Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

đề cương quy hoạch du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.42 KB, 28 trang )

Câu 1: Trình bày những hiểu biết của bạn về quy hoạch du lịch ( khái
niệm, đặc điểm, phân loại)
1. Khái niệm:
Theo Bà Bùi Thị Hải Yến : “Quy hoạch du lịch là tập hợp lý luận và thực
tiễn, nhằm phân bố hợp lý nhất trên lãnh thổ những cơ sở kinh doanh du lịch
có tính toán tổng hợp các nhân tố: điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch, cơ
sở hạ tầng, điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường, kiến trúc xây dựng, kỹ thuật
công trình, đường lối chính sách... Quy hoạch du lịch còn cụ thể hóa trên lãnh
thổ những dự đoán, định hướng, chương trình và kế hoạch phát triển DL.
Đồng thời, QHDL bao gồm cả quá trình ra quyết định, thực hiện QH và bổ
sung các điều kiện phát triển nhắm đạt được các mục tiêu phát triển DL bền
vững”
“Quy hoạch du lịch là luận chứng khoa học về phát triển và tổ chức không
gian du lịch tối ưu trên lãnh thổ của quốc gia và vùng”. (Quy hoạch du lịch –
Những vấn đề lý luận và thực tiễn – TS. Trần Văn Thông)
2. Đặc điểm:


Nội dung của qhdl bao giờ cũng bao quát rộng hơn, có nội dung đầy đủ

hơn so vs phân vùng dl, nhằm tổ chức và phân bố hợp lý nhất cơ sở vckt, kết
cấu hạ tần, nguồn lao động phù hợp với nguồn tài nguyên môi trường và các
điều kiện kinh tế - xã hội của vùng. Đồng thời, qhdl còn cụ thể hóa trên lãnh
thổ vùng những dự báo, chương trình, kế hoạch, chiến lượn phát triển dl và
bap gồm cả quá trình thực hiện qh.


Công việc cụ thể của qhdl là phân vùng du lịch quốc gia, thiết kế các sơ

đồ qh tổng thể và sơ đồ qh các khu dl chuyên đề.
 Quy hoạch du lịch có nhiệm vụ xây dựng các dự án, các chương trình,


các kế hoạch phát triển sao cho khai thác, tôn tạo các nguồn lực phát triển du
lịch có hiệu quả, hợp lý và góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền
vững.
 Quy hoạch du lịch là một quá trình động, có trọng điểm
cho từng giai đoạn phát triển.
 Quy hoạch du lịch là một quá trình thường xuyên, liên tục.


 Thời gian quy hoạch:
+ Loại ngắn hạn: 1-3 năm, tùy theo các chương trình đầu tư đã đc quyết
dịnh, thực thi phù hợp với những khả năng kinh tế, chính trị tương đối.
+ Loại thời hạn trung bình: 3-5 năm, nhằm chi tiết hóa những chương
trình đầu tư đã đc thực thi trong khuôn khổ các kế hoạch quốc gia và các
vùng về phát triển du lịch.
+ Loại dài hạn: 10-25 năm, loại qh này là cơ sở, nguyên tắc chỉ đạo cho
việc soạn thảo, thực hiện các kế hoạch, dự án qh nối tiếp.
3. Phân loại:
Luật DL VN 2005 quy định các loại qhdl: QH phát triển dl là qh ngành, gồm
qh tổng thể phát triển dl và qh cụ thể phát triển du lịch.
 QH tổng thể phát triển du lịch : được lập cho phạm vi cả nước, vùng dl,
địa bàn dl, trọng điểm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu dl. Thường
có quy mô lớn và thời gian thực hiện qh dài (5-15 năm). Nhiệm vụ của qhttptdl
bao gồm: nghiên cứu xác định vị trí, ảnh hưởng của ngành dl trong nền kinh
tế quốc dân ở khu vực hoặc quốc gia; đưa ra mục tiêu phát triển ngành du
lịch, hoạch định quy mô phát triển, yếu tố kết cấu và bố cục không gian của
ngành dl, chỉ đạo và điều tiết ngành dl phát triển lành mạnh ( xây dựng định
hướng, chiến lược pt; xây dựng hệ thống quy định, tổ chức thực hiện nghiên
cứu bổ sung, đnahs giá và giám sát). Về mặt không gian thì chức năng dl
trong khu qh lag không liên tục.
Ví dụ: Dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,

tầm nhìn đến năm 2030.
 QH cụ thể phát triển du lịch: được lập cho các khu chức năng trong khu
du lịch quốc gia, khu du lịch địa phương, điểm du lịch quốc gia có tài nguyên.
Có quy mô nhỏ, thời gian qh tương đối ngắn ( <= 5 năm). Xét theo góc độ tính
chất sản phẩm nơi đến, loại hình cảnh quan, quan hệ phụ thuộc với các cấp
quản lý, chức năng phục vụ, loại hình qh này đc phân làm các loại qh nhu:
khu danh lam thắng cảnh, khu bảo vệ tự nhiên, vườn quốc gia, khu dl nghỉ
ngơi, khu vui chơi giải trí... QH cụ thể ptdl còn được hiểu là QH tổng thể sử
dụng đất đai, qh mặt bằng hạ tần, thiết kế cùng với một số nghiên cứu chuyên


đề. Trong đó, nghiên cứu chuyên đề gồm nhiều nội dung như: phân tích ảnh
hưởng kinh tế, đánh giá ảnh hưởng của văn hóa - xã hội, môi trường, phân
tích kinh doach của thị trường và thúc đẩy kế hoạch.
Ví dụ: dự án quy hoach Cồn Hến thành “Khu du lịch - dịch vụ cao cấp Cồn
Hến”
Câu 2: Vùng du lịch là gì? Các vùng du lịch chính của hệ thống lãnh
thổ du lịch VN?
1. Khái niệm:
Theo Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995
– 2010 định nghĩa: “Vùng du lịch là một hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội bao
gồm một tập hợp các hệ thống lãnh thổ du lịch, thuộc mọi cấp có quan hệ với
nhau và các cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho sự hoạt động của các hệ
thống lãnh thổ du lịch”
Theo I.I. Pirogionhich – Trần Đức Thanh và Nguyễn Thị Hải biên dịch – Cơ
sở địa lý du lịch và dịch vụ tham quan, tr.19,1985 định nghĩa: “Vùng du lịch là
một hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội, là toàn bộ các hệ thống lãnh thổ du lịch
thuộc tất cả các cấp, các kiểu và các cơ sở cấu trúc thượng tầng, bảo đảm
chức năng của hệ thống lãnh thổ du lịch và có đặc điểm chung của ngành
chuyên môn hóa du lịch và những điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển du

lịch”.
Theo quan niệm của N.X. Mironeko và I.T. Tirodokholebook(1981): “ Vùng
du lịch là một cộng đồng lãnh thổ của các xí nghiệp chuyên môn hóa phục vụ
khách du lịch, có quan hệ mật thiết về kinh tế nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu
của khách trên cơ sở sử dụng tổng thể tự nhiên, văn hóa lịch sử hiện có và
các điều kiện kinh tế của lãnh thổ”
Kết luận:
- Vùng du lịch là không gian tồn tại của môi trường nuôi dưỡng hệ thống lãnh
thổ lãnh thổ du lịch.
- Vùng du lịch luôn lớn hơn không gian của hệ thống lãnh thổ du lịch.
- Vùng du lịch bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế xã hội
-

Các vùng du lịch chính của hệ thống lãnh thổ du lịch Việt Nam:


 Vùng trung du, miền núi Bắc Bộ
+ Bao gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ,
Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn
và Bắc Giang gắn với các hành lang kinh tế và các cửa khẩu quan trọng với
Trung Quốc và Thượng Lào.
+ Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch văn hóa, sinh thái gắn với tìm
hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.
 Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc
+ Bao gồm thủ đô Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng
Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh gắn với
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
+ Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch tham quan thắng cảnh biển, du
lịch văn hóa trên cơ sở khai thác các giá trị của nền văn minh lúa nước và nét sinh
hoạt truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, du lịch đô thị, du lịch MICE.

 Vùng Bắc Trung Bộ
+ Bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên Huế gắn với hệ thống cửa khẩu quốc tế với Lào, với du lịch hành lang Đông
Tây và hệ thống bãi biển, đảo Bắc Trung Bộ.
+ Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là tham quan tìm hiểu các di sản văn hóa
và thiên nhiên thế giới, du lịch biển , du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa – lịch sử và
du lịch đường biên.
 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
+ Bao gồm các tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận gắn với vùng kinh tế trọng điểm Miền
Trung, với hệ thống biển đảo Nam Trung Bộ.
+ Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là tìm hiểu các di sản văn hóa thế giới, du
lịch nghỉ dưỡng biển, đảo.
 Vùng Tây Nguyên
+ Bao gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng gắn với
tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Camphuchia.
+ Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch sinh thái,du lịch văn hóa trên cơ
sở khai thác các giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số.
 Vùng Đông Nam Bộ


+ Bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa –
Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hành
lang du lịch xuyên Á.
+ Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch đô thị, du lịch MICE, tìm hiểu
văn hóa – lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo.
 Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
+ Bao gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc
Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và TP. Cần
Thơ gắn với du lịch tiểu vùng sông Mêkông.

+ Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch sinh thái, khai thác các giá trị
văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo, du lịch MICE.

Câu 3: Kể tên các hệ thống phân vị vùng, cho ví dụ. Các căn cứ để xác
định sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng du lịch? Cho ví dụ và phân
tích.
1. Hệ thống phân vị vùng:

 Điểm du lịch:
Theo khoản 8, điều 4, chương I Luật DLVN 2005: “ Điểm du lịch là nơi có
tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”
Đặc điểm:
- Là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị về mặt lãnh thổ.
- Có quy mô nhỏ tuy nhiên điểm du lịch vẫn chiếm một diện tích nhất định
trong không gian.
- Điểm du lịch là nơi tập trung tài nguyên du lịch hay cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ du lịch, hoặc kết hợp cả hai ở quy mô nhỏ.
- Bao gồm: điểm tài nguyên và điểm chức năng.
Ví dụ: Đại Nội, chùa Thiên Mụ...

 Khu du lịch:
Theo khoản 7, điều 4, chương I Luật DLVN 2005: “ Khu du lịch là nơi có tài
nguyên du lịch ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên được quy hoạch, đầu
tư phát triển nhằm thỏa mãn đa dạng của khách du lịch, đem lại hiều quả kinh
tế - xã hội và môi trường”
Phân loại khu du lịch:


- Theo thực trạng phát triển: khu du lịch đã hình thành và khu du lịch tiềm
năng.

- Theo yếu tố địa lý: khu du lịch ven biển, khu du lịch vùng núi, khu du lịch
rừng, khu du lịch ven hồ, khu du lịch suối khoáng, khu du lịch đồng bằng…
- Theo hình thức hoạt động: khu du lịch tham quan, khu du lịch nghỉ dưỡng,
khu du lịch săn bắn, khu du lịch thể thao.
- Theo nguồn gốc hình thành: khu du lịch tự nhiên và khu du lịch văn hóa.
Ví dụ: Khu du lịch Lăng Cô, khu du lịch bán đảo Sơn Trà...

 Tuyến du lịch:
Theo khoản 9, điều 4, chương I Luật DLVN 2005: “ Tuyến du lịch là lộ trình
liên kết các khu du lịch gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt,
đường thủy, đường không”
Ví dụ:
- Tuyến du lịch nội tỉnh: Tuyến du lịch văn hóa Cố đô Huế - Huế City tour,
Tuyến du lịch TP Huế - A Lưới - đường mòn Hồ Chí Minh.
- Tuyến du lịch liên tỉnh: Tuyến du lịch Quảng Trị - Huế - A Lưới - Đường mòn
Hồ Chí Minh - Khe Sanh - Lao Bảo, Tuyến du lịch Huế - Cảnh Dương - Bạch
Mã - Lăng Cô - Hải Vân - Đà Nẵng - Hội An, Tuyến Con đường di sản: Huế Hội An - Mỹ Sơn - Phong Nha (Quảng Bình), Tuyến DMZ.
- Tuyến du lịch liên quốc gia: Tuyến du lịch theo cửa khẩu Lao Bảo: Huế - Lao
Bảo - Savanakhet - Thái Lan, Tuyến du lịch Huế - A Lưới - Cửa khẩu S 3 Saravan - Chăm Pasắc - Thái Lan, Tuyến du lịch A Lưới - Cửa khẩu S 10 - Sê
Kông, Tuyến du lịch quốc tế qua sân bay Phú Bài.

 Đô thị du lịch:
Theo Khoản 5, Điều 4, Chương I - Luật Du lịch Việt Nam (2005) định nghĩa:
“Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển và du lịch có vai trò quan trọng
trong hoạt động của đô thị”.
Các điều kiện để công nhận là đô thị du lịch:
- Có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới đô thị hoặc trong ranh giới đô
thị và khu vực liền kề;



- Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ đáp ứng nhu cầu
của khách du lịch, có cơ sở lao động phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch;
- Ngành du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đạt tỷ lệ thu nhập từ
du lịch trên tổng thu nhập của ngành dịch vụ theo Quy định của Chính phủ.
Ví dụ: Đô thị cổ Hội An, Hà Nội

 Trung tâm du lịch:
Trung tâm dl là một cấp hết sức quan trọng, mật độ điểm dl trên lãnh thổ này
tương đối dày đặc. Mặt khác, trung tâm dl gồm các điểm chức năng được đặc
trưng bởi sự gắn kết lãnh thổ về mặt kinh tế, kỹ thuật và tổ chức, nó có khả
năng và sức hút khách dl rất lớn.
Điều kiện của trung tâm dl:
 Nguồn tài nguyên du lịch tương đối tập trung và được khai thác một
cách cao độ;
 Có thể nguồn tài nguyên không thật đa dạng về loại hình, song điều
kiện cần thiết là phải tập trung và có khả năng lôi cuốn khách du
lịch;
 Có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật tương đối phong phú
để đón, phục vụ và lưu khách lại trong một thời gian dài, thông
thường trung tâm du lịch cần có các cảng quốc tế;
 Có khả năng tạo vùng du lịch rất cao - là hạt nhân của vùng du lịch.
 Có quy mô nhất định về mặt diện tích, bao gồm các điểm du lịch kết
hợp với các điểm dân cư và môi trường xung quanh. Về độ lớn,
trung tâm du lịch có diện tích tương đương với diện tích của một
tỉnh, hoặc thành phố trực thuộc trung ương.
Ví dụ: Đà Lạt, Quảng Ninh, Huế

 Tiểu vùng du lịch:
- Tiểu vùng du lịch là một tập hợp bao gồm các điểm du lịch, các khu du
lịch, các đô thị du lịch và trung tâm du lịch (nếu có).

- Về quy mô, tiểu vùng du lịch bao trùm lãnh thổ của một vài tỉnh.
- Tiểu vùng du lịch có nguồn tài nguyên tương đối phong phú về số
lượng, đa dạng về chủng loại.


- Bao gồm: tiểu vùng du lịch đã hình thành (hay còn gọi là tiểu vùng du
lịch thực tế) và tiểu vùng du lịch đang hình thành (tiểu vùng du lịch tiềm
năng).
Ví dụ: Tiểu vùng du lịch Thăng Long - Hà Nội, Tiểu vùng du lịch Nam Bắc
bộ gồm 2 tinh Nghệ An và Hà Tĩnh...

 Vùng du lịch:
-

Là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị
Là một sự kết hợp lãnh thổ của các á vùng (nếu có), tiểu vùng, trung

tâm, cụm du lịch và điểm du lịch có những nét đặc trưng riêng về số lượng và
chất, nhân văn, xã hội…
- Bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường kinh tế - xã hội xung
quanh với chuyên môn hóa nhất định trong lĩnh vực du lịch.
- Sự chuyên môn hóa - bản sắc của vùng du lịch
- Về phương diện lãnh thổ, vùng du lịch có diện tích rất lớn, bao gồm
nhiều tỉnh; bao chiếm cả các khu vực không phát triển du lịch.
Ví dụ:
- Vùng trung du, miền núi Bắ bộ: Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là
du lịch văn hóa, sinh thái gắn với tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu
số.
- Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc: Sản phẩm du lịch
đặc trưng của vùng là du lịch tham quan thắng cảnh biển, du lịch văn hóa

trên cơ sở khai thác các giá trị của nền văn minh lúa nước và nét sinh hoạt
truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, du lịch đô thị, du lịch MICE.
- Vùng Bắc Trung bộ: Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là tham quan
tìm hiểu các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, du lịch biển , du lịch
sinh thái, tìm hiểu văn hóa – lịch sử và du lịch đường biên.
- Vùng duyên hải Nam Trung bộ: Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là
tìm hiểu các di sản văn hóa thế giới, du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo.
- Vùng Tây Nguyên: Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch sinh
thái, du lịch văn hóa trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa độc đáo của
các dân tộc thiểu số.


- Vùng Đông Nam bộ: Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch đô
thị, du
lịch MICE, tìm hiểu văn hóa – lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển,
đảo.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là
du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ
dưỡng và sinh thái biển, đảo, du lịch MICE.
2. Căn cứ để xác định sản phẩm du lịch đặc thù của từng vùng du lịch
dựa trên các yếu tố sau:
 Tính đặc sắc, nổi trội của tài nguyên du lịch
 Tính khác biệt, duy nhất
 Các yếu tố phụ trợ (chính sách, môi trường, chính sách
chiến lược phát triển của địa phương, môi trường tự nhiên, môi trường văn
hóa xã hội)
Ví dụ: bài tập cá nhân sản phẩm du lịch đặc trưng của 1 tỉnh
Câu 4: Các nội dung để thực hiện dự án quy hoạch phát triển du lịch.

 Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch (Theo Luật Du lịch

Việt Nam 2005):
- Xác định vị trí, vai trò, và lợi thế của du lịch trong phát triển kinhtế - xã hội
của địa phương, vùng và quốc gia.
- Phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng, tài nguyên du lịch, các nguồn lực
phát triển du lịch.
- Xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất, quy mô phát triển cho khu vực quy
hoạch, dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phương án phát triển du lịch.
- Tổ chức không gian du lịch, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch
của dự án ưu tiên đầu tư; nhu cầu sử dụng đất, vốn đầu tư, nguồn nhân lực
cho du lịch.
- Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi
trường.
- Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp quản lý, phát triển du lịch theo quy
hoạch.


 Nội dung quy hoạch cụ thể phát triển du lịch (Theo Luật Du lịch Việt
Nam 2005):
- Phân khu chức năng, bố trí mặt bằng, công trình kết cấu hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật du lịch, phương án sử dụng đất.
- Xác định danh mục các dự án đầu tư và tiến độ đầu tư.
- Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.
- Đề xuất biện pháp để quản lý, thực hiện quy hoạch.

 Nội dung quy hoạch chung phát triển du lịch:
-

Phân tích, đánh giá tiềm năng tài nguyên, các điều kiện phát triển du

lịch có liên quan của khu vực quy hoạch.

- Xác định chức năng du lịch của vùng trong mối quan hệ với các khu
vực phụ cận.
- Phân tích hiện trạng phát triển du lịch của vùng
- Dự báo, đưa ra các phương án khác nhau với các điều kiện tương ứng.
- Định hướng phát triển ngành: sản phẩm – thị trường – xúc tiến
- Định hướng quy hoạch tổ chức không gian du lịch với các phân khu
chức năng và phân kỳ đầu tư
- Định hướng quy hoạch hạ tầng du lịch lãnh thổ
-

Khai toán đầu tư, phân kỳ đầu tư

-

Xác định các tác động môi trường chủ yếu từ hoạt động dl.

-

Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch.

Câu 5: Quy trình thực hiện dự án quy hoạch du lịch.
Bước 1: Chuẩn bị QH
Xác định phạm vi lãnh thổ QH, xác định thòi gian thực hiện dự án, xem xét
hoàn cảnh qh, thu thập sơ bộ những tư liệu, số liệu về các vấn đề qh, phát
hiện những vấn đề cơ bản cần giải quyết, mục tiêu yêu cầu chung của dự án,
các bộ phân nghiên cứu thực hiện theo chuyên đề, dự kiến danh sách các
thành viên tham gia qh. Lập đề cương qh và bảo vệ đề cương qh.
Bước 2: Xác định mục tiêu
Từ những vấn đề đã đc giải quyết ở bước chuẩn bị, nhóm công tác lập qh
cần phải xác định được các mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của dự án qh,

đồng thời xác định đc mục đích phát triển dl đạt đc từ dự án qh.
Bước 3: Điều tra và thu thập tư liệu


Nhóm công tác tiến hành khảo sát thực địa, điều tra thu thập nguồn thông
tin, tư liệu, số liệu về tài nguyên dl, môi trường và các nhân tố ảnh hưởng đến
du lịch ( dân cư, kinh tế, kết cấu hạ tầng, đường lối chính sách tác dộng tới
phát triển dl), hiện trạng thị trường dl, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ dl,
nguồn lao động trong du lịch, bộ máy tổ chức quản lý các loại hình dịch vụ dl,
kết quả kinh doanh dl, các tác động từ hoạt động dl đến tài nguyên môi
trường và kinh tế - xã hội.
Bước 4: Phân tích và tổng hợp
Tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu điều tra theo trình tự logic.
Hệ thống các vấn đề nghiên cứu, đồng thời thống kê, phân tích, so sánh, cân
đối, tổng hợp các thông tin, số liệu. Từ đó có đc những nhận định xúc tích,
xác thực về đặc điểm, thực trạng các nguồn lực phát triển dl của hệ thống
lãnh thổ dl cần qh.
Bước 5: Phương án quy hoạch
Dùng kết quả phân tích, so sánh tổng hợp, tư liệu điều tra để tiến hành xây
dựng các chỉ tiêu dự báo, phương án thực hiện và các giải pháp, định hướng
chiến lược, các dự án chi tiết. Sau đó tiến hành biên soạn các báo cáo qh
phát triển dl, các báo cáo tóm tắt, các bản đồ, sơ đồ qh.
Bước 6: Thẩm định và ra quyết định thực hiện
Xác định lại lần cuối các phương án đã lựa chọn, các tài liệu đã đc hội đồng
thực hiện thẩm định, tổ chức hội nghị thẩm định, pháp lý hóa các văn bản. Kết
luận của hội nghị là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền quyết định có phê
duyệt phương án qh hay không.
Bước 7: Thực hiện quy hoạch
Xác định các ban, cơ quan chức năng phụ trách các công việc cụ thể trong
dự án qh dl. Phát hiện những vấn đề cần bổ sung, điều chỉnh trong quá trình

thực hiện dự án.
Câu 6: Các thành viên và đối tác tham gia vào việc thực hiện dự án
quy hoạch du lịch?
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có sự tham gia quản lý sản xuất, kinh
doanh của nhiều cơ quan nhà nước, nhiều ngành, nhiều tổ chức và cá nhân.


Khoa học quy hoạch du lịch là bộ môn khoa học liên ngành. Vì vậy, trong quá
trình xây dựng các kế hoạch và các dự án qh cần có sự tham gia của nhiều
đối tác, có ảnh hưởng đến kết quả nội dung và khả năng thực thi của bản qh.

 Cơ quan quản lý quốc gia về du lịch (NAT)
 National Administration of Tourism – NAT là cơ quan quản lý trung ương
của nhà nước (Ban chỉ đạo nhà nước, Tổng cục du lịch, Bộ văn hóa thể
thao và du lịch…) hoặc những tổ chức khác đảm trách việc phát triển
du lịch ở cấp quốc gia.
 Nhiệm vụ:
- Thực hiện kế hoạch hóa rộng lớn, phát triển du lịch cho toàn lãnh thổ.
- Thực hiện được chương trình kế hoạch hóa khu vực, giải quyết các khía
cạnh đặc thù như: kiểm kê, đánh giá tài nguyên, nguồn lao động, thương
mại hóa các nguồn tài nguyên, đưa ra những biện pháp bảo vệ.
- Tạo dựng, quản lý các quỹ quốc gia về đầu tư phát triển du lịch và huy
động nguồn vốn đầu tư.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) quy định: “ Thẩm quyền lập, phê duyệt
và quyết định quy hoạch phát triển du lịch:
- Cơ quan nhà nước về du lịch ở Trung ương chủ trì tổ chức lập quy hoạch
tổng thể phát triển ngành, vùng du lịch, địa bàn du lịch trọng điểm, khu lịch
quốc gia, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê quyệt theo thẩm quyền.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trình Hội đồng nhân dân quyết

định sau khi có ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở Trung
ương.
+ Quy hoạch cụ thể của khu chức năng trong khu du lịch quốc gia, khu du
lịch địa phương, điểm du lịch quốc gia có tài nguyên du lịch tự nhiên do ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi có ý kiến của cơ quan Nhà nước về
du lịch ở Trung ương.
- Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt, quyết định phát triển du lịch thì có
thẩm quyền phê duyệt, quyết định điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch”.
Kết luận:


Tổng cục Du lịch Việt Nam

-

+ Tổ chức lập và thực hiện quy hoạch tổng thể và phát triển du lịch Việt
Nam
+ Quy hoạch nhiều địa bàn trọng điểm du lịch và khu du lịch quốc gia trình
Chính phủ.
+ Thông qua quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của các tỉnh thành phố
trực thuộc trung ương, của khu du lịch chức năng trong khu du lịch quốc gia,
khu du lịch địa phương,...
+ Có thẩm quyền phê duyệt quyết định điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch quốc gia và góp ý trong quy hoạch phát triển du lịch các tỉnh,
thành phố.

 Các đối tác tham gia quy hoạch du lịch:
 Các bộ và các cơ quan trực thuộc bộ, cơ quan ban ngành cấp
vùng và các tỉnh.
Ví dụ : Dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995-2000 do

Tổng cục Du lịch thực hiện với sự tham gia của: Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế
hoạch Đầu tư, Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ
Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lâm
nghiệp, Bộ Thủy sản, Bộ Xây dựng, Viện quy hoạch đô thị và nông thôn, Viện
chiến lược, Bộ Giao thông vận tải, nhiều nhà khoa học, chuyên gia các ngành
và các chuyên gia quy hoạch quốc tế.

 Nhóm chuyên gia tư vấn:
-

Bao gồm các cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên nghiệp hàng đầu về quy

hoạch
Ví dụ: Trong dự án quy hoạch phát triển bền vững du lịch Thừa Thiên Huế
đến năm 2020 có sự tham gia của các chuyên gia về du lịch từ các trường đại
học, cơ quan ban ngành…của Việt Nam và Tây Ban Nha.



Nhóm kỹ thuật quy hoạch/ nhóm công tác quy hoạch:

Đảm nhiệm chính công việc lập quy hoạch và theo dõi, giám sát, chỉ đạo
việc thực hiện quy hoạch, đồng thời đề xuất những vấn đề bổ sung, điều
chỉnh quy hoạch.


Bao gồm:
+ Tổ hạt nhân: Từ 3 đến 5 người bao gồm:
- 1 chủ nhiệm dự án
- 1 lãnh đạo tổ trưởng nhóm

- 1 - 3 người phụ trách tổ nghiệp vụ cụ thể về công tác quy hoạch.
Bao gồm một số chuyên gia từ các bộ ngành khoa học khác nhau:
+ Chuyên gia quy hoạch phát triển du lịch,
+ Chuyên gia thị trường, nhà kinh tế học
+ Chuyên gia về quy hoạch cơ sở hạ tầng du lịch
+ Chuyên gia về kiến trúc xây dựng.
+ Tổ ngoại vi: Là các nhân viên chuyên nghiệp hoặc các chuyên gia về:
- sinh thái học du lịch,
- quy hoạch môi trường;
- các nhà xã hội học, nhân chủng học;
- các chuyên gia về quy hoạch đào tạo nhân lực du lịch,
- chuyên gia về lập pháp và điều lệ du lịch, …
Ngoài ra còn có một số đối tác quan trọng, đó là những nhà thầu khoán,
những người khởi xướng công trình, thương mại, xã hội như:
- Các hiệp hội chịu trách nhiệm quản lý dịch vụ và các hiệp hội du lịch xã hội.
- Các tổ chức xã hội như quỹ những người hưu trí, quỹ phụ cấp gia đình các
hội tương tế, các ủy ban xí nghiệp.
- Các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, các câu lạc bộ, các nhóm khách
sạn.
- Các nhóm nhà băng, những chi nhánh bất động sản.
- Các hãng du lịch đường dài, những cơ sở nhận tổ chức các chuyến du lịch,
các hãng giao thông (đặc biệt là hàng không).
Câu 7: Các kĩ thuật trong xây dựng dự án quy hoạch du lịch.
 Kỹ thuật điều tra, đánh giá tài nguyên.
 Kỹ thuật điều tra, đánh giá hiện trạng.
 Kỹ thuật xây dựng các chỉ tiêu dự báo.


 Kỹ thuật xây dựng bản đồ.
 Kỹ thuật đánh giá các tác động của dự án đến kinh tế - văn hóa - xã

hội.
 Kỹ thuật xây dựng các định hướng chiến lược.
Câu 8: Phân tích vai trò và các nội dung trong kỹ thuật điều tra đánh
giá tài nguyên du lịch.
1. Vai trò:
Tài nguyên du lịch là nguyên liệu, giá trị cốt lõi hình thành nên sản phẩm dl.
Các nhà đầu tư, quy hoạch xác định được quy mô, đẳng cấp của tài nguyên
( có ý nghĩa quốc tế, quốc gia hay địa phương). Xác định mức độ đặc sắc, nổi
trội, tính khác biệt của tài nguyên. Từ đó các nhà quy hoạch mới cân nhắc có
nên ra quyết định thực hiện dự án hay không và từ đó định hình được sản
phẩm du lịch đặc thù cho dự án.
2. Nội dung:
 Định nghĩa tài nguyên du lịch:
Theo luật dl VN 2005: “ Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự
nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và
các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du
lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch
và đô thị du lịch”.
 Phân loại tài nguyên du lịch:
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) phân loại:
- Tài nguyên du lịch gồm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch
nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: địa chất, địa hình, địa mạo; khí hậu; tài nguyên
nước; tài nguyên sinh vật; các cảnh quan du lịch, di sản thiên nhiên.
- Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm:
+ Tài nguyên nhân văn vật thể: các di sản văn hóa thế giới; các di tích cấp
quốc gia, địa phương; các công trình đương đại; vật kỷ niệm và cổ vật


+ Tài nguyên nhân văn phi vật thể: các di sản văn hóa phi vật thể và truyền

miệng; các giá trị văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và địa phương.
 Các phương pháp điều tra:
 Điều tra bên trong bao gồm: tư liệu văn bản liên quan đến khu vực điều
tra như sách vở, báo, tư liệu thống kê, báo cáo...
 Điều tra bên ngoài: thường được áp dụng với các vùng mới khai phá và
tư liệu tích lũy chưa nhiều, thì phải tiến hành điều tra thực tế. Thông
qua việc quan sát cảnh quan giúp chúng ta hiểu thêm về hình ảnh,
phong cảnh địa phương. Tiến hành phỏng vấn, điều tra xã hội học để
thu thập thông tin. Ngoài ra việc điều tra có thể được tiến hành thông
qua phỏng vấn dân cư và du khách.
 Điều tra bằng kỹ thuật dự báo.
 Tham khảo tài liệu: hình thành nên các giá trị vô hình
 Các phương pháp đánh giá:
 Đánh giá bằng cảm quan trên cơ sở điều tra về số lượng cũng như chất
lượng tài nguyên.
 Đánh giá thông qua điều tra về sức hấp dẫn của du khách.
 Xây dựng thang, bậc điểm đối với các loại tài nguyên du lịch nhân văn
vật thể.
Kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên:
- Xác định vị trí (địa lý): khoảng cách của điểm du lịch đó, tài nguyên du lịch
đó đối với nguồn khách đến: là đầu tour hay cuối tour, khoảng cách của nó
với trung tâm, với các tài nguyên khác,…
- Xác định đẳng cấp (quốc tế, quốc gia, vùng, địa phương) của tài nguyên
- Xác định mức độ đặc sắc nổi trội của tài nguyên
 Nội dung đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên:
 Vị trí địa lý, diện tích
 Xác định tọa độ địa lý.
 Xác định đường hải giới, địa giới, vị trí tiếp giáp với các nước, các địa
phương khác.



 Xác định khoảng cách đến các trung tâm kinh tế, văn hóa và du lịch của
các nước khác đến trung tâm kinh tế văn hóa du lịch hoặc các cụm, điểm
du lịch ở trong nước.
 Xác định khoảng cách từ các trung tâm cấp và hút khách du lịch đến khu
vực tiến hành quy hoạch.
 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong giao lưu kinh tế văn hóa,thị
trường, vấn đề giao thông (khả năng tiếp cận du lịch).
Ví dụ: Để đánh giá mức độ thuận lợi về vị trí địa lý của điểm du lịch căn cứ
vào khoảng cách giữa điểm du lịch đối với nơi cung cấp nguồn khách chính
và các điều kiện về giao thông, thời gian đi đường chia làm 4 mức độ:


Rất thuận lợi: Khoảng cách từ 10 – 100km, thời gian đi

không quá 3 giờ, có thể đến bằng 2 – 3 phương tiện thông dụng.


Khá thuận lợi: Khoảng cách từ 100 – 200km, thời gian đi

khoảng 2 – 3 giờ, đến bằng 2 – 3 phương tiện thông thường.


Thuận lợi trung bình: Khoảng cách trên 200km, thời gian

đi đường từ 4 – 5 giờ, đến bằng 1 – 2 phương tiện thông dụng.


Kém thuận lợi: Khoảng cách trên 300km, thời gian đi


trên 5 giờ, đến bằng 1 – 2 phương tiện thông thường.
 Địa hình, địa mạo
 Đặc điểm chung về địa hình, địa mạo, địa chất;
 Độ cao của địa hình, tỷ lệ diện tích các loại địa hình;
 Lịch sử kiến tạo địa chất, cấu tạo địa chất, các tác động của ngoại lực:
khí hậu, nước, sinh vật đến địa hình;
 Các dạng, các quá trình và các hiện tượng địa mạo (xói mòn, rửa trôi,
xâm thực, trượt đất, lở đất,…);
 Điều tra, nghiên cứu và đánh giá các hoạt động địa chấn như: động đất,
núi lửa, sóng thần các cấp độ lẫn tần số;
 Giá trị của từng loại địa hình đến hoạt động du lịch.
 Sau khi đã điều tra, đánh giá địa hình và địa chất của vùng:


+ So sánh với đặc điểm và giá trị của loại tài nguyên này với các vùng, các
địa phương khác;
+ Đánh giá khả năng khai thác, bảo vệ chúng
 Sử dụng hệ thống đánh giá với các mức độ như:
+ rất đặc sắc – khá đặc sắc – trung bình – không đặc sắc
+ rất có sức hấp dẫn – có sức hấp dẫn – trung bình – không có sức hấp dẫn.
 Tài nguyên khí hậu
Bước 1. Lập bảng điều tra và thống kê các yếu tố khí hậu:
+ Nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng, giao động nhiệt độ
tháng nóng nhất và lạnh nhất, giao động nhiệt ngày và đêm, lượng mưa trung
bình năm và qua các tháng, độ ẩm trung bình năm và qua các tháng.
+ Số giờ nắng, ngày nắng cả năm và trong các tháng; số ngày mưa cả năm
và trong các tháng.
+ Tốc độ gió trung bình năm và qua các tháng.
+ Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: bão, gió phờn tây nam, gió mùa đông bắc,
lốc,… trung bình năm và qua các tháng.

Bước 2. Đối chiếu với bảng chỉ tiêu sinh học đối với con người, các chỉ tiêu
đánh giá khí hậu
 Tài nguyên nước
Đặc điểm chung về tài nguyên nước: Tổng lượng nước, sự phân bố, chất
lượng nước, các loại nước.
- Nước trên mặt:
+ Sông ngòi, hồ ao, thác nước: kiểm kê đánh giá về số lượng, độ dài
của các sông, diện tích lưu vực, mật độ, chế độ nước, tốc độ dòng chảy,
thành phần của nước, độ cao của thác, ghềnh, đánh giá những thuận lợi khó
khăn với hoạt động du lịch tham quan, du lịch sông nước.
+ Các bãi biển ven bờ hoặc hồ: kiểm kê đánh giá về độ sâu, độ trong
suốt, độ mặn, thành phần hóa học của nước; độ cao của sóng, bước sóng,
tốc độ dòng chảy,…
- Nước ngầm, nước khoáng:
+ Xác định độ sâu, nhiệt độ, tốc độ phun, thành phần hóa học, công dụng.


+ Căn cứ vào các tiêu chuẩn xếp loại nước khoáng cũng như các loại
nước nói chung để đánh giá chất lượng và khả năng khai thác cho phát triển
du lịch thông qua việc đánh giá công dụng của một số loại nước khoáng.
 Tài nguyên sinh vật
- Điều tra đánh giá tài nguyên sinh vật trên lục địa, tài nguyên sinh vật biển
như:
+ Diện tích rừng được bao phủ: rừng trồng, rừng tự nhiên,…;
+ Sự đa dạng sinh học gồm các hệ sinh thái, các khu động thực vật;
+ Số lượng các bộ, loài, họ, chi của thực vật và động vật; các loài động thực
vật đặc hữu và quý hiếm của quốc gia, quốc tế;
+ Thực trạng khai thác và bảo tồn.
-


Tiến hành so sánh với chỉ tiêu về tỷ lệ diện tích rừng bao phủ bảo đảm

cho bảo vệ môi trường để đánh giá mức độ bảo đảm môi trường của khu vực
được quy hoạch.
- So sánh với diện tích rừng và các tài nguyên sinh vật trong quá khứ và
với các địa phương khác, quốc gia khác.
 Một số chỉ tiêu phát triển các loại hình dl:
 Chỉ tiêu phục vụ mục đích tham quan du lịch
 Chỉ tiêu đối với du lịch săn bắn thể thao
 Chỉ tiêu đối với mục đích du lịch, nghiên cứu khoa học
 Đánh giá tổng hợp các loại tài nguyên du lịch:
 Chỉ tiêu về độ hấp dẫn
 Chỉ tiêu đánh giá đồ bền vững của môi trường tự nhiên
 Thời gian hoạt động du lịch
 Chỉ tiêu đánh giá sức chứa lãnh thổ bảo đảm sự phát triển bền vững
của du lịch
 Chỉ tiêu sức chứa du khách của một khu vực du lịch.
 Điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn:
 Kiểm kê di tích lịch sử văn hóa
-

Vị trí, tên gọi, cảnh quan

- Lịch sử hình thành và phát triển


Quy mô, kiểu, giá trị kiến trúc mỹ thuật, niên đại kiến trúc kỹ thuật

-


- Giá trị cổ vật (cả về số lượng và chất lượng), vật kỷ niệm
- Nhân vật được tôn thờ và những người có công xây dựng trùng tu
- Những tài nguyên phi vật thể gắn với di tích: các giá trị văn học, phong
tục tập quán, lễ hội.
- Thực trạng tổ chức quản lý bảo vệ, tôn tạo và khai thác di tích.
- Thực trạng chất lượng môi trường ở khu vực di tích.
- Giá trị xếp hạng: quốc tế, quốc gia, địa phương, thời gian được xếp
hạng.
 Kiểm kê các lễ hội
- Số lượng, thời gian diễn ra lễ hội
- Lịch sử hình thành
- Cách thức bảo tồn, quản lý
- Không gian diễn ra lễ hội
- Môi trường nơi diễn ra lễ hội
- Quy mô lễ hội
- Những giá trị văn hóa, phong tục tập quán ở phần lễ
- Sức hấp dẫn với khách du lịch, thực trạng khai thác
 Nghề và các làng nghề thủ công truyền thống
- Số lượng, thực trạng của nghề và làng nghề
- Sự phân bố và đặc điểm chung của nghề, làng nghề
- Vị trí địa lý
- Cảnh quan
- Lịch sử phát triển
- Các nhân vật được tôn vinh (Tổ nghề)
- Quy mô, các yếu tố nuôi dưỡng (diện tích, dân số, số hộ tổ chức sản xuất,
việc tiêu thụ sản phẩm, thu nhập từ nghề,…)
- Các cơ chế chính sách cho đầu tư phát triển nghề, làng nghề, du lịch làng
nghề và chính sách ưu đãi với các nghệ nhân.
 Văn hóa nghệ thuật
- Các loại nhạc cụ, số lượng, chất lượng chế tác, nghệ thuật trình diễn



- Các loại hình biễu diễn
- Thời gian, môi trường biễu diễn
- Nghệ nhân biễu diễn
- Lịch sử hình thành và phát triển
- Các bài hát, giá trị lời ca, âm vực
- Thực trạng và khả năng khai thác bảo tồn,…
 Tài nguyên dân tộc học
- Số lượng các dân tộc, tỷ lệ số dân
- Địa bàn cư trú
- Tập tục, phương thức tổ chức sản xuất, tổ chức xã hội
- Chất lượng cuộc sống, vấn đề bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống
- Thực trạng khai thác và bảo vệ văn hóa các dân tộc.
 Đánh giá tổng hợp các loại tài nguyên nhân văn
Câu 9: Các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp các loại tài nguyên du lịch tự
nhiên
• Chỉ tiêu về độ hấp dẫn:
- Thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự đa dạng của
địa hình, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của các hiện
tượng và các di tích tự nhiên.
- Đánh giá thông qua việc nghiên cứu sở thích của du khách.
- Thang đo đánh giá (4 hoặc 5 mức độ): rất hấp dẫn – khá hấp dẫn – hấp
dẫn trung bình – độ hấp dẫn yếu
Ví dụ:
• Chỉ tiêu đánh giá độ bền vững của môi trường tự nhiên
- Đánh giá khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận tự nhiên,
trước áp lực của hoạt động du lịch, của khách du lịch, các đối tượng
khác và thiên tai.
- Thang đo đánh giá: rất bền vững – khá bền vững – trung bình – kém

bền vững
Ví dụ:
• Thời gian hoạt động du lịch
- Được xác định bởi số thời gian thích hợp nhất của các điều kiện khí
hậu đối với sức khỏe của khách du lịch và số thời gian thuận lợi nhất
cho việc triển khai các hoạt động du lịch trong khu vực.
- Sử dụng thang đo đánh giá:
+ Rất dài/ Rất thuận lợi – Khá dài/ Khá thuận lợi – Trung bình – Ngắn/ Kém
thuận lợi
Ví dụ:
• Chỉ tiêu đánh giá sức chứa lãnh thổ bảo đảm sự phát


triển bền vững của du lịch:
- Được xác định bởi diện tích phù hợp đối với mỗi loại hình du lịch, ở mỗi
quốc gia khác nhau sẽ có những quy định riêng về chỉ tiêu này.
Ví dụ: Quy định về diện tích phát triển du lịch nghỉ dưỡng ở Hoa Kỳ là 100
2
m , còn ở Nam Tư là 500 m2.
• Chỉ tiêu sức chứa du khách của một khu vực du lịch
Ví dụ: Rất lớn: có sức chứa 1000 người/ngày
Khá lớn: có sức chứa 500 – 1000 người/ngày
Trung bình: có sức chứa 100 – 500 người/ngày
Nhỏ:có sức chứa dưới 100 người/ngày
Câu 10: Phân tích vai trò và các nội dung trong kỹ thuật điều tra đánh
giá hiện trạng.
- Vai trò:
Sản phẩm du lịch mang tính tổng hợp bao gồm tài nguyên và các nguồn
lực hỗ trợ khác nên ngoài điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch còn cần phải
điều tra đánh giá hiện trạng, chính là điều tra, đánh giá các vấn đề:

+ tình hình phát triển kinh tế, phát triển du lịch
+ hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, thực
trạng về nguồn nhân lực du lịch
+ thị trường khách hiện tại, cơ cấu khách tại địa phương
Từ đó giúp cho chủ đầu tư có căn cứ để đưa ra quyết định nên thực hiện
dự án hay không.
- Các nội dung trong kỹ thuật điều tra đánh giá hiện trạng
+ Điều tra đánh giá dân cư, dân tộc
• Dân cư
 Lịch sử khai thác lãnh thổ
 Số dân, mật độ dân số, tình hình phân bố dân cư, mức tăng dân số,
kết cấu dân cư theo tuổi, kết cấu lao động theo ngành, tỷ lệ người làm
du lịch;
 Chất lượng cuộc sống: GDP/người, việc làm, trình độ học vấn, tỷ lệ
người biết chữ, số người và tỷ lệ lao động tham gia trong hoạt động
du lịch;
 Dự báo về một số chỉ tiêu dân số và chất lượng cuộc sống của dân
cư.
• Dân tộc
 Kết cấu dân số theo dân tộc;
 Đời sống kinh tế văn hóa của các dân tộc (đặc biệt là các dân tộc ít
người): tập tục, phương thức tổ chức sản xuất, tổ chức xã hội, các giá
trị văn hóa đặc sắc, chất lượng cuộc sống, vấn đề bảo tồn giá trị văn
hóa truyền thống.
+ Điều tra đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội
• Mức tăng trưởng GDP/năm, tỷ lệ GDP các ngành, đặc điểm phát triển
của các ngành kinh tế chủ yếu và của nền kinh tế;
• Tình hình hợp tác đầu tư;



• Các chiến lược, đường lối, chính sách, và các chỉ tiêu dự báo phát triển
kinh tế - xã hội chủ yếu của địa phương và quốc gia;
• Xu hướng phát triển kinh tế - xã hội chính
+ Điều tra đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch
• Nghiên cứu và đánh giá thị trường du lịch
 Nghiên cứu sự phân bố thị trường
 Phân tích thị trường
 Quan sát đo lường lưu lượng
 Điều tra thị trường
 Phân tích luồng khách du lịch
• Điều tra đánh giá kết cấu hạ tầng và hiện trạng CSVCKT phục vụ
du lịch
*Điều tra đánh giá kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch
 Giao thông vận tải:
 Hệ thống điện (hiện trạng, những kế hoạch và dự án phát triển).
 Hệ thống cấp thoát nước
 Hệ thống bưu chính, viễn thông
 Hệ thống thu gom xử lý chất thải
* Điều tra đánh giá hiện trạng CSVCKT
 Các cơ sở lưu trú, ăn uống
 Hiện trạng của công tác vận chuyển khách du lịch
 Các cơ sở vui chơi giải trí
• Điều tra, đánh giá nguồn nhân lực du lịch
• Điều tra, đánh giá hiệu quả kinh tế ngành du lịch
 Thu nhập từ du lịch đem lại cho người dân , nhà nước, xã hội, nhà
đầu tư
 Thu nhập ngoại tệ
 Cơ cấu thu nhập
 Khả năng tạo việc làm
 Tác động đến các ngành kinh tế khác.

• Điều tra, đánh giá tổng số dự án, vốn đầu tư cho du lịch
 Các dự án đã được cấp phép đầu tư, các dự án đang thực hiện
 Tổng số vốn đầu tư trong nước và quốc tế trong từng lĩnh vực
 Các dự án được cấp phép nhưng chưa thực hiện,nguyên nhân
 Ưu điểm hạn chế của môi trường đầu tư
• Điều tra, đánh giá thực trạng tổ chức quản lý nhà nước về du lịch
 Mô hình tổ chức quản lý và cán bộ quản lý
 Nội dung quản lý
 Cách thức tổ chức quản lý
Câu 11: Các nội dung trong kỹ thuật điều tra đánh giá thị trường. Phân
tích nội dung: Nghiên cứu sự phân bố thị trường (Cho vd giải thích).


Các yếu tố ảnh hưởng đến lưu lượng khách tại 1 điểm du lịch? (Phân
tích luồng khách du lịch).
*Các nội dung trong kỹ thuật điều tra đánh giá thị trường
- Nghiên cứu sự phân bố thị trường
- Phân tích thị trường
- Quan sát đo lường lưu lượng
- Điều tra thị trường
- Phân tích luồng khách du lịch
*Phân tích nội dung: Nghiên cứu sự phân bố thị trường
- Phân bố thị trường ở đây là chỉ sự phân bố về phần không gian của thị
trường tạo nguồn khách.
- Nội dung nghiên cứu:
+ Xem xét khả năng tỏa rộng của nguồn khách là bao nhiêu?
+ Phạm vi không gian hấp dẫn khách là bao xa?
- Thị trường nguồn khách thay đổi theo cự ly – khoảng cách du lịch và mức
độ hấp dẫn của tài nguyên.
Ví dụ:

*Các yếu tố ảnh hưởng đến lưu lượng khách tại 1 điểm du lịch
Phân tích luồng khách du lịch
Việc phân tích luồng khách du lịch bao gồm các nội dung:
- Phân tích cự ly du lịch
+ Khoảng cách về không gian từ các trung tâm cấp khách đến các điểm du
lịch, khu du lịch đón khách có ảnh hưởng quan trọng đối với hoạt động du lịch
của du khách, cụ thể:
• cự ly gần thì lượng khách lớn
• cự ly xa thì khả năng phân bố lưu lượng khách nhỏ
+ Ở trong điều kiện lý tưởng này, khả năng đi du lịch sẽ giảm hoặc tăng
theo cự ly và giá thành du lịch.
+ Thực tế: có những vùng du lịch có khoảng cách xa trung tâm cấp khách
nhưng vẫn có thể có lưu lượng du khách lớn.
- Phân tích không gian hoạt động du lịch
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến lưu lượng du khách của một điểm du lịch:
điều kiện kinh tế, thời gian, sức hấp dẫn của tài nguyên, số lượng các tài
nguyên, các điều kiện phát triển du lịch của điểm đến, các thể chế quy định về
xuất nhập cảnh,…
+ Tỷ lệ du lịch
- Phân tích thời vụ du lịch
Thị trường du lịch biến đổi theo ngày trong tuần và mùa vụ trong năm.
- Phân tích tâm lý du khách
Phẩm chất tâm lý của du khách ảnh hưởng đến hành vi du lịch của họ.
+ Khách du lịch hướng ngoại: đưa ra quyết định du lịch dễ dàng.
+ Khách du lịch hướng nội: đòi hỏi phải suy nghĩ nhiều, chịu áp lực tinh
thần tương đối lớn.


Câu 12: Các nội dung trong kỹ thuật điều tra đánh giá cơ sở vật chất kỹ
thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

 Điều tra đánh giá kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch
- Giao thông vận tải:
+ Điều tra, đánh giá các loại đường giao thông
+ Những kế hoạch và dự án đầu tư, nâng cấp cơ sở giao thông vận tải.
- Hệ thống điện (hiện trạng, những kế hoạch và dự án phát triển).
- Hệ thống cấp thoát nước
- Hệ thống bưu chính, viễn thông
- Hệ thống thu gom xử lý chất thải
 Điều tra đánh giá hiện trạng CSVCKT
- Các cơ sở lưu trú, ăn uống
+ Số lượng
+ Chất lượng
+ Quy mô, khả năng đón khách (số lượng phòng ks)
+ Công suất
+ Chất lượng về tiện nghi, mức độ tiện nghi, hiện đại
+ Sự hài hòa thống nhất của các thiết bị, vật liệu xây dựng, kiến trúc
mỹthuật, với tài nguyên, với văn hóa bản địa, kết cấu hạ tầng và nhu cầu của
du khách.
- Hiện trạng của công tác vận chuyển khách du lịch
+ Loại hình
+ Số lượng
+ Chất lượng
+ Năng lực vận chuyển
+ Mức độ đáp ứng nhu cầu
+ Nhà ga, bến bãi
- Các cơ sở vui chơi giải trí
+ Số lượng
+ Chất lượng thiết bị, chất lượng dịch vụ
+ Các hình thức vui chơi
+ Sức hấp dẫn, mức độ hiện đại, độc đáo, sức hấp dẫn của các thiết bị

+ Cách bố trí hài hòa giữa các công trình xây dựng, các thiết bị và cảnh
quan, cây cối, hồ nước,…
+ Những vấn đề hạn chế của các cơ sở vui chơi giải trí
+ Hiện trạng đầu tư về cơ sở vui chơi giải trí bao gồm: tình hình đầu tư
chung, các chính sách đầu tư trong lĩnh vực này, số dự án, vốn đầu tư, mức
tăng trưởng của vốn đầu tư, hiệu quả của vốn đầu tư.
Câu 13: Phân tích vai trò của kỹ thuật xây dựng bản đồ quy hoạch du
lịch. Phân loại bản đồ.
- Vai trò:
Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch du lịch là hệ thống lãnh thổ du lịch
nên kỹ thuật xây dựng bản đồ quy hoạch du lịch có vai trò:
Cụ thể hóa và khái quát hóa trên lãnh thổ:


×