Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

DSpace at VNU: Về cách xưng hô và giao tiếp ngôn ngữ ở trường phổ thông (Qua số liệu khảo sát một số trường THPT ở Hà Nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.22 MB, 8 trang )

VÈ CÁCH XƯNG HÔ VÀ GIAO TIÉP NGÔN NGỮ
Ở TRƯỜNG PHỎ THÔNG

(Qua số liệu khảo sát một sẳ trường THPT ở Hà Nội)
Phạm V in Tinh’

1. Đ ặt vấn đề
1.1. Giáo dục giao tiếp ngôn ngữ đang là m ột trong những vấn đề cần chú
rọng trong môi trường học đường, đặc biệt là các thế hệ học sinh phổ thông (từ 6
. ;8 tuổi) ở Việt Nam hiện nay, Với độ tuổi này, các em đến trường để tiếp thụ
mẠt khối lượng kiến thức vừa đủ (theo quy định) để cỏ thể học tiếp các chương
.rình tiếp theo (cao đẳng, đại học, học nghề...). Tuy nhiên, m uốn tiếp thu được tri
thíc nói chung, người ta không thể bỏ qua m ột công cụ giao tiếp quan trọng số
tnẶt là ngôn ngữ. Học sinh thụ đắc tiếng mẹ đẻ không chi là trang bị cho m ình một
vcn từ vựng nhất định, các cấu trúc cú pháp nhất định, m à còn phải học cách giao
tiếp ứng xử ngôn ngữ sao cho hợp lẽ. ứ n g xử ngôn ngữ là m ột nét ứng xử văn hoá
mì các em phải chú ý làm quen, học hỏi và trau dồi. Đó là m ột kĩ năng quan ứọng,
mì rèn luyện kĩ năng nhất thiết phải trải qua một quá trình tổng hợp giữa tri thức
vè kinh nghiệm.
1.2. Trong hệ thống phân cấp hiện nay ở trường phổ thông (m ẫu giáo, tiểu
học, trung học cơ sờ, trung học phổ thông) thì bậc học cuối (trung học phổ thông)
CC nhiều điều đáng lưu ý về các mặt. Đây là lứa tuổi các em bắt đầu trường thành
trí thành người lớn. Có nhiều sự xáo trộn về mặt tình cảm, tâm lí, thể chất..., vì vậy
cíC em dễ tiếp thu (và cũng dễ lây nhiễm) mọi điều mới lạ, trong đó có thói hư tật
xíu. Ngôn ngữ, cách nói năng là một mặt các em hấp thụ và thể hiện rõ nhất. Chính
vì vậy, chúng tôi thử xem xét những mặt biểu hiện của vấn đề này của các nhóm
híC sinh lớp lớn trong những năm gần đây. Địa bàn khảo sát chủ yếu là học sinh
p TH ở Hà Nội.
2. M ột vài thự c trạ n g
2.1.
Hiện nay (2012), bậc học THPT ở Hà Nội có 194 trường công lập và 66


trròng ngoài công lập, số đăng kí thi vào lớp 10 là 75.000 thí sinh [Nguồn: Sở GD

* PGS.TS. Ngữ văn, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam.

98


VỀ CÁCH XƯNG HỒ VÀ GIAO TIẾP NGÔN N G Ữ ..

& ĐT Hà Nội]. Như vậy, sổ học sinh THPT toàn thành phổ được tuyển (cả 2 hệ
công lập và dân lập) sẽ vào khoảng 70 nghìn. So với số lượng học sinh còn lại (từ
lớp 9 trở xuống) thì con số này không lớn lắm. Nhưng đội ngũ này lại là lực lượng
thanh thiếu niên chủ chổt. Họ đã lớn, đã tự chủ trong nhiều mặt. Đa số là đã tự di
học bằng các phương tiện khác nhau (xe đạp, xe buýt, xe máy). Cách thức sinh hoiỉt
cùng đã khác. Nhiều gia đình có điều kiện đã trang bị cho con cái nhiều tiện ích:
quần áo, giày dép, đồng hồ, xe máy, điện thoại di động, thậm chí cả laptop, iP a d ..
So với học sinh cấp 3 ngày xưa, học sinh trung học bây giờ có sức vóc cao lớn hơĩi
các điều kiện vật chất tốt hơn. Cũng vì vậy mà họ tỏ ra năng động, tự tin hơn. Xà
hội ngày càng lưu ý tới các đối tượng dòng 8X hay 9X. Họ đang giữ vai trò chủ đại
trong việc tiếp cận tri thức, công nghệ mới và từng bước chiếm lĩnh các hoạt độnfc
các diễn đàn xã hội.
2.2. Trong cung cách xưng hô. Xưng hô là nghi thửc đầu tiên, nhằm thiết lập
một cuộc trao đổi. Xưng hô trong học đường khá thuần nhất về độ tuổi, tâm sini
lí, sở thích... Vì là đối tượng đồng trang lứa, các học sinh trong cùng khối hầu het
là "đồng tuế" (cùng tuổi) nên không có sự phân chia thứ bậc, không bị các nhân tẠ
quyền uy (power) chi phối trong việc xưng hô. Từ trước đến nay, việc xưng g^i
trong học đường không phức tạp lắm. Khi nói năng, các em thường xưng tớ gũ
bạn (hoặc tên của bạn). Cũng có em xưng tôi gọi bạn. N hưng cũng có em xưnị
tao gọi mày. Trong bộ phim dài kì Nhật kí Vàng Anh phát trên VTV3 mấy năn
trước đây (2006 - 2007), người viết kịch bản đã để cho các em xưng tôi và gọi cá;

bạn là "ông" (náu là hạn trai) và "bà" (nếu là bạn gái). N hư vậy, ta thấy có nhiềỉ
càp xưng gọi đang tồn tại: tớ - cậu, tở - bạn, tớ - tên bạn, tao - mày, tôi - ông/
bà,... Dĩ nhicn, các cặp xưng gọi này cỏ thể thay đổi tuỳ nơi, tuỳ hoàn cảnh. Thận
chí, việc thay đổi này có thể diễn ra trong một nhóm học sinh {lúc này xưng tac
lúc sau xirng (ớ). Nếu ở trong lórp, trưởc thầy cô thì các em lại nói khác. Ra khci
lớp, đi chơi, các em nói khác.
2.3. Vấn đề chính là ở chỗ, cách nói năng của các em trong khung cảnh ngoà
h ọ c đ ư ờ n g . T h o á t k hỏi lớp h ọ c , sân trư ờ n g , n g o ài sự g iá m s á t c ủ a th ầ y c ô , cf
n h iê n c á c em sẽ có trạ n g thái tâ m lí v u i vỏ th o ả i m ái h ơ n . C á c em đ ư ợ c h o à \ầ)
k h ô n g g ia n x ã hội v à th ể h iệ n m ọ i h à n h vi m ộ t cá c h tự n h iè n h ơ n . N h ư n g c h ín h s t
tự nh iên n ày có lúc đ ã dẫn đ ến sự tự d o q u á trớ n , v ư ợ t ra n g o à i c á c k h u ô n kh*
c h u ẩ n m ự c. Đ iều d á n g tiế c là n h iề u em lại c h o rà n g đ ỏ là c á i " q u y ề n " c h ín h đtn>
c ù a m ìn h v à v ô h ìn h tru n g đ iề u đ ó cổ x u ý c h o n h ữ n g c á c h n ó i n ă n g lệch chuẩ)
n g ô n n g ừ v à v ăn h ó a.

2.4. Rõ nhất là hiện tượng nói năng riêng biệt mà một số nhà ngôn ngữ vẫi
cho đấy là "lóng học đường". Tiếng lóng là "cách nói từ ngữ riêng trong một tím


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẰN THỨ TƯ

lớp hay một nhóm người nào đó, nhằm chi để trong nội bộ hiểu được với nhau" {Từ
điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), Nxb Đà Năng, 2006). Lóng là một hành vi
được coi là lệch chuẩn thường đo những đổi tượng có hành cung che giấu hoặc trốn
tránh pháp luật (buôn lậu, băng nhóm xã hội đen) sử dụng. Học sinh không phải là
đổi tượng xấu, không có những hành vi hoạt động mờ ám (trừ m ột số ít hư hỏng, ăn
chơi, nghiện hút) nên không thể coi ngôn ngữ m à học nói với nhau là tiếng lóng
được. Nhưng cách thể hiện của những lối nói này giống như m ột dạng lóng biến
thể. Chỉ cần hoà vào dòng học sinh vừa tan học, hay m ột nhóm học sinh đang tụ tập
trên đường, trong quán nước là chúng ta có thể nghe thấy khá nhiều các phát ngôn,

đại loại như:
- Hết veo đạn (tiền) rồi, nài phụ huynh mãi không được viện trợ (cho tiền).
Hôm nay đành treo giày (không đi chơi hoặc tham gia m ột trò gì đó) thôi...
- Bắt chước thằng Tuấn lò gạch ấy. Đem con nghẽo (xe đạp, xe máy) đi cắm là
có máu khô (tiền dự trữ) ngay. Rồi tiền bổi (bố mẹ) xót con không để con cháu hành
quân (cuốc bộ) lâu đâu...
- Tao nghĩ ra kế Khổng Minh rồi. Oanh tạc cơ (lấy trộm) ngu ngơ gà tóc nâu
(bạn gái tóc vàng). Sỉch-cờ-rít (sercret, bí mật) nghe chưa!
- OK! Oong đơ toa ba ta nhất trí. Chiều nay, nhớ "phôn" cho tụi thằng Hùng
ăn sung sung chát (chat, trò chuyện trên mạng) bằng cam vắt (webcam, chat có
hình) luôn đến khoắt (khuya) không thèm ngơi (nghỉ ngơi) nhé...
Có thể nói là thiên hình vạn trạng kiểu nói của các bạn trẻ, dòng 8X đã qua,
bây giờ là 9X. Họ ăn diện rất mốt, tóc hoe vàng, áo thụng, quần ngố, lúc nào cũng
kè kè điện thoại đời mới. Họ gọi bạn gái là gà tóc nâu, bạn trai là xe trâu, gọi bố mẹ
là tiền bổi, gọi đôla là tờ âm phù, gọi các trò chơi game là hàng độc, hàng hiệu, làm
kiểm điểm thì gọi là đi chào cờ, bị bắt ra ngoài lớp thì gọi là ăn thẻ đỏ bỏ sân chơi,
trốn học chơi cờ ngoài công viên là đi thăm Đe Thích, bị bố mẹ mắng là nghe ca
nhạc cải lương, v.v...
2.5.
Còn một lối nói nữa, rất được các sĩ tử ưa chuộng là lấy tên các nhân vật
lịch sử, các nhân vật nổi tiếng trong văn chương để tạo ra một từ mới có thành tố
đồng âm. Chẳng hạn: Đừng có Hồng Lâu Mộng, chở Tường Giới Thạch, Sao vô Lý
Thường Kiệt, Chớ p h í Phạm Văn Đồng, Không Phan Đình Gỉót (rót) chi Phan Đình
Tu (uống từ chai), L ỗ Tẩn to rồi, hơi bị Thủ Lệ (xinh đẹp)... có thể nói là rất nhiều.
Điều lạ lùng này là cách nói lặp âm tạo từ này tiếp tục được mở rộng và "sáng tạo"
thêm tùy theo bối cảnh và khả năng của từng nhóm học sinh như một hội chứng
"domino" mãi không dừng. Tôi để ý thấy nhiều nhóm học sinh chẳng hề e dò khi
nói năng thế này trước người lớn. Dĩ nhiên, trước mặt thầy cô thì các em có hạn chế
920



VỀ CÁCH XƯNG HÔ VÀ GIAO TIẾP NGÔN NGỮ...

hơn. Nhưng ra khỏi lớp là khác hẳn. Họ vui vẻ cười đùa và trcu chọc nhau không
biết mệt.
2.6. Công nghệ thông tin phát triển cũng là một nhân tố tác động tới cách nói
và cách viết của học sinh hiện nay. Cái khác biệt của nhịp sống hôm nay là tốc độ
nhịp sóng nhanh chóng mặt. Có khi chỉ nhỡ một cái nháy chuột thôi là lỡ một cơ
hội. Và cơ hội này rất có thể làm cho sự nghiệp của ai đó rẽ qua ngả khác cũng nên.
Công nghệ tân kì, nói chi cho phải? Vậy nên, việc nói năng của lớp trẻ bây giờ cũng
đậm chất "công nghệ":
- Thế nào? file về mấy "công-tơ-ra" (hợp đồng) ở FPT bọn mày chạy đến
đ âu rồi?
- N ổi mạng rồi. Nhưng mãi vẫn chưa hot (nóng) lên được. Chưa đúng hợp
đồng...
- Thì mày cứ cóp (copy)" rồi meo (mail) ngay phai (file) giống hợp đồng vừa
k í với hãng Vinacafe ấy?
- "Meo, meo, a chú mèo" chán rồi. Họ không chịu. Phải qua thủ tục "thờ âu
thâu huyền thầu" mới ổn!
- Rách việc quá ta! Thôi tới "choa" giải quyết ngay việc gấp này đã. Đelit
(delete) chuyện kia đi! Đừng có "ngõi" tới nó nữa...
Toòng teeng với chiếc túi trên vai, họ vừa đi, vừa dốc chai La Vie ừng ực vừa
nút mô-bai ra đàm đạo (mà họ hay nói là "buôn dưa lê, bán dưa bở"). Không alô,
k-hông xưng hô, không mào đầu gì sất, họ hổi hả bàn công chuyện. Tính cấp bách
ctủa công việc làm cho ngôn từ giới trẻ kia "tỉnh lược" ngôn từ tới mức tối đa và bỏ
qiua hầu hết mọi nghi thức xã giao.
2.7. Tuy nhiên, điện thoại di động chưa phải là "sành điệu" nhất. Với nhiều cô
Ciậu, giờ mà còn thích mải mê với điện thoại di động thì quả là hơi bị... âm lịch. Di
điộng xanh đỏ tím vàng vẫn kè kè trong túi đấy, nhưng "chát" bây giờ mới đúng mốt
thời đại của các "tay chơi". Vào bất cứ một hàng "nét" nào bây giờ, ta cũng dễ dàng

nihìn thấy toàn các gương mặt non choẹt, nhẫn vàng choé, tai đeo cáp, chúi đầu vào
cihát. Họ gõ tí tách như đàn gà mổ bấp trên nương. Nhanh thì nhanh thật. Nhưng
cìhữ nghĩa kia bất chấp chính tả, bất chấp dấu câu, bất chấp các từ có lẽ sáng tạo ra
cỉhi để dùng một lần trong đời rồi... vứt. Trên blog cùa một thanh niên Canada (đã
tử ng là sinh viên Trường đại học KHXH & NV - ĐHQG HN) gần đây (tên là
Rluelle. biệt danh Joé), có khá nhiều ví dụ về chuyện chừ nghĩa của thanh niên Việt
N am trên mạng chat này: một số = mụt số, buồn lấm = bùn lcm, Vâng, mình không
Cihịu nổi = Vâg, mìn hôg chịu nùi, trời ơi = trùi ui, chài ai, lích kích = lik kik, qua =
921


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LÀN THỨ T ư

wa, quá = wá, chết rồi = chít rùi, tiếng Việt là gì? = tiếg Vịt là j?, hết giờ = hit h, Dù
sao ngôn ngữ cũng không phản ánh được cảm xúc của con người = D sao ngun ng.
kũg ko fan á đợc kảm xúc kủa c. ngừi...
Cách viết tuỳ tiện như vậy, có thể chỉ là một thú chơi riêng, m ột cách thể hiện
riêng trong từng nhóm. Và rất nhiều người cho rằng thú chơi này là bình thường, vô
hại. Họ nghĩ lớp trẻ quá nhiều stress trong học hành, cần phải giải toả bằng cách bày
trò tiêu khiển. Lớp trẻ thích thế và không áp dụng cho những nơi khác hoặc những
nơi khác cần nghiêm túc. Cũng có thể, nhưng cái gì dùng lâu cũng sẽ thành quen. B.
Spock nói rằng: "Trẻ em không hư nếu hành vi chỉ gặp m ột lần. Đ ứa trẻ chỉ hư khi
những sai lầm về giáo dục được lặp lại trong một thời gian dài". Lối viết, lối nói tuỳ
tiện của các em đã "nhập tâm" lúc nào không hay và đôi khi "bột phát" thể hiện
ngay trên bài viết "giấy trắng mực đen" của họ.
Trên báo Khoa học & Đời sống gần đây, trong bài "Những cải lỗi nằm ngoài
kiến thức"! chúng tôi đã có ý kiến không đồng tình về việc học sinh hiện nay sử
dụng khá nhiều các kí hiệu tắt trong bài thi (Chẳng hạn, viết ìr ,k g , k = không, ng. X
= nguyên nhân, ~ = những, o f= của, &, and = và...). Nhiều giáo viên có trao đổi với
chúng tôi rằng, các chữ tát tuỳ tiện khác thì đúng là không nên. N hung riêng kí hiệu

& (= và) thì đã quá thông dụng trên toàn thế giới. Chả cứ gì thế giới, sách báo ta
cũng viết như vậy khá nhiều đấy thôi. Viết & không sai nghĩa m à lại tiện nữa. Vậy,
bắt lỗi các em như vậy có khắt khe và máy móc quá không?
Kí hiệu & nằm trong hệ thống một loạt các kí hiệu ước lệ biểu trưng đang rất
thông dụng trên văn tự nói chung (như % - phần trăm; %0 = phần nghìn; = dấu
bằng; ~ dấu gần bằng, xấp xỉ...). Kí tự & = and = ampersand = và (tiếng Việt). Nó
ra đời rất lâu rồi, gần như sau khi có bảng chữ cái Latinh và người ta nghiễm nhiên
"ưu tiên" để đặc cách xếp nó đứng ngay sau chữ [z] là chữ cuối cùng của hệ chữ
này. Ampersand được giải thích là tổ hợp hoà kết (đã bị đọc trại âm) của ngữ đoạn
"[zed] and per se and". Đó là lời người Anh giải thích hai kí tự cuối cùng đứng liền
nhau: [z, &] -» "zed (chữ z) và chữ tự nó có nghĩa là và (&)" (xem thêm Kiển thức
Ngày nay, số 488, tháng 3-2003).
Kí hiệu & có mặt khắp mọi loại hình văn bản ở mọi ngôn ngữ khác nhau.
Người ta còn sáng tạo ra nhiều tự dạng mang tính đồ hình đủ loại từ kí tự này đổ
trang trí, nom rất lạ mắt. Ở Việt Nam, ta cũng gặp & nhan nhản trên các tít báo, tít
sách, tên khách sạn nhà hàng, ban nhạc,...: Khoa học & Phát triển, M ốt & Cuộc
sổng, Gia đình & X ã hội, Tiếp thị & Gia đình,... (báo) Nhóm A C & M (ban nhạc),
Cafe & Internet, M & Tôi (phòng trà)... Nếu quan sát, ta thấy đa sổ kí hiệu & này
thường nằm trong cấu trúc ngữ đoạn ngắn, có vai trò nối kết hai vế đổi tượng tương
đương, mang tính định danh cao. Điều này cũng giúp cho việc thể hiện măng-sét

922


VỀ CÁCH XƯNG HỒ VÀ GIAO TIẾP NGỒN NGỮ...

báo hay làm ma-kct bài vở thoáng nhẹ và đẹp hơn. Còn trong văn bản chính văn, ít
ai dem kí hiệu đó ra dùng (chì có thể lặp lại nguyên văn tên đã định hình trên tít
báo). Đôi lần, ta cũng bắt gặp một tài liệu nào đó "nhỡ tay" viết lẫn chữ này vào
mạch diễn giải, làm cho văn bản vừa thiếu nhất quán trong trình bày vừa gây ấn

tượng không nghiêm chỉnh. Do đỏ, việc một học sinh nào đấy cũng "tiện tay" sử
dụng mọi kí hiệu tắt như thế trong bài thi của mình rõ ràng là không nghiêm túc,
càn phải sửa (trừ trường hợp được phép hoặc bắt buộc sử dụng khi diễn đạt các bài
giải môn lôgích, toán học,...). Ở các bài thi khác (như văn, sử, chính trị, đạo đức,...),
dĩ nhiên viết thế người đọc vẫn nhận ra và hiểu "ngon lành". Nó hầu như không ảnh
hưởng gì tới ngữ nghĩa giao tiếp. Nhưng đổi chiếu với một văn bản đòi hỏi mô
phạm, chuẩn, thể hiện tuỳ tiện như vậy là sai quy cách. Chi riêng m ột kí hiệu đó
thôi cũng đủ để chúng ta dừng lại bàn khá nhiều về quy cách viết tắt sao cho phải.
Trong nhiều bài kiểm tra, bài thi của học sinh mà chúng tôi tiếp cận, rất nhiều chỗ
viết tắt vô tội vạ: các tổ hợp từ không quen thuộc, rất khó suy luận (ví dụ bài giữa kì
= bgk, ngày trước = nt, thực tế = tt...), tên của chính học sinh trong giấy thi (Nguyễn
Thị Thu Hường = Ng. T. T. Hường), thậm chí tên nhân vật lịch sử, lãnh tụ cần viết
đầy đủ cho trang trọng vẫn bị viết tắt (Hoàng Hòa Thám = HHT, Chủ tịch Hồ Chí
Minh = CT HCM...), V.V...
3. P h ân tích nguyên nhân và kiến nghị

3.1. Rất nhiều học sinh hiện nay sinh hoạt, nói năng, viết lách bất chấp mọi
điều đang diễn ra xung quanh. Ai nghe, ai không nghe mặc kệ. Miễn là hả dạ, vì gây
được ấn tượng, là lạ kì, là sành điệu... Hiện nay, đang có xu hướng giới trẻ vào
mạng viết blog như một thú vui thời thượng. Công bằng mà nói, vào đấy, chúng ta
cũng bắt gặp nhiều trang viết hay, cảm động. Đó là một nơi để các em bộc bạch, thể
hiện nỗi lòng. Nhưng không ít blog được thể hiện vô cùng lộn xộn (về chủ đề, ngôn
từ, chính tả...). Thói quen tuỳ hứng này rõ ràng phản ánh một mặt trong cách thức
giáo dục của chúng ta về cách ứng xử đối với giao tiếp bằng văn tự.
3.2. Trước hết, hiện tượng này xuất phát từ sự thiếu quan tâm, theo dõi, uốn
nẳn của gia đinh (cụ thổ là cha mẹ các em). Do hoàn cảnh công việc, lo việc làm ăn,
quỹ thời gian eo hẹp, ncn nhiều bậc phu huvnh gần như ít có điều kiện tiếp xúc,
sổng cùng lớp trẻ. Mọi việc ăn ở, sinh hoạt được phó mặc cho người thân có thể
giúp (ông bà nội ngoại), người giúp việc... Còn chuyện học hành thì gần như "khoán
trắng" cho thầy cô giáo, cho nhà trường. Một năm, may lăm họ chỉ đến họp 1 - 2 lần

(sơ kết và tổng kết năm học), nghe thông báo, nộp tiền... rồi lại quay trở về với công
việc. Không có sự trao đổi. uốn nắn, các em gần như bị thà nổi và rất dễ tụ tập, đàn
dúm, sa đà vào những nơi vui chơi không lành mạnh (quán xá, đọc sách báo linh

923


VIỆT NAM HỌC - KỲ YÉU HỘI THẢO QUỐC TÉ LẰN THỨ TƯ

tinh, ưò chơi game, chát trên mạng,...). Khi nghe con em mình nói năng, có phụ
huynh mới biết, "giật mình" thì đã muộn. Bẻ không vin cả gãy cành là thế.
3.3.

v ề phía nhà trường, rõ ràng cũng có sự buông lỏng, không đưa các em

vào những nề nếp, kỉ cương cần thiết. Nhiều nơi, các thầy cô chỉ có nhiệm vụ lên
lớp giảng bài cho hết giờ, ít quan tâm theo dổi xem các học sinh trong lớp như thế
nào (hoàn cảnh, sở thích, tâm tư, nguyện vọng, những biểu hiện bất thường,...).
Nhưng điều quan trọng nhất là thiếu hẳn một chương trình giáo dục giao tiếp ngôn
ngữ văn hoá cho các em. Các em không chỉ học các môn Văn, Tiếng Việt là xong
mà còn phải biết vận dụng tri thức ngôn ngữ trong các tình huống nói năng trong
các bối cảnh khác nhau. Các em tiếp nhận tri thức mới là tốt (tin học, công nghệ
mới) nhưng không thể ỷ lại, lạm dụng công nghệ mới để thể hiện những cái tôi lệch
lạc của mình. Hầu hết các giáo viên chấm bài cũng không lưu ý nhiều đến kĩ năng
trình bày (chính tả, viết hoa...) m à hơi lệch về kĩ năng viết văn hoặc trả lời kiến thức
chuyên môn (đáp số, công thức đúng là được). Việc bắt lỗi, sửa lỗi, trừ điểm ở các
kĩ năng này hầu như không cỏ. Không được nhắc nhở nên các em tự cho rằng điều
này không quan trọng và cứ thế tiếp tục mắc lỗi và mắc trầm trọng hom. Theo tôi,
khung chương trình hiện nay nên bổ sung thêm phân môn Giáo dục giao tiếp ngôn
ngữ - văn hoả cho học sinh, ít nhất là cho các học sinh lớp lớn (PTTH).


T ài liệu th am kh ảo

1. Phan Kế Bính, 1990, Việt Nam phong tục, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Hoàng Thị Châu, 1995, "Cần chuẩn hoá cách xưng hô trong xã giao", Tạp chí Ngôn
ngừ & Đời sống, số 2.
3. Nguyễn Văn Chiến 1998, "Các lớp yếu tố chi người trong hệ thống đại tò nhân xưng
Đông Nam Á" trong Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Ả), Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Khang (chủ biên), 1996, ứng xừ ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình
người Việt, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
5. Nhiều tác giả, 1995, Việt Nam: những vấn đề ngôn ngữ và văn hoả, Hội Ngôn ngữ
học Việt Nam, Hà Nội.
6. Nhiều tác giả, 2002, Tiếng Hà Nội trong mối quan hệ với tiếng Việt và văn hoá Việt
Nam, Hội N gôn ngữ học H à N ội, N xb Văn hoá T hông tin.
7. Stankevich N. V., 1993, "Cần tìm hiểu về cách xưng hô trong tiếng Việt" trong Việt
Nam: những vấn đề ngôn ngữ vù văn hoá, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội.
924


VỀ CÁCH XƯNG HÔ VÀ GIAO TIẾP NGÔN NGỮ..

8. Phạm Văn Tình, 1999, "Bàn thêm về cách xưng hô trong nhà trường" trong Tiếng
Việt và chữ Việt trong đời song văn hoá hiện thời, Đề tài Khoa học của Hội Ngôn
ngữ học Việt Nam.
9. Trần Ngọc Thêm, 2001, Tìm về bàn sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh.
10. Trần Quốc Vượng (chù biên), 1996, Văn hoá học đại cương về cơ sở văn hoá Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.


9 25



×