Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Đề Tài Quản Lý Nhà Nước Về Thị Trường Rat Trên Địa Bàn Hà Nội - Thực Trạng Và Giải Pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.69 KB, 52 trang )

Đề tài
Quản lý nhà nước về thị
trường RAT trên địa bàn Hà Nội
- Thực trạng và giải pháp



1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nói đến rau xanh chắc hẳn trong mỗi chúng ta không ai không biết đến. Đó
là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của gia đình người Việt. Rau không
chỉ là món ăn giúp bữa cơm ngon hơn mà chúng có vai trò dinh dưỡng đặc biệt
quan trọng đối với cơ thể con người. Tuy nhiên, để có thể mua được rau tươi, ngon,
an toàn lại không dễ chút nào. Có thể mua rau một cách nhanh chóng và dễ dàng ở
nhiều nơi như chợ, siêu thị, hay một quán nhỏ gần nhà nhưng những vụ ngộ độc
thực phẩm vừa qua (trong đó có rau - thức ăn thiết yếu) khiến người tiêu dùng
hoang mang, từ đó có thể thấy rằng chất lượng rau đang là vấn đề khá nan giải.
Không ít hộ trồng rau do chạy theo lợi nhuận đã không tuân thủ quy trình sản xuất
nên chất lượng không đạt yêu cầu là nguyên nhân khiến người tiêu dùng không tin
tưởng vào chất lượng RAT khiến nhiều cửa hàng, siêu thị kinh doanh RAT rơi vào
tình trạng ế ẩm. Thêm vào đó là sự thiếu ý thức trách nhiệm, lơ là quản lý, trình độ
chuyên môn của cán bộ quản lý còn hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém,
chưa có kế hoạch, chính sách cụ thể để quản lý thị trường RAT tại Hà Nội đã gây ra
những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người.
Đã đến lúc phải đưa ra các giải pháp để quản lý thị trường RAT trong thời
gian tới một cách thực sự hiệu quả.
1.2. Xác lập vấn đề nghiên cứu
Như đã đề cập ở trên, tình hình quản lý thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội
đang là một bài toán khá nan giải. Vấn đề nghiên cứu ở đây là nghiên cứu thực trạng


về thị trường và quản lý thị trường RAT tại Hà Nội của nhà nước. Trên cở sở phân
tích thực trạng đề ra các biện pháp để quản lý thị trường RAT tại Hà Nội một cách
hiệu quả.
Do đó, chúng em đã lựa chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về thị trường
RAT trên địa bàn Hà Nội - Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu khoa
học.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về RAT và quản lý thị trường của nhà nước.
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực trạng thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội,


phát hiện ra những mặt hạn chế về quản lý thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội của
nhà nước và đưa ra các giải pháp quản lý thị trường RAT hữu hiệu.
1.4. Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu
Tình hình thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội như thế nào?
Tình hình quản lý thị trường RAT tại Hà Nội như thế nào?
Làm thế nào để quản lý thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội hiệu quả hơn?
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và hiểu biết của cá nhân nên đề tài tập
trung nghiên cứu thực trạng thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội trong 3 năm từ
năm 2007 đến năm 2009, giải pháp đưa ra cho 10 năm từ năm 2010-2020.
Nội dung nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu thị trường RAT và thực trạng
(trong đó nhấn mạnh những hạn chế) quản lý thị trường RAT của nhà nước trên địa
bàn Hà Nội chủ yếu về các nội dung chính sách quản lý thị trường và tổ chức liên
quan đến mảng thực thi, kiểm tra, kiểm soát thị trường.
1.6. Những nghiên cứu có liên quan
Về vấn đề quản lý thị trường RAT đã có không ít đề tài đề cập, trong đó có thể
kể đến:
Đề tài: “Tìm hiểu hệ thống thị trường tiêu thụ rau quả quận Đống Đa” (2001) Lê Anh Tuấn; “Tìm hiểu hệ thống thị trường tiêu thụ rau quả quận Cầu Giấy”
(2001) - Lê Thế Anh; “Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ rau sạch tại trung

tâm kỹ thuật rau hoa quả Hà Nội” (2001) - Đinh Đức Huấn; “Một số vấn đề về tổ
chức và hiệu quả thị trường rau Hà Nội”- Paule Moustier; “Sự phát triển của các
cửa hàng, siêu thị trong ngành hàng rau tươi tại Hà Nội và TP.HCM - Việt Nam”
(2002)-Nguyễn Thị Tân Lộc; “Tổ chức và quản lý chất lượng rau ở các kênh tiêu
thụ tại Hà Nội” (2002)-Nguyễn Thị Tân Lộc; “Chương trình phát triển rau an toàn
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2002-2005” - UBND thành phố Hồ
Chí Minh; “Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ RAT trên địa bàn Hà Nội” (2008) - Trương
Thị Thùy Ninh.
Tuy nhiên, các đề tài trên chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thực trạng sản xuất và
tiêu thụ rau tươi tại các quận của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; chiến lược bán
và cung ứng rau tươi của các doanh nghiệp; đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ
rau tươi; thực trạng ô nhiễm độc tố rau quả; từ đó đưa ra các giải pháp phát triển thị


trường rau tại các quận, huyện của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Các đề tài tiếp cận từ góc độ vi mô.
Đề tài của chúng em đi sâu vào nghiên cứu thị trường RAT trên toàn thành phố Hà
Nội (tình hình cung, cầu, giá cả RAT…), thực trạng quản lý nhà nước về thị trường
RAT . Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thị trường và quản lý thị trường RAT thời gian
qua, chúng em đưa ra các giải pháp để quản lý thị trường RAT tại Hà Nội trong thời
gian tới. Đề tài tiếp cận từ góc độ vĩ mô.
1.7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu dùng phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích các dữ liệu sơ cấp
và thứ cấp thu thập được.
Phương pháp thu thập dữ liệu là phương pháp cơ bản được sử dụng trong các
công trình nghiên cứu, nó góp phần quan trọng để đưa ra những nhận định, đánh giá
đúng đắn và có cơ sở khoa học. Các dữ liệu thu được từ hai nguồn: Dữ liệu sơ cấp
và dữ liệu thứ cấp
 Dữ liệu sơ cấp:
Đây là những dữ liệu ở dạng thô chưa qua xử lý, thường cung cấp các thông tin

mang tính đơn lẻ. Dữ liệu này thường được thu thập bằng các phương pháp điều tra,
phỏng vấn. Bằng việc tiến hành điều tra chọn mẫu nhóm tác giả thiết lập các phiếu
điều tra bao gồm những câu hỏi lựa chọn phương án trả lời về những vấn đề liên
quan đến thực trạng thị trường RAT và tình hình QLNN đối với thị trường RAT
trên địa bàn Hà Nội và các câu hỏi mở đi sâu vào tìm hiểu những ý kiến, kiến nghị
của các chủ cơ sở kinh doanh cũng như các cán bộ quản lý. Phiếu điều tra được gửi
đến các đối tượng khác nhau là những người tiêu dùng ở một số địa điểm trên địa
bàn Hà Nội, phiếu điều tra trắc nghiệm tại một số cơ sở kinh doanh RAT, tại Chi
cục BVTV và Quản lý thị trường Hà Nội. Cụ thể phát ra 100 phiếu cho người tiêu
dùng, 10 phiếu cho cán bộ quản lý và 50 phiếu cho các cơ sở kinh doanh RAT.
 Dữ liệu thứ cấp:
Đây là những dữ liệu đã qua xử lý. Thông tin dữ liệu thứ cấp được lấy từ các
nguồn sách báo, giáo trình, tạp chí, internet và các tài liệu nghiên cứu có liên quan
để phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài.
Khi đã có được kết quả điều tra chúng em tiến hành phân tích, tổng hợp sau đó
tiến hành xử lý bằng các phương pháp thống kê, phương pháp thủ công nhằm làm


cơ sở đánh giá thực trạng thị trường và quản lý thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội
hiện nay.
1.8. Kết cấu của đề tài
Ngoài các phần như tóm lược, phụ lục, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết
tắt, kết luận… đề tài bao gồm 4 chương :
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về rau an toàn và quản lý nhà nước về
rau an toàn
Chương 3: Thực trạng thị trường rau an toàn và quản lý nhà nước về thị trường
rau an toàn trên địa bàn Hà Nội
Chương 4: Giải pháp quản lý thị trường rau an toàn trên địa bàn Hà Nội



CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RAU AN TOÀN VÀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN
2.1. Một số lý luận về rau an toàn
2.1.1. Khái niệm rau an toàn
Lâu nay, người tiêu dùng đã quen với cụm từ “RAT”. Nhưng, thế nào là
RAT, chắc hẳn không nhiều người tường tận. Chúng ta cần phân biệt ba loại rau:
Rau đại trà, RAT và rau sạch.
Rau đại trà: là các loại rau đang sử dụng truyền thống, được tổ chức sản xuất
theo các tập quán khác nhau từng địa phương, không có quy trình thống nhất và
chất lượng cũng rất khác nhau.
Rau an toàn:
Có hai quan điểm về RAT:
Theo quyết định 106/2007 của Bộ NN & PTNT, RAT là những sản phẩm rau
tươi được sản xuất, thu hoạch, sơ chế phù hợp quy trình sản xuất RAT, gồm các loại
rau ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt; rau mầm, nấm thực phẩm. Đồng thời, RAT được
sản xuất từ đất trồng, nguồn nước, môi trường, dinh dưỡng… tất cả đều phải sạch
và đúng quy trình GAP (Good Agricultural Practices). Nguồn nước tưới rau không
bị ô nhiễm bởi các sinh vật và hoá chất độc hại, hàm lượng một số hoá chất không
vượt quá mức cho phép...Từ đó, rau quả được coi là an toàn khi có dư lượng nitrat,
kim loại nặng và thuốc BVTV, mức độ nhiễm vi sinh vật dưới ngưỡng quy định của
Bộ NN & PTNT ban hành với từng loại rau quả.
Theo các chuyên gia, RAT là loại rau mà ngay từ khâu gieo trồng không bị
bón phân đạm, hoặc bón rất ít phân đạm để tránh ô nhiễm muối nitrat, thay vào đó
phải bón phân vô cơ như phân chuồng, phân bắc ủ hoai.
Rau sạch: là rau được trồng trên đất sạch, tưới nước giếng khoan hoặc nước
sông lớn không ô nhiễm (chất lượng đất, nước được cơ quan chức năng kiểm tra và
công nhận). Không dùng phân tươi hay bón đạm nhiều. Hạn chế tối đa chất kích
thích sinh trưởng. Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết và sau một thời gian
quy định mới được thu hoạch.

Trong đời sống hàng ngày, hai khái niệm RAT và rau sạch chưa được phân
biệt rõ ràng thậm chí còn có sự đánh đồng giữa RAT và rau sạch. Để phân biệt
chính xác hơn, khái niệm rau sạch nên sử dụng để chỉ các loại rau được sản xuất


theo các quy trình canh tác đặc biệt, như rau thủy canh, rau “hữu cơ”…Mức độ đảm
bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của rau sạch cao hơn nhiều so với
RAT. Sản lượng rau sạch được sản xuất ở nước ta hiện nay không đáng kể (phần
lớn giới hạn trong phạm vi các dự án khoa học-sản xuất), nên chủ yếu đề cập tới
RAT.
Tóm lại, RAT được hiểu là rau tươi hoặc đã qua chế biến, được sản xuất theo
phương pháp hữu cơ hoặc có sử dụng các hóa chất nhưng trong tiêu chuẩn cho phép
và khi thu hoạch chỉ còn dư lượng dưới mức quy định, được trồng trên các vùng đất
đảm bảo các tiêu chuẩn thổ nhưỡng theo quy định, đảm bảo cho người sử dụng và
môi trường.
2.1.2. Nguyên tắc trong sản xuất rau an toàn
RAT khác rau đại trà ở chỗ nó được sản xuất theo các nguyên tắc đã được
nghiên cứu bởi các chuyên gia và các nhà nghiên cứu. Rau được sản xuất theo đúng
các nguyên tắc này sẽ đảm bảo chất lượng.
GAP (Good Agriculture Practice) là sáng kiến của những nhà bán lẻ Châu
Âu EURPWG (Euro- Retailer Produce Working Group) nhằm giải quyết mối quan
hệ bình đẳng và trách nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách
hàng của họ. Họ đưa ra khái niệm GAP từ năm 1997.
Nguyên

tắc

sản

xuất


RAT

theo

tiêu

chuẩn

GAP

đó

là:

Chọn đất: Đất trồng rau phải là đất cao, thoát nước tốt, thích hợp với quá
trình sinh trưởng, phát triển của rau. Tốt nhất là chọn đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc
đất thịt trung bình có tầng canh tác dày 20-30 cm. Vùng trồng rau phải cách ly với
khu vực có chất thải công nghiệp nặng và bệnh viện ít nhất 2km, với chất thải sinh
hoạt của thành phố ít nhất 200m. Đất có thể chứa một lượng nhỏ kim loại nhưng
không được tồn dư hóa chất độc hại.
Nước tưới: Vì trong rau xanh nước chứa trên 90% nên việc tưới nước có ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nếu không có nước giếng cần dùng nước
sông, ao, hồ không bị ô nhiễm. Nước sạch còn dùng để pha các loại phân bón lá,
thuốc BVTV… đối với các loại rau ăn quả giai đoạn đầu có thể sử dụng nước từ
mương, sông, hồ để tưới rãnh.
Giống: Chỉ gieo những hạt giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không có
mầm bệnh. Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất hạt giống. Hạt giống nhập nội phải qua
kiểm dịch thực vật. Trước khi gieo trồng hạt giống phải được xử lý hóa chất hoặc



nhiệt. Trước khi trồng cây con xuống ruộng cần xử lý Sherpa 0,1% để phòng trừ sâu
hại sau này.
Phân bón: Mỗi loại cây có chế độ bón và lượng bón khác nhau. Trung bình
để bón lót dùng 15 tấn phân chuồng và 300 kg lân hữu cơ vi sinh cho 1 ha. Tuyệt
đối không dùng phân chuồng tươi để loại trừ các vi sinh vật gây bệnh, tránh nóng
cho rễ cây và để tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng và các nhóm vi sinh vật.
Tuyệt đối không dùng phân tươi và nước phân chuồng pha loãng tưới cho rau.
Bảo vệ thực vật: Không sử dụng thuốc hóa học BVTV thuộc nhóm độc I và
II, khi thật cần thiết có thể sử dụng nhóm III và IV. Nên chọn loại thuốc có hoạt
chất thấp, ít độc hại với ký sinh thiên địch. Kết thúc phun thuốc hóa học trước khi
thu hoạch ít nhất 5 đến 10 ngày. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học như các hạt
củ đậu, các chế phẩm thảo mộc, các ký sinh thiên địch để phòng bệnh. Áp dụng các
biện pháp nghiêm ngặt để phòng trừ tổng hợp IPM như: Luân canh cây trồng hợp
lý, sử dụng giống tốt không bệnh, chăm sóc cây theo yêu cầu sinh lý…
Thu hoạch, đóng gói: Rau được thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ các lá già,
héo, quả bị sâu, dị dạng. Rau được rửa kỹ bằng nước sạch, để ráo cho vào bao, túi
sạch trước khi mang đi tiêu thụ tại các cửa hàng. Trên bao bì phải có phiếu bảo hành
ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.
2.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá rau an toàn
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thì có 4 tiêu chuẩn sau đây
nếu vượt quá ngưỡng cho phép sẽ thuộc vào rau không an toàn, các nhóm chất đó
là:
Dư lượng thuốc hóa học (thuốc sâu, bệnh, thuốc cỏ), số lượng vi sinh vật, ký
sinh trùng gây bệnh, dư lượng đạm nitrat, dư lượng các kim loại nặng (chì, thủy
ngân, kẽm, đồng, asenic..)
Dư lượng thuốc BVTV: Khái niệm thuốc BVTV: Gồm thuốc trừ sâu, thuốc
trừ bệnh, thuốc trừ cỏ, thuốc diệt chuột và thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng,
gọi tắt là thuốc BVTV. Như vậy, thuốc BVTV khi phun vào cây trồng thuốc sẽ tạo
thành lớp mỏng bám vào bề mặt thân, lá và mặt đất, mặt nước và 1 lớp chất đó nó

còn tồn đọng lại trên sản phẩm thì gọi là dư lượng thuốc BVTV. Năm 2009, ở Việt
Nam sử dụng trên 200 loại thuốc trừ sâu, trên 80 loại thuốc trừ bệnh, trên 50 loại
thuốc trừ cỏ, khoảng 8 loại thuốc diệt chuột và khoảng 9 loại thuốc kích thích sinh
trưởng cây trồng. Khi sử dụng cần lưu ý những điểm sau:


- Khi sử dụng thuốc BVTV cần đảm bảo thời gian cách ly: Ví dụ một loại
thuốc ghi trên nhãn là thời gian cách ly 7 ngày, nghĩa là từ khi phun thuốc đến khi
thu hoạch phải được 7 ngày.
- Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết và chỉ sử dụng những loại thuốc
BVTV thuộc nhóm 1 hay nhóm 2 hoặc thuốc trừ sâu sinh học.
- Để phân biệt từng nhóm thuốc BVTV, có thể xác định bằng vạch màu ghi
trên nhãn Thuốc BVTV ở nhóm 1 có vạch màu đỏ. Thuốc BVTV ở nhóm 2 có vạch
màu vàng. Thuốc BVTV ở nhóm 3 có vạch màu xanh nước biển . Thuốc BVTV ở
nhóm 4 có vạch màu xanh lá cây. Ví dụ: Dư lượng thuốc BVTV tối đa cho phép đối
với rau cải là nhóm Diazion: 0,7mg/kg +Nhóm cypermethrin: 1,0 mg/kg + nhóm
Meviaphos: 1,0mg/kg + nhóm Trichlorphos: 0,2mg/kg.
Hàm lượng Nitrát (NO3): Lượng phân hoá học sử dụng ở Việt Nam không
vào loại cao so với thế giới và các nước trong khu vực. Tuy nhiên, ảnh hưởng của
phân hoá học, nhất là phân đạm với sự tích luỹ nitrát trong rau cũng là nguyên nhân
làm cho rau được xem là không sạch. NO3 vào cơ thể ở mức độ bình thường không
gây độc, chỉ khi hàm lượng vượt tiêu chuẩn cho phép mới nguy hiểm. Trong hệ
thống tiêu hoá NO3 bị khử thành NO2. Nitrít là những chất chuyển biến
Oxyhaemoglobin (chất vận chuyển oxy trong máu) thành chất không hoạt động
được gọi là Methaemoglobin. Ở mức độ cao sẽ giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng
tới hoạt động của tuyến giáp, gây đột biến và phát triển các khối u trong cơ thể
người, lượng Nitrít ở mức độ cao có thể gây phản ứng với amin thành chất gây ung
thư gọi là nitrosamin. Có thể nói hàm lượng nitrát vượt ngưỡng là rất nguy hiểm
cho sức khoẻ con người nên các nước nhập khẩu rau tươi điều kiểm tra hàm lượng
nitrát trước khi nhận sản phẩm. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo hàm

lượng nitrát trong rau không vượt quá 300mg/kg tươi.
Tồn dư kim loại nặng trong sản phẩm rau: Sự lạm dụng hóa chất BVTV
cùng với phân bón các loại đã làm cho một lượng N.P.K và hóa chất BVTV bị rửa
trôi xuống mương vào ao hồ, sông suối thâm nhập vào mạch nước ngầm gây ô
nhiễm, các kim loại nặng tiềm ẩn trong đất trồng thẩm thấu hoặc từ nguồn nước thải
thành phố và khu công nghiệp chuyển trực tiếp qua nước tưới được rau xanh hấp
thụ.
Vi sinh vật gây hại trong rau xanh: Việc một số vùng sử dụng nước phân
tươi (phân người) cho rau đã trở thành một tập quán canh tác trong sản xuất rau


xanh, sử dụng phân gia súc chưa qua ủ, hoặc là chưa hoai mục chính là mầm mống
tạo nên các vi sinh vật độc hại.
Tóm lại, sản phẩm rau được xem là RAT khi đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Tươi, sạch bụi bặm, tạp chất; thu đúng độ chín có chất lượng cao nhất,
không có triệu chứng bệnh; hấp dẫn về hình thức,bao bì.
- Sạch an toàn về chất lượng: Khi sản phẩm rau không chứa các dư lượng
thuốc BVTV dư lượng NO3, dư lượng kim loại nặng, vi sinh vật gây hại.
2.2. Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn
2.2.1. Quản lý nhà nước về thị trường rau an toàn
Quản lý có thể hiểu với ý nghĩa thông thường, phổ biến, với phạm vi rất rộng
là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức của chủ thể vào đối tượng nhất
định để điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vi của con người, nhằm duy trì
tính ổn định và sự phát triển của đối tượng theo những mục tiêu đã định.
QLNN là hoạt động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhà nước
(công quyền) để điều chỉnh các quá trình xã hội, hành vi của công dân và mọi tổ
chức xã hội (chính trị- kinh tế- xã hội), giữ gìn trật tự xã hội (thể chế chính trị) và
phát triển xã hội theo những mục tiêu đã định.
QLNN về thị trường RAT là hoạt động có tổ chức của nhà nước thông qua
các văn bản pháp quy, các công cụ, chính sách, nhà nước sẽ tác động đến thị trường

RAT trên cả nước nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể sản xuất, kinh doanh,
người tiêu dùng để thực hiện tốt các vấn đề về sản xuất và cung cấp RAT.
2.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với thị trường rau an toàn
Hiện nay, nhu cầu sử dụng RAT ngày một tăng, tuy nhiên trên thị trường
xuất hiện rất nhiều các loại rau không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng chưa được
kiểm định chặt chẽ.
Phần lớn người tiêu dùng tiện đâu mua đấy, họ chỉ dựa vào kinh nghiệm để
chọn và mua rau. RAT và rau không an toàn khó có thể nhận biết được bằng mắt
thường. Thậm chí những rau được bán trong các cửa hàng kinh doanh RAT có nhãn
RAT nhưng chất lượng có khi lại không được đảm bảo.
Với các cơ sở kinh doanh RAT, chính bản thân họ cũng không thể kiểm định
được chất lượng rau mà họ kinh doanh do không có điều kiện để tiến hành kiểm tra.
Mặt khác, do sự lỏng lẻo trong quản lý nên một số cơ sở kinh doanh RAT còn mua rau
đại trà về gắn nhãn RAT để bán với giá cao hơn.


Hiện nay, vấn đề tiêu thụ RAT còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều nơi sản xuất
rau theo quy trình GAP nhưng lại chưa có giấy chứng nhận hay nhãn mác riêng cho
sản phẩm của mình, chưa được đăng ký ở các cơ quan có thẩm quyền vì vậy gây ra
tâm lý nghi ngờ cho người tiêu dùng. Mặt khác, số lượng cơ sở kinh doanh RAT
còn ít nên chưa thể thu mua hết lượng RAT sản xuất ra. RAT sản xuất ra, một phần
người nông dân phải tự mang ra chợ bán lẻ nên việc tiêu thụ không dễ dàng và
không đảm bảo thu nhập của người nông dân.
Từ những thực trạng trên cho thấy tầm quan trọng và cần thiết của QLNN
đối với thị trường RAT như thế nào. Cần có sự quản lý của Nhà nước để đảm bảo
quyền lợi cho người sản xuất và kinh doanh RAT đồng thời đảm bảo sức khỏe,
quyền lợi của người tiêu dùng, giúp họ yên tâm hơn khi mua RAT.
2.2.3. Nội dung của quản lý nhà nước về thị trường RAT
2.2.3.1. Ban hành các văn bản, chính sách, chiến lược và quy hoạch liên quan
đến thị trường rau an toàn

Nhà nước ban hành, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đối với vấn
đề quản lý nhà nước về thị trường RAT
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành theo
thẩm quyền, hình thức, trình tự thủ tục được quy định trong luật của hội đồng nhân
dân, UBND, trong đó có các quy tắc sử xự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được
nhà nước đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Xác lập các cơ sở đúng đắn cho các hoạt động trên thị trường RAT được xem
là điều kiện tiên quyết đảm bảo thị trường RAT hoạt động ổn định, bảo vệ lợi ích
chính đáng của người sản xuất và kinh doanh RAT. Nhà nước thông qua cơ chế
cưỡng chế buộc các chủ thể sản xuất và kinh doanh RAT phải thực hiện đúng
những quy định đã đề ra. Từ đó, người sản xuất và kinh doanh RAT có thể đưa ra
phương thức phát triển hợp lý, đồng thời không vi phạm quy định của nhà nước.
Vai trò của văn bản quy phạm pháp luật:
Thể chế hóa các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước về quản lý thị
trường RAT.
Đặt ra và điều chỉnh quan hệ xã hội.
Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật về QLNN đối với thị trường RAT
bao gồm:
Đối tượng áp dụng: các cơ sở sản xuất, sơ chế và kinh doanh RAT.


Điều kiện sản xuất, sơ chế và kinh doanh RAT.
Đăng ký và các giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện sản xuất và kinh
doanh RAT.
Chỉ định tổ chức chứng nhận.
Quyền và trách nhiệm của các tổ chức được chứng nhận.
Tổ chức chứng nhận chất lượng đánh giá và cấp giấy chứng nhận rau được
sản xuất theo quy trình RAT.
Tổ chức, cá nhân sản xuất RAT tự đánh giá quá trình sản xuất.
Công bố rau được sản xuất theo quy trình RAT.

Thời gian vừa qua, nhà nước đã đưa ra nhiều văn bản, quyết định về quản lý
thị trường RAT như:
Quyết định số 04/2007/QĐ-BNN ban hành “quy định về quản lý và chứng
nhận RAT”.
Quyết định số 106/2007/QĐ-BNN ban hành “quy định về quản lý sản xuất
và kinh doanh RAT”.
Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ban hành “quy định quản lý sản xuất, kinh
doanh rau, quả, chè an toàn”.
Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ban hành “một số chính sách hỗ trợ phát
triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn.
Quyết định số 104/2009/QĐ-UBND ban hành “quy định về quản lý sản xuất
và kinh doanh RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội”…
2.2.3.2. Quản lý chấp hành chế độ quy định và luật pháp trong hoạt động sản
xuất và kinh doanh RAT
Kiểm tra việc đăng ký sản xuất và kinh doanh RAT của các cá nhân và tổ
chức.
Sở NN và PTNT: thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các Quy trình kỹ thuật
sản xuất RAT, các quy định về sơ chế RAT. Kiểm tra chất lượng RAT ở các khâu
từ sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT theo quy định.
Sở Công thương: thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về điều kiện
kinh doanh RAT của các cửa hàng, quầy hàng kinh doanh RAT trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
Sở Y tế: thanh tra, kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng
RAT ở các cơ sở chế biến, các cửa hàng, quầy hàng kinh doanh RAT trên địa bàn


thành phố Hà Nội. Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền những hành vi vi phạm chế
độ quy định và luật pháp trong hoạt động sản xuất và kinh doanh RAT.
Tổ chức, cá nhân và hộ gia đình vi phạm các quy định trong “Quy định về
quản lý sản xuất và kinh doanh RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội” sẽ bị xử lý

theo quy định tại Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông
nghiệp và kênh phân phối RAT
2.2.3.3. Quản lý cơ sở hạ tầng và hệ thống kênh phân phối
Cơ sở hạ tầng và hệ thống kênh phân phối có vai trò quan trọng trong việc
sản xuất và tiêu thụ RAT hiệu quả. Cơ sở hạ tầng cho kinh doanh RAT bao gồm hệ
thống cửa hàng, chợ đầu mối, siêu thị, đường giao thông và cho sản xuất RAT là hệ
thống tưới, tiêu nước, hệ thống điện, nhà lưới, nhà sơ chế, bể chứa chất thải vật tư
nông nghiệp… Hệ thống kênh phân phối bao gồm: từ người sản xuất - người bán
buôn - người bán lẻ - người tiêu dùng, người sản xuất - người bán lẻ - người tiêu
dùng, người sản xuất - người tiêu dùng.
Nội dung quản lý cơ sở hạ tầng và hệ thống kênh phân phối của Nhà nước
tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:
Nhà nước phải trực tiếp quy hoạch các chợ đầu mối, xây dựng hệ thống
đường giao thông, nhà kho, sơ chế… đầu tư hỗ trợ người nông dân về vốn, kỹ
thuật…
Tăng cường quản lý hệ thống kênh phân phối theo kế hoạch và khuyến khích
các cá nhân, tổ chức tham gia đầu tư và phát triển mạng lưới phân phối RAT.
2.2.3.4. Quản lý, kiểm tra chất lượng RAT cung cấp trên thị trường
Quản lý, kiểm tra chất lượng RAT trên thị trường là một nội dung quan trọng
của nhà nước đối với thị trường RAT, góp phần định hướng, dẫn dắt các chủ thể
tham gia sản xuất và cung cấp RAT một cách hiệu quả.
Quản lý và kiểm soát chất lượng RAT trên thị trường tập trung vào các nội
dung chủ yếu sau:
Cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở đủ điều kiện sản xuất RAT theo nguyên
tắc GAP.
Ban hành các tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá chất lượng RAT.
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở sản xuất và kinh doanh
RAT hoạt động tốt trên thị trường.



Kiểm tra chặt chẽ các loại rau nhập khẩu từ Trung Quốc và đặc biệt là các
loại rau không rõ nguồn gốc.
Ngoài các nội dung chủ yếu trên, Nhà nước còn tham gia vào quản lý giá rau,
thuốc BVTV, khuyến khích đội ngũ các nhà khoa học tham gia nghiên cứu và tạo ra
giống cây trồng mới và thuốc BVTV mới giúp người sản xuất nâng cao năng suất.


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN VÀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
HIỆN NAY
3.1. Thực trạng thị trường RAT trên địa bàn Hà Nội hiện nay
3.1.1. Nguồn cung RAT trên địa bàn Hà Nội hiện nay
Đến nay, đại bộ phận người tiêu dùng Thủ đô đã biết đến RAT. Để có RAT
đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng, thành phố Hà Nội đã quy
hoạch các vùng trồng RAT tập trung ở các huyện ngoại thành: Đông Anh, Gia Lâm,
Từ Liêm... với tổng diện tích gần 3.000 ha gieo trồng, đồng thời xây dựng các mô
hình sản xuất RAT có chất lượng cao.
Tính đến ngày 25/3/2009, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 20 cơ sở, HTX
được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và sơ chế RAT. 20 cơ sở này đều
nằm trong vùng quy hoạch sản xuất RAT của thành phố với đầy đủ các điều kiện về
đất, nước tưới và vị trí. Theo đánh giá của Chi cục BVTV Hà Nội, các hộ sản xuất
RAT trong khu vực được cấp giấy chứng nhận bước đầu sử dụng thuốc BVTV và
sản xuất rau theo quy trình đảm bảo VSATTP tương đối tốt. Các đợt lấy mẫu phân
tích hàm lượng dư lượng thuốc BVTV đều dưới ngưỡng cho phép.


Bảng 3.1: Diện tích, năng suất và sản lượng RAT cung ứng trên địa bàn Hà Nội
Xã, huyện
Diện
Số

Năng suất Sản lượng
Chủng loại rau
tích
vụ/năm (tấn/ha)
( tấn/năm)
(ha)
1.Đông Anh
Xã Vân Nội
Xã Nam hồng
Xã Bắc hồng

60
35
30

3
3
3

20 - 25
16 -18
16 - 18

3600-4500
1700-1900
1400-1650

Theo mùa 43 loại
Xu hào, bắp cải, bí xanh
Cà chua, xu hào, cải bắp, đậu

quả

Xã Nguyên
Khê, Tiên
Dương, Kim
Chung, Kim
Nổ
2.Gia Lâm
Xã Văn Đức

100

3

15-16

4500-4800

Cà chua, xu hào, khoai tây,
cải các loại

100

3

16-17

4800-5000

Xã Đăng Xá


50

3

15-16

2200-2400

Cải bắp, cà chua, đậu hà lan,
xu hào, cải các loại
Cải các loại, đậu quả, cà
chua, cải bắp

Xã Đông dư

40

3

16-17

1900-2000

Xã Lệ chi
3.Thanh Trì
Xã Lĩnh Nam

50


3

15-16

2250-2400

20

3

19-20

1140-1200

Xã Yên Mỹ
Xã Duyên Hà
4.Từ Liêm

15
25

3
3

15-16
15-16

675-720
1120-1200


Minh Khai, Phú
Diễn, Liên
mạc
5.Sóc sơn
Xã Đông Xuân

185

3

19,5

108225

Rau gia vị và các loại rau ăn
lá theo mùa vụ

50

3

15

2300

Bắp cải, xu hào, ngô bao tử,
cải các loại…

Xã Thanh Xuân


10

3

15

450

Các loại rau gia vị: mùi, rau
thơm và rau các loại
Các loại rau theo mùa vụ
Các loại rau muống, ngót,
mồng tơi, bí…
Súp lơ, bí và cải các loại
Cà chua và cải các loại…

Bắp cải, xu hào, cải các loại,
dưa chuột, bí xanh…
Nguồn :rauhoaquavietnam.vn


Trên đây là bảng số liệu về diện tích, năng suất và sản lượng của một số
huyện trên địa bàn Hà Nội năm 2009. Sản lượng RAT và rau đại trà của Hà Nội đạt
175.000 tấn/ năm, trong khi nhu cầu tiêu thụ của Hà Nội hiện khoảng 1.200 tấn/
ngày. Như vậy chưa cần bàn đến chất lượng thì cung cũng chỉ mới đáp ứng được
40% lượng cầu, còn 60% phải nhập từ các địa phương khác. Riêng về sản xuất RAT
mới chỉ đáp ứng 18% nhu cầu vào khoảng gần 300 tấn/ngày. Vì vậy, lượng rau
thiếu hụt tất yếu sẽ được nhập từ các địa phương khác, trong đó chủ yếu là các tỉnh,
thành phố gần với Hà Nội về khoảng cách địa lý như Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng
Yên, Nam Định, Phú Thọ…

Ngoài ra, mỗi ngày có khoảng 400 tấn rau, củ, quả nhập khẩu từ Trung Quốc
vào Việt Nam qua các cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh),
Hà Khẩu (Lào Cai)… Tuy nhiên, chất lượng các loại rau quả nhập khẩu, đặc biệt là
về dư lượng các thuốc BVTV, hóa chất bảo quản lại chưa được các cơ quan chức
năng kiểm định. Trên thực tế các cơ quan chức năng đang buông lỏng quản lý, “đá
bóng” trách nhiệm cho nhau, tạo kẽ hở để rau củ không an toàn tràn vào nội địa.
Hầu hết lượng rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc không phải là RAT.
Nguồn cung RAT cho các cơ sở kinh doanh RAT trên địa bàn Hà Nội rất đa
dạng. Trong phiếu điều tra trắc nghiệm câu hỏi số 2: “Cửa hàng của ông (bà) chủ
yếu nhập RAT từ đâu?” Có 6,67% cửa hàng chủ yếu nhập rau từ địa phương khác,
33,33% cửa hàng cho biết họ chủ yếu nhập RAT từ các cơ sở sản xuất RAT trên địa
bàn Hà Nội. Đây chủ yếu là các cửa hàng kinh doanh với quy mô nhỏ, mới mở.
Khối lượng rau tiêu thụ mỗi ngày không lớn do còn gặp khó khăn trong việc tiêu
thụ rau. Có 60% cửa hàng cho biết họ không chỉ nhập RAT từ các cơ sở sản xuất
RAT tại Hà Nội mà còn nhập từ các địa phương khác như Hải Dương, Hải Phòng...
Họ cho biết thêm nếu chỉ nhập rau từ các cơ sở sản xuất tại Hà Nội nhiều khi không
được cung cấp rau kịp thời và chủng loại rau bán không được phong phú. Điều này
cho thấy rằng các cơ sở sản xuất RAT trên địa bàn Hà Nội cần phát triển nhiều hơn
nữa cả về quy mô và cơ cấu cây trồng để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
3.1.2. Tình hình cung - cầu, giá cả, cạnh tranh trên thị trường RAT Hà Nội hiện
nay
3.1.2.1. Tình hình cung RAT trên thị trường Hà Nội hiện nay
Hiện nay RAT được cung cấp trên thị trường Hà Nội chủ yếu là do các HTX
sản xuất RAT ở các vùng ngoại thành như: HTX tổng hợp Văn Đức, Gia Lâm, Hà


Nội; HTX dịch vụ nông nghiệp Đông Dư; HTX dịch vụ Đồng Tâm, phường Giang
Biên; HTX dịch vụ nông nghiệp Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai…còn lại được nhập từ
các địa phương khác trong cả nước. Tính đến năm 2009 Hà Nội đã có khoảng
12.000 ha rau trong đó có khoảng 2.105 ha diện tích sản xuất RAT, chiếm khoảng

18% trên tổng diện tích trồng rau của toàn thành phố. Sản lượng RAT làm ra mỗi
năm mới chỉ đáp ứng được 18% nhu cầu, nhưng việc tiêu thụ loại rau này lại rất
chật vật. Tại nhiều vùng trồng RAT, người trồng rau luôn khốn đốn tìm đầu ra.
Sản xuất RAT đòi hỏi chi phí bỏ ra nhiều hơn chi phí sản xuất rau đại trà
khoảng 30 - 35%. Khác với sản xuất rau thông thường, sản xuất RAT đòi hỏi yêu
cầu khắt khe trong cả quá trình sản xuất. Ngoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn về đất
trồng, nước tưới, từ khâu giám sát đầu vào, quy trình gieo trồng chăm sóc, đến khâu
thu hoạch tiêu thụ sản phẩm đều phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn quy định. Khi
sản xuất RAT những người dân mong muốn cung cấp cho thị trường những sản
phẩm RAT đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, với chi phí cao như vậy thì đòi hỏi giá
RAT cao hơn giá rau đại trà là điều tất yếu. Trên thực tế không phải tất cả RAT
được sản xuất ra đều được bán với đúng giá trị của nó. Trừ những nơi sản xuất có
thương hiệu như: Đặng Xá, Đông Dư, Lĩnh Lam… có cơ sở đứng ra thu mua tận
ruộng, đầu ra của những địa phương này được đảm bảo nên giá rau bán ra phù hợp
với chi phí mà người nông dân đã bỏ ra. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều HTX sản
xuất RAT nhưng chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình. Do vậy, nhiều
người dân tuy đã tham gia vào HTX sản xuất RAT nhưng khi thu hoạch thì phải
mang ra chợ bán. Trong chợ được bày bán rất nhiều loại rau mà chủ yếu là rau đại
trà. Giá rau ngoài chợ thường không ổn định, biến động từng ngày nên thu nhập của
người nông dân rất bấp bênh.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm được gắn nhãn RAT nhưng
không đảm bảo chất lượng. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng có thể kể
đến là: Nguyên nhân thứ nhất là do người nông dân còn yếu kém về trình độ. Quy
trình sản xuất RAT đòi hỏi yêu cầu khắt khe trong tất cả các khâu của quá trình sản
xuất. Tuy nhiên, với các xã viên trong các HTX sản xuất RAT vốn quen với phương
thức canh tác rau truyền thống, lại thiếu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, quy mô nhỏ lẻ do
đó việc đảm bảo đúng các tiêu chuẩn trồng RAT và tiêu thụ sản phẩm trên thị
trường là việc vô cùng khó khăn. Từ đó cho ra đời những sản phẩm RAT không thật
sự đạt tiêu chuẩn quy định. Những sản phẩm RAT không đảm bảo chất lượng này



lại được cung cấp cho các cơ sở kinh doanh RAT và được bán ra thị trường.
Nguyên nhân thứ hai do các chủ cơ sở kinh doanh RAT gặp khó khăn trong việc
kiểm tra chất lượng rau. Trong câu hỏi số 5 của phiếu điều tra trắc nghiệm: “Cửa
hàng của ông (bà) có kiểm tra chất lượng RAT cung cấp cho cửa hàng không?” Có
32,67% cơ sở kinh doanh RAT cho biết họ không tiến hành kiểm tra chất lượng rau
mà chỉ kiểm tra số lượng có đủ theo đặt hàng hay không. Có 24% của cơ sở kinh
doanh RAT trả lời rằng họ có thể kiểm tra chất lượng RAT nhập về. Đó là cơ sở
kinh doanh lớn có uy tín có quy trình kiểm tra hiện đại. Có 53,33% cơ sở kinh
doanh RAT trả lời là họ chỉ kiểm tra được một phần RAT nhập về. Họ chỉ kiểm tra
bao gói sản phẩm có đạt yêu cầu không, RAT có dập nát hay thối không… còn dư
lượng thuốc BVTV trong rau thì họ không thể kiểm tra được. Các phương pháp có
thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá chất lượng của rau như: phương pháp cảm quan,
phương pháp thí nghiệm, phương pháp chuyên viên, phương pháp sử dụng thử.
Việc đánh giá chất lượng rau bằng phương pháp cảm quan đơn giản, tiện lợi, chi phí
thấp nhưng độ chính xác không cao, khó khách quan. Việc xác định các chỉ tiêu về
VSATTP bằng phương pháp thí nghiệm độ chính xác cao, khách quan, tin cậy
nhưng đòi hỏi thời gian dài (2-3 ngày) và chi phí quá lớn (1,5-3 triệu đồng/1 mẫu),
tốn công sức và không phải lúc nào cũng thực hiện được và không phải ai cũng làm
được, phương pháp này hầu như chỉ có các cán bộ chi cục BVTV và quản lý thị
trường thực hiện... Mà rau quả là mặt hàng thực phẩm tươi sống, nhanh hư hỏng
nên việc dùng các biện pháp kỹ thuật để kiểm tra chất lượng rau là không khả thi
trên thực tế. Nguyên nhân thứ ba do việc sản xuất RAT cho năng suất thấp và chi
phí cao nhưng trong thực tế nhiều người dân lại phải bán như giá rau thường. Vì
vậy một bộ phận người sản xuất đã không mặn mà với việc sản xuất RAT. Một
nguyên nhân khác là do các cơ sở kinh doanh RAT muốn thu lợi nhuận cao nên đã
mua rau trôi nổi trên thị trường về gắn nhãn RAT và bán với giá của RAT khiến
người tiêu dùng nghi ngờ chất lượng của RAT. Tình trạng này khá phổ biến trên thị
trường hiện nay.
Một phần RAT được cung cấp đến người tiêu dùng thông qua hệ thống cửa

hàng kinh doanh RAT và siêu thị. Khoảng cách từ các hệ thống cửa hàng, siêu thị
kinh doanh RAT trên thị trường Hà Nội đến nơi sống của người tiêu dùng còn khá
xa. Theo phiếu điều tra ý kiến người tiêu dùng trong câu hỏi số 9 “Khoảng cách từ
nơi bạn sống đến cửa hàng kinh doanh RAT gần nhất?” Chỉ có 3% người tiêu dùng


được hỏi trả lời dưới 1km, 15% người tiêu dùng trả lời khoảng cách từ 1km đến
3km, và có tới 82% người tiêu dùng trả lời là cách địa điểm kinh doanh RAT trên
5km. Điều này cho thấy rằng, hệ thống kinh doanh RAT trên thị trường Hà Nội hiện
nay còn rất ít chưa tạo được sự thuận lợi để người tiêu dùng đến với RAT. Theo
phiếu điều tra ý kiến người tiêu dùng, trong câu hỏi số 8 “Bạn có biết cửa hàng kinh
doanh RAT nào không?” Có tới 65% người tiêu dùng trả lời rằng họ chưa biết địa
điểm nào để mua RAT, chỉ có 35% người tiêu dùng biết được một vài địa điểm kinh
doanh RAT trong thành phố Hà Nội hiện nay. Một nguyên nhân khác khiến cho
nhiều người tiêu dùng còn chưa biết đến các cửa hàng kinh doanh RAT là do các
cửa hàng này còn chưa chú trọng đến việc giới thiệu cửa hàng và sản phẩm RAT tới
người tiêu dùng. Trong câu hỏi số 6 của phiếu điều tra trắc nghiệm “Ông (bà) có
quan tâm đến việc quảng cáo cho cửa hàng của mình để được người tiêu dùng biết
đến không?” Có 13,33% cơ sở kinh doanh rất quan tâm, có 33,33% cơ sở kinh
doanh là quan tâm, có tới 53,34% cơ sở kinh doanh không quan tâm đến việc quảng
cáo để người tiêu dùng có thể biết đến cửa hàng của họ.
Lượng cung cụ thể của một số loại rau cho thị trường Hà Nội được thể hiện
trong bảng dưới đây:
Bảng 3.2: Tình hình cung một số loại RAT trên địa bàn Hà Nội
Tên rau

Lượng rau ( tấn/ ngày)

Tôc độ tăng năm sau
so với năm trước (%)


2007

2008

2009

2008/2007 2009/2008

Rau muống

18

20

21

11,1

5

Cải ngọt

16

18

20

12,5


11,1

Bắp cải

15

16

17

6,7

6.25

Súp lơ xanh

12

16

19

16,8

18,8

Cải thảo

17


21

22

23,4

4,8

Rau ngót

13

15

18

15,3

20














Tổng cung

220

255

300

15,9

17,6

Nguồn: rauhoaquavietnam.vn
Qua bảng trên cho thấy cung RAT trung bình từng ngày tăng lên hàng năm.
Năm 2007 lượng cung RAT là 220tấn/ ngày, đến năm 2008 tăng lên 255 tấn/ ngày
(tương đương tăng 15,9%), năm 2009 lượng cung tiếp tục tăng lên 300 tấn/ ngày


(tăng 17,6%) so với năm 2008. Lượng cung RAT tăng lên hàng năm do diện tích
trồng RAT tiếp tục được mở rộng theo các đề án phát triển sản xuất RAT. Đến năm
2009, diện tích trồng RAT trên địa bàn Hà Nội là 2105ha, tăng gần 500 ha so với
năm 2007. Hầu hết các địa phương khác như Hải Dương, Hưng Yên … đều tăng
diện tích trồng RAT lên. Trong quá trình sản xuất, người nông dân tích cực áp dụng
khoa học công nghệ và trồng nhiều giống mới cho năng suất cao hơn. Đó cũng là
nguyên nhân mà lượng RAT được cung cấp cho thị trường ngày càng tăng.
3.1.2.2. Tình hình cầu về RAT trên thị trường Hà Nội hiện nay
Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội có diện

tích 3324,92 km2, gồm 1 thị xã, 10 quận và 18 huyện ; dân số 6,233 triệu dân; thu
nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 960 USD/người. Dân số của Hà Nội đã
tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, Hà Nội còn thường xuyên tiếp nhận một lượng
khách vãng lai lớn bao gồm cả khách du lịch trong và ngoài nước. Trên địa bàn Hà
Nội cũng tập trung một lượng lớn các khu công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, các
trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.Vì vậy nhu cầu tiêu thụ hàng
hóa, dịch vụ nói chung, nông sản phẩm nói riêng của Hà Nội là rất lớn, đặc biệt là
các sản phẩm có chất lượng cao. Thêm vào đó, trong những năm gần đây, nền kinh
tế ngày một phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân Hà Nội ngày càng được
nâng cao, do vậy, một bộ phận người dân đã chuyển sang sử dụng các sản phẩm
RAT thay vì các sản phẩm rau đại trà.
Hàng năm, trên địa bàn TP Hà Nội đã xảy ra hàng nghìn vụ ngộ độc thực
phẩm. Có hàng trăm nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó, các loại rau quả
với dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép là một tác nhân ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe của người tiêu dùng. Ở mức độ nhẹ, nó gây ngộ độc thực phẩm, nặng
sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, gây đột biến và phát sinh các căn bệnh ung thư.
Việc sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo VSATTP gây ảnh hưởng rất lớn
đến sức khỏe con người. Xu hướng chung là người tiêu dùng dần chuyển sang sử
dụng các sản phẩm đảm bảo VSATTP.
Theo phiếu điều tra ý kiến người tiêu dùng đối với câu hỏi 1 “Bạn có biết
đến sản phẩm RAT không?” Có 97% người tiêu dùng trả lời rằng họ biết đến RAT,
chỉ có 3% chưa biết đến RAT. Điều này cho thấy RAT đã trở nên quen thuộc đối
với người tiêu dùng. Đối với câu hỏi 2 “Bạn biết đến sản phẩm RAT qua phương
tiện nào?” Phần lớn người tiêu dùng đều trả lời là biết đến RAT thông qua giới thiệu


của bạn bè, người thân (40%) và qua internet (35%), còn lại 25% là biết qua sách
báo và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Đối với câu hỏi 3 “Khi mua rau
bạn có quan tâm đó là RAT không?” Một tỷ lệ khá cao có tới 90% người tiêu dùng
cho biết khi mua rau họ không để ý tới rau họ mua là RAT hay rau đại trà. Điều này

cho thấy do thói quen mua bán hàng ngày của người tiêu dùng rất “dễ tính” trong sự
lựa chọn sản phẩm.
Ý kiến của người tiêu dùng về địa điểm họ mua rau hàng ngày được thể hiện
trong bảng dưới đây:
Bảng 3.3: Kết quả điều tra về địa điểm mua rau của người tiêu dùng
STT

Địa điểm

Số lượng ( người)

Tỷ lệ (%)

1

Chợ cóc, chợ tạm gần nhà, gần

59

59

trường, gần nơi làm việc
2

Siêu thị

37

37


3

Cửa hàng kinh doanh RAT

4

4

100

100

Tổng số

Nguồn: Điều tra thực tế
Trong 100 người tiêu dùng được hỏi có tới 59% người tiêu dùng vẫn giữ thói
quen mua rau không an toàn tại các chợ gần nhà, gần nơi làm việc. Tuy nhiên, hiện
có nhiều người tiêu dùng đang chuyển dần từ thói quen mua ở các chợ hay các cửa
hàng rau gần nhà sang mua các sản phẩm RAT trong các siêu thị (42%). Khi được
hỏi thêm lý do khiến họ mua rau trong siêu thị, nhiều bà nội trợ cho biết vì chất
lượng rau trong các siêu thị vượt trội so với rau bán ở bên ngoài. Sản phẩm rau quả
trong siêu thị thường được bảo quản và chế biến dựa trên nguyên tắc chặt chẽ, đảm
bảo độ tươi, ngon, chất lượng cao, đem lại sự an toàn vệ sinh cho người tiêu dùng.
Các loại rau tươi được đóng gói và bảo quản đông lạnh như các loại rau cải, rau cần,
rau dền, rau muống, xà lách...và các loại rau được sấy khô như các loại nấm, măng
tây, hành, tỏi khô... được bán ngay tại quầy, đảm bảo chất lượng VSATTP. Trong
đó số người tiêu dùng đến cửa hàng kinh doanh RAT mua còn chiếm tỷ lệ khá thấp
(7%). Họ cho biết: do cửa hàng kinh doanh RAT không gần nhà, đi xa lại không
tiện đường nên không tới đó.
Lượng RAT tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội được thể hiện trong bảng dưới đây:



Bảng 3.4: Tình hình tiêu thụ một số loại RAT trên địa bàn Hà Nội
Tên rau

Lượng rau tiêu thụ (tấn/ ngày)

Tốc độ tăng năm sau
so với năm trước (%)

2007

2008

2009

2008/2007 2009/2008

Rau muống

22

25

27

13,6

8%


Cải ngọt

20

22

25

10

13,6

Bắp cải

17

18

20

5,9

11

Súp lơ xanh

15

17


21

13,3

3,5

Cải thảo

18

21

23

16,7

9,5

Rau ngót

14

17

20

21,4

17,6














Tổng lượng rau

214

245

295

14,5

20

tiêu thụ/ ngày
Nguồn: rauhoaquavietnam.vn
Mỗi ngày lượng RAT mà thị trường Hà Nội tiêu thụ khoảng 295 tấn năm
2009. Từ bảng số liệu trên cho thấy tình hình tiêu thụ RAT tăng lên hàng năm. Năm
2007 mỗi ngày Hà Nội tiêu thụ RAT là 214 tấn/ ngày, đến năm 2008 tăng lên
245tấn/ ngày (tương đương tăng 14,5%). Đến năm 2009 lượng RAT được tiêu thụ

tăng lên 295 tấn/ngày (tương đương tăng 20%). Tuy nhiên, lượng RAT cung ứng
cho thị trường thực tế còn thấp hơn nhiều so với nhu cầu của người tiêu dùng. Có
80% người tiêu dùng sẵn sàng mua RAT nếu tin chắc đó là RAT. Nhưng khi lấy ý
kiến người tiêu dùng trong câu hỏi số 5 “Bạn có thường xuyên mua RAT không?”
Có 8% người tiêu dùng được hỏi trả lời là thường xuyên mua, 28% thỉnh thoảng và
có tới 64% chưa mua bao giờ. Do trên thực tế chất lượng RAT vẫn là ẩn số và
người tiêu dùng khó có thể kiểm định được chất lượng rau. Thêm vào đó nhiều cửa
hàng kinh doanh RAT dù có giấy phép kinh doanh RAT vẫn vi phạm, họ mua rau
đại trà về bán lẫn đã làm cho lòng tin của người tiêu dùng bị giảm sút. Điều này
khiến cho nhiều người tiêu dùng mặc dù có nhu cầu mua RAT nhưng lại không mua
RAT. Đây là một số lý do khiến cho lượng RAT tiêu thụ thực tế thấp hơn so với
nhu cầu RAT của người dân.


3.1.3. Mối quan hệ cung - cầu RAT trên thị trường Hà Nội
Hà Nội là nơi thực hiện việc sản xuất rau theo quy trình an toàn đã hơn 10
năm. Hiện nay, lượng RAT mới chỉ đáp ứng được khoảng 18% nhu cầu của người
tiêu dùng. Có thể thấy rằng, lượng cung còn quá ít so với lượng cầu. Trong khi đó,
nhu cầu sử dụng RAT ngày càng tăng trong tương lai. Bài toán mất cân đối cungcầu là điều đang tồn tại trên thị trường RAT hiện nay. Theo quy luật cung- cầu thì
cung nhỏ hơn cầu làm cho giá tăng. Với lượng cung ít như vậy thì việc tiêu thụ
RAT là vấn đề khá đơn giản. Nhưng thực tế lại không như lý thuyết. Hiện nay, việc
tiêu thụ RAT là một vấn đề khó khăn đặt ra cho người nông dân sản xuất RAT, các
nhà kinh doanh RAT và nhà quản lý thị trường.
Nhu cầu của người tiêu dùng về RAT tăng. Đó là một tin vui cho những
người trồng RAT vì đã có một lượng lớn người tiêu dùng sẵn sàng mua sản phẩm
RAT mà họ sản xuất ra. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn là nhiều người nông
dân tuy đã tham gia vào HTX sản xuất RAT nhưng khi sản xuất ra không có cơ sở
thu mua RAT, họ phải tự mang rau ra chợ bán lẻ như rau đại trà. Khi RAT mang ra
chợ bán thì không có ranh giới giữa RAT và rau đại trà, người nông dân không thể
chứng minh rau họ bán là RAT nên giá bán không cao. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn

đến tình trạng cung thiếu mà không bán được hàng, còn cầu nhiều mà chưa được
đáp ứng?
Hiện nay trên thị trường cửa hàng kinh doanh RAT rất ít nên chưa đủ để thu
mua được hết toàn bộ lượng RAT sản xuất ra. Do vậy một lượng lớn RAT sản xuất
ra người nông dân phải mang đi bán lẻ tại các chợ. Như vậy thu nhập không đảm
bảo cho người dân tiếp tục sản xuất. So sánh hơn thua giữa quy trình sản xuất RAT
và sản xuất rau đại trà khiến nhiều người nông dân tỏ ra không mặn mà với việc
trồng RAT.
Hơn thế nữa, không ít hộ trồng rau do chạy theo lợi nhuận đã không tuân thủ
đúng quy trình sản xuất nên chất lượng rau không đạt yêu cầu. Thêm vào đó nhiều
cửa hàng kinh doanh RAT hiện nay vì mục tiêu lợi nhuận, đã bán lẫn rau đại trà và
RAT đều với giá của RAT. Nhiều khi chỉ mua một số ít sản phẩm RAT về làm mẫu,
còn lại lấy rau đại trà về bán. Đây là nguyên nhân khiến cho người tiêu dùng không
tin tưởng vào chất lượng RAT, khiến cho nhiều cửa hàng, siêu thị kinh doanh RAT
rơi vào tình trạng ế ẩm.


×