này như là việc tạo nên tinh thần, tạo nên phần hồn cho các công trình di sản đã
ít nhiều thay đổi trong bối cảnh mới. Vai trò tạo nên phần hồn này chỉ có thể dựa vìo
ký ức đã qua hoặc ký ức sẽ được khôi phục lại của cộng đồng.
2.2.2. Hiện trạng các vẩn đề thực tế và quan điểm về di sản tại địa phương
Như trên đã phân tích, quan điểm chính thống về di sản tại Việt Nam được thể
hiện trong Luật Di sản. Đó là cơ sở cao nhất để thực hiện tất cả những hoạt động
liên quan đến công tác bảo tồn di sản trong lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra có một sô
nghị định hướnơ dẫn thi hành luật hay cơ chế quản lý bảo tồn được lập riêng cho
một sổ di sản quan trọng cũng là cơ sở pháp lý để thực hiện và hướne dẫn hoạt động
bảo tồn. Tuy nhiên, những quan điểm trong các luật, nghị định này còn mang nặng
tính lý thuyết, chưa hợp với tình hình quan điểm thực tế của cộng đồng về giá trị di
sản, cũng như chưa bẳt kịp với quan điểm mới trên thể giới về đánh giá giá trị của
di sản.

Ngày nay, giá trị di sản được nhận thức bởi người dân đô thị khá đa dạng và
dàn trải. Một mặt, vẫn còn những bộ phận người dân coi trọng giá trị theo quan
điểm truyền thống, mặt khác, có nhiều người nhìn nhận các giá trị này theo một
259


MỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LÀN T H Ứ T Ư

cách hiện đại hơn, chịu sự ảnh hưởng của những tư tưởng mới, bối cảnh thay đối
hoặc của luật di sản (H ình 3).
Một số nhận diện về thực trạng đánh giá giá trị di sản K TĐT của người dân đô
thị trong bối cảnh hiện nay có thể được nhìn thấy như sau:
+ Giá trị di sản K TĐT nằm ở giá trị thực dụng (giá trị sử dụng)
Như trên đã phân tích, trons điều kiện thay đổi của kinh tế xã hội và nhất là có
sự cạnh tranh cao, nhìn nhận của người dân về di sản nghiêng về giá trị thực dụng
hơn là những giá trị nshệ thuật hay lịch sử. Nhà ở không còn là nơi cư trú đơn
thuần, đó còn là nơi tạo sinh kế v à tôn vinh đẳng cấp trong xã hội. Vì vậy, nhiều
người không ngại sửa chữa nhà ở thuộc khu vực bảo tồn của mình. Tương tự, đình,
đền. chùa khôns còn giữ neuyên chức năng gốc như biểu tượng của giá trị linh
thiêng, hoặc sinh hoạt cộng đồng, người dân đến đây không hoàn toàn nhằm mục
đích chiêm ngưỡng giá trị nẹhệ thuật hay lịch sử mà với m ục đích mang tính “trao
đổi” . Họ không tiếc lễ vật phục vụ cho việc cầu cúne đế m one những điều tốt đẹp.
nhừne lợi ích sẽ đến với bản thân.
+ Giá trị di sản K TĐT nằm trong những ký ức của người dân
Rất may là bên cạnh quan điềm trên, người dân nhận thấy giá trị của di sản
cũng nằm trong phần phi vật thể gắn kết với di sản. Đó là những ký ức đã gắn bó
với họ trong quá khứ sống và tiếp cận với di sản.
+ Giá trị di sản K TĐT nằm trong sự gắn bó về tổng thế, giữa yếu tố vật thể
(công trình) và phi vật thể ( bối cảnh - cộng đồng - lối sống)
Phần lớn, đổi với người dân, họ luôn đặt giá trị di sản trong giá trị tổng thể bối

cảnh. Giá trị của đình, đền, chùa luôn được xem xét trong bối cảnh chung của
không gian làng. Giá trị của phố cố cũng được gắn với không gian toàn vẹn của đô
thị nơi có sinh hoạt cộng đồng độc đáo.
+ Giá trị di sản K T Đ T nằm ở giá trị lịch sử văn hóa. kiến trúc nạhệ thuật
Quan điểm này phần lớn thuộc quan điểm quản lý của chính quyền. Tuy nhiên
qua sự tuyên truyền, người dân cũng tiếp cận được các giá trị này. Mặc dù sự tiếp
nhận đó còn hạn chế do sự hạn chế từ kiến thức chuyên m ôn và sự thiếu hụt nhiều
tài liệu lịch sử để so sánh đối chiếu. Điều này khiến quan điểm về giá trị lịch sử văn
hóa, kiến trúc nghệ thuật của di sản đối với naưòi dân là một cảm nhận khá mơ hồ
và dỗ dàng thay đổi.
Sự thay đổi trong cách nhìn nhận của người dân về giá trị di sản là một thực
tể, nhưng ở khía cạnh nào đó, khi sự nhìn nhận này đi quá những giới hạn của giá trị

260


ĐÁNH GIÁ LẠI GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN KIỂN TRÚC ĐÔ THỊ...

kinh điển của di sản, có thể gây nên những tác động tiêu cực, làm rào cản cho công
tác bảo tồn. Vì vậy, chính quyền và các nhà chuyên môn có vai trò rất lớn trong việc
cân nhắc và xác định lại giá trị của di sản trong bối cảnh mới. Sự cân nhắc này nên
là kết quả của sự xem xét kỹ càng những quan điểm đánh giá giá trị di sản đang tồn
tại trên thực tế, bối cảnh địa phương và sự khảo cứu các quan điểm xu hướng mới
về công nhận những giá trị di sản trên thế giới (Hình 4).

Hình 3: Những yếu tố tác động và chi phối cách đánh giá giá trị
của di sản KTĐT trong bối cảnh đô thị hóa

QUAN ĐIỀM. OÁNH GIÁ
GIẢ TRI DI SẢN CỦA

CHlNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
( LUẬĨ PHẢP. NHÀ QUÂN LÝ...)

ĐÁNH GIÁ
VE GIA TRỊ DI SAN
CÚA NGƯỜI DÁN ĐIA PHƯƠNG
(NGƯỜI Sứ DỤNG,
NGƯỜI HƯỞNG LỌI)



THỐNG NHAI t r o n g q u a n điề m
ĐÁNH GIẢ g iá t h i d i s á n c ủ *
ĐIA PHƯƠNG

S ự H/U HỒA CẦN THIÊT
GIỮA QUAN ĐIỂM CÚA Đ[A PHƯƠNG
VÀ QUAN ĐIẾM THÊ GIỜI
TRONG VIỆC ĐÁNH GIẢ GiA TRI DI SẤN

Hình 4: Mối quan hệ hài hòa giũa các yếu tố tác động trong đánh giá
giá trị của di sản KTĐT trong bối cảnh đô thị hóa
261


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÉU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN TH Ú T ư

Kết luận
Đánh giá giá trị di sản không chỉ là đánh giá những giá trị hiện hữu của di
sản đó, những eiá trị đã từne tồn tại, từng được thiết lập trong quá khứ mà còn phải

xét đến những giá trị tiềm ẩn hay những giả trị có thể gắn vào/cho di sản đế di sản
đó tiếp tục tồn tại và phát triển trong bối cảnh xã hội mới và tương lai. Bởi mục đích
cuối cùne của bảo tồn khôna phải là để duy trì eiá trị thế hiện của di sản - với sự
can thiệp hay xử lý bên ngoài mà là làm cho di sản “sống” được và trở nên có ý
nghĩa đối với những người sử dụng và hưởng lợi từ nó.

Tài liệu tham khảo
1. Lourdes Arizpe, 2000, Cuturaỉ heritage a n d globalization , Trích trong “ value and

heritage conservation” research report, the getty conservation institute, los angeles, tr.32-38.
2. Francoise Choay, 1988, ƯAllégorie đ u patrimoine, Nxb Seil, Paris, tr. 14 - 15.
3. Katherin V. Gough, Hoai Anh Tran, 2009, “Changing housing policy in Vietnam:
Emerging inequalities in a residential area of Hanoi-’, Tạp chi Scienne direct, tr. 176-186.
4. Hoàng Hữu Phê, 2000, “Vị thế, chất lượng và sự lựa chọn khác. Tiến tới một lý
thuyết mới về vị trí dân cư đô thị”, Tạp chí Urban studies.
5. Vimolsiddhi Horayangkura, 2005, The future o f cultural heritage conservation
amid urbanization in Asia, Constraints and Prospects, journal of architectural/planning
research and studies, volumne 3, (p71-p84)
6. J. Jokilehto, 1990, Definition o f cultural heritage, references to documents in
history, 1CCROM working group “heritage and society”, 45 pages
7. France Mangin, 2002, La place da patrimoine urbain dans le developpement till
centre-viỉỉe de Hanoi, These de doctoral, tombre 1, part 1, 292 p.
8. Kunihiro Narumi, Daisuke Kato, Nguyen Cao Huan, 2000, Land-usse change by
Urbanization o f Hanoi city, after the adoption o f Doimoi policy, p. 98 - 106.
9. Nguyen QuanR and Hans Detlef Kammeier, 2002, “Changes in the political
economy of Vietnam and their impacts on the built environment o f Hanoi'’, Tạp chi
Elsevier Science, tr. 373-388.
10. Philippe Papin, 2010, Lịch sử Hà Nội, Nxb Mĩ thuật, 390 trang.
11. Patrizia Riganti and Peter Nikamp, 2004, Valuing cultural heritagebenefits to
urban and regional development, 44th European consress of the european regional science

asociation regions and fiscal federalism, university of Porto, Porto, Portugal. 25-20.
12. Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội, IMV, Vùng Ile-de-France, 6/2009, Nghiên círa
bảo tồn và phát huy giá trị khu pho Pháp phía Nam quận Hoàn Kiếm Hà Nội.
262


ĐÁNH GIÁ LẠI GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN KIẾN TRÚC ĐỔ THỊ.

13. Trân Nhật Kiên, 2010, Di sản làng xã đổi mặt với đô thị hóa: trường hợp làng
ngoại vi Triều Khúc - Nhân Chính, 261 trang.
14. The getty conservation institute, 2000, Values and Heritage conservation,
Research Report, Los Angeles, 73 p.
15. 1814, Le Dictionnaire de I'academic francaise, L ’académie elle-même.
16. O perational guildelines fo r the im plem entation o f the w orld heritage convention,

2th Feb 2005.
17. 2011, Monograph, Vietnam population and housing census 2009, Migration and
urbanization in Vietnam: Patterns, trends and differentials. Ministry of planning and
investement, General statistic office.

263



×