Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu Luận Chiến Lược Marketing Quốc Tế Đưa Sản Phẩm Nem Lai Vung® Tỉnh Đồng Tháp–Việt Nam Thâm Nhập Thị Trường Quốc Tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.52 KB, 30 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN
MARKETING QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:
CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ : ĐƯA SẢN PHẨM
NEM LAI VUNG

® - ĐỒNG THÁP - VIỆT NAM

THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

GVHD: TS. Nguyễn Xuân
Trường HVTH: Lê Văn
Trung Trực
Lớp Cao học Quản trị Kinh doanh

Đồng Tháp, tháng 9 năm 2013


GVHD: Ts. Nguyễn Xuân Trường

Chiến lược Marketing quốc tế

MỤC LỤC

Trang


1- TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG

4

1.1 Giới thiệu sản phẩm

4

1.2 Thương hiệu : Nem Lai Vung®

5

1.3 Khả năng cung cấp Nem Lai Vung trên thị trường

5

1.4 Thị trường Nem Lai Vung

5

2. LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG QUỐC GIA MỤC TIÊU

6

2.1 Thị trường Trung Quốc

6

2.1.1 Tổng quan


6

2.1.2 Chỉ số kinh tế

7

2.1.3 Quan hệ kinh tế

8

2.1.4 Một số thuận lợi của thị trường Trung Quốc

8

2.2 Thị trường Camphuchia

9

2.2.1 Tổng quan

9

2.2.2 Chỉ số kinh tế

9

2.2.3 Quan hệ kinh tế

10


2.2.4 Một số thuận lợi, khó khăn của thị trường Campuchia

11

2.3 Thị trường Lào

11

2.3.1 Tổng quan

11

2.3.2 Chỉ số kinh tế

12

2.3.3 Quan hệ kinh tế

13

2.3.4 Một số thuận lợi, khó khăn của thị trường Lào

13

2.4 Tiến hành phân tích, đánh giá chọn lựa quốc gia thị trường mục tiêu

14

2.4.1 Tính toán một số chỉ tiêu so sánh


14

2.4.2 Lập bảng so sánh, đánh giá thị trường

16

2.4.3 Đánh giá và chọn thị trường quốc gia mục tiêu

16

3. XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP
HVTH : Lê Văn Trung
Trực

16
2


3.1 Một số chiến lược thâm nhập phù hợp

16

3.1.1Chiến lược có mặt đầu tiên trên thị trường (First-In Strategy)

17

3.1.2 Chiến lược nằm trong tốp xâm nhập thị trường sớm (early-entry
Strategy)

17


3.1.3 Chiến lược xâm nhập-theo sau (Laggard-Entry Strategy)

18

3.1.4 Chiến lược thâm nhập thị trường của Doanh Nghiệp

18

3.2 Các phương thức thâm nhập thị trường

18

3.2.1 Xuất khẩu trực tiếp

19

3.2.1 Xuất khẩu gián tiếp

19

4.

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC STP
19

4.1

Phân khúc thị trường
19


4.1.1 Xác định các tiêu thức phân khúc

19

4.1.2 Vẽ sơ đồ hoặc lập bảng phân khúc thị trường

20

4.2 Chọn thị trường mục tiêu

21

4.2.1 Chọn thị trường mục tiêu

21

4.2.2 Tính tổng dung lượng thị trường (TOM)

21

4.2.2 Tính dung lượng thị trường có khả năng khai thác

22

4.2.3 Xác định mục tiêu thị trường cho doanh nghiệp của mình trong từng
thời kỳ (SOM)

22


4.3 Định vị sản phẩm

22

5- CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX

23

5.1

Chiến lược sản phẩm
23

5.2

Chiến lược giá
23

5.3 Chiến lược phân phối

23

6- KẾ HOẠCH THỰC THI

23

7- KẾT LUẬN

24



PHỤ LỤC

25

TÀI LIỆU THAM KHẢO

28


ĐỀ TÀI :
Chiến lược Marketing quốc tế : Đưa sản phẩm “Nem Lai Vung®”
tỉnh Đồng Tháp–Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tế.
TÓM TẮT (EXECUTIVE SUMMARY)
Sản phẩm “Nem Lai Vung®” là sản phẩm được công nhận thương hiệu
độc quyền tại thị trường Việt Nam, với trữ lượng lớn, việc sản xuất sản phẩm đã
đạt các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm,... Hướng tới, để nâng cao giá trị
thương hiệu, hiệu quả kinh tế mặc hàng này, đưa thương hiệu “Nem Lai Vung®”
ra thị trường thế giới là yêu cầu cấp thiết. Trong đó, hướng xuất sang thị trường
quốc tế có nhiều lợi thế do sản phẩm độc quyền thương hiệu. Cùng với việc quan
hệ kinh tế Việt Nam và các nước được cải thiện, nhất là Việt Nam là thành viên
của định chế kinh tế thế giới, trong đó có WTO.
Với các công cụ phân tích thị trường cho thấy, đây là sản phẩm có giá trị
thương mại cao, khả năng cung ứng và thâm nhập thị trường tốt.
1- TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG
1.1 Giới thiệu sản phẩm :

Nem Lai Vung là loại quýt đặc sản quý ở huyện Lai Vung – tỉnh Đồng
Tháp- sản phẩm độc quyền thương hiệu Việt Nam, nổi tiếng với câu thơ :
"Lai Vung là xứ lạ lùng

Nem chua mà ngọt, thơm lừng mà say...”
Nem là một đặc sản có thể thưởng thức mọi lúc mọi nơi, như: ăn ngay trên
chuyến đi hoặc dùng trong những bữa ăn dân dã của gia đình hay những bữa tiệc
sang trọng…
Nghề làm nem phát triển mạnh ở xã Tân Thành, xã Long Hậu, thị trấn Lai
Vung và được xem là làng nghề truyền thống lâu năm nhất ở Đồng Tháp. Nem Lai


Vung buổi đầu chỉ sản xuất tập trung ở xã Tân Thành, dần dần nghề phát triển,
được bảo hộ nhãn hiệu với tên gọi “nem Lai Vung -Đồng Tháp”. Những chiếc nem
do người dân làng nghề làm ra có vị chua, ngọt, hơi cay, chất lượng thơm ngon,
được người tiêu dùng ưa chuộng. Đây cũng là món ăn phổ biến trong các bữa tiệc
của người dân Nam Bộ.

®

1.2 Thương hiệu : Nem Lai Vung

Những sản phẩm mang nhãn hiệu Nem Lai Vung là nhãn hiệu độc quyền
chung được cấp cho sản phẩm Nem sản xuất tập trung ở xã, thị trấn và một số nơi
rãi rác trong Huyện Lai Vung có đăng ký thương hiệu độc quyền. Đây còn là sản
phẩm mang giá trị truyền thống, đặc thù địa lý (chỉ dẫn địa lý) phù hợp đặc điểm
sinh sống của người dân Nam Bộ.
Qua nhiều giai đoạn kiểm tra, phân tích, kiểm tra các chỉ tiêu theo qui định,
chỉ tiêu hóa, lý của sản phẩm, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã
công nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền Nem Lai Vung.
Hiện các hộ gia đình sản xuất Nem Lai Vung, đang triển khai tập trung đổi
mới công nghệ đưa quy trình sản xuất tự động trng các khâu tiếp nhận nguyên liệu
nông sản, nâng cao tay nghề công nhân lành nghề. Từng bước nâng cao chất lượng
sản phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

1.3 Khả năng cung cấp Nem Lai Vung trên thị trường :
Hiện nay, huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp xúc tiến mở rộng, phát triển làng
nghề Nem Lai Vung, bao gồm xã Tân Thành, thì nay xã Long Hậu và thị trấn Lai
Vung và một số vùng lân cận. Khả năng cung ứng sản phẩm trên thị trường là rất
lớn tùy theo khả năng tiêu thụ của thị trường và giá cả cạnh tranh.
1.4 Thị trường Nem Lai Vung :
Hàng chục năm qua, thị trường tiêu thụ đã lan ra cả nước. Đặc biệt Nem Lai
Vung chiếm được lòng tin của người tiêu dùng nhờ việc cải tiến mẫu mã đẹp, phân
loại quy chuẩn (1 chục 10 chiếc Nem), chất lượng ngon, hợp khẩu vị và an toàn


thực phẩm, cạnh tranh tốt với tất cả các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường
trong và ngoài nước. Giá cả tương đối ổn định, với loại đặc biệt 40.000-50.000
đồng/chục, loại I đạt 30.000 – 40.000, loại II đạt 20.000-30.000 vào chính mùa vụ
Tết Nguyên đán, dịp Lễ hội,…
Điều quan trọng hơn hết là Nem Lai Vung được tiêu thụ mạnh ở trong nước
và có tiềm năng xuất khẩu lớn do thương hiệu đặc quyền. Khả năng tiêu thụ rất lớn
khi nền kinh tế du lịch phát triển.
2- LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG QUỐC GIA MỤC TIÊU
Việc lựa chọn một số quốc gia đưa vào nghiên cứu, phân tích nhằm chọn thị
trường mục tiêu cho chiến lược đưa sản phẩm Nem Lai Vung ra thị trường thế giới
là một việc làm khó khăn. Tuy nhiên, với việc định hướng người tiêu dùng là
người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, khách du lịch, khách hàng thích dùng các
sản phẩm truyền thống Việt Nam, với các dịp Tết Nguyên đán của người Việt, lễ
hội truyền thống khác.
Vì vậy, kế hoạch Marketing này đã chọn một số quốc gia đại diện như :
Trung Quốc, Campuchia, Lào với thị trường có cộng đồng người việt sinh sống lớn
và do vấn đề lịch sử để lại. Giao thương biên giới giữa Việt Nam và các nước rất
thuận lợi, tỷ lệ khách từ các nước này và du lịch tại Việt Nam tương đối cao.
Do đó, Kế hoạch này sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích thị trường Trung

Quốc, Campuchia và Lào, tiến hành so sánh để chọn lựa một quốc gia trở thành thị
trường mục tiêu cho sản phẩm.
2.1 Thị trường Trung Quốc

2.1.1 Tổng quan :
Trung Quốc nằm ở Châu Á có diện tích lớn thứ 3 thế giới (9.600.000 km2);
là tâm điểm về kinh tế văn hóa xã hội của Châu Á, với hệ thống hạ tầng kinh tế xã
hội phát triển, hệ thống sân bay, cảng biển phát triển rộng khắp, có chung biên giới
với Việt Nam cả đường biển, đường hàng không và đường bộ với Việt Nam. Dân


số Trung Quốc là : 1.343.239.923 người, trong đó : 25% là trẻ em dưới 15 tuổi,
70% độ tuổi từ 15 - 65, còn lại trên 65 tuổi; tỷ lệ Nam Nữ thì Nam nhiều hơn Nữ.
Thực hiện cải cách mở cửa, Trung Quốc đã thu được những thành tựu to
lớn, đưa Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Tăng GD
bình quân hàng năm đạt hơn 9%, đạt mức cao nhất thế giới, tương đương tăng
trưởng GDP 6.989 tỷ USD. Thu nhập bình quân của cư dân ở thành thị đạt khoảng
1295 USD, ở nông thôn đạt khoảng 403 USD. Trung Quốc đã trở thành nước thu
hút đầu tư nước ngoài FDI lớn nhất thế giới.
Giá trị Văn hoá xã hội chịu các tư tưởng chính thống của Nho giáo/chủ
nghĩa bảo thủ, những tư tưởng này đã từng là nội dung giảng dạy chính trong
trường học và được đưa vào một phần trong các kỳ thi tuyển quan chức cho chế độ
phong kiến. Khía cạnh truyền thống như vấn đề sở hữu đất canh tác và vấn đề giáo
dục, tuy vậy vẫn giữ những giá trị cũ như cơ cấu gia đình. Tuy vậy, thay đổi trong
xã hội Trung Quốc không phải là toàn diện và nhất quán theo như phát ngôn chính
thức. Trung Quốc là quốc gia có nhiều lễ hội truyền thống phong phú, đa dạng trên
nhiều lĩnh vực. Thu hút nhiều khách tham quan du lịch trên toàn thế giới và đặc
biệt là các quốc gia lân cận chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo sâu sắc.
Là một đất nước rộng lớn và với bề dày lịch sử trên 5.000 năm, Trung Quốc
ngày nay là một nơi hấp dẫn du lịch vào loại bậc nhất trên thế giới theo phong cách

văn hóa hương Đông. Năm 2000, Trung Quốc đón 84 triệu du khách nước ngoài
(Kể cả Hongkong và Macao). Với 32 địa danh được UNESCO công nhận là di sản
thế giới đến năm 2003, Trung quốc trở thành quốc gia xếp thứ 3 trên thế giới về sở
hữu số lượng di sản thế giới (Di sản vật thể).
2.1.2 Chỉ số kinh tế :
Chỉ tiêu
GDP (tỷ USD)
Tốc độ tăng GDP (tỷ USD)

Năm 2010
10.510 USD
10,4%

Năm 2011
11.480 USD
9,2%

Năm 2012
12.380 USD
7,8%


Thu nhập (người)

7.800 USD

8.500 USD

9.100 USD


Kim ngạch xuất khẩu (Tỷ USD)

1.578 USD

1.899 USD

2.021 USD

Kim ngạch nhập

1.395 USD

1.740 USD

1.780 USD

khẩu (Tỷ

USD)
1.400.201.135 1.344.229.900 1.343.239.923

Dân số :
Trong đó :
Độ tuổi 15-65
Độ tuổi còn lại

70,0%

70,5%


71,0%

30%

29,5%

29%

Nguồn : .
2.1.3 Quan hệ kinh tế : Nguồn : .
Trung Quốc là đối tác chiến lược kinh tế thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Năm 2007 kim ngạch hai chiều đã đạt hơn 15 tỉ USD, năm 2008 đạt trên 19 tỷ
USD, hoàn thành trước thời hạn 3 năm mục tiêu mà lãnh đạo 2 nước đề ra là đến
năm 2010 kim ngạch thương mại song phương sẽ đạt 15 tỉ USD. Từ đó đến nay
kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước liên tục tăng không ngừng. Đây
là dấu hiệu đáng mừng cho kinh tế hai bên trong thời kỳ khủng hoảng chung của
thế giới những năm gần đây. Năm 2012 kim ngạch thương mại song phương tăng
đáng kể (15%) so với cùng kỳ năm trước, trong đó cả kim ngạch xuất và nhập khẩu
đều tăng lần lượt 11% và 17%.
Kim ngạch XNK giữa Việt Nam – Trung Quốc
2010

- Đơn vị 1.000 USD

7.309

2011
11.126

2012

12.388

VN nhập

20.019

24.593

28.785

Kim ngạch XNK

27.328

35.719

41.173

VN xuất

2.1.4 Một số thuận lợi của thị trường Trung Quốc :

Quan hệ Trung Quốc Việt Nam là đối tác chiến lược trên tất cả các lĩnh vực
đời sống kinh tế xã hội. Quan hệ trao đổi, hợp tác giữa ta với Trung Quốc trong các


lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa - thể thao được đẩy mạnh. Hàng năm, Trung
Quốc tiếp nhận một số lượng đáng kể các học sinh, thực tập sinh và các đoàn thể
thao của ta sang nghiên cứu, học tập và tập huấn tại Trung Quốc, đồng thời cử
nhiều cán bộ, huấn luyện viên sang giúp ta trong công tác huấn luyện các môn thể

thao. Hai bên trao đổi các đoàn biểu diễn nghệ thuật, tổ chức nhiều cuộc giao lưu
văn hóa, thể thao, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Đa
số các tổ chức hội đoàn của người Việt, là cầu nối quan trọng giữa các cơ quan đại
diện của Việt Nam tại Trung Quốc và cộng đồng, tích cực vận động bà con hướng
về quê hương.
2.2 Thị trường Camphuchia :
2.2.1 Tổng quan :
Campuchia có diện tích 181,035 km2, với dân số 14,952,665 người, độ tuổi trung
bình là 22.9 tuổi. (58% dân số làm nghề nông, nông nghiệp cũng chiếm tới gần 40%

GD của nước này). Trong đó, Dân tộc: Khơ me 90%, Việt Nam 5%, Trung Quốc
1%, dân tộc khác 4%. Thế mạnh du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho Campuchia,
với hơn hai triệu lượt khách nước ngoài vào thăm Campuchia , ước tính khách du lịch
đến Campuchia là 2,881,862 người, tăng 15% hằng năm. Các danh lam thắng cảnh
nổi tiếng của Campuchia là Thủ đô hnôm ênh, hoàng cung, đền Vàng, đồi Bà ênh,
Ăngco Thom, Ăngco Vát (tỉnh Xiêm Riệp), v.v...
Nền kinh tế Campuchia còn lạc hậu và gặp nhiều khó khăn, 50% ngân sách
Chính phủ dựa vào viện trợ và cho vay của nước ngoài. Chính phủ Campuchia đang
nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm tỷ lệ lạm phát, tăng cường khuyến khích
đầu tư phát triển nông nghiệp, trợ giá nhiên liệu và tăng dự trữ của các ngân hàng,
giảm thuế hàng hóa, dỡ bỏ một số rào cản trong cạnh tranh thương mại, kể cả mở Ban
Quan hệ Quốc tế Hồ sơ thị trường Campuchia.

2.2.2 Chỉ số kinh tế :
Chỉ tiêu
GDP (tỷ USD)

Năm 2010
30,91


Năm 2011
32,95

Năm 2012
36,59


Tốc độ tăng GDP

6.2%

6.7%

6.5%

Thu nhập (ngàn/người)

2,200

2,300

2,400

Kim ngạch xuất khẩu (Tỷ USD)

5,527

6,724

6,148


Kim ngạch nhập khẩu (Tỷ USD)

7,38

9,084

8,84

14.765.895

14.845.365

14.952.665

8.698.700

8.700.865

8.800.000

6.067.195

6.144.500

6.152.665

Dân số : (Người)
Trong đó :
Độ tuổi 15-65

Độ tuổi còn lại

Nguồn : .
2.2.3 Quan hệ kinh tế :
Campuchia là thị truờng rất gần với Việt Nam, có 9 tỉnh biên giới chung, 9 cửa
khẩu quốc tế, 9 cửa khẩu quốc gia, 30 cửa khẩu phụ và nhiều đường mòn, có địa hình
tương đối bằng phẳng, hệ thống kênh rạch đi lại thuận lợi ở cả hai bên, khoảng cách từ
T . Hồ Chí Minh đến hnôm ênh chỉ có 230 km. Như vậy hai nước có nhiều điều
kiện thuận lợi đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Về kinh tế, quan hệ hợp tác giữa hai nước trong những năm qua đã được tăng
cường cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong những năm qua, hai nước đã tạo ra được
một môi trường pháp lý thuận lợi về nhiều mặt thương mại, dành nhiều ưu đãi cho
doanh nghiệp và hàng hóa của nhau. Đặc biệt, các mặt hàng nông sản có xuất xứ
Campuchia được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu 0% của Việt Nam. Các cơ
chế, chính sách về quản lý các hoạt động thương mại biên giới đã được triển khai thực
hiện thống nhất trên phạm vi cả nước. Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước
không ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước .
Các quan chức Campuchia nói rằng giao thương hai nước dự kiến tăng 27%
mỗi năm. Việt Nam hiện cũng là thị trường xuất khẩu lớn của Campuchia, chiếm
4.15% tổng giá trị XK của Campuchia. Việt Nam cũng là thị trường nhập khẩu cực
lớn của Campuchia (đứng thứ 2, chỉ sau Thái Lan) với tổng giá trị lên đến hơn gần
20% tổng giá trị nhập khẩu của Campuchia.
Kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Campuchia trong những năm vừa qua


Đơn vị: USD
VN xuất
VN nhập
Kim ngạch XNK


2010
1,551,665,790
276,622,790
1,828,288,580

2011
2,406,826,665
429,598,765
2,836,425,430

2012
2,830,570,131
486,267,478
3,316,837,609
Nguồn: Tổng Cục Hải quan

2.2.4 Một số thuận lợi, khó khăn của thị trường Campuchia:
Người Campuchia luôn coi trọng sự bình tĩnh trong mọi trường hợp. Nếu bạn
không muốn mất lòng đối tác hoặc muốn công việc thuận lợi thì tốt nhất không nên
biểu lộ sự bực tức. Tuyệt đối không được chạm vào đầu ai dù bạn chỉ muốn biểu lộ
thái độ thân thiện vì ở Campuchia, hành động này được coi là sự sỉ nhục. Dùng chân
chỉ vào đồ vật cũng bị coi là hành động khiếm nhã, không lịch thiệp. Nói to và các
hoạt động náo nhiệt không được hoan nghênh còn mỉm cười và gật đầu sẽ mang lại sự
thân thiện. Các cử chỉ, hành động biểu lộ tình cảm không được hoan nghênh nơi công
cộng, đặc biệt là giữa những người khác giới. Người Campuchia có thói quen xỉa răng
bằng một tay, tay còn lại dùng để che miệng. Mặc dù không phải là quy định song một
món quà nhỏ có biểu tượng của công ty, một lời mời cho bữa ăn trưa hay tối rất được
hoan nghênh. Chắp tay trước ngực và hơi cúi mình chào nhau thông dụng như việc bắt
tay ở các dân tộc khác. Nữ luôn chào theo kiểu truyền thống nhưng nam giới thì có thể
bắt tay. Người Campuchia không quá câu nệ, họ có thể chấp nhận người nước ngoài

chào theo cách khác. Tuy nhiên, trong các buổi gặp mặt trịnh trọng, hình thức thì chào
theo kiểu truyền thống được coi là lịch sự và rất được hoan nghênh. Khi được người
khác chào, bạn cần phải đáp lại, nếu không sẽ bị coi là rất bất lịch sự. Do khí hậu nóng
ẩm nên chỉ cần mặc đơn giản trong hầu hết các trường hợp. Trong các cuộc gặp chính
thức hoặc khi tham gia các nghi lễ, sự kiện thì càng mặc chỉnh tề, hình thức càng tốt.
Quần shorts, áo ngắn, dép Sandals không được chấp nhận khi vào các cơ quan nhà
nước cũng như những địa điểm tín ngưỡng, tôn giáo. Đối với nữ giới, cần lưu ý không
nên mặc đồ quá ngắn, không dùng các loại vải trong, mỏng trong bất kỳ trường hợp
nào.

2.3 Thị trường Lào:
2.3.1 Tổng quan :
HVTH : Lê Văn Trung
Trực

11


Lào là quốc gia nằm ở Châu Á sát biên giới đường bộ với Việt Nam có diện
tích 236,800 km2. Có nền văn hóa xã hội tương đối tương đồng với Việt Nam, với
hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội, hệ thống sân bay,… còn chưa phát triển. Đặc biệt
Lào không có đường biển. Dân số Lào là 6.586.266 người, là quốc gia có dân số
trẻ - độ tuổi trung bình 21tuổi, tỷ lệ độ tuổi 15-65 chiếm gần 80% dân số.
Chính phủ Lào bắt đầu có các chính sách cải cách kinh tế, giảm tập trung
khuyến khích kinh tế tư nhân kể tư năm 1986. Nhờ có những biện pháp đổi mới này
mà tốc độc tăng trưởng đã đạt 6% kể từ năm 1988 đến 2008 ( một vài năm bị ảnh
hưởng cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 2007). Năm 2009, GD Lào đã đạt
mức tăng trưởng 6.5%. Mặc dù có tốc độ phát triển kinh tế khá quan, cơ sở vật chất hạ
tầng của Lào vẫn còn yếu kém, đặc biệt là khu vực nông thôn, Hệ thống đường xá còn
rất sơ khai, viễn thông, điện còn chưa cung cấp đầy đủ đến các vùng sâu vùng xa.

Tính đến năm 2011, Kinh tế Lào vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp với tỷ trọng hơn
27.8% tổng số GD và là nguồn cung cấp lao động chính (hơn 70%).
Trong nửa cuối 2008 đầu 2009 Lào đã nhận khoảng 560 triệu đo la tiền viện
trợ. Tỷ lệ đói nghèo giảm từ 46% năm 1992 xuống 26% năm 2010. Nhờ có đầu tư
nước ngoài trong lĩnh vực nhiệt điện, khai khoáng, xây dựng, nền kinh tế đã có những
bước tiến đang kể. Lào đã đạt được bình thường hóa quan hệ thương mại vào năm
2004 để chuẩn bị gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới WTO. Về lĩnh vực tài chính, Lào
đang nỗ lực để đảm bảo thu thuế do kinh tế thế giới có dấu hiệu đi xuống dẫn đến
giảm thu nhập trong các dự án khai khoáng. Một cơ chế đầu tư đơn giản, mở rộng tín
dụng ngân hàng cho tiểu nông và doanh nghiệp nhỏ sẽ góp phần giúp kinh tế Lào phát
triển tốt. Chính phủ cũng cam kết sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư. Dự kiến năm 2020 Lào sẽ
không còn nằm trong số các nước kém phát triển nữa.

2.3.2 Chỉ số kinh tế :
Chỉ tiêu
GDP (TrUSD)
Tăng trưởng GDP

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

16.120

17.440

19.160


7,9%

8,3%

8,3%


Thu nhập (người)

2.500

2.700

3.000

Kim ngạch xuất khẩu (Tr USD)

1.417

1.842

2.28

Kim ngạch nhập khẩu (Tr USD)

2.060

2.370

2.465


Dân số : (người)

6.489.653

6.498.786

6.586.266

Trong đó :

5.191.722

5.199.028

5.269.012

1.297.930

1.299.757

1.317.253

Độ tuổi 15-65
Độ tuổi còn lại

Nguồn : .
2.3.3 Quan hệ kinh tế :
Ngày càng khởi sắc và có hiệu quả hơn. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai
nước năm 2008 đạt 423 triệu USD, tăng 35% so với năm 2007. Kim ngạch xuất nhập

khẩu Việt Nam-Lào năm 2011 đạt hơn 734 triệu USD. Hai bên phấn đấu đến năm
2015 đạt 2 tỷ, năm 2020 đạt 5 tỷ. Tháng 01/2009, hai bên đã ký Bản thoả thuận về ưu
đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt-Lào năm 2009; tiếp tục thực hiện miễn giảm thuế từ
0-50% đối với mặt hàng có xuất xứ của hai nước. Hoạt động đầu tư diễn ra sôi nổi,
nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm tới thị trường Lào. Doanh nghịêp Việt
Nam tiếp tục được duy trì ở một trong 3 vị trí dẫn đầu về đầu tư tại Lào. Đầu tư của
Việt Nam tại Lào thông qua nhiều loại hình hoạt động, ở nhiều lĩnh vực khác nhau,
trong đó đầu tư vào mỏ, năng lượng và nông nghiệp chiếm khoảng 75%
2.3.4 Một số thuận lợi, khó khăn của thị trường Lào :
2.3.4.1 Thuận lợi
- Hai nước có quan hệ kinh tế và chính trị đặc biệt. Do đó Chính phủ Lào rất
ủng hộ và ưu tiên các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh tại Lào.
- Việt Nam và Lào gần gũi về địa lý, do đó hoạt động trao đổi về kinh tế cũng
như đi lại, xuất nhập khẩu hàng hóa, lao động giữa 2 nước rất thuận lợi.
- Đất nước Lào có nhiều tiềm năng mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp
tác đầu tư như: thủy điện, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, trồng cây công
nghiệp, chế biến nông lâm sản...


- Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam rải rác ở các miền của Lào, hỗ trợ
doanh nghiệp khi gặp khó khăn.
2.3.4.2 Khó khăn
Nhìn chung, hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư của Lào đang trong quá
trình sửa đổi, hoàn thiện nên có nhiều thay đổi, không thống nhất, thiếu minh bạch và
khó tiếp cận. Thêm vào đó, sự phối hợp giữa các ngành, giữa Trung ương và địa
phương chưa linh hoạt, đồng bộ làm ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách. Nhìn
chung, trao đổi về việc đầu tư ban đầu giữa doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm
quyền của Lào rất thuận lợi nhưng khi triển khai, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về
thủ tục hành chính, quy hoạch đất đai, sự thiếu nhất quán trong áp dụng chính sách,
đặc biệt là các quy định do địa phương đặt ra và áp dụng ngoài các chính sách của nhà

nước
2.4 Tiến hành phân tích, đánh giá chọn lựa quốc gia thị trường mục tiêu
2.4.1 Tính toán một số chỉ tiêu so sánh:
2.4.1.1 Chỉ tiêu dân số (khách hàng tiềm năng)
2.4.1.1.1 Thị trường Trung Quốc :
Thị trường tiềm năng mà Doanh nghiệp hướng tới là dân số Trung Quốc có độ
tuổi từ 15-65 (tính cho năm 2012) : chiếm 71% dân số, tương đương với
71%*1.343.239.923 =953.700.345người.
Tổng dân số (khách hàng tiềm năng) = 953.700.345người.
2.4.1.1.2 Thị trường Campuchia :
Thị trường tiềm năng mà Doanh nghiệp hướng tới là dân số Campuchia có độ
tuổi từ 15-65 tính năm 2012 là 8.800.000người.
Tổng dân số (khách hàng tiềm năng) = 8.800.000người.
2.4.1.1.3 Thị trường Lào :
Thị trường tiềm năng mà Doanh nghiệp hướng tới là dân số Trung Quốc có độ
tuổi từ 15-65 (tính cho năm 2012) : 5.269.012người.
Tổng dân số (khách hàng tiềm năng) = 5.269.012người.
2.4.1.2 Chỉ tiêu thu nhập (khả năng mua)


2.4.1.2.1 Thị trường Trung Quốc :
Ta thấy rằng thu nhập GD đầu người Trung Quốc năm 2012 là 9.100
USD/người và tốc độ tăng GD là 7,2%.
2.4.1.2.2 Thị trường Campuchia :
Ta thấy rằng thu nhập GD đầu người Campuchia năm 2012 là 2.400
USD/người và tốc độ tăng GD là 6,5%.
2.4.1.2.3 Thị trường Lào :
Ta thấy rằng thu nhập GD đầu người Lào năm 2012 là 3.000 USD/người và
tốc độ tăng GD là 8,3%.
2.4.1.2.4 Chỉ số hấp dẫn thị trường xuất nhập khẩu :

Qua phân tích các số liệu từ bảng biểu kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt
Nam và 3 quốc gia Trung Quốc, Campuchia và Lào đã có trên, ta tính được điểm ưu
thế xuất nhập khẩu (bảng chỉ số hấp dẫn thị trường xuất nhập khẩu) như sau :
Stt

Quốc gia

Xuất Nhập khẩu

1

Trung Quốc

41.173Tr USD

2

Campuchia

3.317Tr USD

3

Lào

4.210Tr USD

2.4.1.2.5 Đánh giá về Chỉ số về văn hóa xã hội:
Ta đánh giá mức độ ảnh hưởng của văn hóa xã hội có tầm quan trọng hơn tốc
độ phát triển GD của quốc gia tương ứng trọng số là 0.6 và 0.4 và tiến hành đánh giá

với thanh điểm 1000 cho các chỉ tiêu :
Stt

Quốc gia

Văn hóa –xã hội

GDP&tăng trưởng GDP

Điểm

1

Trung Quốc

900

800

860

2

Campuchia

800

600

720


3

Lào

700

750

720

Trọng số

0.6

0.4

HVTH : Lê Văn Trung
Trực

15


2.4.2 Lập bảng so sánh, đánh giá thị trường.
Qua đánh giá tổng quan tình hình kinh tế thị trường mục tiêu tại Đức, Mỹ và
Nga; ta tiến hành phân tích các số liệu và các bảng biểu nêu trên và đặt các trọng số
cho các chỉ tiêu đặc trưng kinh tế như sau:
1. Khả năng tiêu thụ sản phẩm – trọng số : 0.10
2. Xuất Nhập Khẩu – trọng số : 0.15
3. Thu nhập của khách hàng – trọng số : 0.20

4. Số lượng khách hàng tiềm năng – trọng số : 0.25
5. Văn hóa xã hội và chiều hướng phát triển GD : 0.30
Ta lập bảng biểu sau :
Dân số
(Khách
Stt Nước hàng tiềm
năng)
Đvt:Ngng

Khả

Khả năng

năng

tiêu thụ

Mua

(Chục/

Đvt:USD

người/năm)

Xuất Nhập
Khẩu
Đvt:TrUSD

VHXH

&GDP

Điểm

1

TrQ

953.700

9.100

1

41.173

860

246.679

2

Cam

8.800

2.400

2


3.317

720

5.360

3

Lào

5.269

3.000

2

4.210

720

3.834

Trọng số:

0.25

0.20

0.10


0.15

0.30

2.4.3 Đánh giá và chọn thị trường quốc gia mục tiêu
Như vậy, với thị trường Trung Quốc ưu thế về số lượng khách hàng tiềm năng,
cũng như khả năng về sức mua và việc xuất nhập khẩu thuận lợi đã chứng tỏ thị
trường tốt nhất trong 3 quốc gia chọn. Tuy nhiên, việc xuất hàng hóa vào Trung Quốc
đòi hỏi Doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu của thị trường Trung Quốc, địa lý xa
nơi sản xuất và các điều kiện khác như đã nêu ở phần trên.

3. XÁC ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP
3.1 Một số chiến lược thâm nhập phù hợp


Chiến lược xâm nhập thị trường liên quan đến thời gian khi tiến vào một thị
trường. Về cơ bản có 3 sự lựa chọn khi xâm nhập thị trường mà công ty có thể xem
xét, đó là: là người đầu tiên trên thị trường; là một trong những người xâm nhập sớm;
là người đến sau.
3.1.1 Chiến lược có mặt đầu tiên trên thị trường (First-In Strategy)
Có mặt đầu tiên trên thị trường là chiến lược xâm nhập thị trường trước tất cả
các đối thủ khác. Việc có mặt đầu tiên trên thị trường cho phép công ty thu được nhiều
lợi ích mà các đối thủ khác khó có thể đạt được. Mục tiêu của chiến lược này là tự tạo
ra vị thế dẫn đầu trên thị trường mà các đối thủ cạnh tranh khó có thể theo kịp. Theo
đuổi chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải hội tụ rất nhiều yêu cầu gắt gao như:
Sẵn sàng và có khả năng chấp nhận rủi ro; bằng mọi cách giữ vị trí dẫn đầu thị trường;
Mở rộng các chiến dịch xúc tiến quảng cáo; Tạo ra được những nhu cầu cơ bản; đánh
giá các điểm mạnh một cách kỹ lưỡng; và có đủ trình độ công nghệ kỹ thuất cần thiết
để giữ được khoảng cách với các đối thủ đến sau. Chính những yêu cầu gắt gao đòi
hỏi khi theo đuổi chiến lược này mà chỉ có một số ít các tập đoàn có thể đạt được

thành công rực rỡ. Chiến lược có mặt đầu tiên trên thị trường có thể giúp doanh
nghiệp giảm thiểu chi phí thông qua kinh nghiệm, không ngừng gia tăng sức tăng
trưởng, thị phần và lợi nhuận.
3.1.2 Chiến lược nằm trong tốp xâm nhập thị trường sớm (early-entry Strategy)
Chiến lược nằm trong tốp xâm nhập thị trường sớm là chiến lược xâm nhập và
nhanh chóng đạt thành công theo sau nhà dẫn đạo thị trường. Mục đích của chiến lược
này nhằm ngăn chặn việc tạo ra một “pháo đài” của nhà xâm nhập thị trường đầu tiên.
Chiến lược nằm trong tốp xâm nhập thị trường sớm thường được sử dụng trong những
trường hợp sau:
Khi công ty có thể tạo ra một lượng khách hàng trung thành do nhận thức được
chất lượng sản phẩm và duy trì lòng trung thành của họ khi thị trường phát triển.
Khi công ty có thể phát triển một dòng sản phẩm rộng có thể làm nản chí các
nhà xâm nhập đầu và cạnh tranh với những đối thủ chọn khe hở thị trường đơn lẻ.


Khi việc đầu tư hiện tại không đáng kể hoặc khi những thay đổi công nghệ có
thể dự đoán trước.
Khi những nhà xâm lược sớm dựa trên đường cong kinh nghiệm mà những đối
thủ theo sau khó đuổi kịp.
Khi những lợi thế tuyệt đối có thể đạt được bằng việc chiếm giữ nguyên liệu
thô, kênh phân phối. Khi giá khởi đầu trên thị trường là cao.
Khi các đối thủ cạnh tranh tiềm năng có thể nản lòng do thị trường không mang
tính quyết định đối với họ.
3.1.3 Chiến lược xâm nhập-theo sau (Laggard-Entry Strategy)
Chiến lược xâm nhập theo sau là chiến lược tiến vào thị trường theo sau đuôi
của giai đoạn phát triển hoặc trong giai đoạn bão hoà của thị trường. Có hai dạng xâm
nhập theo sau, đó là : xâm nhập như là người bắt chước hoặc như là người khởi
xướng. Xâm nhập bắt chước là nhà xâm nhập tung sản phẩm có những đặc tính giống
như sản phẩm đã có trước đó. Còn xâm nhập khởi xướng là việc đổi mới, biến sản
phẩm thành một sản phẩm hoàn toàn mới vào thị trường. Xâm nhập theo kiểu bắt

chước thường không tồn tại được lâu. Xâm nhập khởi xướng có rất nhiều lợi ích vốn
có, tạo ra khả năng lợi nhuận lớn khi theo đuổi chiến lược này. Những lợi ích đó là: sự
sẵn có của khoa học công nghệ mới nhất, khả năng giành được những điều kiện tốt
hơn cho các nhà cung cấp và khách hàng, khả năng mời chào với mức giá thấp…
Chính vì thế, mặc dù không có những kỹ năng hàng đầu nhưng chiến lược xâm nhập
khởi xường có thể mang lại nhiều thành công.
3.1.4 Chiến lược thâm nhập thị trường của Doanh Nghiệp.
Đối với sản phẩm Quýt Hồng Lai Vung ta nên chọn Chiến lược có mặt đầu tiên
trên thị trường (First-In Strategy) và Chiến nằm trong tốp xâm nhập thị trường sớm
(early-entry Strategy).

3.2 Các phương thức thâm nhập thị trường
Quyết định phương thức thâm nhập là một trong những quyết định quan trọng
nhất, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát chiến lược cũng như lợi nhuận và rủi ro. Đối
với sản phẩm Quýt Hồng Lai Vung ta chọn phương thức thâm nhập this trường : xuất


khẩu trực tiếp vào Mỹ hoặc xuất khẩu gián tiếp vào Mỹ là thuận lợi nhất, nhanh nhất
cho mặc hàng này.
3.2.1 Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp thông qua dịch vụ của các tổ chức độc lập để tiến hành giới
thiệu, bán sản phẩm ra quốc tế. Xuất khẩu gián tiếp có một ưu điểm cơ bản là đầu tư ít
và hạn chế được các rủi ro trên thị trường nước ngoài còn mới mẻ. Tuy nhiên, lợi
nhuận sẽ bị hạn chế và rất ít liên hệ trực tiếp với thị trường nước ngoài, hạn chế khả
năng thích ứng với các biến động. Xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng để thăm dò
khách hàng quốc tế hoặc quy mô thị trường nước ngoài đối với sản phẩm tương đối
nhỏ.
3.2.2Xuất khẩu trực tiếp
Nhà sản xuất trực tiếp thực hiện các hoạt động cần thiết cho việc phân phối sản
phẩm trên thị trường nước ngoài. Điểm mạnh cơ bản nhất của xuất khẩu trực tiếp là

khả năng tăng lợi nhuận, chủ động tham gia vào quá trình phân phối, thiết lập được
những mối liên hệ trực tiếp với khách hàng và thị trường, do đó nắm bắt được những
biến động và thích ứng. Tuy nhiên, các rủi ro cũng nhiều hơn và có thể đòi hỏi đầu tư
lớn hơn. Mặt khác, còn có hạn chế rào cản mà các quốc gia áp dụng đối với nhập
khẩu. Xuất khẩu trực tiếp thường được coi là thích hợp đối với các doanh nghiệp có
quy mô nhỏ theo đuổi mục tiêu chiếm lĩnh thị trường nước ngoài.

4. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC STP
4.1

Phân khúc thị trường:
4.1.1 Xác định các tiêu thức phân khúc :
Là sản phẩm không thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu, vì vậy, khả năng tiêu

thụ sản phẩm sẽ phụ thuộc mạnh vào các tiêu chí như : sự ưa thích của khách hàng
về mặt hàng, khả năng thu nhập của khách hàng, nhóm độ tuổi có khả năng thu
nhập cao, mức độ tiêu thụ sản phẩm cho khách hàng.

HVTH : Lê Văn Trung
Trực

19


Khả năng tiêu thụ sản phẩm có 2 mức : cao và thấp, tương ứng cao : 1
chục/ng/năm; thấp 0,5chục/ng/năm. Với tỷ lệ tương ứng cho xã hội Trung Quốc là
40% là cao và 60% là thấp.
Hiện nay, xã hội Trung Quốc có sự phân biệt về thu nhập khá cao, trong
nhóm người giàu chiếm 25% dân số, nhóm người có thu nhập trung bình chiếm
đến 65% dân số, và còn lại là nhóm người thu nhập thấp. Nhóm người có thu nhập

trung bình là nhóm thu nhập mà ta đang hướng đến.
Khả năng mua (yếu tố thu nhập)
Chỉ tiêu

Tỷ lệ

Thu nhập

(Dsố : 953.700trng)

(USD/ng/năm)

Nhóm người giàu

25%(238.425)

50.000

Nhóm thu nhập trung bình

65%(619.905)

40.000

Nhóm thu người thu nhập thấp

10%(95.370)

30.000


Độ tuổi của khách hàng : ta thấy rằng nhóm độ tuổi có khả năng mua hàng
là 15-40 và 40 – 65, trong đó nhóm 40-65 tuổi có khả năng mua hàng nhiều hơn do
nhiều yếu tố, song do nhóm tuổi này họ đã có cuộc sống tương đối ổn định.
Khách hàng tiềm năng
Nhóm tuổi từ 15 - 40

408.231trngười

Nhóm tuổi từ 40 - 65

545.469trngười

4.1.2 Vẽ sơ đồ hoặc lập bảng phân khúc thị trường.
Từ việc xác định các tiêu thức phân như trên, ta lập bảng phân khúc thị
trường như sau :
Tiêu chí
Nhóm tuổi
Từ 40-65
(Tính theo khách hàng
tiềm năng)
Từ 15-40
Thu nhập
(khả năng mua)

Thu nhập trung bình
Thu nhập khác

Giá trị
408.231 trng
545.469 trng

619.905
(40.000USD/ng/nam)
333.795
(30.00050.000USD/ng/nam)


Sự ưa thích sản phẩm

60%
40%

Thấp
(0,5chục/ng/năm)
Cao
(1,0chục/ng/năm)

Ta có biều đồ phân khúc thị trường sau đây :

4.2 Chọn thị trường mục tiêu:
4.2.1 Chọn thị trường mục tiêu :
Căn cứ vào số liệu đã phân tích và đánh giá bảng phân khúc thị trường, Ta
chọn thị trường mục tiêu là tất cả khách hàng là người có mức thu nhập ổn định
40.000USD/ng/năm (chiếm 60%), nhóm tuổi 40-65 tuổi đang sinh sống và có việc
làm, với khả năng tiêu thụ tối thiểu 1,0chục/ng/năm.



Chiến lược Marketing quốc tế

GVHD: Ts. Nguyễn Xuân Trường


4.2.2 Tính tổng dung lượng thị trường (TOM) :
Dung lượng thị trường= tiêuthụ/ng *khanang*kháchhàngtiềmnăng
TOM= 1chục/ng/năm*thunhậptrungbình*nhómtuôi40-65.
=1*408.231*60%=244.938,6trsảnphẩm
4.2.2 Tính dung lượng thị trường có khả năng khai thác :
Để đảm bảo kế hoạch maketing khả thi ta chọn dung lượng thị trường có
khả năng khai : bằng 50% tổng dung lượng thị trường đã phân khúc (bằng 50% của
TOM).
TAM=50%TOM=244.938,6trsảnphẩm *50%=122.469trsanphẩm.
4.2.3 Xác định mục tiêu thị trường cho doanh nghiệp của mình trong từng
thời kỳ (SOM) :
Do mới thâm nhập thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, đòi
hỏi chúng ta từng bước thâm nhập, để thích nghi văn hóa tiêu dùng của khách hàng
về mặc hàng này ..: ta chọn bằng 50% dung lượng thị trường có khả năng khai thác
tốt (bằng 50% của TAM).
SOM=50%TAM=50%*122.469trsanphẩm =61.234trsảnphẩm.
4.3 Định vị sản phẩm :
Chiến lược định vị sản phẩm Nem Lai Vung được thực hiện theo phương
thức dành cho sản phẩm khác biệt do độc quyền nhãn hiệu, tuy nhiên, trên thị
trường cũng có các sản phẩm tương tự, ta gọi là sản phẩm khác tương tự.

HVTH : Lê Văn Trung Trực

22


Chiến lược Marketing quốc tế

GVHD: Ts. Nguyễn Xuân Trường


Với việc định vị sản phẩm Nem Lai Vung với mẫu mã đẹp hơn, chất lượng
thơm ngon, giá cả phải chăng (tương đương sản phẩm nội địa), là ưu thế của Nem
Lai Vung tại thị trường Trung Quốc.
5- CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX
5.1Chiến lược sản phẩm :
Sản phẩm được sản xuất tại huyện Lai Vung – Đồng Tháp, với công nghệ
ngày một tiên tiến tự động hóa, đúng quy trình và an toàn vệ sinh thực phẩm, chất
lượng đồng đều. Màu sắc đặc trưng với thương hiệu nổi tiếng, độc quyền thương
hiệu và chỉ dẫn địa lý của Nem Lai Vung. Khả năng cung ứng sản phẩm là không
hạn chế.
5.2Chiến lược giá :
Thực hiện chiến lược giá phân phối ngang hoặc bằng các loại sản phẩm
cùng loại khác trên thị trường.
5.3 Chiến lược phân phối :
Thực hiện chiến lược phân phối chọn lọc, trong số đó, chọn một số siêu thị,
thành phố lớn gắn kết với tiềm năng du lịch làm kênh phân phối chính yếu, sống
còn cho sản phẩm này.
6- KẾ HOẠCH THỰC THI
Tiến hành thành lập công ty cổ phần có chức năng kinh doanh xuất nhập
khẩu. Ký kết hợp đồng đầu vào sản phẩm cũng như cam kết tiêu thụ sản phẩm do
bà con sản xuất, có thể kết hợp việc tham gia cổ phần tại doanh nghiệp.
Khảo sát thăm dò thị trường Trung Quốc, tiến hành chào bán sản phẩm, các
chiến lược chiêu this kết hợp cả chiến lược đẩy và kéo khách hàng và ký hợp đồng
HVTH : Lê Văn Trung Trực

23



×